MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I. Tình hình chung và điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xi măng và Xây dựng quảng ninh 4
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. 4
2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban, bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý Công ty Cổ phân xi măng và xây dựng Quảng Ninh. 6
2.1. Trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo Công ty 7
2.2. Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban Công ty 9
2.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 13
2.3.1. Kết cấu tổ chức sản xuất của công ty 13
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm vừa qua 17
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây 21
4.1. Tác động của khủng hoảng kinh tế 21
4.2. Nguồn nhân lực trong công ty 22
4.3. Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, tiến bộ và ứng dụng của KHCN 22
Chương II. Thực trạng sử dụng Công Nghệ lò đứng và công tác chuẩn bị đưa Công Nghệ lò quay vào sử dụng. 24
1. So sánh Công Nghệ lò quay và Công Nghệ lò đứng 24
1.1. Công nghệ lò đứng 24
1.2 Công nghệ lò quay 30
2. Thực trạng sử dụng Công Nghệ xi măng lò quay và quy trình chuẩn bị đầu tư trang thiết bị cho Công nghệ xi măng lò đứng. 37
2.1 Thực trạng sử dụng và khai thác Công nghệ lò quay tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. 37
2.2 Những yêu cầu đặt ra với Công nghệ xi măng lò đứng bằng lò quay tại Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. 37
2.2.1. Các yếu tố tác động tới quá trình đổi mới công nghệ 38
2.2.2. Ưu nhược điểm của hoạt đông đổi mới 39
2.2.3. Những yêu cầu đặt ra cho công cuộc đổi mới công nghệ lò quay ở Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. 40
3.Công tác chuẩn bị của Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh để thay thế Công nghệ xi măng lò đứng bằng công nghệ xi măng lò quay. 40
3.1. Chuẩn bị về nguồn nhân lực 40
3.2. Chuẩn bị về tài chính 41
3.3. Chuẩn bị về địa điểm lắp đặt 41
3.3.1.Hình ảnh nhà máy xi măng lam thạch II cũ 41
3.3.2.Hình ảnh nhà máy xi măng lam thạch II trong tương lai 42
3.4. Chuẩn bị về giao thông 42
3.5. Chuẩn bị về nguyên vật liệu 43
3.5.1. Điều kiện địa chất 43
3.6. Chuẩn bị về những điều kiện khác 48
Chương III. Giải pháp giúp Công ty thay thế Công Nghệ xi măng lò đứng bằng Công Nghệ lò quay 49
1. Những định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới. 49
2. Những giải pháp chủ yếu 50
2.1 Về công tác bảo quản và tiêu thụ sản phẩm 50
2.2 Công tác quản lý vật tư: 51
2.3 Một số ý kiến đối với công tác tiền lương và công tác đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động: 51
Kết luận 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp kinh tế - Tổ chức nhằm thay thế Công Nghệ xi măng lò đứng bằng Công Nghệ xi măng lò quay tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
134,77
Nguồn vốn
654.456
-
926.510
141,57
Nợ phải trả
568.133
-
817.337
143,86
Vốn chủ sở hữu
77.485
-
100.741
130,01
Lợi ích của
cổ đông thiểu số
8.838
-
8.432
85,40
Năm 2007
Năm 2008
2009
Giá trị
( triệu đồng)
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Giá trị
( triệu đồng)
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Giá trị
( triệu đồng)
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
1.011.414
109,16
1.277.573
126,31
1.537.211
125,22
416.812
120,90
610.430
146,45
671.670
110,03
594.602
102,20
667.143
112,20
865.540
129,74
1.011.414
109,16
1.277.573
126,31
1.537.211
125,22
797.117
97,52
1.078.379
135,28
1.312.324
121,69
205.923
204,40
189.981
92,26
213.326
112,29
8.374
99,31
9.213
110,02
11.560
125,47
( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh)
Bảng 4. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Hệ số nợ tổng tài sản
( Nợ phải trả/ tổng TS)
0,89
0,88
0,79
0,84
0,86
Hệ số nợ vốn cổ phần
( Nợ phải trả/Vốn CSH)
7,33
8,11
3,87
5,76
6,20
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
( Vốn CSH/ NV)
0,12
0,11
0,20
0,15
0,14
Hệ số cơ cấu tài sản
(TSLĐ/ Tổng TS)
0,34
0,36
0,41
0,47
0,44
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh)
Từ hai bảng trên ta thấy tài sản và nguồn vốn của công ty liên tục tăng, từ 654 tỷ năm 2005 lên 1.537 tỷ vào thời điểm 31/12/2009, tăng gần 2,36 lần với mức tăng qua các năm khá cao. Điều đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy công ty hoạt động tốt.
Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm khoảng 45% trong tổng tài sản, trong đó tập trung chủ yếu vào các khoản phải thu nên có hệ số an toàn cao. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng tài sản khá cao bình quân các năm khoảng 85%. Các khoản nợ ngắn hạn chiếm 60% trong tổng số nợ phải trả của công ty, trong đó chủ yếu là khoản phả trả khác.
Bảng 5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
( TSLĐ / Nợ NH)
0,82
0,93
1,08
1,23
0,93
Khả năng thanh toán nhanh
( TSLĐ – HTK)/Nợ NH
0,71
0,75
0,87
0,75
0,67
Khả năng thanh toán tức thời
(Tiền mặt / Nợ NH)
0,06
0,10
0,09
0,07
0,08
( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh)
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty qua các năm luôn kém hơn 1. Chứng tỏ công ty không có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Như vậy, có thể nhận thấy năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là không tốt.
Bảng 6. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Hệ số sinh lợi doanh thu
( Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần)
6,03%
5,86%
8,75%
7,34%
6,80%
Hệ số sinh lợi của tài sản ( ROA)
(Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản)
3,19%
3,10%
5,17%
4,28%
4,25%
Hệ số sinh lợi vốn CSH (ROE)
(Lợi nhuận sau thuế / Vốn CSH)
26,94%
25,53%
25,40%
28,78%
30,63%
( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty xi măng và xây dựng quảng ninh)
Khả năng sinh lợi của công ty ở mức thấp, có thể nhận thấy là các hệ số không có sự tăng cách biệt. Công ty có doanh thu hàng năm tăng mạnh mẽ nhưng kéo theo đó là các khoản về chi phí, giá vốn hàng bán tăng theo nên lợi nhuận công ty có được là chưa khả quan. Năm 2007, chỉ số này thấp hơn nhiều các năm khác nguyên nhân do doanh thu thuần tăng rất cao nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng một lượng nhỏ hơn nhiều lần. Hệ số sinh lợi của tài sản khá ổn định ở mức khoảng gần 4%. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng, điều này do tốc độ tăng của lợi nhuận tăng mạnh hơn vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 77 tỷ năm 2005 lên 189 tỷ năm 2008. Nguyên nhân cơ bản là cổ phiến của công ty tăng mạnh nên thu hút được một lượng đầu tư cho hoạt động kinh doanh,
Thuế nộp ngân sách nhà nước: Tốc độ tăng thuế nộp ngân sách nhà nước rất cao, từ 110 triệu năm 2005 lên 12.902 triệu năm 2009. Điều này chẳng qua do năm 2005 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ phải đóng một vài loại thuế nhỏ khác nên tổng số tiền thuế nộp ngân sách là rất ít. Từ năm 2006, công ty chỉ còn được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp nên số tiền thuế phải nộp tăng đột biến.
Về lao động: lượng lao động của công ty tăng dần phù hợp với sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty luôn cố gắng nâng cao thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình quan của người lao động được cải thiện qua từng năm. Năm 2005, thu nhập bình quan của lao động là 2,5 triệu đồng/người/tháng thì năm 2009 đã tăng gần 5,0 triệu đồng/người/tháng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây
Tác động của khủng hoảng kinh tế
Sự suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở nước ta. Trong hai năm liên tiếp, sự sụt giảm mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ đã kéo theo hàng loạt các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Nền kinh tế tăng trưởng thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, đã ảnh hưởng tới đời sống người dân, hàng triệu người lao động bị mất việc làm... Thực trạng đó cũng đang gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, sản xuất xi măng giảm sút; giá cả nguyên vật liệu tăng, trong khi đó sản phẩm xi măng làm ra không tiêu thụ được. Một số doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn này, nhiều đơn hàng bị hủy bỏ, quy mô sản xuất phải thu hẹp. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp đã và đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển sản xuất trước sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu. Nhiều dự án, kế hoạch nhằm hỗ trợ, kích cầu được triển khai đồng bộ trong toàn tổng công ty. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc hỗ trợ tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh của trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng. Để giúp doanh nghiệp thực hiện được các dự án và kế hoạch đặt ra thì việc cung cấp các thông tin về kế toán (doanh thu chí phí, lợi nhuận, nguồn vốn và công nợ) là rất quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu và chiến lược để từ đó từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng, phục hồi và phát triển bền vững
Nguồn nhân lực trong công ty
STT
Trình độ lao động
Số lượng
Tỷ lệ
1
Trình độ đại học và trên đại học
197
6,7
2
Cao đẳng và trung cấp
718
24,40
3
Công nhân kỹ thuật
1866
63,40
4
Lao động phổ thông
162
5,50
Bảng 7. Trình độ lao động
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỉ lệ phân bố lao động trong công ty tập trung quá ít vào các trình độ đại học và trên đại học. Trong một môi trường mà sự lựa chọn nói chung và sự lựa chọn vật liệu xây dựng nói riêng đang ngày càng đa dạng thì việc Công ty tập hợp được một đội ngũ lao động trí óc có trình độ cao là rất cần thiết để tạo được lợi thế cạnh tranh trong ngành. Với tỷ lệ trên, công ty gặp rất nhiều khó khăn để tạo ra được một bước nhảy trong nội bộ tổ chức cũng như trong thị trường Công nghiệp xây dựng khắc nghiệt hiện nay.
Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, tiến bộ và ứng dụng của KHCN
Đối với ngành cạnh tranh về ngành Công nghiệp sản xuất xi măng hiện nay, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững được vị thế để có bước đà phát triển mạnh hơn trong thị trường. Luôn đòi phải tiếp cận với những cái mới, trong đó có: cách sản xuất mới, công nghệ mới, nguyên liệu mới, mô hình sản xuất mới,… để đáp ứng những yêu cầu của cả người tiêu dùng và nhu cầu của xã hội. Công ty đang bị cuốn vào vòng xoáy công nghệ cũ và vẫn chưa có những bước tiến nhằm thoát ra khỏi hình bóng của mình. Điển hình nhất là công nghệ lò đứng, công nghệ đã quá lỗi thời so với xu hướng công nghệ mà tất cả các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty đang áp dụng. Sự yếu kém của Công ty bị tác động cực lớn của Công nghệ, về năng suất, chất lượng, giá cả và nó kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực khác như lao động, tiền lương, vấn đề an toàn lao động và rất nhiều các vấn đề tiêu cực khác.
Chương II. Thực trạng sử dụng Công Nghệ lò đứng và công tác chuẩn bị đưa Công Nghệ lò quay vào sử dụng.
So sánh Công Nghệ lò quay và Công Nghệ lò đứng
Công nghệ lò đứng
Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò đứng
Xỉ pirit, đất sét, than
Đá vôi, barit
Đá Silic
Cân bằng định lượng
Máy nghiền
Si lô bột liệu
Máy vê viên liệu
Bunke bột liệu cho lò
Si lô Clinke ủ 5 đến 7 ngày
Máy rải liệi lò nung
Lò nung
Kho Clinke xi măng
Bột tả
Sàng 5 ´ 5
Bunke thạch cao
Bunke Clinke BSF
Cân bằng điện tử
Máy nghiền xi măng
Máy đóng bao xi măng
Kho xi măng bao
Hình 3: Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò đứng
Mô tả quá trình công nghệ
1.Qui trình sản xuất xi măng
Gồm 6 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Khai thác mỏ.
- Giai đoạn 2: Gia công sơ bộ nguyên liệu.
- Giai đoạn 3: Nghiền, sấy phối liệu sống.
- Giai đoạn 4: Nung Clinker.(có thể sử dụng công nghệ lò đứng hay lò quay )
- Giai đoạn 5: Nghiền xi măng.
- Giai đoạn 6: Đóng gói xi măng.
*. Giai đoạn 1: Khai thác mỏ.
Xác định nguồn khoáng sản,thăm dò địa hình và đánh giá chất lượng.
*. Giai đoạn 2: Gia công sơ bộ nguyên liệu.
Đá vôi, đất sét, quặng sắt…được vận chuyển từ mỏ khai thác về nhà máy thường ở dạng viên tảng có kích thước lớn, nên phải được đập nhỏ trước để tiện cho việc nghiền, sấy khụ, chuyển tải và tồn trữ.
- Máy đập nhỏ:
Đập nhỏ là quá trình làm giảm nhỏ độ hạt của vật liệu bằng phương pháp cơ học.
Trước đây, đập nhỏ được chia làm 3 giai đoạn là đập thô, đập vừa và đập nhỏ. Hiện nay chỉ áp dụng một giai đoạn đập nhỏ đó đạt được đường kính hạt là 1100mm, có khi còn nhỏ hơn 25mm. Như vậy, hệ thống đập nhỏ đó được đơn giản đi rất nhiều, không những giảm được vốn đầu tư, giảm ô nhiễm mà còn nâng cao hiệu suất lao động.
*. Giai đoạn 3: Nghiền, sấy phối liệu sống.
+ Sấy phối liệu sống:
Phối liệu đó được định lượng gồm đá vôi, đất sét sẽ được nạp vào máy nghiền đứng. Tại đây phối liệu được nghiền và sấy khô bằng khí thải từ lò nung. Sau khi sấy theo lượng nước có trong nguyên liệu, chủ yếu là trong đất sét giảm xuống rất nhiều, tạo điều kiện cho các giai đoạn sau như nung Clinker, tồn trữ xi măng.
+ Nghiền phối liệu sống:
Sử dụng phương pháp nghiền bi để nghiền phối liệu sống, tỉ lệ chiều dài và đường kính của máy nghiền bi là 3:1.
+ Đặc điểm của máy nghiền bi thép là:
1. Áp dụng rộng rãi trong việc nghiền vật liệu rắn, năng lực sản xuất lớn.
2. Khi đổ hạt liệu vào là 20 đến 30mm theo độ nhỏ của sản phẩm có thể đạt tới 0,1mm.
3. Cú thể tiến hành nghiền, sấy cùng một lúc.
4. Kết cấu đơn giản, dễ kiểm tra, dễ thay thế linh kiện.
5. Vận hành tốt.
6. Phát ra tiếng ồn khỏ lớn khi vận hành, tiêu hao nhiều năng lượng trong một đơn vị sản xuất.
*. Giai đoạn 4: Nung Clinker.
Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450oC của đá vôi, đất sét và một số phụ gia điều chỉnh.
Nung Clinker xi măng là khâu then chốt trong sản xuất xi măng. Nhiệt độ của vật liệu từ 1300 ÷ 1450 ÷ 1300oC là tiến hành nung Clinker. Khi nhiệt độ của vật liệu đạt mức trên theo các chất sắt nhóm 4 canxi, nhóm 3 canxi, oxit magie và các chất kiềm bắt đầu nóng chảy; oxit canxi, silic 2 canxi hoà vào trong pha lỏng. Trong pha lỏng, oxit canxi, silic 2 canxi xảy ra phản ứng tạo thành silic 3 canxi, đây là quá trình hấp thụ vôi. Khi đạt 1450oC vôi tự do được hấp thụ đầy đủ.Phản ứng:
2CaO.SiO2 + CaO → 3CaO.SiO2 Quá trình giảm nhiệt độ từ 1450→1300oC là quá trình hoàn thiện tinh thể Alite, cho tới 1300oC thể pha lỏng bắt đầu đông kết, phản ứng tạo thành silic 3 canxi cũng kết thúc. Lúc này trong vật liệu còn một số oxit canxi chưa hoá hợp với silic 2 canxi, gọi là oxit canxi tự do.
Sau khi nung thành Clinker phải tiến hành làm nguội. Mục đích là để tăng chất lượng Clinker, nâng cao tính dễ nghiền, thu hồi nhiệt dư của Clinker, giảm hao nhiệt, nâng hiệu suất nhiệt của hệ thống nung, giảm nhiệt độ Clinker, thuận tiện cho việc tồn trữ, vận hành và nghiền Clinker.
*. Giai đoạn 5: Nghiền xi măng.
Sau khi làm nguội, Clinker được chuyển lên xilo Clinker. Từ đây, Clinker được nạp vào máy nghiền xi măng cùng thạch anh và các phụ gia điều chỉnh; hệ thống nghiền sơ bộ có thiết bị lọc bụi hiệu suất cao.
Mục đích của việc nghiền xi măng: có 2 mục đích
• Xi măng càng mịn thì càng tăng diện tích bề mặt.
• Tăng tính năng thuỷ phân hoá rất mạnh, nó bao bọc cát sạn trong bê tông và dính kết lại với nhau.
* Giai đoạn 6: Đóng gói xi măng.
Sau khi nghiền, xi măng chưa thể xuất xưởng ngay mà phải qua tồn trữ trung gian. Tồn trữ xi măng có tác dụng như sau:
• Khống chế nghiêm ngặt chất lượng xi măng.
• Cải thiện chất lượng xi măng.
Xi măng xuất xưởng có 2 kiểu: xi măng bao và xi măng rời. Xi măng bao là dùng máy đóng bao đổ xi măng vào túi giấy. Máy đóng bao có 2 loại chính: máy đóng bao quay tròn và máy đóng bao cố định. Việc đóng xi măng rời và vận tải xi măng rời phải sử dụng máy đóng và xe chuyên dụng.
2.Loại Công nghệ lò doanh nghiệp đang sử dụng: lò đứng
Lò phòng buồng đôt ngoài
ò đứng có buồng đốt ngoài
Lò phòng có buồng đốt là buồng làm việc
Trong lò đứng vật liệc chuyển từ trên xuống và sản phẩm cháy đi từ dới lên ngược chiều nhau. Trước đây lò đứng làm việc gián đoạn, nghĩa là vật liệu đổ đầy lò đứng yên. Ngọn lửa và sản phẩm cháy đi từ dới lên cho đến khi đạt yêu cầu thì tắt lửa và tháo sản phẩm cho nên lò có năng suất và hiệu suất thấp. Hiện nay đại đa số lò đứng đều cố gắng tiến lên liên tục và có trang bị các thiết bị tháo nạp sản phẩm nhiên liệu cơ khí hoá và tự động hoá, đồng thời việc cung cấp không khí để đốt nhiên liệu dùng quạt hút hoặc thổi có áp suất cao, nên đã nâng cao công suất lên một mức khá cao. Hiện nay lò đứng thường để nung vôi, nung xi măng, nung gạch, ... , sấy đất sét, cát, v.v.... Nhưng sản xuất theo kiểu lũ đứng bộc lộ những khuyết điểm:
+Năng xuất và hiệu suất thấp
+Tiêu hao nguyên liệu và Năng lượng cao
+Gây ô nhiễm môi trường
+Sản xuất ra sản phẩm không thoả mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng
+Khả năng cạnh tranh kém
3. Đánh giá môi trường của công ty trước khi tiến hành đổi mới:
3.1 .Môi trường bên ngoài:
Hiện nay, với sự phát triển khoa học công nghệ và sự tác động của các yếu tố như: kinh tế; chính trị - luật pháp - chính phủ; xã hội - văn hóa – dân số; kỹ thuật và các đối thủ cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng đổi mới phát triển công nghệ nhằm có một dây truyền sản xuất công nghệ hiện đại phù hợp với doanh nghiệp.
Chính phủ cũng có những ưu đãi cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm đòi hỏi một dây truyền công nghệ tiêu hao ít nguyên liệu, thân thiện với môi trường.
3.2 Môi trường bên trong:
Với dây truyền công nghệ cũ năng suất của doanh nghiệp thấp, gây ô nhiễm môi trường, năng suất làm việc không cao.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, việc lựa chọn phương án công nghệ mới phù hợp có thể đem lại hiẹu quả kinh tế cao. Mỗi ngành, mỗi doanh nghiẹp phải dựa trên rất nhiều căn cứ, điều trước tiên và quan trọng nhất là phải xuất phát từ mục tiêu kinh tế, xã hội tạo cho ngành, trên cơ sở đó xác định nhu cầu đổi mới công nghệ với từng ngành, từng doanh nghiệp cụ thể trong từng thời kỳ. Ngoài ra, phải căn cứ vào trình độ công nghệ hiện có của bản thân doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác, xét về mặt công nghệ.
1.2 Công nghệ lò quay
Hình 4.Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò quay
Đất
Máy nghiền ximăng
Hệ thống cân bằng định lượng
Kho đồng nhất
Lò nung
Sylô chứa Clinke
Hệ thống silô
Nghiền
Thạch cao, phụ gia
Đá
Quặng sắt, bô xít
Tháp trao đổi nhiệt
Cân bằng định lượng
Đóng bao
Xuất
Si lô liệu
Nhà máy xi măng Lam Thạch được lựa chọn với thiết bị tiên tiến và hiện đại, công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô với hệ thống tháp trao đổi nhiệt và buồng phân huỷ. Thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thế giới, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đồng thời bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường.
Mô tả quá trình công nghệ.
Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy được phân ra các công đoạn chính như sau:
TT
Công đoạn
1
Trạm đập đá sét
2
Vận chuyển đá vôi, chứa đá vôi và đá sét
3
Tiếp nhận và chứa than, bau xít và pyrít
4
Nhà định lượng cho nghiền liệu
5
Nhà nghiền liệu
6
Vận chuyển bột liệu và silô đồng nhất
7
Lò quay và làm nguội clinhke
8
Nhà nghiền than
9
Silo Clinhke
10
Đập thạch cao và phụ gia cho xi măng
11
Định lượng và nghiền xi măng
12
Silo xi măng và xuất xi măng rời
13
Đóng bao và xuất xi măng bao dường bộ
14
Cảng và xuất xi măng bao, clinhke đường thuỷ
01. Đập đá sét
Đá sét sau khi khai thác tại mỏ có kích thước cục = 300 mm được ô tô tự đổ vận chuyển tới trạm đập, qua phễu tiếp nhận và cấp liệu tấm, đá sét được cán trong máy cán 2 trục có răng, đến kích thước cục = 25 mm.
Tại trạm đập sét bố trí một lọc bụi túi để khử bụi và một số palăng điện phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị của trạm.
02. Vận chuyển đá vôi, chứa đá vôi và đá sét
Đá vôi đã đập từ mỏ với kích cỡ hạt = 25 mm được băng tải vận chuyển về kho đá vôi. Kho chứa đá vôi và đá sét được dùng chung kiểu kho dài.
Trong kho đá vôi và đá sét được trang bị thiết bị rải liệu và thiết bị rút liệu. Khi sử dụng hai thiết bị này đá vôi và đá sét được đồng nhất sơ bộ, tỷ lệ đồng nhất khoảng từ 1:4 đến 1:5 tuỳ theo cách chọn thiết bị. Do đá vôi được tiếp nhận từ trạm đập và đã được đánh đống, mặt khác chất lượng đá vôi của mỏ tương đối ổn định nên phương án lựa chọn là sử dụng thiết bị rải liệu bên và thiết bị rút liệu bên. Với hình thức chất đống theo lớp và rút liệu theo lớp nên đá vôi và đá sét được đồng nhất sơ bộ trước khi đưa đi gia công nghiền liệu.
03. Tiếp nhận và chứa than, bau xít và pyrít
Than cám chuyển về cảng bằng xà lan và được cẩu dỡ của nhà máy bốc vào ô tô vận chuyển và đổ vào phễu tiếp nhận than.
Phụ gia gồm bau xít và pyrít vận chuyển về nhà máy bằng ô tô tự đổ và đổ vào phễu tiếp nhận bau xít và pyrít.
Từ phễu tiếp nhận qua hệ thống băng tải, băng rải liệu để rải liệu vào kho than. bau xít và pyrít.
Than, bau xít và pyrít được xe xúc lật, phễu tiếp nhận và hệ thống băng tải vận chuyển đến bunke than thô (trong nhà máy nghiền than), bau xít và pyrít vận chuyển đến các két chứa trong nhà định lượng nghiền liệu.
04. Nhà định lượng cho nghiền liệu
Các nguyên liệu đá vôi, đá sét, bau xít và pyrít từ các kho chứa khác nhau được lấy đi nhờ các thiết bị rút liệu và vận chuyển bằng băng tải nạp trực tiếp vào các két chứa của nhà định lượng nghiền liệu.
05. Nhà nghiền liệu: Hiện tại để nghiền liệu Công ty đang sử dụng 3 loại thiết bị nghiền liệu đó là:
- Nghiền liệu bằng máy nghiền con lăn kiểu đứng
- Nghiền liệu bằng máy nghiền bi ra liệu kiểu sau
- Nghiền liệu bằng máy nghiền bi ra liệu kiểu giữa
06. Vận chuyển bột liệu và si lô đồng nhất
Phối liệu sau khi nghiền được các máng khí động và gầu nâng vận chuyển đến thiết bị phân phối gồm 3 máng khí động đặt trên đỉnh silô để nạp phối liệu vào silô đồng nhất qua 3 cửa. Phối liệu từ buồng trộn được rút theo một lượng đ• định nhờ lưu lượng kế và được gầu nâng cung cấp cho tháp trao đổi nhiệt.
07. Lò quay và làm nguội clinhke
Hệ thống lò quay và làm nguội clinke bao gồm tháp trao đổi nhiệt, có buồng phân huỷ, lò quay và thiết bị làm nguội clinke.
Tháp trao đổi nhiệt gồm một nhánh 5 tầng xiclon có buồng phân huỷ. Buồng phân huỷ được đốt hoàn toàn bằng than cám 3c HG và được cung cấp khí nóng để đốt cháy than cám từ khí nóng của thiết bị làm nguội clinke thông qua ống gió ba.
Lò quay có đường kính trong là 3,2 m, chiều dài 50m với độ nghiêng 4% được đặt trên ba bệ đỡ bê tông. Lò được trang bị hệ thống giám sát nhiệt độ vỏ lò.
Clinke ra khỏi lò quay được làm nguội trong thiết bị làm nguội. Trong thiết bị làm nguội clinke giảm nhiệt từ 1.3700C đến nhiệt độ nhỏ hơn 650C + nhiệt độ môi trường và được đập qua máy đập búa đến cỡ hạt = 25mm, sau đó được băng gầu vận chuyển đến silô clinke.
Sử dụng lọc bụi gió xoáy (cụm 4 xiclon) có lượng lưu lượng 180.000 m3/h để lọc bụi cho hệ thống làm lạnh clinke. Hàm lượng bụi trong khí thải của lọc bụi gió xoáy không vượt quá 50mg/ Nm3. Một phần khí thải từ đường ra của lọc bụi gió xoáy sẽ được sử dụng để cấp cho máy nghiền than.
08. Nhà nghiền than
Than cám được nghiền sấy bằng máy nghiền bi chu trình kín cùng thiết bị phân ly. Quá trình nghiền than được mô tả như sau:
Than cám 3c HG với kích thước hạt = 15m m, độ ẩm = 12% từ bunke chứa được định lượng và nạp vào máy nghiền bi ? 2,4 ? 4,75. Tại đây than được nghiền mịn và kết hợp sấy bằng tác nhân sấy là khí thải nóng từ thiết bị làm nguội clinke. Với than đ• đạt độ mịn theo dòng khí đi vào xiclon và lọc bụi túi để tập hợp than mịn và than sạch khí thải. Hàm lượng bụi trong khí thải không vượt quá 50mg/Nm3.
Với than chưa đạt độ mịn từ thiết bị phân ly được vận chuyển trở lại máy nghiền bi để tiếp tục nghiền lại.
Than đã được nghiền mịn được chứa trong hai bunke than mịn có sức chứa 40m3 cho mỗi bunke.
Từ bunke than mịn, than được định lượng bằng thiết bị cân quay và bơm vận chuyển cung cấp cho lò quay và buồng phân huỷ.
09. silô clinke
Clinke sau khi qua thiết bị làm nguội kiểu ghi được vận chuyển tới silô clinke bằng băng gầu.
Clinke được chứa trong một silô ? 20 ? 34m. Đáy silô clinke bố trí 6 cửa tháo, mỗi cửa tháo bố trí một thiết bị rút clinke. Clinke rút ra từ silô tập hợp ở hai băng tải chịu nhiệt và được băng tải tập trung vận chuyển đến nhà nghiền xi măng. Một silô nhỏ có sức chứa 500 tấn được sử dụng để chứa Clinke thứ phẩm. Một bunke tiếp nhận để tiếp nhận Clinke từ b•i Clinke hoặc từ Clinke của nơi khác chuyển đến qua cấp liệu rung đổ vào băng tải tập trung. Cuối băng tải tập trung bố trí van hai ngả để cấp liệu cho nhà nghiền xi măng hoặc cho tuyến băng tải xuất Clinke ra cảng.
10. Đập phụ gia và thạch cao
Thạch cao mua từ Trung Quốc vận chuyển về nhà máy và đổ vào b•i thạch cao. Phụ gia cho nghiền xi măng tiếp nhận từ mỏ phụ gia và được vận chuyển về nhà máy đổ vào bãi phụ gia. Thạch cao và phụ gia được xe xúc lật cấp liệu vào phễu tiếp nhận, qua cấp liệu rung đổ vào máy đập hàm. Sau khi thạch cao và Clinke được đập qua gầu tải đổ vào két chứa thạch cao và phụ gia tại nhà nghiền xi măng.
11. Định lượng và nghiền xi măng
Clinke, phụ gia và thạch cao được tiếp nhận trong các két chứa tại nhà nhiền xi măng. Dưới đáy các két chứa Clinke, phụ gia và thạch cao bố trí các cân băng định lượng để định lượng Clinke, phụ gia và thạch cao.
Clinke, phụ gia và thạch cao sau khi định lượng đổ vào băng tải và cấp liệu cho máy nghiền xi măng. Hệ thống nghiền xi măng sử dụng máy nghiền bi hoạt động chu trình kín cùng thiết bị phân ly hiệu suất cao.
Quá trình nghiền xi măng thực hiện như sau:
- Clinke, phụ gia và thạch cao sau khi định lượng được nạp vào máy nghiền bi, sau đó xi măng bột qua gầu nâng vận chuyển đến thiết bị phân ly.
- Xi măng đạt độ mịn yêu cầu theo dòng khí đi vào túi lọc bụi, túi lưu lượng để tập hợp xi măng mịn và khử bụi trong khí thải của quá trình nghiền. Xi măng bột thu hồi qua các máng khí động, gầu tải vận chuyển đến silô xi măng. Với xi măng chưa đạt độ mịn yêu cầu sau khi qua thiết bị phân ly được máng khí động vận chuyển trở lại máy nghiền bi để nghiền tiếp.
12. Silô xi măng và xuất xi măng rời.
Xi măng thành phẩm chứa trong hai silô xi măng. Đáy silô trang bị hệ thống xục khí và các máng khí động hở để vận chuyển bột xi măng vào cửa tháo đặt tại tâm đáy silô. Xi măng bột rút từ hai cửa tháo ở đáy silô và được máng khí động vận chuyển đến gầu nâng và nhà đóng bao.
13. Đóng bao và xuất xi măng bao đường bộ
Trang bị một dây chuyền đóng bao và hai tuyến xuất xi măng bao cho ô tô. Quá trình đóng bao trên mỗi dây chuyền được thực hiện như sau:
Xi măng bột từ hai silô xi măng qua hệ thống máng khí động, gầu nâng đổ vào sàng rung. Qua sàng rung xi măng được chứa trong bunke chứa và được cấp liệu kiểu tang quay cấp cho máy đóng bao 8 vòi kiểu quay tròn.
Xi măng đã đóng bao qua thiết bị băng tải dỡ bao, thiết bị cân và làm sạch bao. Những bao không đạt tiêu chuẩn trọng lượng được loại ra và thu hồi xi măng. Các bao xi măng đạt tiêu chuẩn được băng tải phẳng vận chuyển đến hai thiết bị xuất xi măng bao cho ô tô.
14. Cảng và xuất xi măng bao, clinke đường thuỷ
Từ nhà máy đóng bao các bao xi măng và clinke đã đạt tiêu chuẩn được băng phẳng vận chuyển đến băng tải đa năng. Từ băng tải đa năng nhờ thiết bị chuyển qua máng rót, từ đó lên các phương tiện vận tải để đến các nơi tiêu thụ.
15. Ưu điểm của lò quay
Được trang bị chuẩn những vành lăn có răng và các hệ trục quay tự lựa. Đặc điểm chính của nó là dẫn động trực tiếp qua các con lăn đỡ.
+ Có chi phí đầu tư thấp
+ Năng suất, hiệu quả cao
+ Hệ số cho nhiên liệu phản ứng thấp
+ Vành lăn răng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3912.doc