* Nguồn huy động đồng tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 1999 giảm 26 tỷ đồng tương đương –6,25% so với năm 1998. Năm 2000 tiền gửi của tổ chức kinh tế này tăng124 tỷ tương ứng với 31,8 % so với năm 1999 đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp.
Với phương châm "phát triển an toàn - hiệu quả" Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh phục vụ nên các, chỉ tiêu đều vượt kế hoạch tăng trưởng so với năm trước tính đến 31/12/2000. Tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 1566 tỷ đồng tăng 210 tỷ tương đương 15,4% so với cuối năm 1999 trong đó cơ cấu nguồn vốn có bước chuyển mới: tiền gửi dân cư đạt 1052 tỷ đồng tăng 86 tỷ đồng tương đương 8,9%. Tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 514 tỷ đồng tăng 124 tỷ đồng tương đương 31,8 % tiền gửi ngoại tệ tăng 29,6%
Với số lượng tăng như vậy, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng được xếp loại giỏi về công tác huy động vốn
70 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thao tác nhanh nhẹn, chính xác và giải đáp kịp thời những thắc mắc của họ khiến khách hàng thực sự cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, tin tưởng và họ sẽ muốn gắn bó lâu dài với Ngân hàng.
2.4 Việc sử dụng vốn của Ngân hàng
Nếu sử dụng vốn an toàn có hiệu quả tức là Ngân hàng đã tạo ra vốn từ chính mình đó là từ thu nhập của Ngân hàng. Nghĩa là, khi đầu tư vốn có hiệu quả thì bản thân Ngân hàng có lợi nhuận và đó cũng chính là tiềm năng cho việc thu hút vốn của Ngân hàng trong tương lai.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG
I KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG.
1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn.
Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng là Ngân hàng công thương cấp quận trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội.
Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng hiện nay có 336 cán bộ công nhân viên, trong đó có 239 người đã có trình độ Cao Đẳng - Đại học. Hiện nay số cán bộ công nhân viên này đang được đào tạo thêm để không ngừng nâng cao trình độ Quận Hai Bà Trưng có địa bàn rộng lớn nằm trên trục đường quốc lộ số 1A và đường sắt xuyên quốc gia; áp sát trung tâm Thủ đô lại có cảng phà đen trên Sông Hồng con sông lớn nhất vùng Châu thổ Bắc Bộ, Quận Hai Bà Trưng trung tâm nhiều đầu mối giao thông huyết mạch hơn nữa Hai Bà Trưng còn là Quận có dân số đông nhất các Quận nội thành Hà Nội, có khu công nghiệp trung tâm như dệt 8/ 3 dệt vải, công nghiệp dệt kim Đông Xuân dệt sợi Hà Nội may Thăng long v.v... và các doanh nghiệp tư nhân các Hợp tác xã tiểu thu công nghiệp các tổ sản xuất và các hộ công thương đông. Đồng thời trên khu vực Quận Hai Bà Trưng cũng có rất nhiều điểm Thương mại lớn, có khu triển lãm, có 5 trường Đại học v.v... do đó khách hàng của Ngân hàng Hai Bà Trưng rất phong phú và đa dạng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng mở rộng qui mô khối lượng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thanh toán và dịch vụ Ngân hàng.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì Ngân hàng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình là :
Cùng trên 1 địa bàn còn có nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp cùng hoạt động đan xen nhau. Do vậy cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh là điều không thể tránh khỏi.
Địa bàn mang tính chất nội địa nhiều số lượng hàng hoá xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác còn có hạn chế, chính vì vậy nó cũng phần nào làm giảm khối lượng tín dụng mặt khác nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là nguồn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất đầu vào hơi cao trong khi nguồn vốn gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động chỉ từ 29% .
Mặc dù vậy những năm qua Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng vẫn là một Ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt, thích ứng với nên kinh tế thị trường bộ máy tổ chức hành chính của Ngân hàng được bố trí thành các phòng ban chức năng tương đối hoàn chỉnh.
Các bộ phận phòng ban được chuyên môn hoá theo nghiệp vụ của Ngân hàng nhưng nó có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình kinh doanh. Cùng đóng góp vào công cuộc đổi mới của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng nói chung.
Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng được thành lập ngày 1/7/ 1988 so với nhiều Ngân hàng thương mại khác thì bề dày kinh nghiệm của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng còn có phần khiêm tốn hơn. Nhưng với gần 13 năm hoạt động là một khoảng thời gian dài, đủ để
khẳng định hướng đi đúng đắn cũng như vai trò, vị trí của Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Với phương trâm ''nhanh chóng, chính xác an toàn, hiệu quả" trong tất cả các lĩnh vực của Ngân hàng, ứng dụng công nghệ Ngân hàng tiên tiến, tiết kiệm thời gian giảm chi phí và phong cách phục vụ khách hàng tận tình, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng ngày càng chiếm được tình cảm và sự tín nhiệm của khách hàng. Mục tiêu của Ngân hàng thương mại là doanh lợi,và sự an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thực thi chính sách tiền tệ. Quán triệt tinh thần này, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng luôn chủ động trọng kinh doanh và ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trên địa bàn.
2. Những đặc điểm chính chi phối đến công tác huy động vốn tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
2.1. Xuất phát từ cơ chế thị trường:
Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng được thành lập và hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong phát triển nền kinh tế là chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, thu hút nhiều thành phần tham gia. Chính vì lẽ đó nên nhiều hộ tư nhân hợp tác xã, tiểu thủ công nghiệp đã có điều kiện thành lập các công ty và tiến hành sản xuất kinh doanh, bán buôn bán lẻ trên địa bàn khu vực Hai Bà Trưng. Các nhà đầu tư họ cảm thấy rằng khi đem tiền gửi vào Ngân hàng sẽ không thu được kết quả cao hơn đầu tư vào kinh doanh, nên đã phần nào ảnh hưởng tới công tác huy động vốn.
2.2. Xuất phát từ phía dân cư.
Tổng số dân cư trên địa bàn Hai Bà Trưng chiếm 37 vạn dân bao gồm nhiều công ty, nhà may, xí nghiệp và các hộ buôn bán nhỏ, vì thế số tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh các hộ dân cư có điều kiện kinh doanh bán buôn còn nhiều yếu tố khác dẫn tới việc huy động vốn trở nên khó khăn. Khi giá cả đồng tiền biến động, lãi suất biến động, đặc biệt như cơn sốt khủng hoảng kinh tế các nước Đông Nam Á vừa qua đã làm giảm sút lòng tin quần chúng nói chung và dân cư quận Hai Bà Trưng nói riêng. Họ đã sử dụng đồng tiền nhàn rỗi dưới nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn một số hộ dân cư đã chuyển số tiền nhà rỗi đó sang săn lùng đồng tiền ngoại tệ hoặc dưới dạng vàng bạc.v.v.....
Do vậy với chức năng đi vay để cho vay, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động huy động vốn trong dân cư.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG CƯ DÂNTẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG.
Từ sau đại hội Đảng lần thứ VII, cũng như các doanh nghiệp khác, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang kinh tế thị trường. Từ năm 1993 - 1994, hoà chung với sự tăng trưởng của nền kinh tế, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức, xoá bỏ đầu mối trung gian Ngân hàng công thương thành phố, chuyển Ngân hàng cơ sở thành các chi nhánh Ngân hàng công thương khuvực. Năm 1995 tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn Hai Bà Trưng gặp nhiều kho khăn nhiều doanh nghiệp trước đây được bao cấp nên đến nay sản xuất không có hiệu quả, hàng hoá không tiêu thụ được do hàng ngoại nhập cạnh tranh quá lớn dẫn đến việc sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn hơn, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có hiệu quả và bị lỗ vốn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, trở thành những gánh nặng cho Ngân hàng và xã hội. Trong bối cảnh như vậy nhưng Ngân hàng vẫn tìm mọi biện pháp để khai thác vốn. Chỉ trong năm 2000 ngân hàng đã có 3 lần tăng giảm lãi suất nhưng vẫn trong tình trạng chung, vốn huy động vẫn chưa phát huy hết hiệu quả bởi các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn hoặc nếu có nhu cầu vay lại không đủ điều kiện. Trong lĩnh vực tín dụng, nạn lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích v.v... ngày càng có chiều hướng gia tăng, nhất là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Đứng trước hoàn cảnh đó Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng vẫn tiếp tục huy động vốn từ các tầng lớp dân cư bằng nhiều hình thức khác nhau, phải chăng đây là kết quả của những cố gắng nỗ lực của chính Ngân hàng và nó được thể hiện ở công tác tổ chức, các hình thức và những chính sách đúng đắn.
1. Công tác tổ chức huy động vốn của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
Là người đi vay để cho vay nên tạo nguồn vốn dồi dào là điều sống còn của Ngân hàng, là tiền đề để mở rộng tín dụng. Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã tổ chức huy động vốn qua hệ thống quỹ tiết kiệm, qua hệ thống các phòng giao dịch và tại trụ sở của Ngân hàng.
1.1. Hệ thống quỹ tiết kiệm.
Từ cơ chế bao cấp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải năng động hơn, mở rộng đầu tư tăng hiệu quả trong kinh doanh. Để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi công tác điều hành và quản lý hoạt động tiền gửi dân cư phải thường xuyên đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Hơn nữa với chức năng là người đi vay để cho vay nên sự tăng trưởng dư nợ cho nền kinh tế. Chính vì vậy nhiều quỹ tiết kiệm đã ra đời.
Việc huy động tiền gửi trong dân cư hiện nay được thực hiện qua 12 quỹ tiết kiệm nằm rải rác khắp quận Hai Bà Trưng tạo sự thuận lợi cho mọi tầng lớp dân cư dẫu chỉ là khách vãng lai hay có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cũng có thể gửi tiền. Hoạt động của các quỹ tiết kiệm không những chỉ thu hút tiền gửi với cơ chế lãi suất thích hợp và thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất mà còn tăng thêm dịch vụ thu đổi mua bán Ngoại tệ... tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp dân cư trong việc gửi và rút tiền
1.2 Hệ thống phòng giao dịch:
Với hệ thống gồm 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch chợ Hôm và phòng giao dịch Trương Định và 12 quỹ tiết kiệm Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã cung cấp một cách tốt nhất các dịch vụ sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình các phòng giao dịch cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo vốn cho Ngân hàng như nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức kinh tế v.v...
1.3. Tại trụ sở chính.
Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đặt trụ sở chính tại số 285 đường Trấn Khát Chân.
Tại trụ sở chính bao gồm nhiều phòng ban như phòng nguồn vốn, phòng kinh doanh, phòng tổng hợp, phòng thông tin điện toán, phòng kho quỹ, phòng kế toán....phòng kế toán tại trụ sở cũng bao gồm cả kế toán giao dịch khách hàng, kế toán tiết kiệm để phục vụ dân cư trong việc gửi tiền và sử dụng các dịch vụ sản phẩm của Ngân hàng. Phòng thông tin điện toán nhận và truyền kịp thời, cung cấp số liệu nhanh chóng chính xác và đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành đạt hiệu quả cao.
2. Các hình thức huy động vốn trong dân cư.
Trong thời gian qua, tại trụ sở Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đến các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm đều có chung nhận thức đúng đắn về hoạt động thu hút nguồn vốn trong dân cư là huy động tiền gửi dân cư không chỉ và yêu cầu thực hiên chính sách mà còn do yêu cầu của hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có nguồn vốn không ngừng lớn mạnh, ổn định vững chắc và lãi suất hợp lý. Để đạt được mục tiêu chiến lược ấy, trong những năm qua Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã áp dụng rất nhiều biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo điều hành hoạt động này.
Theo báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm 2000 của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng thì tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2000 là 1.566 tỷ đồng tăng 210 tỷ tương đương 15,4 % so với năm 1999. Để đánh giá chi tiết hơn ta nghiên cứu bảng số liệu sau:
Bảng 1
BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Tổng nguồn vốn huy động
Trong đó:
1211
100
1356
100
1566
100
- Từ dân cư
795
65,7
966
71
1052
67
-Từ các tổ chức k. tế
416
34,3
390
29
514
33
Qua biểu ta thấy từng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đều có sự biến động đều, có sự tăng lên hoặc giảm xuống như Tổng nguồn vốn huy động năm 1999 tăng 145 tỷ đồng tương đương 12% so với năm 1998. Năm 2000 tổng nguồn vốn huy động tăng 210 tỷ đồng tương đương 15,4% so với năm 1999 trong đó
* Nguồn huy động đồng tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 1999 giảm 26 tỷ đồng tương đương –6,25% so với năm 1998. Năm 2000 tiền gửi của tổ chức kinh tế này tăng124 tỷ tương ứng với 31,8 % so với năm 1999 đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp.
Với phương châm "phát triển an toàn - hiệu quả" Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh phục vụ nên các, chỉ tiêu đều vượt kế hoạch tăng trưởng so với năm trước tính đến 31/12/2000. Tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 1566 tỷ đồng tăng 210 tỷ tương đương 15,4% so với cuối năm 1999 trong đó cơ cấu nguồn vốn có bước chuyển mới: tiền gửi dân cư đạt 1052 tỷ đồng tăng 86 tỷ đồng tương đương 8,9%. Tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 514 tỷ đồng tăng 124 tỷ đồng tương đương 31,8 % tiền gửi ngoại tệ tăng 29,6%
Với số lượng tăng như vậy, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng được xếp loại giỏi về công tác huy động vốn
2.1. Huy động bằng tiền gửi tiết kiệm.
Để duy trì tốc độ phát triển kinh tế hàng năm từ 9-10 % thì phải duy trì tỷ trọng đầu tư cao và đáp ứng nhu cầu lớn về vốn. Đồng thời rút ra từ bài học các cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước khác cho thấy mối nguy hiểm của việt trông chờ vào vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, để duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, trước hết phải dựa vào nguồn tiết kiệm trong nước, bên cạnh đó tiềm năng về vốn trong dân cư rất lớn, đỏi hỏi các ngân hàng phải phát huy hết khả năng của mình để thu hút lượng tiền nhàn rỗi này phục vụ cho công cuộc phát triển của đất nước.
Là một Ngân hàng công thương lâu đời, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng có đầy đủ lợi thế để thu hút khách hàng. Với hệ thống quỹ tiết kiệm rộng khắp cùng với việc tổ chức quản lý chặt chẽ nên tổng nguồn vốn của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng nói chung và tiền gửi của dân cư nói riêng tăng lên với tốc độ cao trong các năm từ 1998 -2000
Năm 1998 là 1211 tỷ đồng
Năm 1999 là 1356 tỷ đồng
Năm 2000 là 1566 tỷ đồng
Điều này chứng tỏ sự phục vụ tận tình chu đáo của cán bộ công nhân viên Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng và sự uy tín giữ được uy tín đối với khách hàng.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn và nó được biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Biểu 2 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DÂN CƯ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
So sánh 1999/2000
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
+
(-)
% +
(-)
Nguồn vốn huy động dân cư
Trong đó:
795
100
966
100
1052
100
86
8,9
- Tiền gửi tiết kiệm
712
89,6
960
99
1052
100
92
9,6
- Tiền gửi kỳ phiếu
83
10,4
6
1
Từ khi nhà nước ban hành khung lãi suất cho cả hệ thống Ngân hàng thì khả năng cạnh tranh về lãi suất giữa các Ngân hàng hầu như bị triệt tiêu những nguồn tiết kiệm trong dân cư lại luôn chảy vào các Ngân hàng công thương, phải chăng đây chính là bề dày kinh nghiệm và uy tín của mình đối với người dân.
Bên cạnh đó từ những năm 1995 đến nay sự ra đời của các Ngân hàng thương mại cổ phần cũng như các Ngân hàng liên doanh, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở nước ta làm cho thị trường liên Ngân hàng diễn ra gay gắt nhưng Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng vẫn luôn giữ vững được uy tín đối với khách hàng. Hơn nữa, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, mật độ dân cư đông đúc với mức thu nhập khá cao nên số dư tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng cao.
Điều này được chứng minh qua việc tăng lên không ngừng qua biểu 2.
* Tiền gửi tiết kiệm cụ thể: doanh số năm 1999 chỉ có 966 tỷ đồng.
năm 2000 là 1052 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 100% trong nguồn huy động dân cư, tăng 86 tỷ đồng tương đương 9,6% so với năm 1999.
* Nguồn vốn huy động từ hình thức phát hành kỳ phiếu của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
Năm 1999 phát hành kỳ phiếu doanh số thu là 6 tỷ đồng. Năm 2000 ngân hàng không phải dụng đếnhình thức phát hành kì phiếu.
Vai trò của cán bộ nhân viên cũng góp phần quan trọng trong công tác huy động vốn các cán bộ tiết kiệm đã nắm bắt được tình hình thu nhập của từng loại đối tượng, biết và hiểu sâu được tâm lý của mọi tầng lớp dân cư, có thái độ phục vụ nhiệt tình giao tiếp văn minh lịch sự. Cán bộ chuyên trách không ngừng nâng cao nghiệp vụ, dần xoá bỏ thủ tục rườm rà,tiết kiệm thời gian tăng năng suất lao động...
Sự đổi mới công nghệ, hiện đại hoá công cụ làm việc giúp đẩy nhanh tiến trình làm việc, gây ấn tượng, tạo niềm tin với khách hàng.
Hiện nay Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng huy động tiền gửi tiết kiệm dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn với thời hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. Để nghiên cứu cơ cấu của từng loại, ta xem xét số liệu sau.
Biểu 3:
CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TIẾT KIỆM
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
so sánh 1999/2000
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
+
(-)
% +
(-)
Nguồn vốn huy động tiết kiệm
1. Tiết kiệm VNĐ
960
714
100
74,4
1052
637
100
60,6
92
- 77
9,6
- 10,8
- Tiền gửi không kỳ hạn
13
1,4
16
1,5
3
23
- Tiền gửi có kỳ hạn
701
73
621
59
-80
-11,4
+ dưới 12 tháng
560
58
401
38,1
- 159
-28,3
+ Từ 12 tháng
141
15
220
20,9
79
56
2.TK = Ntệ quy VND
246
25,6
415
39,4
169
68,7
Qua biểu 3 ta thấy tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm 2000 nguồn vốn huy động tăng 92 tỷ đồng tương đương 9,6% trong đó.
* Tiết kiệm VND giảm 77 tỷ tương đương – 10,8% so với năm 1999
Trong đó.
- Tiền gửi,tiết kiệmkhông kỳ hạn tăng 3 tỷ so với năm 1999.
- Tiền gửi có kỳ hạn tgiảm 80 tỷ tương ứng – 11,4% so với năm 1999 trong đó tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 38,1% trong vốn huy động tiết kiệm. Năm 2000 giảm 159 tỷ tương đương –28,3% so với năm 1999. Tiếtkiệm có kỳ hạn 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng 20,9% trong nguồn vốn huy động tiết kiệm năm 2000 tăng 79 tỷ tương đương 56% so với năm 1999.
* Tiền gửi tiết kiệm bằng Ngoại tệ qui Việt Nam đồng tăng 169 tỷ tương ứng + 68,7% so với năm 1999.
Từ kết cấu nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm như trên ta thấy nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm rất ổn định bởi chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, chiếm tỷ trọng 98,6% trong tổng nguồn huy động tiết kiệm ( năm 2000).
Vì mục đích của khách hàng gửi tiền loại hình này là hưởng lãi nên hầu hết các khách hàng sử dụng tiền gửi có kỳ hạn để được hưởng mức lãi suất cao hơn. Điều này cũng giúp cho Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn đầu tư kinh doanh.
Việc rút tiền trước kỳ hạn rất hạn chế bởi nó ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng công thương Việt Nam đã có chính sách cho những người rút tiền trước hạn sẽ được hưởng một mức lãi suất không kỳ hạn, tạo ra tâm lý thoải mái trong việc gửi tiền và rút tiền của người dân.
Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các Ngân hàng thương mại được quyền sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn, bên cạnh đó nhờ tính ổn định cao của nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã sử dụng một số vốn ngắn hạn vào cho vay trung và dài hạn nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng, tôn trọng qui định chung và đem lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng. Đó chính là sự thành công cuả Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng trong công tác huy động vốn. Có được sự thành công này là nhờ công tác quản lý và điều hành vốn của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng ổn định và hợp lý, Ngân hàng đã khai thác triệt để số vốn đã huy động với lãi suất thực dương. Mặc dù phải trả với mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế song bù lại Ngân hàng có được nguồn vốn có tính ổn định cao giúp cho Ngân hàng thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh của mình.
Nguồn vốn từ tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nhưng Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng không chỉ dừng lại ở đó mà đã đa dạng hoá các hình thức huy động trong sự chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam.
2.2. Huy động bằng kỳ phiếu trái phiếu.
Kỳ phiếu trái phiếu là hình thức huy động vốn rất hấp dẫn đối với mọi tầng lớp dân cư của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng nhờ lãi suất huy động cao. Nhưng Ngân hàng chỉ phát hành kỳ phiếu khi cần vốn cho mục đích nào đó do vậy còn gọi là kỳ phiếu có mục đích như phát hành kỳ phiếu có mục đích nhằm huy động tiền tiết kiệm tạm thời nhàn rổi trong dân dư để đầu tư vào các dự án kinh doanh có hiệu quả hoặc nhằm mục đích thu hút lượng tiền từ lưu thông góp phần kìm chế cơn sốt vàng và đôla Mỹ. v. v...
Mặc dù nguồn nguồn vốn huy động tăng nhưng huy động bằng kỳ phiếu trái phiếu lại giảm điều này được biểu hiệu qua biểu 4 như sau:
Biểu 4:
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN KỲ PHIẾU
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
So sánh 1999/2000
+
(-)
% +
(-)
Vốn huy động kỳ phiếu
Trong đó:
83
6
0
-6
1. Bằng VNĐ
64
2. NTệ qui VNĐ
19
6
0
-6
Qua biểu 4 thể hiện năm 1998 công tác huy động vốn qua hình thức phát hành kỳ phiếu VND là 83 tỷ năm 1999 là 6 tỷ. Năm 2000 không huy động vốn bằng kì phiếu.
Việc phát hành kỳ phiếu có sự hạn chế bởi phải huy động với mức lãi suất cao hơn các hình thức khác. Hơn nữa do hoạt động tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng công thương còn phần nào hạn chế.
Như vậy, việc phát hành kỳ phiếu của Ngân hàng trong thời gian qua đã căn cứ vào yêu cầu của thị trường, gắn công tác huy động vốn với mục đích kinh doanh của Ngân hàng. Để hình thức huy động vốn này đạt hiệu quả cao hơn đòi hỏi Ngân hàng phải tuân thủ các yêu cầu của cấp quản lý. Bên cạnh đó việc ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán với các công cụ chuyển dịch linh hoạt nhỏ cổ phiếu trái phiếu do các doanh nghiệp các Ngân hàng kho bạc v.v... phát hành sẽ giảm bớt được phần nào nhược điểm của việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu và khi đó sẽ tạo được sức hấp dẫn hơn đối với các tầng lớp dân cư.
Với những hình thức huy động trên, Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã phát huy hết lợi thế sẵn có của mình đó chính là do địa bàn Quận Hai Bà Trưng rộng, giao thông thuận tiện, số lượng dân đông cùng với sự tìm hiểu và nắm bắt được cơ cấu của từng tầng lớp dân cư nên đã vận dụng nhiều chính sách huy động khác nhau để tận dụng mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân như huy động cả nội tệ, ngoại tệ v.v...
So với tổng nguồn huy động từ dân cư thì nguồn tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng luôn có chiều hướng gia tăng.
Để có niềm tin trong quần chúng nhân dân và có số nguồn tăng lên như vậy không chỉ do đa dạng hoá các hình thức huy động mà công tác tổ chức cũng được ngân hàng công thương Hai Bà Trưng chú ý quan tâm. Trong đó đặc biệt là đổi mới về lề lối làm việc, có phong cách lịch sự, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền. Ngoài ra ngân hàng còn quan tâm đến việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật ở tất cả các phòng giao dịch, các quĩ tiết kiệm. Nắm bắt được tâm lý của dân cư. Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã có chế độ tặng quà vào những ngày lễ, tết với những người có số dư tiền gửi cao trong các năm, mặc dù lãi suất tiền gửi tiết kiệm năm 2000 giảm rất nhiều lần, giảm liên tục cụ thể là:
Biểu 5
LÃI SUẤT TIẾN KIỆM VND 2000
TT
Ngày thực hiện
Lãi suất OKH
Lãi suất có kỳ hạn
1 tháng
3 tháng
6 tháng
12 tháng
1
11/4
0,15
0,2
0,27
0,35
0,45
2
18/9
0,15
0,2
0,35
0,40
0,50
3
1/12
0,2
0,25
0,45
0,5
0,55
Mặc cho lãi suất tiết kiệm tăng, giảm như biểu trên nhưng số tiền gửi của dân cư vẫn tăng lên, đó chính là một trong những thành công của ngân hàng.
2.3. Huy động vốn dưới hình thức mở tài khoản cá nhân.
Việc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân cũng là một trong những hình thức để đa dạng hoá nguồn vốn huy động. Do đó Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng có số lượng khách hàng lớn đến mở và sử dụng tài khoản cá nhân tại Ngân hàng qua bảng số liệu sau:
Biểu: 6
TÌNH HÌNH MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
So sách
+ (-)
% ±
Số lượng Tài khoản
899
1017
+ 118
+ 13.1
Doanh số
264
320
+ 56
+ 21.2
Thanh toán
+ Tiền mặt
+ không dùng tiền mặt
152
112
179
141
+27
+29
+17.7
+25.9
Qua biểu ta thấy năm 2000 Ngân hàng đã thu hút thêm được 118 cá nhân đến mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân. do đó đã làm cho doanh số thanh toán năm 2000 tăng 56 tỷ đồng trong đó thanh toán không dùng tiền mặt tăng 29 tỷ đồng tương đương 25,9% so với năm 1999, và doanh số thanh toán bằng tiền mặt tăng 27 tỷ tương ứng 17,7%.
Trong quí 1 năm 2001 Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã có thêm 43 khách đến mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân, do đó tổng số tài khoản là 1060 với doanh số thanh toán là 177 tỷ đồng. Như vậy đã tạo thêm vốn khả dụng cho Ngân hàng với lãi suất đầu vào thấp.
Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã tích cực trong việc tuyên truyền những thuận lợi của việc sử dụng tài khoản cá nhân. Hơn nữa, Ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như không thu lệ phí mở tài khoản, hướng dẫn tỷ mỉ cho khách hàng trong khi làm thủ tục, trả lãi suất cho họ bằng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn v.v... do đó dân chúng đã từng bước quen dần với hình thức thanh toán qua Ngân hàng.
3. Công tác sử dụng vốn:
Hiện nay công tác huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đều được chú trọng. Ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu mặc dù lợi nhuận là mục đích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8449.doc