MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Khái quát chung về thị trường bánh kẹo 3
I. Cung, cầu trên thị trường bánh kẹo việt nam 3
1. Cầu trên thị trường bánh kẹo 3
2. Cung trên thị trường bánh kẹo 5
II. Những giai đoạn của quá trình ra quyết định mua sản phẩm bánh kẹo 6
1. Xác định nhu cầu 6
2. Tìm kiếm thông tin 7
3. Đánh giá phương án 7
4. Quyết định mua sắm 8
5. Phản ứng sau khi mua 8
III. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo VN 9
1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại 9
2.Các lực lượng cạnh tranh khác 15
2.1. Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 15
2.2. Cạnh tranh của sản phẩm thay thế 16
2.3. Quyền lực của người mua 17
2.4. Quyền lực của người cung ứng 17
3. Xu hướng cạnh tranh hiện nay trên thị trường bánh kẹo 18
Chương II: Công ty cp CBTP Kinh Đô miền Bắc và thực trạng hoạt động Marketing 21
I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Kinh Đô miền Bắc 21
1. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty 21
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 23
2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức 23
2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty. 25
3. Điều kiện và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 26
3.1. Quy mô của doanh nghiệp 26
3.2. Chính sách đối với người lao động 26
3.3. Tình hình hoạt động tài chính: 28
3.4. Trình độ công nghệ 29
4. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kinh Đô miền Bắc trong vài năm gần đây 30
4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh. 30
II. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 31
1. Cơ cấu tổ chức của phòng Marketing 31
2. Hệ thống Marketing – Mix 32
2.1. Chính sách sản phẩm 32
2.2. Chính sách giá cả 35
2.3. Chính sách phân phối 37
2.4. Chính sách xúc tiển hỗn hợp 39
3. Nhận xét về hoạt động Marketing của Công ty Kinh Đô miền Bắc 42
Chương III: Một số giải pháp Marketting cho sản phẩm bánh kẹo của công ty 43
Kinh Đô Miền Bắc 43
I. Những hoạch định chiến lược 43
1. Phân tích cơ hội thị trường 43
1.1. Các yếu tố thuộc về môi trường 43
1.2. Thời cơ và thách thức 49
3. Lựa chọn thị trường mục tiêu 51
3.1. Phân đoạn thị trường 51
3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 54
4. Lựa chon chiến lược cạnh tranh 55
4.1. Mở rộng toàn bộ thị trường 55
4.2. Bảo vệ thị phần 55
4.3. Mở rộng thị trường 58
III. Một số giải pháp cho hệ thống Marketing - Mix 60
1. Chính sách sản phẩm 60
1.1. Phân tích sản phẩm 60
1.2. Hoàn thiện, tạo uy tín cho sản phẩm 61
1.3. Đa dạng hoá sản phẩm 65
1.4. Phát triển sản phẩm mới 66
2. Chính sách giá cả 67
3. Chính sách phân phối 68
4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 71
4.1 Về quảng cáo 71
4.2. Tuyên truyền, quan hệ công chúng 72
4.3. Dịch vụ khách hàng 73
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh. 73
Kết luận 75
Mục lục 78
80 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có kế hoạch đầu tư mới một số dây chuyền sau:
Dây chuyền sản xuất bánh Craker
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm các loại.
Dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate.
Hoạt động nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới của Công ty được triển khai chuyên trách và kết hợp bởi một số phòng gồm phòng Marketing, phòng thí nghiện, phòng kĩ thuật, phòng bánh công nghiệp, phòng bánh Bakery.
Với sự đa dạng về mẫu mã, giá cả chất lượng các sản phẩm chiến lược của công ty như bánh mì công nghiệp với doanh số ổn định chiếm từ 25-30% tổng doanh số đã và đang được người tiêu dùng các tỉnh phía Bắc rất ưa chuộng. Bành
mì công nghiệp của Kinh Đô được đánh giá rất cao và đường như không có đối thủ. Ngoài các đại lí các cửa hàng bánh kẹo ở mọi nơi, người tiêu dùng còn tìm thấy sự đa dạng của loại mặt hàng này thông qua hệ thống Bakery được đặt ở các trung tâm lớn trên địa bàn Hà nội.
Khi nói đến Kinh Đô thì không ai là không nghĩ đến sản phẩm bánh Trung thu. Đây là một loại sản phẩm chiến lược mang lại hiệu quả cao cho Công ty (chiếm 15% doanh thu nhưng chiếm 30% tổng lợi nhuận trước thuế).
Nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu được nghiên cứu và bảo quản rất cẩn thận, gồm bột mì Trung Quốc, SPIII, bột nếp, đường kình trắng đặc biệt, trứng vịt muối, nước cốt dừa, hạt sen, chè xanh, khoai môn, đậu xanh, các hương vị và nguyên liệu khác. Bánh Trung thu là loại bánh có độ ngọt tương đối cao tuy nhiên để đáp ứng tốt khẩu vị của người miền Bắc, Kinh Đô miền Bắc đã có những cải tiến đáng kể cụ thể là đã giảm độ ngọt và thay đổi chút ít hương vị. Kết quả bánh Trung thu của Kinh Đô đã được người tiêu dùng miền Bắc rất ưa thích.
Bên cạnh sự đa dạng về mẫu mã, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được Công ty hết sức chú trọng.
Công ty hiện đang áp dụng hệ thống quản lí và kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000, chứng nhận hệ thống quản lí và kiểm tra chất lượng này đã được tôt chức BVQI của Vương Quốc Anh cấp 08/2004.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Kinh Đô miền Bắc hiện được thực hiện tại tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ bảo quản nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến đóng gói sản phẩm, và bảo quản sản phẩm tại kho. Tất cả các hoạt động sản xuất bánh kẹo tại Công ty đều được cụ thể hoá thành các quy trình sản xuất, trình bày bằng văn bản và được lưu đồ, trong đó trình bày chi tiết các bước công việc, người chịu trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm kiểm tra. Đối với từng bước công việc trong quy trình đều có các tài liệu hướng dẫn ki thuật cụ thể. Tất cả các công nhân vận hành dây chuyền sản xuất của Công ty đều được đào tạo cơ bản và phải nắm vững quy trình sản xuất của những bước
công việc mà họ đảm nhiệm. Đối với từng nút kiểm soát của quy trình, ngoài người trực tiếp kiểm tra, còn có một người khác giám sát tính tuân thủ quy trình của người thực hiện.
Vấn đề bao gói sản phẩm cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thường khi mua bất kì sản phẩm nào bao giờ khách hàng cùng nhìn hình thức bên ngoài của sản phẩm đầu tiên. Bánh kẹo cũng vậy, Là loại sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, rất dễ bị ửu hoặc chảy nước nếu không có bao bì bên ngoài. Hình thức, màu sắc, kiểu dáng bao bì sản phẩm là yếu tố tác động đầu tiên đến thị giác của người tiêu dùng. Bao gói hấp dẫn, bắt mắt mới tạo cảm giác ưa thích ở người tiêu dùng. Ngay từ khâu thiết kế sản phẩm mới Công ty đã nghiên cứu rất kĩ bao gói sản phẩm. Khâu này được nghiên cứu và chuẩn bị rất kĩ lưỡng sao cho phù hợp với từng chủng loại và đặc điểm của từng sản phẩm.
Việc thiết kế bao bì được thực hiện bởi phòng thiết kế (Trong miền Nam) sau đó gửi ra miền Bắc, khi đó phòng Marketing sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra lại và tiến hành test trên thị trường cho phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Từ đó mà đưa ra mẫu thiết kế cuối cùng.
Nhìn chung bao gói của Kinh Đô đươc đánh giá là đẹp, hấp dẫn và đảm bảo tốt việc quản lí sản phẩm.
* Đối với bao bì sản phẩm.
Bao gói sản phẩm rất đa dạng gồm các loại gói như nilon, giấy, khay nhựa, khay sắt, khay thiếc, hộp giấy, hộp nhựa, hộp thiếc, hộp kim loại... Nhiều loại sản phẩm còn có lớp bảo quản bên trong nên rất đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Trên bao bì thường in những hình ảnh đảm bảo độ trung thực về nguồn gốc của nguyên vật liệu làm ra sản phẩm cũng như chất lượng và kích thước của sản phẩm. Ngoài ra còn thông tin rất rõ về thành phần, hạn sử dụng, địa chỉ Công ty cho người tiêu dùng. Hơn nữa logo của Công ty được in rất hợp lý trên góc của bao bì càng tạo nên sức hấp dẫn cho bao bì sản phẩm.
Nhìn chung, so với các đối thủ khác như Hải Ha, Hải Châu, Hữu Nghị thì mẫu mã của Kinh Đô được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì Kinh Đô miền Bắc cũng cần phải xem xét đưa ra những mẫu mã bao bì hợp với thị hiếu củâ người tiêu dùng miền Bắc hơn nữa.
2.2. Chính sách giá cả
Chính sách giá cả đóng vai trò quan trọng, then chốt trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng nó là công cụ cạnh tranh đắc lực ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng sản phẩm bán ra và quyết định mua của khách hàng. Để có thể đưa ra một mức gía phù hợp vừa bù đắp chi phí đem lại cho lợi nhuận của Công ty lại vừa có thể sử dụng làm công cụ cạnh tranh, thu hút khách hàng đặc biệt đối với những nhóm khách hàng nhạy cảm về giá. Công ty phải xem xét tới rất nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tỷ lệ lợi nhuận và mức độ ưa thích của người tiêu dùng, phương thức thanh toán, thời điểm bán hàng và mức giá bán trên thị trường của đối thủ cạnh tranh.
Dù hiện nay gía cả không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hoạc định chiến lược Marketing - Mix nữa nhưng trên thực tế giá cả có ý nghĩa rất quan trọng.
Đối với khách hàng: giá cả là một trong những cơ sở để quyết đinh mua sản phẩm này hay loại sản phẩm khác,
Đối với Công ty: Giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số và lợi nhuận Công ty thu về.
Cơ sở định giá sản phẩm của Kinh Đô miền Bắc là dựa vào chi phí, giá cảu đối thủ cạnh tranh và giá cả thăm dog từ ý kiến khách hàng. Ví dụ trong đợt nghiên cứu loại bánh Layer Cake vị Chocolate mới các nhân viên thị trường của Kinh Đô miền Bắc đã tham khảo ý kiến khách hàng về mức giá mà họ thường mua đối với các loại sản phẩm cung loại nhưng là của hãng khác là bao nhiêu,
đồng thời có hỏi khách hàng dùng thử sản phẩm về mức giá mà họ coa thể chấp nhậ khi loại bánh mới này được tung ra thị trường.
Hiện nay, giá cả sản phẩm Kinh Đô giao động từ 500 đồng đến 300.000 đồng với những mức chiết khấu khác nhau.
Đối với nhà phân phối, các đại lý bán buôn: Chiết khấu từ 3%- 3,5%.
Đối với những người bán lẻ thường được chiết khấu từ 1%-1,5% từ các nhà phân phối, các đại lý bán buôn.
Công nợ từ khách hàng ban lẻ đối với nhà phân phối có thể dao động tuỳ theo số lượng và trị giá đơn hàng đối với những mặt hàng cụ thể. Chẩng hạn, mức công nợ đối với sản phẩm Snack là từ 5 đến 10 triệu đồng.
Quan hệ giữa giá cả và chất lượng là mối quan hệ thuận, chất lượng tôt ắt hẳn giá phải cao và ngược lại. Kinh Đô miền Bắc luôn lấy tiêu thức “Chất lượng là yếu tố hàng đầu” cho chiến lược kinh doanh của mình cho nên giá cả luôn được định ở mức phù hợp với chất lượng của sản phẩm đồng thời đảm bảo mức mà ở đó khách hàng sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm.
Trên thực tế, sản phẩm của Kinh Đô vẫn bị khách hàng miền Bắc cho là cao hơn so với một số hàng khác như Hải Hà, Hải Châu... Sản phẩm của Công ty chịu sức cạnh tranh lớn trên những đoạn thị trường nhạy cảm về giá đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, nông thôn. Sản phẩm của Hải Hà, Hải Châu, Hữu Nghị... dần đã độc chiếm những đoạn thị trường này. Chính vì thế, để mở rộng Kinh Đô miền Bắc nên mở rộng thêm khung giá của mình để có thể đáp ứng nhu cầu của những đoạn thị trường có khả năng chi trả trung bình và thấp.
Nhìn chung, việc định giá sản phẩm của Kinh Đô là do Công ty Kinh Đô miền Nam đảm nhiệm, Kinh Đô miền Bắc thực hiện triển khai mức giá theo kế hoạc đã quy định của Kinh Đô miền Nam. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm tự sản xuất thi Kinh Đô miền Bắc tự tiến hàng định giá nhưng luôn đảm bảo tính thống nhất chung cho toàn bộ hệ thông giá của Kinh Đô trên thị trường toàn quốc. Công việc định giá sẽ được tiến hành thông qua sự hợp tác giữa các phòng
ban cụ thể là Phòng Marketing, phòng Kinh doanh và phòng Kế toán. Trên cơ sở tính toán toàn bộ chi phí sản xuất, phòng Kế toán sẽ đưa ra một mức giá hoà vốn, sau đó các phòng còn lại nghiên cứu tình hình thị trường, giá cả của đối thi cạnh tranh, giá mà khách hàng có thể chấp nhận để từ đó chưa ra một mức giá hoàn chỉnh nhất. Mức giá này phải phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn của Công ty là bảo đảm mức lợi nhuận có thể và có khả năng mở rộng thị trường.
Để tăng khả năng cạnh tranh Kinh Đô miền Bắc đang hướng tới việc hạ giá thành sản phẩm, kiểm soát chi phí bằng cách hoàn thiển hệ thống quản lý giá thành sản phẩm nhằm thực thị các định mức, tiêu chuẩn ở mức tối ưu, kiểm soát chi phí hợp lý trong cơ cấu giá thành.
2.3. Chính sách phân phối
Công ty Kinh Đô miền Bắc
Hệ thông Bakery
Đại lý bán buôn
Cửa hàng bán lẻ
Nhà PP
khu vực
Kênh
Siêu thị
Người tiêu dùng cuối cùng
H.9: Cấu trúc kênh phân phối của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Trong hệ thống kênh phân phối, mỗi kênh đều có những ưu nhược điểm riêng. Để tận dụng tối đa ưu điểm và hạn chế tối thiểu nhược điểm của từng loại thì Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc đã áp dụng cả 3 loại kênh như sơ đồ trên cho mạng lưới phân phối sản phẩm bánh kẹo của mình .
Kênh1, 2: Sản phẩm của Công ty tới tay người tiêu dùng một cách trực tiếp thông qua cửa hàng Bakery hoặc hệ thống siêu thị (chủ yếu áp dụng trên địa bàn Hà Nội). Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua hệ thống kênh này không lớn lắm nhưng nhìn chung Công ty có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Hệ thống Bakery lần lượt ra đời, hiện tại có khoảng 22 cửa hàng Bakery trong đó có
4 cửa hàng tại Hà Nội còn lại ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống phân phối này được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển. Cửa hàng Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô với hàng trăm loại bánh kẹo và các sản phẩm bánh tươi với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh, tiện lợi, đẹp mắt, là nơi khách hàng có thể đến lựa chọn một cách tự do và thoải mái. Cũng qua hệ thống này, Công ty tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Kênh 3: Đây là loại kênh gián tiếp, sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các trung gian đó là các nhà phân phối , các đại lý bán buôn, bán lẻ. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu thông qua 2 hệ thống này vì khả năng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là cao hơn, tiện lợi hơn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm và nó được phân bố khắp các tỉnh thành tại khu vực phía Bắc.
Kênh 3 là loại kênh được sử dụng phổ biến nhất, đây là loại kênh dài, phần lớn sản phẩm được tiêu thụ thông qua kênh này. Và nó được áp dụng cho tất cả các tỉnh thành. Tuy nhiên loại kênh này còn tồn tại một số nhược điểm đó là thời gian lưu thông hàng hoá dài, cước phí vận chuyển tới các tỉnh vùng sâu cùng xa là khá lớn. Nên Công ty cần có những cách phân phối hợp lí để bảo đảm mức chi phí tối thiểu có thể chấp nhận được.
Hiện tại, hệ thống phân phối của Công ty đã trải rộng khắp 28 tỉnh thành phố phía Bắc với 44 nhà phân phối và hơn 20000 cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Sự lớn mạnh của hệ thống phân phối đã tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho Kinh Đô miền Bắc bởi chính sự đa dạng này đã ngày càng đáp ứng kịp thời và tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng .
2.4. Chính sách xúc tiển hỗn hợp
Phòng Marketing của Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc đã nhận rõ một điều là Marketing hiện tại đòi hỏi nhiều thứ hơn , chứ không phải chỉ có phát triển sản phẩm , định giá sao cho có sức hấp dẫn. Để tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận được nó thì Công ty cũng phải thông tin cho khách hàng hiện có và tiềm ẩn về ý đò mà mình muốn truyền tải tới họ là gì? Mỗi Công ty chắc chắn sẽ phải đóng vai trò người truyền thông và người khuyến mãi .
Có thể nói truyền thông là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng làm cho cung và cầu thị trường gặp nhau. Hiện tại, Kinh Đô miền Bắc chưa có hoạt động truyền thông nào mang tính đột phá hay đối đầu. Hầu hết các chương trình truyền thông đưa ra chưa thật sự phát huy được tối đa hiệu quả, có những trường hợp hoạt động truyền thông không đem lại doanh số như mong muốn thậm chí còn bị tụt giảm.
* Hoạt động khuyến mãi: Hiện nay trên thị trường với nhiều sản phẩm đã áp dụng chương trình khuyến mãi cụ thể vào người tiêu dùng như mua sản phẩm tham gia bốc thăm trúng thưởng... tuy mang tính chất may mắn nhưng vẫn có tác dụng kích cầu. Kinh Đô miền Bắc cũng đã áp dụng hình thức này cho sản phẩm bánh Solite Layer Cake với khẩu hiệu “Gia đình hạnh phúc”, hình thức bốc thăm này như sau: khi mua bất kì một hộp bánh Layer Cake bạn sẽ sở hữu một phiếu tham dự chương trình bốc thăm trúng thưởng. Cơ cấu giải thưởng gồm 4 máy giặt dành cho 4 giải nhất, 10 bộ nồi inox dành cho 10 giải nhì, 20 máy lọc nước dành cho 20 giải ba, 5000 túi bột ngọt VêĐan dành cho 5000 giải khuyến khích. Chương trình này đã được triển khai từ ngày 22/2 - 5/5/2005. Phòng marketing Kinh Đô miền Bắc, buổi lễ này đã thành công tốt đẹp với sự góp mặt của 15 khách hàng đại diện cho người tiêu dùng khu vực Hà Nội, các cơ quan báo chí, thành viên Hội bảo vệ người tiêu dùng và đại diện ban lãnh đạo Công ty.
Ngoài ra, Kinh Đô miền Bắc còn thường xuyên áp dụng chương trình tặng quà cho khách hàng dùng thử sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ hoặc trong các
dịp hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, trung thu, tết,...tặng quà vào các dịp lễ, tết cho các nhân viên Công ty cũng như các nhà phân phối, đại lí bán buôn và các khách hàng thường xuyên mua sản phẩm của Kinh Đô.
Kinh Đô miền Bắc thường tập trung mọi nỗ lực cho hoạt động quảng cáo trong mùa thu. Thị trường bánh trung thu năm 2004 rất phong phú về chủng loại, chất lượng cao, giá cả “nhiều cấp độ” và đặc biệt là các chương trình khuyến mãi lớn và điểm nổi bật nhất là bánh trung thu chiếm một phần đáng kể trong tổng doanh thu. Bên cạnh đó, lại phải đối mặt với rất nhiều đối thủ lớn nên Kinh Đô miền Bắc luôn chuẩn bị rất kĩ cho hoạt động truyền thông của mình trong dịp tết trung thu. Tại Hà Nội, Kinh Đô miền Bắc gần như “độc chiếm” tại các điểm bán lớn như siêu thị nơi dân cư tập trung, băng rôn quảng cáo bánh Kinh Đô xuất hiện khắp nơi. Kinh Đô miền Bắc đã chuẩn bị cho “chiến dịch” cao điểm này từ giữa tháng 7 với 200 tấn bánh, gồm 60 loại sản phẩm khác nhau đã tung ra thị trường cùng với mẫu mã, bao gói sang trọng, phần quà hấp dẫn, Kinh Đô được đánh giá là không có đối thủ cạnh tranh tại khu vực phía Bắc. Tuy nhiên sản phẩm bánh trung thu của Kinh Đô vẫn còn bị đánh giá là hơi ngọt so với khẩu vị của người miền Bắc. Kinh Đô miền Bắc đã chi ra không dưới 3 tỉ cho chiến dịch bán hàng lớn nhất trong năm nay.
Sự gia tăng quảng cáo đã khiến các Công ty bán được nhiều hàng hơn đồng thời củng cố uy tín thương hiệu.
Các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu tuy có được quan tâm nhưng chưa đủ mạnh để mang tính chu kỳ gây sự chú ý của đại đa số công chúng. Kinh Đô miền Bắc cũng đã tổ chức một số chương trình tài trợ học bổng, hỗ trợ người nghèo.
Công tác quảng bá bằng các phương tiện truyền thông có được đầu tư tuy chưa lớn, nhất là các hoạt động quảng cáo trên truyền hình. Chúng ta biết rằng Oishi dành một phần ngân sách khá lớn cho hoạt động quảng cáo trên tivi. Nhưng với sản phẩm cùng loại là Snack thì Kinh Đô không có chương trình
quảng cáo nào trên truyền hình. Phải chăng chi phí cho hoạt động quảng cáo này quá đắt hay vì một lí do nào khác. Để quảng cáo cho các sản phẩm mới Kinh Đô miền Bắc thường sử dụng băngzon, áp phích, tờ rơi, tạp trí, báo... hoặc tài trợ cho các chương trình ca nhạc.
Điểm nổi bật nhất của Kinh Đô so với các công ty bánh kẹo khác là thường xuyên tham gia vào hội chợ hàng Việt nam chất lượng cao. Tại đây Kinh Đô đã tập trung mọi nỗ lực để quảng bá thương hiệu. Dịp hội chợ hàng Việt nam chất lượng cao được tổ chức tại Giảng Võ vào ngày 25/3– 30/3/2004 vừa qua Kinh Đô miền Bắc được ban tổ chức trao giải nhì cho thương hiệu mạnh (chỉ xếp sau Honda). Đây là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của phòng Marketing nói riêng và toàn thể Công ty nói chung.
Tuy nhiên, để khẳng định được hình ảnh của mình trên thị trường miền Bắc thì Kinh Đô miền Bắc cần đầu tư hơn nữa cho hoạt động truyền thông của mình, có như vậy Kinh Đô miền Bắc mới bắt kịp được tốc độ phát triển so với Kinh Đô miền Nam.
3. Nhận xét về hoạt động Marketing của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Có thể nói thành công của Kinh Đô miền Bắc hôm nay là do sự đóng góp rất lớn của các hoạt động Marketing, trong đó quan trọng nhất là chiến lược sản phẩm. Với quan điểm kinh doanh “Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chuẩn hàng đầu”, sản phẩm của Công ty đã thực sự chiếm được lòng tin yêu của người tiêu dùng. Chất lương sản phẩm luôn ổn định, nhất là đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng, mẫu mã không thua kém các hàng ngoại nhập. Bên cạnh đó, chiến lược phân phối của Công ty cũng khá thành công. Đến nay, hệ thống phân phối của Kinh Đô miền Bắc đã bao phủ hầu như toàn bộ khu vực miền Bắc .
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng khâu phân phối của Kinh Đô miền Bắc chưa thực sự hấp dẫn, Công ty chưa có những chiến lược cụ thể để đưa sản phẩm của Công ty đến các khu vực vùng xa mà đa phần chỉ xoáy ở các khu vực
thành thị đặc biệt là Hà Nội. Các công tác truyền thông và hỗ trợ bán hàng mang lại hiệu quả chưa cao, có lẽ một phần là do kinh phí cho các hoạt động chưa được đầu thư đúng mức. Hình thức quảng cáo có được chú trọng nhưng nhìn chung tần suất quảng cáo còn ít và chưa gây được ấn tượng cao (trừ chương trình quảng cáo bánh trung thu trong những ngày tết, trung thu).
Nhìn chung, dù đã được tách ra khỏi bộ phận kinh doanh trở thành một bộ phận riêng biệt (phòng Marketing ) nhưng thực sự mà nói hoạt động Marketing của Công ty Kinh Đô miền Bắc cho đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân mà Công ty chưa thể khắc phục được. Nếu Công ty có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động Marketing về tài chính, quan tâm hơn nữa đến công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực thì ắt hẳn sẽ đưa Kinh Đô miền Bắc lên tầm cao của sự thành công và khi đó sẽ rút ngắn khoảng cách so vơi Kinh Đô miền Nam.
Cơ cấu nhân sự tại phòng Marketing cần có sự thay đổi cho phù hợp hơn. Hiện tại việc phân chia mỗi người phụ trách một nhãn hàng hay một chức năng riêng có thể dẫn đến tình trạng mỗi nhân viên chỉ biết xây dựng các chương trình kích cầu cho nhãn hàng mình phụ trách hoặc chỉ cố hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc quyền hạn của mình. Tình trạng này đôi khi dẫn đến tự cạnh tranh giữa các nhân viên trong phòng. Chưa có sự phối hợp mang tính đồng bộ giữa các nhân viên trong phòng cũng như giữa các phòng ban khác nhau.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động Marketing, Công ty cần phải hoạch định một chiến lược Marketing- Mix mang tính dài hạn. Chiến lựơc cần phải được triển khai rộng khắp, có tính hệ thống trong toàn bộ các cấp, phòng ban của Công ty. Chiến lược dài hạn hướng tới phạm vi rộng lớn không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn cả đối với thị trường nước ngoài.
- Trong nước: + Cố gắng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
+ Khai thác triệt để tiềm năng thị trường miền Bắc.
- Nước ngoài: Tạo mối quan hệ mật thiết với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, gĩư vững thị trường xuất khẩu hiện tại đồng thời khai thác các khu vực thị trường mới.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETTING CHO SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY
KINH ĐÔ MIỀN BẮC
I. NHỮNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1. Phân tích cơ hội thị trường
1.1. Các yếu tố thuộc về môi trường
Môi trường nhân khẩu
Với diện tích khoảng 28.000m2, nhà máy bánh kẹo Kinh Đô được xây dựng ngay mặt đường quốc lộ 5 – Trục giao thông quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh; địa phận thị trấn Bần Yên Nhân được đánh giá là cửa ngõ Thủ đô Hà Nội nên rất thuận lợi không chỉ đối với việc vận chuyển sản phẩm đến thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh thành phố phía Bắc mà còn thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm tới các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản thông qua cảng Hải Phòng.
Đặc biệt, Hà Nội là một đoạn thị trường quan trọng của Kinh Đô Miền Bắc. Với dân số khoảng 3 triệu người, tỉ lệ sinh khá ổn định, tỉ lệ người ở độ tuổi lao động di cư từ nông thôn ra thành phố làm ăn sinh sống ngày càng cao làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên rất nhanh chóng. Hà Nội là thủ đô, là trái tim của cả nước - nơi tập trung rất nhiều cơ quan tổ chức kinh tế, chính trị quan trọng và điều đáng nói là sự tập trung khá lớn của các trường Đại học nổi tiếng, chính điều này đã thu hút một phần lớn thanh niên về đây học tập và làm việc, đối tượng này đã làm cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nói chung và nhu cầu sản phẩm bánh kẹo nói riêng tăng lên. Bên cạnh đó quá trình đô thị hoá và phân bố lại dân cư đang diễn ra mạnh mẽ, các khu đô thị luôn luôn là thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiêu dùng. Đây chính là một cơ hội thị trường mới hết sức hấp dẫn. Khi trung tâm thành phố đã trở nên quá đông đúc thì các
vùng ven đô thị sẽ trở thành vệ tinh, thành phố được mở rộng. Lúc này đã tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh tham gia vào một đoạn thị trường mới. Những cơ hội trên khiến cho hoạt động cạnh tranh cang diễn ra sôi động giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Bên cạnh đó cùng với sự phát triển kinh tế thì trình độ văn hoá giáo dục của đại đa số các tầng lớp dân cư cũng được nâng lên, nhiều ngành nghề mới ra đời, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập của người dân ngaỳ càng tăng, lúc này thì những nhu cầu mới xuất hiện, khách hàng sẽ có những đòi hỏi khắt khe và cao hơn về chất lượng cũng như mẫu mã của các loại sản phẩm và dịch vụ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi công ty. Với bánh kẹo Kinh Đô miền Bắc cũng như vậy, để đứng vững và phát triển hơn nữa trên thị trường bánh kẹo thì đòi hỏi Kinh Đô Miền Bắc phải luôn phát hiện ra những cơ hội từ đó hoạch định ra những chiến lược Marketing hiệu quả để đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu mới của người tiêu dùng.
Môi trường kinh tế
Kể từ năm 1986, khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa thì nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Đảng và Nhà nước đã chủ trương thành lập kỉ cương trật tự cho một cơ chế mới, đồng thời cho ra đời hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty nhà nước cũng như tư nhân, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hước XHCN, tư tưởng coi trọng thành phần kinh tế nhà nước đã không còn nữa, để đưa đất nước phát triển toàn diện. Nhà nước luôn khuyến khích sự đầu tư hợp tác, đầu tư cũng như những hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty tư nhân. Năm 2003 được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2000 - 2005) chuẩn bị để nước ta ra nhập vào tổ chức WTO, đây là một thị trường hết sức rộng lớn tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển tuy
nhiên những rủi ro và thách thức không phải là ít. Để tạo được hiệu ứng đối với thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt nam phải nâng cao hơn nữa năng lực và hình ảnh của mình bằng cách xây dựng cho doanh nghiệp mình một thương hiệu rõ ràng và cụ thể.
Một thực tế đặt ra là tình trạng các doanh nghiệp liên doanh bị thua lỗ trong nhiều năm và đẩy họ vào tình thế phải rút lui khỏi thị trường vẫn còn hết sức phổ biến vì thế nhà nước cần phải có những chính sách biện pháp can thiệp để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.
Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá là nước có tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Thực tế cho thấy trong năm 2003, nền kinh tế Việt nam đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7,3%, 6 tháng đầu năm 2004 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 7,0% - là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Châu Á - TBD sau Trung Quốc. Điều này kéo theo việc thu nhập của người dân cũng tăng lên khiến cho khả năng chi trả cũng tăng lên. Điều đó giải thích tạo sao sức mua của người dân ngày càng cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số lớn bộ phận dân cư ở nông thôn có thu nhập rất thấp chính vì thế cơ cấu và cách thức chi tiêu khác xa so với dân thành thị. Nền kinh tế thế giới nói chung đang diễn ra theo xu hướng vận động đa chiều, cơ cấu ngành nghề thay đổi, kinh tế nông nghiệp giảm, kinh tế công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Bên cạnh đó là mức tăng tuyệt đối về thu nhập quốc dân là điều kiện nền tảng để mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những hoạt động Marketting mang tính toàn cầu, đa quốc gia, xuyên quốc gia là một đòi hỏi tất yếu. Đây chính là cơ hội tốt cũng như thách thức đố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9706.doc