MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MARKETING XUẤT KHẨU 3
I. Bản chất của hoạt động xuất khẩu 3
1. Khái niệm 3
2. Lợi ích của hoạt động xuất khẩu 3
3. Các hình thức xuất khẩu 4
3.1 Xuất khẩu trực tiếp 4
3.2 Xuất khẩu uỷ thác 4
3.3 Buôn bán đối lưu 5
3.4 Giao dịnh qua trung gian 5
3.5. Giao dịch tái xuất 5
3.6. Gia công quốc tế 6
II. Bản chất của Marketing xuất khẩu 6
1. Định nghĩa và bản chất Marketing xuất khẩu 6
1.1 Định nghĩa 6
1.2 Bản chất của Marketing xuất khẩu 6
1.3 Mục tiêu của Maketing- xuất khẩu 8
2. Môi trường Maketing – xuất khẩu 8
2.1 Môi trường kinh tế 8
2.2 Môi trường văn hoá - xã hội 9
2.3 Môi trường luật pháp - chính trị 10
2.4 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 10
2.5 Môi trường nhân khẩu học 10
2.6 Môi trường khoa học - công nghệ 11
3. Căn cứ xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu 11
4. Chiến lược Marketing xuất khẩu tổng thể 12
4.1 Chiến lược nhấn mạnh về chi phí 12
4.2 Chiến lược khác biệt hoá 13
4.3 Chiến lược trọng tâm hoá 13
5. Marketing mix trong xuất khẩu 14
5.1 Chính sách sản phẩm xuất khẩu 14
5.2 Chính sách giá cả 16
5.3 Chính sách phân phối 18
5.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp (chính sách khuyếch trương) 19
III. Đặc điểm Maketing xuất khẩu hàng dệt may 20
1. Sản phẩm ngành may 20
2. Đặc điểm thị trường và hoạt động xuất khẩu hàng may mặc. 21
2.1 Đặc điểm thị trường: 21
2.2. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc: 22
2.3 Marketing xuất khẩu hàng hoá may mặc 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG. 23
I. Giới thiệu chung về xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung 23
1. Quá trình hình thành và phát triển. 23
2. Đặc điểm hoạt động của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung 24
2.1. Chức năng: 24
2.2. Nhiệm vụ: 25
2.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 25
2.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất của xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung. 25
2.5. Địa điểm cơ cấu bộ máy quản lý của xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung. 27
2.5.1. Ban giám đốc: gồm có giám đốc và 2 phó giám đốc 27
2.5.2. Các phòng ban chức năng: 27
3. Điều kiện kinh doanh của xí nghiệp: 29
3.1 Nguồn vốn và sử dụng vốn 29
3.2. Tình hình sử dụng vật tư , máy móc trang thiết bị 30
3.3. Tình hình lao động tiền lương của xí nghiệp, 30
II. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung thời gian qua. 34
1. Kim ngạch và lượng sản phẩm xuất khẩu. 34
2. Kết quả xuất khẩu ra thị trường EU (theo thị trường từng nước) 36
3. Khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường thế giới. 38
III. Thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của xí nghiệp. 40
1. Nghiên cứu thị trường dệt may EU. 40
1.1. Mức nhập khẩu hàng dệt may của EU. 40
1.2. Dự báo cung cầu và giá cả thị trường dệt may EU. 41
2. Chiến lược Marketing xuất khẩu hiện tại của xí nghiệp may Lạc Trung. 42
3. Thực trạng hoạt động Marketing – mix trong xuất khẩu 43
3.1. Chính sách sản phẩm xuất khẩu 43
3.2. Chính sách giá cả xuất khẩu: 45
3.3. Mạng lưới phân phối của xí nghiệp. 46
3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp: 46
4. Đánh giá chung về hoạt động Marketing xuất khẩu và tình hình xuất khẩu sản phẩm của xí nghiệp. 47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU LẠC TRUNG 49
I. Định hướng xuất khẩu 49
1. Những yêu cầu từ thị trường EU về sản phẩm may mặc Việt Nam 49
2. Đánh giá khả năng của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung 50
3. Những định hướng Marketing cụ thể 52
II. Lựa chọn chiến lược xuất khẩu 54
III. Giải pháp Marketing mix nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung 55
1. Giải pháp về sản phẩm 55
2. Nhóm giải pháp về giá cả 58
3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện kênh phân phối 60
4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh truyền tin và xúc tiến hỗn hợp 62
IV. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện hoạt động Marketing xuất khẩu 64
1. Bồi dưỡng đào tạo đội ngũ kinh doanh xuất khẩu 64
2. Chức năng cụ thể của từng bộ phận của bộ phận Kế hoạch- Kinh doanh trong Xí nghiệp 65
2.1. Bộ phận Marketing 65
2.2 Bộ phận Kế hoạch và Đầu tư 65
2.3 Bộ phận xuất nhập khẩu 66
2. Xây dựng quan hệ phối kết hợp mật thiết trong Xí nghiệp 66
V. Một số kiến nghị khác 68
1. Kiến nghị về việc cấp giấy phép xuất khẩu. 68
2. Kiến nghị về chính sách thuế. 68
3. Kiến nghị về chính sách sản phẩm 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp Marketing đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn vốn của xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung là 6.178.286.000đ, đây là doanh nghiệp có quy mô về vốn tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp may khác như may Thăng Long, may 10….Đây là một bất lợi về quy mô sản xuất so vói các doanh nghiệp trong ngành. Nguồn vốn của xí nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là vốn vay nợ (chiếm 55,96%) và vốn chủ sở hữu (chiếm 44,34%). Nguồn vốn này được sử dụng vào mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định của xí nghiệp là 2.995.766.000đ (chiếm 48,34%), trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị. Tài sản lưu động của xí nghiệp là 3.179.520.000 đ (chiếm 51,46%), trong đó các khoản phải thu là rất lớn . Xí nghiệp cần có biện pháp quản lý vốn chặt chẽ, để từ đó tăng cường hiệu quả sử dụng vốn.
3.2. Tình hình sử dụng vật tư , máy móc trang thiết bị
Về sử dụng vật tư : Đặc thù của ngành may hiện nay là gia công may hàng là chủ yếu cho khách hàng nước ngoài, khách hàng chịu trách nhiệm giao toàn bộ nguyên phụ liệu theo model của từng hợp đồng. Vì vậy chủng loại vật tư trong xí nghiệp rất nhiều và đa dạng, định mức tiêu hao vật tư cũng phụ thuộc vào mặt hàng gia công rất nhiều.
Về máy móc trang thiết bị: Lãnh đạo xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung rất quan tâm đến vấn đề máy móc, trang thiết bị. Với quan điểm thiết bị là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Công ty đã không ngừng chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Bởi vậy, trong cơ cấu tài sản cố định của xí nghiệp thì máy móc thiết bị đã chiếm tới 1/2 tổng số vốn cố định. Tính đến năm 2002, xí nghiệp đã có 3 phân xưởng cắt may hoàn chỉnh với 512 máy may hiện đại của Nhật, Đức. Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, Công ty dã đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới dây truyền cắt may hiện đại. Đây là điều kiện tốt để xí nghiệp khai thác tốt nhất hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
3.3. Tình hình lao động tiền lương của xí nghiệp,
3.3.1. Tình hình lao động
* Số lượng lao động:
Năm 1987, xí nghiệp May xuất khẩu Lạc Trung thành lập theo quyết định của Bộ thương mại. Lúc đó xí nghiệp có khoảng 220 cán bộ công nhân, phần lớn là mới được tuyển dụng, chưa được kèm cặp tại chỗ nên nói chung trình độ tay nghề của công nhân còn thấp, bậc thợ trung bình là 1,58. Đến nay, qua một quá trình hoạt động, xí nghiệp đã có lực lượng lao động là 822 người. Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Textaco
Chức năng
Số lượng
1. Quản trị điều hành
- Ban giám đốc
3
(1 giám đốc + 2 phó giám đốc)
- Tham mưu
+ Phòng kế hoạch kinh doanh
18
+ Phòng kế toán tài chính
6
+ Phòng tổ chức hành chính
12
+ Phòng kỹ thuật
10
2. Sản xuất kinh doanh
- Quản lý sản xuất
20
- Quản lý bán hàng
8
- Lao động gián tiếp
60
- Lao động trực tiếp
685
Tổng cộng
822
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Textaco)
Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu sử dụng lao động của xí nghiệp là hợp lý. Số lượng lao động gián tiếp chiếm hơn 10%, còn lại là công nhân trực tiếp sản xuất. Cơ cấu này đã tạo ra cho xí nghiệp bộ máy quản lý gọn nhẹ tinh giảm, còn lực lượng trực tiếp sản xuất luôn được bổ sung để tăng thêm năng lực sản xuất của xí nghiệp.
* Thời gian sử dụng lao động:
Đặc thù của ngành may là quá trình sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách. Vì vậy thời gian sử dụng lao động của xí nghiệp có một địa điểm riêng với bộ phận sản xuất trực tiếp, tuân thủ chế độ làm việc 8h một ngày đêm. Thông thường lịch làm việc các buổi tuỳ thuộc theo mùa nóng, lạnh.
Trong công tác quản lý, việc theo dõi lao động nhìn chung đơn giản. Người đứng đầu ở các bộ phận quản lý trực tiếp lao động của mình và kết hợp chặt chẽ với tổ chức bảo vệ công nhân viên trong xí nghiệp. Vì là một đơn vị sản xuất hàng may mặc nên số lượng công nhân nữ là chủ yếu nên thời gian sử dụng lao động cũng bị ảnh hưởng.
* Về chất lượng lao động
Yêu cầu của ngành may hiện nay là đội ngũ công nhân phải có trình độ tay nghề cao, nhiệt tình, ổn định trong công tác. Vì vậy trong những năm gần đây, Công ty đã đáp ứng yêu cầu đó bằng cách duy trì các lớp đào tạo nghề, kèm cặp công nhân mới, bổ sung kịp thời để phục vụ sản xuất. Đến nay, xí nghiệp đã có một đội ngũ công nhân khá lành nghề và nhiều kinh nghiệm, bậc thợ trung bình là 2,43. Cấp bậc lương bình quân tính đơn gá trả lương là 2,72. Cán bộ quản lý hầu hết đã có bằng tốt nghiệp đại học, đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật đã tốt nghiệp các trường kỹ thuật may chuyên nghiệp.Đây thực sự là một nguồn lao động khá tin cậy của xí nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay.
Do đặc thù của ngành may nên số công nhân nữ chiếm tỷ lệ cao (khoảng 90%) nên ảnh hưởng đến ngày công lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động chung của xí nghiệp.
* Về định mức lao động: được tiến hành một cách khá đơn giản bởi kết quả lao động chính là số lượng hiện vật được thực hiện trong một ca làm việc của người công nhân. Mỗi người công nhân phải hoàn thành 1 công đoạn gia công sản phẩm. Do vậy, bằng phương pháp bấm giờ và kinh nghiệm dựa trên cơ sở xác định về trình độ bậc thợ, sức khoẻ và từ đó đặt ra định mức lao động cho mỗi người công nhân.
3.3.2 Tổng quỹ lương và tình hình trả lương:
Tiền lương là một bộ phận sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mỗi người, dùng để bù đắp hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Có thể nói tiền lương là một yếu tố quan trọng kích thích vật chất đối với người lao động trong việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao và tăng năng suất lao động trong sản xuất cũng như trong các lĩnh vực khác. Bởi vậy hàng năm, xí nghiệp may Lạc Trung đã dựa trên cơ sở kiểm tra tình hình biên chế lao động theo số lượng và chất lượng lao động của cán bộ, công nhân viên trong xí nghiệp, đồng thời áp dụng đúng các nguyên tắc và chế độ tiền lương của Nhà nước để đề ra các quyết định về tiền lương một cách phù hợp.
Cơ sở để xác định quỹ lương cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp là đơn giá tiền gia công. Toàn bộ quỹ lương năm 2002 của xí nghiệp được xác định như sau:
Bảng 3: Quỹ lương năm 2002 của Textaco
Đơn vị: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Định mức đơn giá TL được duyệt( tỷ lệ %)
Quỹ lương được phép chia
1
Doanh thu gia công XK
10.137.803.612
52,00
5.271.657.878
2
Doanh thu hàng FOB
8.222.014.562
17,00
1.397.742.475
3
Doanh thu nội địa
2.015.324.750
52,00
1.047.968.870
5
Tổng quỹ lương được phép chia
7.717.369.223
Nguồn: Xí nghiệp Textaco
Quy chế trả lương cho CBCNV trong xí nghiệp thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích CBCNV tăng thu nhập trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất tăng năng suất lao động, phấn đầu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xí nghiệp đã giao kế hoạch sản xuất doanh thu hàng tháng và tỷ trọng quỹ lương khoán theo doanh thu cho các phân xưởng.
Quỹ lương này được phân phối cho 2 khu vực
Khu vực hưởng lương thời gian.
Khu vực hưởng lương sản phẩm.
Cơ sở phân chia là căn cứ vào cơ cấu lao động và mức lương cơ bản từng khu vực.
Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là bộ phận gián tiếp hưởng lương theo cấp bậc.
Lương thời gian CBCNV
=
Hệ số lương + Phụ cấp
x
Ngày công thực tế
26
Đối tượng dùng hình thức trả lương theo sản phẩm là bộ phận sản xuất:
Quỹ lương công nhân toàn xí nghiệp = Tổng doanh thu x Đơn giá x K
(K: hệ số điều chỉnh)
II. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung thời gian qua.
1. Kim ngạch và lượng sản phẩm xuất khẩu.
Trong những năm qua, xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung đã từng bước đẩy mạnh công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Kể từ năm 1994 khi xí nghiệp trở thành doanh nghiệp Nhà nước có con dấu riêng, có tài khoản riêng và được phép xuất nhập khẩu trực tiếp thì công tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU của xí nghiệp không ngừng được đẩy mạnh và nâng cao. Điều này thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của xí nghiệp sang thị trường EU
Đơn vị: tr.đ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Doanh thu gia công
6537,2
4882,7
5883,4
7425,6
Doanh thu FOB
3338,3
4132,3
5491,8
6917
Tổng
9875,5
9015,0
11375,2
14342,6
(Nguồn: Phòng KHKD –Textaco)
Qua bảng trên ta thấy năm 1999 doanh thu từ gia công xuất khẩu của xí nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 61,13%. Trong khi đó doanh thu mua đứt bán đoạn (FOB) chỉ chiếm 32,87%. Điều này cho thấy kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp phần lớn là do doanh thu từ hàng gia công xuất khẩu mang lại.
Từ năm 2000 đến 2002 tỷ trọng doanh thu hàng gia công có xu hướng ngày càng giảm, trái lại tỷ trọng doanh thu hàng FOB lại tăng năm 2002, doanh thu hàng FOB đạt 6917 tr.đ, chiếm tỷ trọng 48,6%. Điều này cho thấy, xí nghiệp đã thấy được rằng bán hàng FOB không những mang lại lợi nhuận cao cho xí nghiệp mà còn tạo được uy tín, khuyếch trương được sản phẩm của mình tren thị trường EU cũng như thế giới. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp mang lại cùng ngành, kim ngạch xuất khẩu sang EU của xí nghiệp còn là nhỏ bé, chỉ hơn 10 tỷ đồng. Nguyên nhân là do quy mô của xí nghiệp nhỏ bé, vì vậy năng lực sản xuất sản phẩm hạn chế.
Trong những năm qua, xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch xuất khẩu với năm sau cao hơn năm trước, nộp đủ ngân sách Nhà nước, bảo đảm đời sống cán bộ công nhân viên ổn định. Thị trường EU là một thị trường lớn với những trọng tâm tạo mốt nổi tiếng và khó tính. Vì vậy, mặc dù chủ yếu là gia công xuất khẩu nhưng khi tiến hành một hợp đồng gia công nào đó vẫn phải tiến hành nghiên cứu thị trường.
Bảng 5: Lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Lượng sản phẩm bán ra(chiếc)
702.744
877.980
1.010.000
Doanh thu (tr.đ)
9015,0
11375,2
14342,6
Nguồn: Phòng KHKD – Textaco
Qua bảng số liệu trên cho thấy lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU không ngừng tăng qua các năm. Năm 2000, số lượng sản phẩm xuất khẩu đạt 702.744 chiếc. Đến năm 2001 thì con số đó là 877.980 so với năm 2000. Năm 2002 là năm có số lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU là lớn nhất với 1.010.000 chiếc, tăng hơn năm 2001 là 15,1% và năm 2000 là 43,81%. Đâylà dấu hiệu tốt cho triển vọng xuất khẩu sản phẩm của xí nghiệp sang thị trường EU trong những năm tiếp theo.
2. Kết quả xuất khẩu ra thị trường EU (theo thị trường từng nước)
Khi nói đến thị trường dệt may, người ta nghĩ ngay đến thị trường EU. Là một doanh nghiệp mới thành lập và vẫn còn non trẻ nhưng sản phẩm của xí nghiệp may Lạc Trung đã phần nào được khách hàng biết đến. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp chủ yếu là hàng gia công xuất khẩu (chiếm 60 đến 70%), riêng năm 2000 hàng gia công chiếm 72,14%, thế nhưng sản phẩm gia công của xí nghiệp lại được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường nổi tiếng, rộng lớn và khó tính là thị trường EU. Trong thời gian gần đây, từ năm 1997 đến năm 2001, xí nghiệp đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với một số khách hàng lớn. Sau đây là danh sách các khách hàng mà xí nghiệp đặt quan hệ ở thị trường EU.
Bảng 6: Danh sách các khách hàng xí nghiệp đặt quan hệ ở thị trường EU.
STT
Khách hàng
Thị trường
Sản phẩm xuất khẩu
1
HABITEX
Bỉ
Jackét
2
BRIDGEGATE
Anh
Jacket, sơ mi
3
JAVA
Pháp
Jacket, sơ mi
4
LEISURE
Đức
Jacket, quần
5
SEIDENSTIEKER
Đức
Jacket, sơ mi
(Nguồn: Xí nghiệp Textaco)
Trong các loại hàng thì sản phẩm được xuất khẩu sang các nước Đức và Pháp chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 70 đến 75% tổng lượng hàng, riêng Đức chiếm tới gần 50% tổng số hàng đó. Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung xuất khẩu dưới 2 hình thức là gia công xuất khẩu và mua nguyên vật liệu để sản xuất, xuất khẩu thành phẩm (FOB). Hiện nay xí nghiệp vẫn phải thực hiện các hoạt động gia công là chủ yếu do dù có nhiều bất lợi. Còn phương thức mua nguyên vật liệu bán sản phẩm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong xuất khẩu nhưng đây là một hướng đi mới đầy hứa hẹn lợi nhuận.
Bảng 7: kết quả xuất khẩu sang thị trường EU (theo từng nước)
Đơn vị: tr. đ
Thị trường
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Kim ngạch
Tỷ trọng %
Kim ngạch
Tỷ trọng %
Kim ngạch
Tỷ trọng %
Đức
3786,3
12,0
4584,2
40,3
5378,5
37,5
Pháp
1893,15
20,1
2582,1
22,7
2782,4
19,4
Anh
1117,86
12,4
1501,52
13,2
1835,9
12,8
Bỉ
1262,1
14,0
1911,03
16,8
2796,8
19,5
Italia
1036,73
11,5
796,26
7
1549,0
10,8
Tổng số
9015,0
100
11375,2
100
14342,6
100
(Nguồn: Phòng KH-KD –Textaco)
Qua các bảng số liệu trên, ta thấy rằng EU là 1 thị trường tiêu thụ lớn của xí nghiệp, điển hình là thị trường Đức với các bạn hàng lớn như Seidenstieker. Doanh thu từ thị trường này chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp,
Năm 2002, tổng giá trị xuất khẩu của xí nghiệp sang thị trường EU là 9015,0 tỷ đồng, trong đó thị trường Đức đạt 3786,3 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42%. Tiếp theo là thị trường Pháp đạt 1893,15 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,1%. Thị trường Bỉ đạt giá trị xuất khẩu là 1262,1 triệu đồng.
Năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đạt 11.375,2 triệu đồng, tăng 26,2% so với năm 2000, trong đó thị trường Đức vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 40,3%.
Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đạt 14342,6 triệu đồng, tăng 25,8% so với năm 2001 và tăng 59,1% so với năm 2000. Trong đó, thị trường Đức vẫn dẫn đầu với kim ngạch 5378,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,5% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Bỉ là 2796,8 triệu đồng, tăng hơn năm 2000 là 2,21 lần. Điều này cho thấy quan hệ của xí nghiệp với bạn hàng HABITEX của Bỉ ngày càng được cải thiện. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì xí nghiệp ngày càng mở rộng được thị trường và nâng cao được uy tín với bạn hàng EU. Chính điều này sẽ tạo thuận lợi hơn khi xí nghiệp tham gia vào phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn (FOB).
3. Khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường thế giới.
Những năm gần đây, xu hướng xuất khẩu hàng may mặc chuyển sang các nước khu vực Châu á như Nhật Bản, Đài Loan, Hông Kông. Họ là những quốc gia có nhiều thế mạnh hơn Việt Nam trên thị trường xuất khẩu hàng may mặc nên có nhiều đơn đặt hàng hơn. Để khai thác tốt lợi thế, các quốc gia này đã nhận thấy Việt Nam là nước có giá công lao động rẻ mà lại có ít đơn đặt hàng. Hơn nữa, giá gia công giữa Việt Nam và các nước nay có một khoảng cách rất lớn, vì vậy họ đã chuyển một số hợp đồng gia công sang Việt Nam. Thực chất, các nước này là trung tâm môi giới, là khu vực trung gian giữa các nhà sản xuất hàng may mặc Việt Nam với các thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới.
Bảng 8: Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của một số nước Châu á.
Đơn vị: tỷ USD.
Năm
Nước XK
1992
1995
1998
2002
Trung Quốc
8,7
14,2
19,8
24,0
ấn Độ
2,7
9,5
11,7
13,2
Đài Loan
6,9
8,5
8,5
9,4
Hàn Quốc
6,0
10
10,5
12
Thái Lan
3,0
3,1
2,6
4
Việt Nam
0,22
0,85
1,1
2,65
(Nguồn: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam)
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc và ấn Độ tăng lên với tốc độ khá cao, đứng đầu khu vực. Còn Thái Lan xuất khẩu sản phẩm năm 1997 lại giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Xu hướng hiện nay các Công ty nước ngoài bắt đầu chuyển hướng thuê gia công ở các nước có giá nhân công rẻ hơn như Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia.
Bảng 9: Giá gia công hàng dệt may của một số nước
Tên nước
USD/giờ
Thái Lan
0,87
ấn Độ
0,54
Trung Quốc
0,34
Nhật Bản
26,37
Indonexia
0,23
Philipin
0,67
Malaixia
0,95
Việt Nam
0,38
(Nguồn: Tài liệu thống kê của Cyectimex 2000)
Qua số liệu trên cho thấy, giá công lao động ở một số nước trong khu vực Châu á vẫn còn thấp hơn so với mức giá công lao động ở Việt Nam. Indonexia là nước có giá công lao động rẻ nhất 0,23USD/giờ. Trung Quốc là nước đứng thứ hai về giá công lao động thấp 0,24 USD/giờ.
Đối với ngành may mặc Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều làm may gia công hàng xuất khẩu là chủ yếu và đều phải qua các Công ty trung gian nước ngoài. Thị trường trực tiếp là nhỏ và không đáng kể. Đây là những khó khăn bất lợi mà ngành may mặc nói chung và xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung nói riêng phải tìm cách khắc phục trong thời gian tới. Hiện tại, có hơn 500 doanh nghiệp trong nước tham gia làm hàng dệt may xuất khẩu, trong đó có 15 doanh nghiệp là liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, năng lực sản xuất hàng dệt may ở Việt Nam là rất lớn trong khi hạn ngạch xuất khẩu lại có hạn. Điều này cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm thị trường lớn với các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói chung cũng như đối với xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
Tuy nhiên, xí nghiệp may Lạc Trung lại có thuận lợi lớn trong việc thu hút các nước có giá lao động cao để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như tăng sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài đối với xí nghiệp để đặt gia công. Những ưu thế đó là: vốn đầu tư không nhiều và thu hồi nhanh, nguồn lao động rồi rào có tay nghề và tính tổ chức kỷ luật cao, có kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, cơ sở vật chất đảm bảo. xí nghiệp cũng khéo léo trong việc củng cố và duy trì quan hệ của mình với khách hàng bằng các chính sách ưu đãi, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng thời hạn. Hơn thế nữa, giá gia công của xí nghiệp bằng hoặc thấp hơn so với các Công ty khác, thái độ phục vụ cũng luôn luôn được đảm bảo tốt. Chính vì vậy, khách hàng nước ngoài tìm đến đặt quan hệ làm ăn với xí nghiệp ngày càng nhiều, uy tín của xí nghiệp trên thị trường quốc tế được xác lập và khẳng định trong thời gian qua.
III. Thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của xí nghiệp.
1. Nghiên cứu thị trường dệt may EU.
1.1. Mức nhập khẩu hàng dệt may của EU.
Khi nói đến thị trường hàng dệt may nói chung hay hàng may mặc nói riêng, người ta nghĩ ngay đến thị trường EU. Đây là trung tâm tạo mốt thời trang nổi tiếng trên thế giới, với các tên tuổi nổi tiếnt mà ai cũng biết như Pari, Pháp, Milan, Italy. Với 15 quốc gia và dân số trên 380 triệu người, EU trở thành thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn của thế giới cả về số lượng và chủng loại sản phẩm.
Bảng 10: Mức tiêu dùng hàng dệt may của EU năm 2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
+ Dân số
Tr. Người
380
+ Mức thu nhập bình quân tháng
USD/tháng
1500
+ Mức tiêu hao
Kg vải/người/năm
17
+ Tổng giá trị hàng may mặc nhập khẩu
Tỷ USD
152
(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Châu âu)
Ta thấy rằng mức tiêu thụ vải của người dân EU rất cao khoảng 17 kg/người/năm. Thu nhập bình quân của người EU là khoảng 1500USD/tháng. Đây là thị trường lớn tiềm năng cho các nhà xuất khẩu hàng may mặc khai thác. Trong thời kỳ từ năm 1990 đến 1998, mức nhập khẩu hàng dệt may của thị trường EU bình quân khoảng 60 tỷ USD một năm trong đó 10 – 15% là tiêu dùng thuần tuý, còn lại 85 – 90% là sử dụng theo mốt.
Năm 1990 thị trường EU nhập khẩu 45,3 tỷ USD hàng dệt may, trong đó hàng dệt là 15,1 tỷ còn lại 30,2 tỷ USD là hàng may mặc. Đến năm 1998 EU nhập khẩu 82,5 tỷ USD hàng dệt may, tăng gần gấp đôi so với năm 1990, trong đó hàng dệt là 35,3 tỷ USD (chiếm 22% mức nhập khẩu thế thới) và hàng may là 47,2 tỷ USD (chiếm 31% mức nhập khẩu của thế giới).
Năm 2002, theo thống kê của tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường EU nhập khẩu trên 167 tỷ USD hàng dệt may, trong đó hàng may mặc sẵn chiếm tới 97 tỷ USD, qua những số liệu thống kê trên cho thấy, nhu cầu tiêu dùng ở thị trường EU là rất lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng vì nhu cầu chạy theo mốt ở các nước này rất cao. Tuy nhiên, chi phí sản xuất hàng may mặc, những tiêu chuẩn về môi trường xã hội rất cao, đặc biệt là giá công lao động. Vì vậy nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc của thị trường EU chủ yếu được đáp ứng bằng nhập khẩu.
Trong thị trường EU, Đức là quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất. Với mức tiêu dùng 18,5 kg vải/người/năm và dân số gần 70 triệu người, hàng năm thị trường này nhập khẩu khoảng 35 tỷ USD hàng dệt may trong đó chủ yếu là hàng may mặc. Quốc gia đứng thứ 2 về nhập khẩu hàng may mặc là Pháp. Với mức tiêu dùng 18 kg vải/người/năm, thị trường này cũng nhập khẩu với giá trị tương đối lớn hàng dệt may, khoảng 17 tỷ USD. Tiếp theo là thị trường Anh, Italy, Bỉ, Hà Lan….
1.2. Dự báo cung cầu và giá cả thị trường dệt may EU.
Trong năm 2002, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến ngành dệt may thế giới, nhưng với thị trường EU mức chi tiêu cho nhóm hàng này vẫn tăng. Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng tiêu dùng của mặt hàng này tăng tiếp tục do 4 yếu tố: mức chi tiêu, sự thay đổi thời gian làm việc, đặc điểm nhân khẩu học và sự gia tăng mức nhập khẩu. Lứa tuổi dưới 14 ở các nước EU chiếm từ 13 – 15%, họ chi tiêu nhiều hơn so với trước đây và tỷ lệ dành cho mua sắm cũng tương đối lớn. Họ cũng bắt đầu chú trọng đến những loại quần áo hợp thời trang và đồ hiệu. Lứa tuổi 15 – 64 chiếm từ 63 – 75% tổng dân số và sẽ tăng lên. Họ có xu hướng dành tỷ lệ chi tiêu lớn hơn cho mua nhà, chi phí học tập của con cái và các khoản tiết kiệm khi về hưu. Sự cắt giảm tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm quần áo buộc họ phải tìm kiếm những sản phẩm một mặt vẫn đáp ứng được các giá trị mà họ mong muốn, mặt khác nó phải phù hợp với khoản tiền đã dự định chi tiền. Mặc dù vậy, họ vẫn là nhóm người chiếm tỷ lệ lớn trong tổng mức tiêu thụ quần áo. Sự gia tăng số lượng người ở lứa tuổi trên 65 cũng là 1 dấu hiệu tốt cho các nhà sản xuất hàng may mặc. Nhóm người này ít quan tâm đến thời trang và chú ý nhiều đến sự thoả mái tiện dụng, phù hợp với lối sống và hoạt động của họ.
Hiện nay, sự thay đổi quy luật trong công sở và thói quen làm việc cũng ảnh hưởng đến ngành dệt may. Gần đây, ngày càng có nhiều Công ty chấp nhận cho nhân viên mặc quần áo tự do thay vì đồng phục, cùng với sự gia tăng về số người làm việc tại nhà sẽ tạo ra sự thay đổi trong ngành sản xuất quần áo. Xu hướng mặc quần áo theo phong cách tự do làm tăng cầu với các loại quần áo thường, áo thun. Xu hướng này được dự báo là sẽ còn tiếp tục phát triển.
Ngành dệt may hiện nay là lĩnh vực đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới vì vậy họ sẽ không bỏ qua cơ hội đầu tư và phát triển lĩnh vực này, đặc biệt là sau khi hệ thống hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may hết hiệu lực vào cuối năm 2004. Điều đó sẽ làm cho cuộc cạnh tranh toàn cầu về hàng may mặc càng trở nên gay gắt hơn, giá cả có xu hướng giảm đi. Mặt khác, các nhà nhập khẩu rẻ bằng cách này hay cách khác, họ có cố gắng hạ giá thành tới mức thấp nhất tại cơ sở gia công. Trong khi đó, Châu á là khu vực chiếm tỷ trọng khá lớn về xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, giá gia công tại đây khá rẻ. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc giảm giá cả sản phẩm may mặc trên thị trường EU.
2. Chiến lược Marketing xuất khẩu hiện tại của xí nghiệp may Lạc Trung.
Khi nào kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang một cơ chế mới, đó là cơ chế thị trường, đã tạo bước ngoặt cho các Công ty thay đổi chính sách quản lý doanh nghiệp . Sự cạnh tranh trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện và đã có rất nhiều Công ty bị phá sản. Đối với xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, họ đã rất coi trọng hoạt động Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể là, xí nghiệp đã nghiên cứu thực tế thị trường, tìm hiểu thị trường và có quan hệ rất tốt với nhiều bạn hàng EU.
Ngay từ khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường EU. Một thị trường lớn của thế giới, xí nghiệp đã có một chiến lược Marketing xuất khẩu, đó là chiến lược nhấn mạnh về chi phí. Với chiến lược này, xí nghiệp đã ngày càng mở rộng được thị trường xuất khẩu của mình xí nghiệp tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất thấp khi định ra mức giá sản phẩm thấp hơn so vứi đối thủ cạnh tranh, với mức giá bán này, sản lượng bán ra thị trường EU của xí nghiệp ngày càng tăng và các bạn hàng tìm đến với xí nghiệp ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, đối với khách hàng ký hợp đồng gia công sản phẩm, họ quan tâm nhiều đến giá gia công. Xí nghiệp đã linh hoạt trong quyết định về giá đói với thị trường này, có thể gọi là chính sách phân biệt giá. Với những khách hàng đặt gia công với số lượng lớn và thường xuyên, xí nghiệp chọn mức giá thấp hơn. Điều này làm cho xí nghiệp giữ được một lượng khách hàng lớn, truyền thống.
3. Thực trạng hoạt động Marketing – mix trong xuất khẩu
3.1. Chính sách sản phẩm xuất khẩu
Trong những năm qua, mặt hàng truyền thống và có uy tín của xí nghiệp là áo sơ mi và áo Jacket. Hai mặt hàng này luôn được xí nghiệp quan tâm chú ý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu nhập nguyên phụ kiện từ nước ngoài đến khâu hoàn thành sản phẩm, đóng kiện và giao hàng. Trong thời tới, xí nghiệp vẫn sẽ đi sâu nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng cao cấp xuất khẩu, nâng cao cả về công nghệ, chất lượng và kiểu dáng.
Mặc dù xí nghiệp đầu tư trọng điểm vào hai mặt hàng là thế mạnh truyền thống của mình là áo sơ mi và áo Jacket nhưng không vì thế mà xí nghiệp không chú ý quan tâm tới các mặthàng khác. Xí nghiệp vẫn luôn chú trọng vào việc đi sâu, mở rộng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như: quần âu, quần áo thời trang, khăn quàng, quần lót…..
Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, xí nghiệp đã tăng thêm được doanh thu từ xuất khẩu các mặt hàng này sang EU. Tuy nhiên xí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15324.DOC