MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU EXSECO. 3
1.1. Tổng quan về công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu EXSECO 3
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty EXSECO. 3
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty 4
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu EXSECO. 7
1.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu EXSECO 8
1.2.1.Hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. 8
1.2.2. Các sản phẩm xuất khẩu. 10
1.2.3. Thị trường xuất khẩu của công ty. 14
1.3. Thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty EXSECO. 18
1.3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu của công ty. 18
1.3.2. Chính sách sản phẩm xuất khẩu của công ty. 19
1.3.3. Chính sách giá sản phẩm xuất khẩu. 23
1.3.4. Chính sách phân phối hàng hóa của công ty. 24
1.3.5. Chính sách xúc tiến. 25
1.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty EXSECO. 26
1.4.1. Những thành tựu. 26
1.4.2. Tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty EXSECO. 27
1.4.3. Nguyên nhân những tồn tại. 28
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY EXSECO. 31
2.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty EXSECO. 31
2.1.1. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. 31
2.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới. 33
2.2. Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hiệu quả xuất khẩu của công ty EXSECO. 35
2.2.1. Thành lập phòng nghiên cứu thị trường - marketing 35
2.2.2. Chính sách sản phẩm. 36
2.2.3. Chính sách giá. 39
2.2.4. Chính sách phân phối. 40
2.3. Một số kiến nghị về phía Nhà nước và các bộ ngành liên quan. 41
KẾT LUẬN 44
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu EXSECO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng giá trị xuất khẩu đạt giá trị xuất khẩu là 8.701.009 USD. Sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực Đông Nam A đạt 13.179.745 USD tăng so với năm 2008 là 51,47%. Đến năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này lại giảm chỉ chiếm 46,41% tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 10.598.671 USD giảm so với trước 19,58%. Đến năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này đạt 18.280.246 USD tăng so với năm 2008 là 72,47%, tuy nhiên so với tổng thể thị trường xuất khẩu thì khu vực này chỉ chiếm có 47,7%. Đến năm 2010 thì kinh ngạch xuất khẩu sang thị trường này lại giảm chỉ đạt 9.806.869 USD giảm 46,35 % so với năm 2009.
Bảng 7: Tỉ lệ nhập khẩu của các nước thuộc Đông Nam A
Đơn vị: %
TT
Năm
Thị
Trường
2006
2007
2008
2009
2010
1
Singapore
79,9
82,2
78,29
89,8
81,64
2
Thái Lan
8,7
7,22
6,8
5,72
7,68
3
Indonesia
7,74
6,59
10,38
2,18
2,67
4
Malayxia
3,66
3,01
2,18
1,45
2,64
5
Lào
0,98
2,35
0,14
5,37
6
Philippin
0,71
Tổng
100
100
100
100
100
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấyở thị trường Đông Nam A, Singapo là nước nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm của công ty. Singapo cũng là nước có tỉ lệ nhập khẩu lớn và ổn đinh. Năm 2006 xuất khẩu vào Singapo chiếm 79,9% tổng giá trị xuất khẩu vào khu vực Đông Nam Avới giá trị là 6.952.350 USD, sang năm 2007 tăng lên 10.833.711USD, đến năm 2009 tăng lên 16.417.361 USD tăng 51,54% so với năm 2007. Đây là thị trường mà công ty có truyền thống và cần được giữ vững. Các sản phẩm xuất sang chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, hải sản..Singapo không chỉ là thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng mà phần lớn hàng hóa nhập về đều được chế biến lại thành sản phẩm tinh chế để xuất khẩu sang các nước khác.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty là khu vực Đông Bắc A. Khu vực này năm 2006 chỉ chiếm 9,3% với giá trị xuất khẩu là 1.138.702 USD, nhưng đến năm 2008 giá trị xuất khẩu sang khu vực này tăng lên 5.557.391 USD chiếm 24,33% tổng giá trị xuất khẩu của năm và tăng 3.527.074USD so với năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2007. Đến năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt 6.821.650,78USD, chiếm 28,51% tổng giá trị xuất khẩu. Trong các nước ở khu vực Đông Bắc A thì Đài Loan là nước nhập khẩu sản phẩm của công ty nhiều nhất, dù công ty chỉ có mối quan hệ xuất khẩu từ năm 2008 với giá trị xuất khẩu sang khu vực này là 1.321.850USD( chiếm 23,78% tổng giá trị xuất khẩu của công ty vào khu vực này). 2009 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Đài Loan đạt 5.289.268 USD chiếm 57,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực, sang năm 2010 mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này của công ty giảm nhưng Đài Loan vẫn nhập 4.771.714,765USD các sản phẩm của công ty.
Thị trường Nga và EU cũng là thị trường chiếm tỉ trọng lớn trong xuất khẩu của công ty và không ngừng tăng lên. Đây là các thị trường có yêu cầu vÒ chất lượng, bao bì nghiêm ngặt. Năm 2006 xuất khẩu ở khu vực này chỉ đạt 1.350.798 USD, sang đến năm 2008 tăng lên 4.514.123 USD, năm 2009 tăng lên 8.471.602 USD chiếm 21,1% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng87,66% so với năm 2008, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này giảm xuống 4.069.250,74 USD nhưng vẫn chiếm 17,77% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm.
Ngoài 3 khu vực trên công ty không ngừng mở rộng thị trường của mình ra các khu vực khác như Trung Đông, Bắc Mỹ.. như sang các nước Mỹ, Pakixtan, Ân Độ... những nước này cũng tuy giá trị nhập khẩu chưa lớn song cũng giúp cho doanh nghiệp tăng khối lượng tiêu thụ cho doanh nghiệp mình từ đó tăng lợi nhuận cho công ty, san sẻ bớt rủi ro khi các thị trường quen thuộc của công ty có biến động.
1.3. Thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty EXSECO.
1.3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu của công ty.
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn tiêu thụ hàng hóa của mình thì phải nghiên cứu xem khách hàng của mình là ai? Khu vực và đoạn thị trường nào mà doanh nghiệp muốn nhắm đến? Khách hàng trong đoạn thị trường đó có những nhu cầu, đặc điểm và xu hướng tiêu dùng như thế nào để có thể chắc chắn sản phẩm của mình được thị trường đó chấp nhận. Để xác định được những yếu tố đó thì các doanh nghiệp phải thực hiện nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu thị trường này vẫn chưa được công ty quan tâm. Trong sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ta có thể nhìn thấy công ty không có phòng nghiên cứu thị trường, công ty vẫn chưa xây dựng được cho mình một hệ thống thông tin hoàn chỉnh, không có phòng ban riêng biệt để điều tra và thu thập thông tin. Nguồn thông tin chủ yếu của công ty hiện nay chủ yếu được lấy từ các tạp chí, báo chí hay những bản báo cáo của ngành do vậy thông tin mà công ty thu được có thể không chính xác và không manh tính cập nhật do vậy các quyết định đưa ra có thể không phù hợp và chậm trễ.
Ngoài ra vấn đề lưu trữ thông tin của công ty vẫn còn thủ công theo phương pháp giấy tờ. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty chỉ có chức năng tổng kết và theo dõi những biến động về sản lượng và doanh thu bán ra chứ chưa hề chú trọng đến những phản hồi hay những phê bình, đóng góp của các đối tác.
Công tác phân đoạn và lùa chọn thị trường là hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường đặc biệt là với những công ty xuất khẩu để có thể lùa chọn cho mình thị trường phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất khách hàng trong thị trường đó. Tuy nhiên ở EXSECO công tác này vẫn chưa hề được chú trọng. Công ty chỉ chú trọng vào những nước có nhu cầu nhập khẩu những sản phẩm mà công ty có và muốn xuất khẩu sang, vì vậy mà hiệu quả xuất khẩu của công ty vẫn chưa cao.
1.3.2. Chính sách sản phẩm xuất khẩu của công ty.
Các quyết định về sản phẩm luôn luôn có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì sản phẩm chính là cái mà người tiêu dùng tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Các quyết định về sản phẩm phải do cấp quản lý cao nhất đưa ra do nó quyết định đến sự thành công của việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và có tác động đến các quyết định marketing hôn hợp khác. Thử thách đối với các công ty hoạt động trên thị trường quốc tế là phải phát triển những chiến lược và chính sách sản phẩm để có thể nhạy bén trước những biến động của thị trường.
Nhãn hiệu sản phẩm xuất khẩu.
Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng hoặc sự kết hợp giữa một trong các yếu tố đó nhằm xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên ở EXSECO thì việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình thì công ty không hề quan tâm vì các sản phẩm của EXSECO sau khi được công ty mua về sẽ được xuất cho những nhà nhập khẩu ở các nước khác. Các nhà nhập khẩu này, nếu với các sản phẩm nông sản mới qua sơ chế sẽ được họ chế biến lại và đem bán ở các thị trường khác với nhãn hiệu của họ, các sản phẩm không cần chế biến lại thì sẽ được gắn nhãn của công ty xuất khẩu và bán cho khách hàng. Việc sử dụng nhãn hiệu của nhà nhập khẩu, đặc biệt đó lại là những nhà nhập khẩu có uy tín thì việc tiêu thụ sản phẩm của công tysẽ dễ dàng hơn do nhà nhập khẩu đó đã có thương hiệu, được người tiêu dùng ở đó biết đến và họ hiểu nhữnghành vi, quan điểm của người tiêu dùng ở nước họ hơn như vậy sẽ làm giảm bớt cho công ty những khó khăn, rủi ro của việc thâm nhập thị trường và tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường nước ngoài có phong tục, tập quán và hành vi tiêu dùng khác với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên nếu sử dụng chiến lược này về lâu dài công ty sẽ bị phụ thuộc nhiều vào nhà nhập khẩu.
Bao bì sản phẩm.
Bao gói là những hoạt động thiết kế và sản xuất hộp đựng hay giấy gói cho sản phẩm.
Tại sao lại phải bao gãi cho sản phẩm? Trước hết việc bao gói sản phẩm có chức năng thông tin cho khách hàng về sản phẩm và nguồn gốc của nó, để phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tiếp theo là thuận tiện cho việc chuyên chở và vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài đồng thời nó giúp bảo vệ sản phẩm và dễ dàng cho việc sử dông. Bao gói là một quyết định quan trọng cho sản phẩm trong marketing quốc tế vì:
Mức độ yêu cầu về bảo vệ sản phẩm về phương diện vật chất trên thị trường quốc tế thường quan trọng hơn so với marketing sản phẩm trên thị trường nội địa.
Bao gói là một trong những yếu tố chủ chốt của việc phát triển nhãn hiệu trên các thị trường quốc gia khác nhau. Nó giúp cho người tiêu dùng quốc tế nhận ngay ra nhãn hiệu và những đặc tính cơ bản của sản phẩm liên quan đến khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.
Vì các sản phẩm của EXSECO không có nhãn hiệu đồng thời các sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng thì đều mang nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nên công ty chỉ chú trọng đến việc bao gói sản phẩm sao cho bảo vệ sản phẩm được tốt nhất, chất lượng được đảm bảo khi đến tay các nhà nhập khẩu.
Với hàng nông sản rất dễ bị hấp hơi, mốc nếu bao gói quá kín vì chúng vẫn hô hấp. Do vậy, trong việc vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu công ty không sử dụng tói nilon để đóng gói mà thường đóng hàng vào các bao tải đay sau đó mới cho vào các bao tải dứa. Bao tải đay rất thoáng do vậy khi xếp hàng nông sản vào chúng sẽ không bị bí hơi đồng thời có líp bao tải dứa bên ngoài có tác dụng đảm bảo cho các bao đỡ bị rách trong quá trình vận chuyển, gây ảnh hưởng đến số lượng hàng giao. Khi vận chuyển công ty thường sử dụng loại container 20 feet để xếp hàng, bên ngoài có ghi rõ kí hiệu giữ khô ráo, do trong quá trình vận chuyển bằng đường biển , nếu để hàng bị Èm thì chúng rất dễ bị giảm chất lượng.
Với mặt hàng thủy hải sản và thủ công mỹ nghệ , các sản phẩm đều được bao gãi theo yêu cầu và quy định của các nhà nhập khẩu còng như các yêu cầu của nước đó về bao bì sản phẩm nhập khẩu, đảm báo các sản phẩm giữ đúng các tiêu chuẩn đã cam kết. Ví dụ đối với các sản phẩm xuất khẩu sang EU là khu vực có những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về các hàng hóa nhập khẩu vào nước mình thì bao bì công ty sử dụng phải làm từ những chất liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường, phải hạn chế tối đa sự có mặt của các nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ, tàn tro khi đốt cháy hay chôn bao bì. Đối với các nước trong khu vực ASEAN thì các yêu cầu về bao gãi Ýt chặt chẽ hơn, không yêu cầu về bao bì phải sử dụng như khu vực EU.
Phát triển sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Đối với các mặt hàng là thủy hải sản, nông sản đó là những sản phẩm đáp ứng những nhu cầu cơ bản giống nhau cho nên công ty sử dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa cho những sản phẩm này. Đây là những sản phẩm mà người tiêu dùng ở khắp mọi nơi đều có nhu cầu sử dụng do vậy với những mặt hàng này công ty có thể xuất sang nhiều nước khác nhau, nhiều khu vực khác nhau do đó có thể tăng khối lượng tiêu thụ nhờ đó mà công ty có thể mua được sản phẩm đầu vào với giá rẻ hơn do có thể nhận đươc chiết khấu do khối lượng sản phẩm công ty mua lớn.
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ ( hàng mây tre đan, đồ gốm sứ, hay đồ nội thất, hàng thêu) thì công ty sử dụng chiến lược thích nghi sản phẩm. Chiến lược này được thể hiện ở việc thay đổi các đặc tính của sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường xuất khẩu khác nhau. Chiến lược này giả định rằng sản phẩm đáp ứng những nhu cầu giống nhau trên các thị trường bên ngoài khác nhau. Công ty có thể thay đổi cấu thành sản phẩm bán ở những thị trường khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên chức năng. Ví dụ như đối với người tiêu dùng thủ công mỹ Nhật Bản. Người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì? Nhà sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm và sản phẩm thể hiện tính truyền thống như thế nào? Trong đó yếu tố thứ 3 là quan trọng nhất được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có “hồn”, phải thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động và mang nét độc đáo riêng. Vì vậy mà các sản phẩm công ty xuất sang đây đều là những sản phẩm có mẫu mã sao cho mang đậm màu sắc truyền thống. Còn đối với người tiêu dùng Mỹ họ là những người thích những thứ thực tế, hiện đại và mang màu sắc cá nhân hơn vì vậy mà các mẫu hàng mà công ty muốn xuất sang Mỹ là những mẫu hàng mang màu sắc hiện đại....
1.3.3. Chính sách giá sản phẩm xuất khẩu.
Việc xác định giá trong xuất khẩu là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về giá đối với những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đó ở trong nước mà còn phải cạnh tranh cả với những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đó ở những nước khác. Việc xác định giá sản phẩm xuất khẩu thể nào cho phù hợp , vừa đảm bảo mang tính cạnh tranh vừa đảm bảo doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận là một việc không hề dễ chút nào.
Việc xác định giá các sản phẩm xuất khẩu của công ty được dùa vào công thức:
Giá XK = Giá vốn hàng XK + Lợi nhuận dự kiến + Các loại thuế phải nép.
Giá xuất khẩu của công ty có thể thay đổi theo từng thời kì tùy theo những biến động của thị trường. Với mặt hàng nông sản, giá xuất khẩu thường xuyên biến động phụ thuộc vào sự biến động của cung cầu sản phẩm đó trên thị trường thế giới do đó việc xác định giá xuất khẩu rất khó khăn. Như giá cà phê tháng 3 năm 2010 là 1.370 USD/ tấn, đến 18/8 /2010 lại tăng lên 1.745USD/ tấn nhưng đến ngày 26/8 giá FOB lại giảm xuống chỉ còn 1.460 USD/tấn. Đến 10/2010 giá FOB là 1.755 USD/tấn. Mặt hàng điều còng tương tù, trong quý 3 năm 2010 do sản lượng điều của các nước Ên Độ, Brazil, Indonesia giảm mạnh trong khi nhu cầu lại tăng đột biến do đó đẩy giá điều tăng lên 7.810USD/tấn, sang đến 1/2011 thì giá điều xuất khẩu lại dần trở lại ổn định là 2.200 USD/tấn. Các mặt hàng nông sản khác cũng trong tình trạng tương tự.
Với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp so với giá của các sản phẩm của Trung Quốc thì vẫn đắt hơn do việc sản xuất vẫn manh món, quy mô nhỏ nên không tận dụng được lợi thế về quy mô, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, không thường xuyên có nhiều mẫu mã mới.
Hiện nay giá các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu đều được tính bằng giá FOB. Giá FOB được tính xuất phát từ mức giá được thị trường xuất khẩu chấp nhận sau đó trừ đi các khoản chi phí và thuế liên quan đến vận tải quốc tế và phân phối tại thị trường nước mua. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ hết trách nhiệm với hàng hóa khi hàng hóa được giao lên boong.
Về chiết khấu thương mại công ty chỉ áp dụng 2 loại chiết khấu đó là chiết khấu cho những khách hàng thanh toán ngay với mức chiết khấu là 2/10 net 30. Loại chiết khấu thứ 2 là chiết khấu dành cho những khách hàng có khối lượng mua lớn và có mối quan hệ làm ăn ổn định, lâu dài( mức chiết khấu có thể từ 5% đến 10%) . Với những khách hàng mà công ty tin tưởng công ty có thể chấp nhận phương thức thanh toán sau.
Ngoài ra công ty còn định giá theo địa lý với những khách hàng ở các nước khác nhau, những khu vực khác nhau để bù đắp chi phí vận chuyển.
1.3.4. Chính sách phân phối hàng hóa của công ty.
Hiện nay công ty đang có mối quan hệ làm ăn với rất nhiều nước trên thế giới do vậy việc phân phối hàng hóa như thế nào để hàng hóa có thể đến được với nhà nhập khẩu theo đúng thời gian quy định lại vừa đảm bảo về mặt chi phí cho doanh nghiệp là điều đang được công ty hết sức quan tâm. Hiện nay hình thức phân phối hàng của công ty là hình thức xuất khÈu gián tiếp. Đây cũng là hình thức xuất khẩu phổ biến mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Với việc áp dụng hình thức này giúp người xuất khẩu thâm nhập nhanh chóng vào thị trường và gặp Ýt rủi ro hơn.
Các sản phẩm của công ty đều là những mặt hàng thực phẩm có thời gian sử dụng ngắn và việc bảo quản thực phẩm hết sức quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm nên công ty lùa chọn kênh phân phối ngắn.
Với các loại nông sản là cà phê, hạt tiêu, điều, chè thì chủ yếu là công ty xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho các nhập khẩu, sau đó các sản phẩm đó sẽ được sơ chế lại để bán và xuất khẩu sang các nước khác mô hình như sau:
Nhµ s¶n xuÊt níc ngoµi
Nhµ nhËp khÈu níc ngoµi
C«ng ty EXSECO
Đối với các thị trường tiêu thụ như Nhật, Australia, Nga, EU chủ yếu là nhập các sản phẩm là thành phẩm như hàng thủ công mỹ nghệ, mực khô, tôm, cá đông lạnh... thì kênh phân phối được mô tả như sau.
Ngêi tiªu dïng
Nhµ nhËp khÈu níc ngoµi
C«ng ty EXSECO
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy, công ty sau khi chuyển giao các sản phẩm của mình cho các nhà xuất khẩu là công ty hết trách nhiệm. Công ty không tiếp xúc được với thị trường, với người tiêu dùng cuối cùng nên không thể nắm bắt được nhu cầu, sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng cuối cùng. Điều này làm công ty không thể chủ động xuất khẩu các sản phẩm của mình mà phải phụ thuộc vào những nhà nhập khẩu, điều này có thể gây thiệt thòi cho công ty do bị các nhà nhập khẩu Ðp giá.
1.3.5. Chính sách xúc tiến.
Hiện nay các hoạt động xúc tiến của công ty vẫn chưa tõ nét. Các hoạt động marketing đều do phòng kinh doanh đảm nhận.
Công ty cũng đã tiến hành quảng cáo trên một số trang web dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tuy nhiên việc quảng cáo đó cũng vẫn hết sức đơn giản chỉ dừng lại ở những thông tin cơ bản về Công ty và sản phẩm của công ty. Hình thức chào hàng chủ yếu là gửi đến các nhà nhập khẩu các mẫu hàng kèm theo những miêu tả về sản phẩm và bảng giá.
Trong một số năm gần đây công ty còng đã tham gia một số hội trợ triển lãm nhưng vẫn chỉ dừng lại ở những triển lãm được tổ chức ở trong nước.
Nhìn chung các hoạt động xúc tiến của công ty vẫn rất mờ nhạt và chưa nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty.
1.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty EXSECO.
1.4.1. Những thành tựu.
Thứ nhất : khi bước vào thời kỳ mở cửa cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu, công ty đã bám sát thị trường, thực hiện các biện pháp thâm nhập và phát triển nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty không những duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên những thị trường truyền thống mà còn luôn tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới, từ năm 2006 công ty mới có quan hệ làm ăn 16 nước đến năm 2010 công ty đã có mối quan hệ làm ăn với hơn 30 nước, khu vực các thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng từ Châu Âu đến các nước thuộc khu vực Bắc A, vùng Trung Đông. Nhờ vào việc tích cực mở rộng thị trường mà kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng qua các năm, tỉ trọng xuất khẩu ngày càng tăng năm 2008 chiếm 57,65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, năm 2009 tăng lên chiếm 73.8% sang năm 2010 chiếm 64,63%. Tương ứng với đó là doanh thu từ xuất khẩu không ngừng tăng lên năm 2008 đạt 22.838.814 USD, năm 2009 đạt 38.326.320 USD, năm 2010 đạt 23.926.506 USD.
Thứ hai : Công ty đã thực hiện được đa dạng hóa các sản phẩm để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Các sản phẩm của công ty khá đa dạng bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm với nhiều mặt hàng khác nhau như nông sản bao gồm cà phê, hạt tiêu, điều, chè, đậu..., thủy hải sản như mực khô, tôm, cá đông lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ. Với việc xuất khẩu đa dạng sản phẩm như vậy giúp cho công ty thỏa mãn được các nhu cầu khác nhau của các nhà tiêu dùng và các nhà nhập khẩu. Việc đa dạng hóa sản phẩm cũng góp phần rất lớn vào việc làm tăng kim ngạch xuất khẩu và mang lại lợi nhuận cho công ty, làm giảm bớt rủi ro cho công ty.
Thứ ba: công tác bảo quản và vận chuyển sản phÈm luôn được công ty quan tâm để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi sản phẩm được trao cho khách hàng. Do công ty xuất khẩu nhiều mặt hàng nên để bảo đảm chất lượng sản phẩm công ty có kho chứa hàng riêng cho từng loại hàng. Các mặt hàng nông sản luôn được bảo quản ở những nơi khô ráo, đảm bảo sản phẩm không bị Èm, mốc. Đối với các sản phẩm thủy hải sản luôn có kho đông lạnh để trữ đông ở nhiệt độ -18oC đến -25oC
Công tác vận chuyển sản phẩm cũng được công ty quan tâm. Công ty thường dùng các loại xe chuyên dùng để chuyên chở, công tác bảo quản sản phẩm trong khi vận chuyển cũng được tổ chức một cách khoa học và hợp lý.
Thứ tư: Các sản phẩm của công ty đều có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Cà phê và hồ tiêu đều được lấy từ khu vực Tây Nguyên, nổi tiếng về 2 loại sản phẩm này. Với mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì công ty đều lấy từ những làng nghề truyền thống: gốm sứ lấy ở Bát Tràng, xưởng mây tre sơn mài tại Hà Bắc, xưởng gô tại Linh Lam do vậy các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo về chất lượng.
Thứ năm: Là một doanh nghiệp trực thuộc liên minh hợp tác xã Việt Nam nên công ty cũng nhận được sự quam tâm, giúp đỡ cũng như sự chỉ đạo của Liên minh trong công tác thu mua nguyên liệu, các mối quan hệ với những người nông dân cũng như giới thiệu các bạn hàng cho công ty.
1.4.2. Tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty EXSECO.
Thứ nhất: Công tác nghiên cứu thị trường chưa được công ty chú trọng và quan tâm. Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ta thấy không có phòng nghiên cứu thị trường, việc quyết định sản phẩm được xuất khẩu sang nước nào hay xuất khẩu những gì đều do ban giám đốc quyết định. Do vậy các sản phẩm mà công ty xuất khẩu sang nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nên giá trị xuất khẩu một số mặt hàng vẫn chưa cao.
Thứ hai: công tác thu thập thông tin, thu nhận những ý kiến phản hồi hay những đóng góp của khách hàng vẫn chưa được công ty quan tâm. Công ty quan niệm giao hàng cho khách hàng xong là hết trách nhiệm.
Thứ ba: Giá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp vẫn cao hơn so với một số nước khác như Trung Quốc, mẫu mã các sản phẩm chưa đa dạng, Ýt được cải tiến. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu vẫn chưa được đánh giá cao, giá trị mang về thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Thứ tư: hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty vẫn mang tính thời vụ, từng chuyến một
Thứ năm: công ty chưa quan tâm đến việc xây dựng riêng cho mình một hệ thống phân phối hoàn chỉnh để có thể kiểm soát được hoạt động phân phối hàng hóa của mình, các hoạt động phân phối đều do các nhà nhập khẩu thực hiện
1.4.3. Nguyên nhân những tồn tại.
Thứ nhất: công ty chưa coi trọng việc nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường bị coi nhẹ và không được đầu tư thích đáng. Đây cũng là thực trạng chung của đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các quyết định về xâm nhập thị trường hay quyết định về sản phẩm đều do ban giám đốc đưa ra dùa trên những mối quan hệ hay thông tin có được của ban giám đốc hoặc do các cán bộ phòng kinh doanh của công ty đưa ra trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu hoặc các thông tin có sẵn. Công ty chỉ làm sao tìm kiếm những thị trường nào mà mình có thể xuất khẩu sang chứ không thực hiện việc nghiên cứu thị trường
Thứ hai: công ty chưa có một đội ngò các cán bộ am hiểu về lĩnh vực marketing nói chung và marketing xuất khẩu nói riêng. Số lượng các cán bộ trẻ tuổi nhanh nhạy và có năng lực còn rất Ýt, các cán bộ lãnh đạo của công ty cũng không có chuyên môn về marketing xuất khẩu nên hoạt động marketing xuất khẩu không được rõ nét và bài bản.
Thứ ba: việc lưu trữ thông tin vẫn theo phương pháp giấy tờ, chưa áp dụng nhiều phương tiện hiện đại, các mô hình cũng chưa có.
Thứ tư: các sản phẩm nông sản của công ty xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm thô mới qua sơ chế nên giá trị xuất khẩu không cao.
Thứ năm: công ty vẫn chưa có những biện pháp chủ động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chưa có những tiêu chí để lùa chọn thu mua sản phẩm mà chỉ nhằm mua đủ khối lượng cần thiết cho nên mức độ đồng đều về sản phẩm vẫn chưa cao, chất lượng không ổn định các sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng thực phẩm, sản phẩm vẫn chứa nhiều hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật nên chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản phẩm nhập khẩu ở một số nước có tiêu chuẩn cao như các nước thuộc khu vực Châu Âu.
Thứ sáu: công ty vẫn chưa xây dùng cho mình mét mạng lưới thu mua sản phẩm chặt chẽ và mật thiết, các cán bộ thu mua chưa có chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc. Công ty chưa thiết lập được một mạng lưới thu mua hàng ổn định từ các địa phương, vẫn thực hiện gom hàng xuất khẩu từ bất kì nơi nào có hàng mà công ty cần kể cả mối cũ và mối mới nên khiến hàng xuất khẩu của công ty không đồng nhất về chất lượng và rất bị động trong cung ứng hàng. Hơn nữa gần đây có nhiều các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và mới đây nữa là sự xuất hiện của các công ty thu mua nước ngoài với tiềm lực lớn tiến hành thu mua do vậy việc thu mua sản phẩm của doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn nhất định.
Thứ bảy: với hàng thủ công mỹ nghệ công ty chủ yếu là lấy theo đơn đặt hàng của khách hàng, khối lượng vẫn còn khiêm tốn nên giá thành cao hơn do không tận dụng được lợi thế về quy mô. Hơn nữa công ty thường đặt hàng ở những làng nghề truyền thống nên mẫu mã và thiết kế sản phẩm rất Ýt khi thay đổi.
Thứ tám: công ty vẫn chưa vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể trong một thời gian dài, có chăng đó chỉ là kế hoạch quý, năm. Các hoạt động marketing hầu như không có, chính sách giá và phân phối không mang tính chiến lược lâu dài, công ty vẫn chưa thể xây dùng cho mình một mạng lưới phân phối hay những đại lý, văn phòng đại diện ở nước ngoài do vậy mà việc thu thập thông tin từ thị trường vẫn hết sức khó khăn.
Thứ chín: tình trạng thiếu vốn, là công ty TNHH một thành viên cho nên các nguồn lực của công ty vẫn bị hạn chế tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 85.doc