Chuyên đề Giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Vinateximex

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 3

I. Thị trường xuất khẩu và sự cần thiết khách quan của phát triển thị trường xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 3

1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và đo lường thị trường xuất khẩu 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp 3

1.3.Đo lường thị trường xuất khẩu 4

1.3.1.Đo lường thị trường hiện tại của doanh nghiệp xuất khẩu 4

1.3.2.Đo lường thị trường tiềm năng của doanh nghiệp xuất khẩu 4

2. Yêu cầu khách quan của việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với các công ty xuất nhập khẩu 5

2.1. Tính tất yếu khách quan của phát triển thị trường xuất khẩu. 5

2.2. Thực chất của phát triển thị trường xuất khẩu 6

3. Chức năng và vai trò của Marketing đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 7

II.Phát triển thị trường xuất khẩu theo định hướng Marketing. 8

1. Khái niệm về Marketing, Marketing quốc tế và Marketing xuất khẩu. 8

2. Qúa trình tiến hành Marketing xuất khẩu. 8

3. Nội dung của Marketing xuất khẩu 9

3.1. Nghiên cứu thị trường thế giới 9

3.2. Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới 11

3.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường thế giới. 11

3.2.2. Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới 13

3.3. Chính sách sản phẩm quốc tế. 16

3.3.1.Định nghĩa: 16

3.3.2. Qúa trình hình thành và phát triển một sản phẩm 17

3.3.3. Quyết định hệ sản phẩm 18

3.4. Định giá sản phẩm quốc tế. 19

3.4.1.Định nghĩa: 19

3.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá xuất khẩu 19

3.4.3. Chiến lược định giá xuất khẩu cơ bản: 20

3.5. Thông tin & xúc tiến Marketing xuất khẩu. 21

3.5.1. Khái niệm: 21

3.5.2. Các quyết định thông tin và xúc tiến xuất khẩu 21

3.5.3 Chiến lược và chương trình xúc tiến hỗn hợp 22

3.6. Phương pháp xuất khẩu và hệ thống phân phối hàng hóa. 23

3.6.1. Phương pháp xuất khẩu 23

3.6.2. Hệ thống phân phối: gồm 2 hệ thống 23

4. Triển khai chiến lược Marketing 24

4.1. Chiến lược đa dạng hoá và phát triển sản phẩm cho thị trường hiện tại 24

4.2. Chiến lược Marketing cho thị trường mới với các sản phẩm hiện hữu và sản phẩm mới 25

4.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và chiến lược marketing các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu mục tiêu 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VINATEXIMEX THEO ĐỊNH HƯỚNG MARKETING 27

I. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần SX-XNK dệt may Vinateximex 27

1. Quyết định thành lập: 27

2. Khái quát tình hình kinh doanh xuất khẩu trong những năm gần đây. 28

3. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh 29

II.Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Vinateximex 30

1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty. 30

1.1. Kim ngạch xuất khẩu. 30

1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty 30

1.3. Thị trường xuất khẩu 31

1.4. Phương thức xuất khẩu 32

2. Thực trạng phát triển thị trường của công ty. 32

2.1. Thực trạng về nhận dạng và phân tích thời cơ phát triển thị trường xuất khẩu của công ty. 32

2.2. Thực trạng việc triển khai các chiến lược Marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu 34

2.3. Thực trạng sử dụng các tham số Marketing-mix trong việc phát triển thị trường hiện có và thị trường tiềm năng. 37

3. Kết quả mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may của công ty. 41

3.1. Phát triển sản phẩm: 41

3.2. Phát triển địa lí thị trường: 42

3.3. Phát triển khách hàng 43

3.4. Phát triển về thị phần và doanh số xuất khẩu 43

III. Đánh giá hoạt động Marketing nhằm phát triẻn thị trường xuất khẩu của công ty 44

1. Thành công trong phát triển thị trường của công ty trong những năm gần đây. 44

2. Hạn chế 44

3. Nguyên nhân thực trạng: 45

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 47

I.Thực trạng môi trường xuất khẩu dệt may trên thế giới và tại Việt Nam. 47

1. Thực trạng ngành xuất khẩu dệt may ở các nước trên thế giới. 47

2. Bốn xu hướng trong thương mại dệt may thế giới hiện nay. 51

3. Thực trạng ngành dệt may của Việt Nam trong những năm gần đây. 51

II. Một số dự báo và định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của Vinateximex trong thời gian qua. 55

1. Một số dự báo thay đổi môi trường và thời cơ, thách thức với hoạt động xuất khẩu của công ty. 55

2. Một số dự báo thị trường xuất khẩu của ngành, của công ty. 57

3. Mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Vinateximex 59

4. Phân tích mô hình SWOT của công ty 63

III. Giải pháp marketing chủ yếu nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của Vinateximex thời gian tới. 65

1. Tăng cường công tác thông tin, nghiên cứu, phân tích thị trường xuất khẩu và nâng cao hiệu lực quản trị thời cơ xuất khẩu của Vinateximex 65

2. Thực hành Marketing mục tiêu trên thị trường xuất khẩu hiện tại. 68

3. Tăng cường nỗ lực và hiệu lực marketing-mix trên thị trường xuất khẩu hiện tại. 69

4. Tăng cường nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm mới, dịch vụ mới, công nghệ mới và thị trường xuất khẩu mới của công ty. 75

5. Giải pháp nâng cao nguồn lực nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường xuất khẩu của Vinateximex. 76

5.1. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và của công ty trên thị trường xuất khẩu. 76

5.2. Phát triển đầu tư nâng cấp công nghệ 77

5.3. Tổ chức bộ phận và nhân sự marketing của công ty. 77

5.4. Xây dựng và đảm bảo ngân quỹ Marketing xuất khẩu 78

5.5. Phát triển đào tạo cán bộ nhân viên 79

5.6. R&D áp dụng thương mại điện tử và marketing điện tử 79

IV. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp 80

1. Kiến nghị với quản lí nhà nước 80

2. Kiến nghị với tập đoàn dệt may Việt Nam 81

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Vinateximex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khẩu theo hình thức XK trực tiếp (Đơn vị tính: USD) Năm 2005 2006 2007 Gía trị FOB 921.451 2.545.341,7 4.009.157 (Nguồn: công ty Vinateximex) Điều này cho thấy với hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty đã chủ động được việc cung cấp nguyên liệu và tiếp cận thị trường quốc tế. Đây là hình thức xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Trong số những mặt hàng chủ đạo mà công ty xuất khẩu trực tíêp ra nước ngoài thì thỉ trọng của mặt hàng may mặc là lớn hơn cả.Có thể thấy, việc xuất khẩu sản phẩm nguyên chiếc đã giúp công ty thu về được một lượng ngoại tệ khá lớn trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của năm 2007. B2.9-Gía trị FOB của một số mặt hàng của công ty năm 2007 (Đơn vị tính: USD) Năm 2005 2006 2007 May mặc 897.128 1.997.426 3.345.781 dệt kim 91.567 375.109.3 908.912 Khăn bông 102.459 502.001,4 453.578 Hàng khác 30.297 370.805 500.886 Tổng 1.121.451 3.245.341,7 5.209.157 (Nguồn: Phòng kinh doanh XNK) Thực trạng chiến lược marketing thâm nhập thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. Mọi hoạt động nghiên cứu marketing chỉ có hiệu quả nếu công ty lựa chọn được một thị trường phù hợp với năng lực và mục tiêu đã đặt ra.Muốn vây,cần phải tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu thông qua 2 bước sau: B1: phân chia các khu vực thị trường theo các tiêu thức cụ thể B2: trên cơ sở đó định ra thị trường tiềm năng B2.10-Bảng cơ cấu các thị trường trọng yếu của công ty năm 2007 Trong những năm gần đây công ty đã duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.Với thị trường Mĩ,EU,Nhật công ty đã thực sự tạo được chỗ đứng .Năm 2007 công ty đã có thêm được một số khách hàng mới như: Hàn quốc, nam phi, canada…Bên cạnh các thị trường tiềm năng này công ty đang khôi phục lại thị trường SNG và Đông âu ,ngoài ra còn mở rộng quan hệ sang một số nước như: Hy Lạp.Phần Lan. 2.3. Thực trạng sử dụng các tham số Marketing-mix trong việc phát triển thị trường hiện có và thị trường tiềm năng. Sản phẩm: Công ty đăng kí Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của ngành dệt may. Thị trường Mĩ là một thị trường tiềm năng, chỉ tính riêng trong năm 2007 tỉ trọng hàng xuất khẩu qua Mĩ đã chiếm khoảng 18.3% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.Tuy nhiên đây là một thị trường khó tính, khắt khe trong việc quản lí chất lượng vì vậy công ty đã phải hoàn thiện hơn bộ máy quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.Nhờ đầu tư đúng mức nên trong những năm qua việc đa dạng hoá hàng xuất khẩu đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại cho công ty những thành công lớn. Quảng bá thương hiệu: Công ty đã in tờ rơi và in tập tài liệu giới thiệu các sản phẩm chủ yếu và truyền thống đối với khách hàng trong và ngoài nước, ngoài ra còn đăng quảng cáo giới thiệu doanh nghiệp trên tạp chí Dệt – May, tham gia triển lãm…Trong thời gian tới để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế Công ty phải xây dựng giá bán hợp lý mang tính cạnh tranh đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty đang áp dụng Tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.Hệ thống quản lý chất lượng của công ty thống nhất quản lý toàn bộ quá tình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty chịu trách nhiệm với công việc của mình cũng như được chủ động tham gia vào các hoạt động cải tiến và đóng góp vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng sử dụng. B2.11-Sản lượng sản phẩm qua các năm Đơn vị: Sản phẩm sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng tỷ trọng sản lượng tỷ trọng sản lượng tỷ trọng Áo sơmi 411,180 10,06% 565,780 10,71% 753,000 13,44% Áo jacket 430,985 10,54% 480,570 9,09% 854,830 15,26% quần 1,517,000 37,11% 1,660,000 31,43% 1,893,000 33,79% quần áo dệt kim 1,326,000 32,44% 1,658,000 31,39% 1,546,000 27,59% bảo hộ lao động 402,000 9,85% 917,000 17,37% 556,000 9,92% tổng cộng 4,087,165 100% 5,281,350 100% 5,602,830 100% Hệ thống phân phối: mạng phân phối nước ngoài đều do các nhà nhập khẩu đảm nhiệm, việc lựa chọn kênh phân phối sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất vẫn là bỏ ngỏ.Hơn nữa, vệc phân phối thông qua nhà nhập khẩu khiến công ty ở trong tình trạng bị động, không tự chủ về thị trường và không có sự hiểu biết để thâm nhập thị trường sâu hơn.. B2.12- Sơ đồ kênh phân phối của công ty Công ty Các tổ chức thương mại Gia công Môi giới Nhà NK Nhà NK Nhà NK Các tổ chức TN ở nước NK Các tổ chức TN ở nước NK người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy,các quyết định lựa chọn thành viên kênh phân phối của công ty cần phải dựa trên lĩnh vực kinh doanh,hệ thống cơ sở, khả năng tài chính,thái độ hợp tác.Do hạn chế về khả năng tài chính, mặt khác là một công ty trực thuộc tổng công ty nên chủ yếu công ty bán buôn hay nhập khẩu qua trung gian.Đây là một khó khăn mà công ty đang tìm cách khắc phục.Công ty đã lập được chi nhánh ở khắp mọi nơi trên đất nước, thuận tiện cho việc vận chuyển và nhận hàng ở khắp các cảng biển, tuy nhiên,việc quản lí và kiểm soát sẽ hết sức phức tạp nhưng công ty cũng đã từng bước khắc phục được tính trạng này.Công ty có hệ thống riêng các cửa hàng chuyên giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty.Ngoài ra, công ty còn đặt các gian hàng ở các siêu thị và do chính nhân viên của công ty trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm của công ty. Chính sách giá:Với mặt hàng quần sợi bông (cat. 347/348) giá hiện nay là 120 USD/tá CIF, khi giá hạn ngạch là 40 USD/tá được bỏ, giá CIF sẽ chỉ còn 80 USD/tá - giảm tới 1/3 so với trước năm 2005. Mặt hàng sơ mi nam (cat. 340), mặt hàng thế mạnh của nhiều DN dệt may Việt Nam giá có thể giảm tới 33% khi giá hạn ngạch là 25 USD/tá sẽ bị bỏ, giá mặt hàng này sẽ từ 75,82 USD/tá xuống chỉ còn 50 USD/tá.Trước sức ép giảm giá của dệt may sau 2004, khó khăn nhất với dệt may Việt Nam là tới 70% sản phẩm xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại thực hiện theo phương thức bán gia công. Do phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nước ngoài, hàng dệt may của Việt Nam bị đội giá tới 20-30%. Điều này cho thấy,bản thân công ty nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì cần phải xem xét yếu tố giá cả trên tất cả các phương diện.Cạnh tranh ngày càng gay gắt,nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng nhưng kéo theo đó là yêu cầu về sản phẩm giá rẻ,chất lượng tốt,nhiều mẫu mã lại đang là áp lực mà công ty nói riêng và toàn ngành dệt may nói chung đang phải chịu.Vì vậy,chính sách giá của công ty sử dụng phải hợp lí để có thể vừa giữ lại vừa mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Về các mặt hàng chủ yếu của công ty là hàng may mặc, công ty sử dụng chính sách giá rất khác nhau, giá ở hệ thống các siêu thị cũng như các cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm của công ty là giá bán lẻ và nó được quy định cùng một giá do công ty đề ra.Mặt khác, giá do các đơn đặt hàng hoặc giao với khối lượng lớn thì công ty sử dụng chính sách giá bán buôn. Xúc tiến thương mại: không bỏ lỡ các cơ hội phát triển tại thị trường nước ngoài ,công ty đã chú trọng tới việc tham gia hội chợ triển lãm hàng may mặc trong và ngoài nước nhằm quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình.Ngoài ra công ty còn tổ chức và tài trợ các chương trình thời trang để tìm kiếm khách hàng.Mặt khác công ty chú trọng xây dựng hệ thống cửa hàng trưng bày,giới thiệu sản phẩm.Tuy nhiên,khi tham gia hội chợ công ty còn nặng về doanh thu chưa thục sự chú trọng quảng cáo.Việc thiết lập, tạo mối quan hệ giữa công ty với bạn hàng, với các cơ quan chức năng của nhà nước còn kém.Do đó, mỗi khi có công việc,công ty thường gặp phải những khó khăn trong việc tìm hướng giải quyết và hầu như công ty chỉ có quan hệ với các doanh nghiệp trong ngành dệt may hay thuộc lĩnh vực mà mình quan tâm.Hơn nữa,khả năng tìm hiểu, tiếp cận thông tin hiện nay của công ty cũng còn nhiều bị động.Nhận thức được vai trò quan trọng của thông tin, trong thời gian qua công ty cũng đã chú trọng vào việc khai thác thông tin bằng nhiều cách và bước đầu đã thu thập được khá nhiều thông tin.Tuy vậy, khả năng sử lý, phân loại thông tin còn kém ,.chất llượng thông tin bị giảm do phải qua quá nhiều khâu…khiến cho nhiều khi công ty đã nắm được thông tin nhưng vẫn bị lỡ mất cơ hội. 3. Kết quả mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may của công ty. 3.1. Phát triển sản phẩm: Trong những năm gần đây sản phẩm của công ty đã dần được đa dang hoá và từng bước nâng cao về chất lượng.Ngoài sản phẩm chính là hàng may mặc thì hàng dệt kim và khăn bông đem lại doanh thu khá lớn và có tính ổn định cao. Mặt hàng may mặc là mặt hàng chủ yếu đem lại doanh thu cho công ty. Mặt hàng này gồm có sản phẩm áo jacket chiếm tỷ trọng lớn tiếp đến là áo sơ mi.Bên cạnh mặt hàng truyền thống công ty cũng phát triển thêm nhiều mặt hàng với phong cách và mẫu mã như: khăn mặt, quần áo bảo hộ lao động, vải bò, hàng thêu ren.. B2.13-Bảng cơ cấu mặt hàng của công ty (Đơn vị %) Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Bông 22.4 22.78 Xơ sợi 17.05 11.04 Khăn bông 13.05 11.46 May xuất khẩu 8.25 9.52 Vải xuất khẩu 6.95 5.2 Bảo hộ lao động 3.19 4.76 Xơ nội địa 1.6 1.8 Dệt kim 2.6 3.7 Mặt hàng khác 24.91 29.74 3.2. Phát triển địa lí thị trường: Hiện, công ty đã nối lại quan hệ với một số nước Đông âu và phát triển thêm quan hệ mua bán với các nước Châu Phi. B2.14-Tỉ trọng thị trường xuất khẩu của công ty Thị trường Tỷ trọng (%) Châu Mĩ 30.12 Châu Âu 29.4 Châu Á 29.18 Châu Úc 7.3 Châu Phi 4 (Nguồn: công ty Vinateximex) 3.3. Phát triển khách hàng Ngoài một số khách hàng quen thuộc của mình, trong năm 2006 trở lại đây công ty đã kí kết thêm được với một số đối tác mới như: B2.15-Bảng các khách hàng mới của công ty STT Khách hàng Thị trường 1 Chinaraer Hồng kông 2 Hansa Co.LTD Đài Loan 3 Lesure Apprelis Hoa kì 4 Poceslin Đức 5 Seidensticker Nhật 6 Mainwaer Fashion Hàn Quốc 7 Youngshin Trading Nga 8 S.T Peter Nam phi 9 First Concern A/S Hoa kì (Nguồn: công ty Vinateximex) 3.4. Phát triển về thị phần và doanh số xuất khẩu Nhờ có sử dụng một số giải pháp marketing vào việc thúc đẩy xuất khẩu từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu trên phạm vi thế giới mà trong những năm gần đây, công ty đã có được những kết quả kinh doanh rất khả quan. B2.16-Kết quả kinh doanh từ năm 2005-2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu 545,356(tđ) 720 (tđ) 788,475 (tỷ đồng) Kim ngạch xk 3.215.711 $ 5.753.427,4 $ 8.219.182 $ Kim nghạch xuất khẩu : KNXK giá thanh toán thực hiện năm 2007 đạt 8.219.182 USD bằng 92% kế hoạch Công ty , bằng 130% kế hoạch Tập đoàn giao năm 2007, bằng 150% thực hiện năm 2006.Đây thực sự là một con số đáng mừng. III. Đánh giá hoạt động Marketing nhằm phát triẻn thị trường xuất khẩu của công ty 1. Thành công trong phát triển thị trường của công ty trong những năm gần đây. Hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu của công ty là một trong những hoạt động quan trọng của chiến lược marketing nói riêng và của toàn công ty nói chung.Nó là tổng hợp của nhiều hoạt động marketing vì vậy không chỉ đơn thuần là tìm hiểu và phát triển thị trường mà là cả hướng đi cho quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty.Cho đến nay, hoật động phát triển thị trường của công ty thực hiện khá tốt, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, nhất là lượng hàng xuất khẩu trong năm tăng lên và thị trường tiêu thụ khá hoàn chỉnh. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp phan tích tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm và luôn đưa ra mức giá hợp lí khi đàm phán hợp đồng và đảm bảo có lãi cho công ty.Công ty luôn chủ động và nỗ lực trong việc đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ, đảm bảo việc làm cho người lao động.Đến nay, công ty đã có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu, áp dụng được công nghệ tiên tiến của nhiều nước trên thế giới, tiến tới hiện đại hoá công nghệ dệt may.Sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, nắm bắt nhu cầu chính xác hơn, đa dạng hoá sản phẩm, khẳng định uy tín của công ty trên trường quốc tế. Thị trường được mở rộng hơn trong những năm gần đây.Đặc biệt là thị trường Mỹ.Công ty cũng đã tạo thêm được nhiều mặt hàng xuất khẩu, nâng cao mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng trong khu vực như SINGAPORE, PHILLIPIN, INDONEXIA, …Và mối quan hệ truyền thống với các nước EU, NHẬT BẢN. 2. Hạn chế Trong thời gian qua, ngành dệt may nói chung và công ty nói riêng vẫn chưa tận dụng được hết khả năng của mình do hạn chế ở những mặt như: xuất phát từ phía doanh nghiệp, từ phía nhà nước và từ tình hình chung của thế giới. Thiếu vốn đầu tư, máy móc trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu cho xuất khẩu cao.Cơ cấu sản phẩm còn nghèo nàn, trình độ thiết kế mẫu mã còn kém, mẫu mã còn nghèo nàn do chưa coi trọng về nhu cầu mẫu mốt, thông tin và tiếp cận thị trường còn kém. Công ty luôn bị động trong sản xuất, từ mẫu mã cho đến tiêu thụ sản phẩm đều do khách hàng đặt.Công ty có sức cạnh tranh kém các công ty Trung Quốc, Thái Lan, do chưa được đầu tư thích đáng. Hạn chế về trình độ tiếp cận thị trường xuất khẩu, kinh nghiệm hiểu biết và nắm bắt nhu cầu thị trường nước ngoài, công cụ xúc tiến thương mại tỏ ra kém hiệu quả do tổ chức không hợp lí và kém hiểu biết.Hạn chế về trình độ sản xuất của người lao động. 3. Nguyên nhân thực trạng: Nguyên nhân tích cực: việc Việt Nam gia nhập WTO đã có tác động tích cực đến toàn ngành dệt may nói chung và công ty nói riêng .Do được gỡ bỏ hạn ngạch ở một số thị trường lớn như Mĩ nên công ty có thể khai thác tối đa năng lực xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.Mặt khác,nhà nước cũng đang tích cực tăng cường các quan hệ ngoại giao giúp các ngành công nghiệp trong nước có nhiều cơ hội đặt quan hệ kinh tế với nhiều đối tác mới.Đồng thời, Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp chủ động mở rộng, đa dạng hóa các thị trường, nhất là thị trường Nhật Bản. Tận dụng tối đa cơ hội để có thể ký kết hiệp định đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này.Hơn nữa nhà nước cũng mở rộng diện được quyền xuất khẩu trực tiếp nên thuế giảm ,trợ cấp xuất khẩu bị bãi bỏ,những hạn chế về ngoại hối cũng từ đó được nới lỏng.Nhiều thủ tục hành chính cũng được giảm bớt giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng và chủ động hơn trong việc kí kết các hợp đồng xuất khẩu với đối tác .Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu qua từng năm đã có sự gia tăng đáng kể, giúp công ty đạt được những chỉ tiêu do Tập đoàn giao cho và có chỗ đứng ổn định và chắc chắn hơn trên thị trường xuất khẩu quốc tế. Nguyên nhân tiêu cực: Ngành may Việt Nam hiện còn nặng tính gia công, trong khi sử dụng đông đảo lực lượng lao động, nên lợi nhuận trên mỗi thành phẩm rất thấp. Đòi hỏi bức xúc của ngành này là tổ chức quản lý quy trình công nghệ sản xuất một cách linh hoạt và hiệu quả để tăng năng suất lao động, mới có thể cạnh tranh được với các quốc gia có thế mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ (năm 2005, năng suất của ngành dệt may Việt Nam được đánh giá bằng 70 % của Trung Quốc, Ấn Độ). Khả năng cạnh tranh của ngành này, vì thế phụ thuộc nhiều vào việc cải thiện năng suất .Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn từ các quốc gia như Trung Quốc,Ấn Độ, Bănglades..khiến cho toàn ngành dệt may và bản thân công ty nói riêng phải bị hạn chế về số lượng khách hàng.Hơn nữa giá đầu vào tăng cao, đồng USD mất giá ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận XK, các ngân hàng hiện vẫn cho vay với lãi suất cao, trong khi đơn giá gia công ngày càng thu hẹp.Mặt khác,trong hoạt động mở rộng thị trường công ty chưa thực sự có sự chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, phần lớn vẫn là khách hàng tự tìm đến và kí kết hợp đồng.Điều này làm hạn chế lượng đối tác đến đặt quan hệ kinh tế với công ty.Ngoài ra công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu đang ngày càng đa dạng của khách hàng chưa thực sự tốt.Vệc xây dựng những chiến lược xúc tiến nhằm đưa sản phẩm của công ty đến với thị trường thế giới vẫn chưa được đầu tư xác đáng.Bản thân công ty còn có nhiều bị động trong việc đưa chính sách ra cho từng chủng loại sản phẩm do sức ép từ khách hàng. Kết luận: tham gia vào sân chơi lớn (tổ chức thương mại thế giới WTO) với toàn ngành dệt may nói chung và đặc biệt là công ty Vinateximex nói riêng thì cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không ít.Việc gia nhập này tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp của ta tuy nhiên sức ép cạnh tranh thì ngày càng gay gắt. Chính vì lẽ đó bản thân công ty cần tìm hướng đi mang tính chiến lược lâu dài cho mọi hoạt động kinh doanh của mình.Muốn thế cần phải xây dựng một chiến lược marketing nhằm thúc đẩy thị trường xuất khẩu vốn là thị trường trọng yếu mà công ty đang hướng đến.Trong đó chú trọng tăng trưởng về chất lượng, vì tăng trưởng về chất lượng mới là tăng trưởng bền vững, đem lại hiệu quả về lâu dài. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX I.Thực trạng môi trường xuất khẩu dệt may trên thế giới và tại Việt Nam. 1. Thực trạng ngành xuất khẩu dệt may ở các nước trên thế giới. Hiện nay, ngành thương mại dệt may toàn cầu đạt gần 500 tỉ đô la Mỹ, và được dự đoán là sẽ đạt 800 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010.Hiệp định Đa sợi (MFA) về vấn đề hạn ngạch có hiệu lực năm 1974 để bảo hộ cho các ngành công nghiệp dệt may ở các nước tiên tiến. Hệ thống hạn ngạch đưa ra những hạn chế về số lượng đối với thương mại dệt may toàn cầu, nhưng nó cũng dành cho các nước nghèo thị phần dệt may nhất định. Hiệp định MFA hết hiệu lực năm 1994, nhưng trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) các mức hạn ngạch vẫn được áp dụng cùng với thỏa thuận rằng chúng sẽ bị xóa bỏ vào cuối năm 2004.Cho nên, từ ngày 1/1/2005, kỷ nguyên xóa bỏ hạn ngạch mới bắt đầu.Như vậy, từ 01/01/2005, hệ thống hạn ngạch được áp dụng hàng thập kỷ qua đã hoàn toàn bị xóa bỏ trên toàn thế giới, trừ Việt Nam và một số nước nhỏ khác. Việc xóa bỏ hạn ngạch đánh dấu một trong những thay đổi quan trọng của nền kinh tế thế giới.Nó dẫn tới những thay đổi quan trọng trong bức tranh toàn cảnh thương mại toàn cầu.Sự thay đổi về thị phần của ngành công nghiệp lớn mạnh này có thể giúp nhiều nước thoát khỏi cảnh đói nghèo và giảm tỉ lệ thất nghiệp ở nhiều khu vực. Thời điểm trước đó, phần lớn các nước đều biết rằng hiệp định MFA sẽ bị xóa bỏ, nên đã chuẩn bị cho sự thay đổi này trong nhiều năm, nhưng có thể hiểu rằng không phải tất cả các nước đều chuẩn bị đầy đủ cho sự khởi phát nhất định sẽ tới này, vì các nước chủ yếu tiêu thụ hàng dệt may đang cơ cấu lại nền kinh tế của họ, coi nhẹ sản xuất hàng dệt may. Điều đáng lo ngại hơn là các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển có thể bị thua thiệt, bởi đối với nhiều trong số các nước này, ngành may mặc là một mốc khởi đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Ngành công nghiệp may là công việc chuyên sâu và không đòi hỏi phải đầu tư nhiều như ngành dệt, và ngành này cũng tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn. Thế nhưng, trong lúc còn nằm trong trong các hệ thống hạn ngạch, các nước này đã không phát triển ngành may mặc quan trọng này, cho nên giờ đây, người dân ở các nước này có nguy cơ bị mất việc. Vì vậy, để thu được lợi nhuận khổng lồ, các nước đang phát triển nên đưa ra được khung giá thấp, năng suất cao hơn, cơ sở hạ tầng hiện đại, cải thiện các điều kiện làm việc, v.v Bởi nếu được chú trọng, ngành may mặc có thể tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm và giúp người dân thoát khỏi đói nghèo. Phần lớn các nước bị mất thị phần đều do quá phụ thuộc vào các hạn ngạch, vào các thỏa thuận thương mại tự do (FTA), hoặc các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA), thiếu sự liên kết ngược giữa ngành may và ngành dệt, và thiếu các mức dịch vụ tối thiểu. Trong khi các nước thắng lớn đã thông qua các chiến lược giá và giảm giá, thông qua chuyên môn hóa theo nhóm hàng, phối hợp với người mua để cùng phát triển sản phẩm và thiết kế, phân loại các mức dịch vụ, v.v. Các nhân tố quan trọng chung dẫn đến việc các nước tham gia nhỏ hơn bị giảm lượng hàng xuất khẩu là mức độ vốn nhân lực thấp, thiếu các liên kết với những hoạt động kinh tế khác trong nước, thiếu tập trung vào các hạng mục sản xuất tương tự và thị trường xuất khẩu của họ là thị trường cạnh tranh mạnh, phí vận chuyển và giao dịch cao, và cuối cùng là bị phân biệt đối xử trong hệ thống thương mại toàn cầu. Sự tăng trưởng ấn tượng của các nước Châu á trong năm đầu tiên hậu thời kỳ ATC chứng minh cho tiềm năng to lớn của khu vực này.Tuy nhiên, lợi nhuận có được lại không đồng đều, với việc Trung Quốc và ấn Độ đang đe dọa sự sống còn của những nước tham gia nhỏ hơn. Trong khi Trung Quốc thu được khoản lợi nhuận chắc chắn và khổng lồ, thì ấn Độ cũng đuợc kỳ vọng là thu được những lợi nhuận đáng kể. Cả hai nước này đều tăng thêm hàng triệu đô la đầu tư cho công nghệ.Tuy nhiên, cơn sóng lợi nhuận này cũng khó lường, vì các nước đang phát triển khác cũng đang nắm bắt thời cơ rất nhanh. Gần đây chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch 5 năm mới của họ để hiện đại hóa ngành công nghiệp dệt may nội địa. Kế hoạch này bao gồm việc chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị hơn, phát triển công nghệ, hỗ trợ liên doanh liên kết, tạo ra các thương hiệu quốc tế, dùng các loại sợi có khả năng thay thế và giảm bớt tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, những nhà nhập khẩu hàng may mặc sẽ không mạo hiểm với việc được ăn cả ngã về không bằng cách chỉ nhập hàng Trung quốc.Họ sẽ cần có thêm một số nhà cung cấp khác nữa để lựa chọn. Trong 15 tháng đầu tiên của kỷ nguyên xóa bỏ hạn ngạch, Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Việt Nam và CamPuChia đã thu được những lợi nhuận đáng kể. Phần lớn các nước đều cho rằng khi kỷ nguyên xóa bỏ hạn ngạch tới, họ sẽ không sống sót được, thế nhưng khủng hoảng đã không xảy ra vào năm 2005 mà năm 2008, khi các hàng rào bảo vệ bị dỡ bỏ, mới là năm khủng hoảng. Thế giới đang nhìn nhận khả năng của một kỷ nguyên mới sắp tới kỷ nguyên thương mại tự do vào năm 2009 với nhiều quan điểm khác nhau. Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ Năm 2005, hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ tăng lên 68,7 tỉ đô la, tăng gần 6% so với mức 64,8 tỉ đô năm 2004. Mức giá nhập khẩu nói chung giảm xuống trung bình gần 3,8% trong năm. Mặc dù có những thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) và những ưu đãi thương mại trong những năm gần đây, tỉ lệ phần trăm của tổng hàng may mặc nhập khẩu từ các nguồn miễn thuế vẫn giảm từ 26,2% năm 2004 xuống còn 24,7% năm 2005 tính theo giá trị. Năm 2005, lượng tiêu thụ hàng may mặc nhập khẩu ở Mỹ tăng lên 20 tỉ đơn vị, tăng gần 6, 1%. Số lượng hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ tăng lên 18,3 tỉ đơn vị, tăng gần 9,2%. Chủ yếu là tăng nhập khẩu hàng Trung Quốc trên quy mô lớn (chiếm 71%), trong khi hàng sản xuất của Mỹ lại giảm từ 2, 6 tỉ đơn vị năm 2004 xuống còn 2,2 tỉ.Hệ thống hạn ngạch khiến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, số lượng hàng nhập khẩu tăng cao, trả giá bằng chi phí cho sản xuất nội địa ngày càng giảm.Năm 2005, số lượng hàng sản xuất giảm gần 15, 4% so với năm 2004.Các hạn ngạch còn giúp người tiêu dùng Mỹ được lợi từ sự cạnh tranh về giá, đó là giá bán lẻ cũng giảm. Lượng hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2006 giảm bớt 6.613 triệu đô la, giảm gần 10,67% từ năm trước. Mặc dù lượng hàng nhập khẩu từ các nước láng giềng của Mỹ và từ các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs), gồm có Hàn Quốc và Đài Loan, trong năm 2005 và nửa đầu năm 2006 giảm, thì hàng nhập khẩu từ Hồng Kông vẫn tăng 24,22%, thêm 1.386 triệu đô la Mỹ. Hàng nhập khẩu từ Việt Nam tăng gần 30,40%, thêm 1.541 triệu đô la Mỹ, cùng với lượng hàng nhập khẩu từ các nước khác như Campuchia tăng gần 29,93%, thêm 950 triệu đô la Mỹ, Indonesia gần 27, 37%, thêm 1.695 triệu đô la Mỹ và Bangladesh gần 26,54%, thêm 1.334 triệu đô la Mỹ. 2. Bốn xu hướng trong thương mại dệt may thế giới hiện nay. Các nước phát triển tại Châu Âu, Bắc Mĩ và Châu Á tiếp tục bị giảm bớt thị phần do phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nước sản xuất hàng dệt may giá rẻ. Các nhà sản xuất đối tác của Hoa Kì và EU cũng bị giảm thị phần. Việc liên kết gia công Mêxico- Trung Mỹ tại Hoa Kỳ và Bắc Phi- Thổ Nhĩ Kỳ tại EU đã hạn chế bớt giảm sút của các nhà sản xuất này. Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may, mặc dù bị Hoa Kỳ và EU áp dụng chế độ hạn ngạch và kiểm soát nhập khẩu.Biện pháp chính được chính phủ Trung Quốc áp dụng trong năm 2006 là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, trong đó chú trọng tăng thị phần tại các nước châu Á. Các nước đang phát triển tại Châu Á tiếp tục được lợi từ những sản phẩm dệt may xuất khẩu giá rẻ của mình.Bangladesh, Campuchia và Việt Nam là những nước thắng lớn trong thời kì hậu hạn ngạch hàng dệt may thế giới, cùng với Trung Quốc. 3. Thực trạng ngành dệt may của Việt Nam trong những năm gần đây. Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20435.doc
Tài liệu liên quan