MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I:Tổng quan về cho vay đối với DNNQ của NHTM 3
1.1. Khái quát về DNNQD 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phân loại DNNQD 4
1.1.2.1. Phân loại theo loại hình doanh nghiệp ( phân định trách nhiệm và quản lí hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp )
gồm có: 4
1.1.2.2. Phân loại theo quy mô ( lao động và vốn đầu tư ) gồm: 4
1.1.2.3. Phân loại theo thành phần kinh tế 5
1.1.2.4. Phân loại theo ngành nghề kinh doanh. 5
1.1.3. Vai trò của DNNQD 5
1.1.3.1. Thu hút và phát triển tốt các nguồn lực trong nền kinh tế 5
1.1.3.2. Cung cấp hàng hoá – dịch vụ đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân trong nước và xuất khẩu. 7
1.1.3.3. Góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 8
1.1.3.4. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 8
1.1.4. Đặc điểm của DNNQD. 10
1.2. Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNQD 14
1.2.1. Khái niệm và vai trò cho vay của NHTM đối với DNNQD 14
1.2.2.Nguyên tắc cho vay 15
12.2.1. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng 15
1.2.2.2. Khách hàng phải cam kết hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thoả thuận 16
1.2.2.3. Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án/ dự án có hiệu quả 17
1.2.3. Phân loại cho vay DNNQD của NHTM 17
1.2.3.1. Phân loại theo thời hạn cho vay 17
1.2.3.2. Phân loại theo phương thức cho vay 18
1.2.3.3. Phân loại theo mực đích sử dụng 20
1.2.3.4. Phân loại theo tính chất đảm bảo 21
1.2.4. Quy trình cho vay DNNQD 23
1.2.5. Những thuận lợi và khó khăn khi cho vay DNNQD 24
1.2.5.1. Những thuận lợi khi cho vay DNNQD 24
1.2.5.2. Những khó khăn khi cho vay DNNQD 25
1.3. Mở rộng cho vay DNNQD 26
1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay DNNQD 26
1.3.2. Một số tiêu chí mở rộng cho vay DNNQD 26
1.3.2.1. Doanh số cho vay trong kỳ 26
1.3.2.2. Dư nợ cho vay cuối kỳ 27
1.3.2.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD 28
1.3.2.4. Tốc độ tăng dư nợ cho vay DNNQD 28
1.3.2.5. Số lượng DNNQD vay vốn tại NHTM 28
1.3.3. Các nhân tố tác động tới việc mở rộng cho vay DNNQD 29
1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan 29
1.3.3.2. Các nhân tố khách quan 33
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay DNNQD ở Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội 37
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội 37
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội. 37
2.1.2.Chức năng nh ệm v ụ của Chi nhánh Đông Hà Nội. 39
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội. 41
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 41
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 43
2.1.3.3. Các hoạt động khác 44
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Đông Hà Nội 46
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh 47
2.2.1. Quy trình cho vay DNNQD 47
2.2.2. Doanh số cho vay DNNQD 48
2.2.3. Doanh số thu nợ DNNQD 52
2.2.4. Dư nợ cho vay DNNQD 53
2.2.5. Nợ quá hạn 58
2.2.6. Số lượng DNNQD có quan hệ tín dụng với Chi nhánh 59
2.2.7. Một số khách hàng DNNQD tiêu biểu 60
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay DNNQD tại Chi nhánh 61
2.3.1. Những kết quả đạt được 62
2.3.2. Những hạn chế và khó khăn 64
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65
2.3.3.1. Những nguyên nhân từ phía chi nhánh 65
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 66
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay DNNQD tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội 69
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 69
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Chi nhánh giai đoạn
2007- 2010 69
3.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đông Hà Nội trong năm 2008. 70
3.1.3. Định hướng phát triển đối với hoạt động cho vay DNNQD tại
Chi nhánh. 70
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay DNNQD của Chi nhánh 71
3.2.1. Mở rộng hoạt động huy động vốn 71
3.2.2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên
Ngân hàng. 72
3.2.3. Đổi mới và nâng cao công nghệ Ngân hàng. 73
3.2.4. Điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp 73
3.2.4.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 73
3.2.4.2. Cơ chế cho vay linh hoạt 76
3.2.4.3. Củng cố và mở rộng quan hệ với khách hàng 77
3.3. Một số kiến nghị 78
3.3.1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 78
3.3.2. Kiến nghị đối với DNNQD 79
3.3.3 Kiến nghị đối với NHNN 80
3.3.4. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 81
Kết luận 83
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt về sản phẩm dịch vụ của mình, nâng cao chất lượng từng giao dịch cụ thể với khách hàng.
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố khí hậu, năng lượng, nguyên nhiên liệu trong tự nhiên…tác động lớn tới các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp…Các điều kiện tự nhiên thay đổi sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các thành viên, của các khách hàng vay vốn. Việc nghiên cứu môi trường tự nhiên giúp các Ngân hàng dự báo những rủi ro nhất định do điều kiện tự nhiên gây ra, đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời.
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội.
Chi nhánh ngân hàng Nông nghịêp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh mới được thành lập đi vào hoạt động theo quyết định 170/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 02/07/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam. Là ngân hàng có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán nội bộ, hoạt động độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh doanh tiền tệ và quản lý ngân hàng.
Chi nhánh đóng trụ sở tại 23B-Quang Trung- Hoàn Kiếm – Hà Nội. Đây là vị trí trung tâm của thành phố, rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dễ dàng giao dịch và tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên, do vị trí thuận lợi nên tập trung khá nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác như: ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương,ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng Nga- Việt, ngân hàng ngoài quốc doanh,…cạnh tranh giữa các ngân hàng càng quyết liệt.
Với nhiều khó khăn về nhân lực và cơ sở vật chất, sau một thời gian cùng sự hỗ trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức tài chính quốc tế khác và chiến lược kinh doanh hiệu quả chi nhánh đã nhanh chóng hoạt động ổn định, khẳng định được thương hiệu, vị thế của mình. Qua hơn 4 năm hoạt động, Chi nhánh Đông Hà Nội đã mở rộng mạng lưới chi nhánh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng. Hiện nay, Chi nhánh bao gồm 1 Hội sở, 3 phòng giao dịch: phòng giao dịch Nguyễn Công Trứ và phòng giao dịch Kim Mã, phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, 2 chi nhánh cấp 2 là: Chi nhánh Bà Triệu và Chi nhánh Lý thường Kiệt. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tiếp cận, có mối quan hệ tín dụng tốt với các khách hàng lớn như: công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội, công ty TNHH Long Giang, công ty TNHH Liên Thành, công ty Kim khí Hà Nội, công ty IC Việt Nam…Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm Prudential, công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.
Chi nhánh có cơ sở vật chất khang trang, điều kiện trang thiết bị mới, tương đối hiện đại,quy mô giao dịch lớn, uy tín tạo tâm lý tin tưởng, an tâm cho khách hàng.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững cả chiều sâu và chiều rộng Chi nhánh luôn chú trọng đến công tác đào tạo và mở rộng nguồn nhân lực.Tổng số cán bộ của Chi nhánh 113 người, đa số là các cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, các cán bộ này được điều chuyển từ nhiều đơn vị khác nhau và tuyển dụng mới nên trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp không đồng đều, còn nhiều bất cập.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Đông Hà Nội luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thân thiện để các thành viên phát huy được khả năng của mình, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
Từ khi thành lập và hoạt động Chi nhánh luôn tuân thủ, thực hiện tốt các quy chế, chủ trương, chính sách của NHNN, các văn bản Nhà nước khác có liên quan. Trong công việc đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm,có kỷ cương, trung thực, nội bộ đoàn kết, giao tiếp có văn hoá, lịch sự, nhiệt tình- tín nhiệm- hiệu quả trong kinh doanh.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, cùng với sự nỗ lực của toàn thể chi nhánh tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đã đạt những kết qủa quan trọng.
2.1.2.Chức năng nhiệm v ụ của Chi nhánh Đông Hà Nội.
Để thực hiện tốt mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và phát triển các dịch vụ ngân hàng chi nhánh Đông Hà Nội tổ chức bộ máy quả lý phù hợp. Căn cứ vào quyết định 454/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 24/12/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Giám đốc
Các Phó Giám đốc
Phòng KTKT nội bộ
Phòng Kế toán Ngân quỹ
Phòng Hành chính Nhân sự
Phòng nguồn vốn
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Tín dụng
Phòng Thẩm định
Chi nhánh cấp 2
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch
Phòng Vi tính
: Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp.
Giữa các phòng, giữa chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch có mối quan hệ phối hợp, liên kết.
Chi nhánh Đông Hà Nội là một NHTM đa năng thực hiện các chức năng chủ yếu:
Huy động vốn: khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn… bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với các mức lãi suất linh hoạt. Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Cho vay ngắn, trung, dài hạn, tài trợ theo chương trình, dự án, kế hoạch của Chính phủ.
Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: cung ứng các phương tiện thanh toán, thu hộ chi hộ,chuyển tiền nhanh, các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác theo Luật các Tổ chức tín dụng: chiết khấu, nhận uỷ thác cho vay, bảo lãnh, mua bán vàng bạc…
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Thực hiện hạch toán kinh doanh, phân phối thu nhập theo quy định.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định.
Chi nhánh thực hiện công tác thông tin, tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam .
Với mỗi phòng ban lại có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, khác nhau nhưng có mỗi quan hệ với nhau nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
Tuy Chi nhánh mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã thu được thành tựu đáng khích lệ.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Với số vốn ban đầu còn khiêm tốn, sau 4 năm kinh doanh quy mô vốn huy động đã có sự thay đổi đáng kể.
Bảng:Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đông Hà Nội từ 2005-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
Chỉ tiêu
DS
T/G
DS
T/G
DS
T/G
TỔNG NGUỒN
1618
168
2346
665
3587
1232
1-Phân theo loại tiền
11,1%
40%
53%
Nội tệ
1450
71
2144
694
3348
1204
Ngoại tệ
231
97
202
-29
230
28
2- Phân theo thời gian
Không kỳ hạn
219
126
209
-10
322
113
Có kỳ hạn < 12 tháng
1105
-59
670
-435
427
-243
Có kỳ hạn > 12 tháng
357
101
1467
1110
2829
1362
3- Phân theo t/p kinh tế
TCTD
516
-384
640
124
617
-23
TCKT
989
497
1075
86
2280
1250
Dân cư
176
19
631
455
681
50
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2005- 2007của Chi nhánh Đông Hà Nội)
Biểu đồ: Tổng nguồn vốn huy động 2005- 2007
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua, , hoàn thàmh vượt mức kế hoạch được giao 30%. Trong cơ cấu nguồn huy động, nguồn nội tệ tăng mạnh năm 2006 tăng gấp 1,45 lần so với năm 2005, năm 2007 huy động được 3.348 tỷ đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2006. Theo thời gian, nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm dần, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng dần. Theo thành phần kinh tế, vay từ các TCTD giảm dần qua các năm. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư tăng dần phù hợp với xu hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng tốc độ tăng không cao so với các thành phần khác.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Trong hoạt động sử dụng vốn tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn, có vai trò quan trọng, tổng dư nợ và chất lượng tín dụng nhìn chung có tăng trưởng.
Bảng: Tổng dư nợ của Chi nhánh Đông Hà Nội 2005- 2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
Chỉ tiêu
DS
T/G
Tỷ trọng
DS
T/G
Tỷ trọng
DS
T/G
Tỷ trọng
TỔNG DƯ NỢ
833
133
1021
188
1300
279
1.Theo loại tiền
Nội tệ
732
107
88%
883
151
86%
1162
279
89%
Ngoại tệ
101
26
12%
138
37
14%
138
0
12%
2. Theo thời gian
Ngắn hạn
490
33
59%
551
61
54%
769
218
59%
Trung hạn
255
60
30,6%
323
68
32%
297
-26
22,8%
Dài hạn
88
40
10,4%
147
59
14%
234
87
18,2%
(Nguồn báo cáo kết qủa kinh doanh 2005-2007 Chi nhánh Đông Hà Nội)
Biểu đồ: Tổng dư nợ qua các năm 2005- 2007
Chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng: năm 2006 tăng 23% so với năm 2005, đạt 100% kế họch năm. Năm 2007, dư nợ là 1.300 tỷ đồng, tăng 279 tỷ đồng và chủ yếu là tăng dư nợ nội tệ, tỷ lệ cho vay trung dài hạn đạt 41%, dư nợ tăng 27% so với năm 2006, vượt 5% kế hoạch. Chi nhánh đã chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ cho vay các dự án có hiệu quả, tính khả thi cao để bảơ đảm an toàn vốn, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn chỉnh.
2.1.3.3. Các hoạt động khác
a.Hoạt động thanh toán quốc tế
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn khá mới mẻ đối với Chi nhánh, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ và trang thiết bị hiện đại. Cho đến nay Chi nhánh đã thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế như dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, nối mạng Swift, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.
Bảng: Hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh Đông Hà Nội 2005-2007
Đơn vị: ngàn USD
Ngoại tệ khác quy đổi ra USD
Năm
2005
2006
2007
Chỉ tiêu
Số món
Trị giá
Số món
Trị giá
Số món
Trị giá
L/C xuất khẩu
1
33,7
0
0
0
0
Nhờ thu xuất khẩu
-
0
0
0
0
T/T xuất khẩu
-
38
1364,00
3067
L/C nhập khẩu
512
21954,14
572
32596,86
602
45746
Nhờ thu nhập khẩu
31
934,75
22
271,71
63
607
T/T nhập khẩu
253
9321,95
278
5584,60
450
10910
Biên mậu
11
232,25
18
551,08
103
3321
Tổng phí thu
92,89
117,35
127,8
Tổng doanh số XK
33,70
1364,00
3067
Tổng doanh số NK
32452,09
38964,25
60584
Tổng doanh số XNK
32485,79
40328,25
63651
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007 của Chi nhánh Đông Hà Nội)
Năm 2006, doanh số XNK là 40.328,25 ngàn USD, tăng 7.842,46 ngàn USD tương ứng tăng 19% so với năm 2005. Đến năm 2007, tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 63.651 ngàn USD, tăng 23.322,75 ngàn USD, tăng 28% so với năm 2006. Tổng phí thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng dần qua các năm hoạt động. Năm 2006 tăng gấp 1,26 lần so với năm 2005 và đến năm2007 tổng phí thu đã tăng gấp 1,1 lần, tăng 9% so với năm 2006, đạt 127,8 ngàn USD. Tuy nhiên, các dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh chưa đa dạng, còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do cơ sở vật chất còn khiêm tốn, công nghệ đang trong giai đoạn đầu tư, nâng cấp, trình độ nghiệp vụ chưa cao…
b. Nghiệp vụ bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh phát triển với quy mô nhỏ nhưng chất lượng của nghiệp vụ này khá tốt, số phí thu từ hoạt động bảo lãnh đều tăng. Tất cả các khoản bảo lãnh của Chi nhánh đều đảm bảo khả năng thực hiện, đúng thời hạn trả nợ. Năm 2007, phí thu từ hoạt động bảo lãnh tăng 129 triệu đồng so với năm 2006. Chi nhánh đã chú trọng trong việc mở rộng và khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến hoạt động tín dụng.
c. Hoạt động phát hành thẻ ATM
Nghiệp vụ thẻ của Chi nhánh mới được triển khai năm 2006, đã đạt được những kết quả khả quan. Số khách hàng là cơ quan, cá nhân tăng cao, đặc biệt là lượng khách hàng là cán bộ hưu trí. Tính đến cuối năm 2007, Chi nhánh đã lắp đặt và đưa vào hoạt động 7 máy ATM, phát hành được 4.560 thẻ (tăng 2886 thẻ so với năm 2006), tổng số dư bình quân là 5,2 tỷ đồng (vượt so với kế hoạch đặt ra là 200 triệu đồng), là đơn vị phát hành được nhiều thẻ hưu trí nhất trên địa bàn Hà Nội.
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Đông Hà Nội
Toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đã phấn đấu để đưa Chi nhánh đi lên, phát triển bền vững. Tổng doanh thu từ 2005- 2007 đã tăng trưởng vượt bậc từ 180,9 tỷ đồng năm 2005 lên 251,2 tỷ đồng năm 2006 và lên 399,6 tỷ đồng năm 2007. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Trong cơ cấu tổng doanh thu hằng năm thì thu từ hoạt động vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, không ngừng tăng về quy mô. Thu từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể, Chi nhánh cần xem xét để có biện pháp đa dạng hoá các hoạt động của mình nhằm tăng nguồn thu cho ngân hàng.
Các khoản chi để duy trì hoạt động kinh doanh và các khoản chi phí thanh toán cho khách hàng cũng tăng nhẹ qua các năm 2005-> 2007. Do nguồn vốn huy động được từ tiền gửi tăng khá nhanh nên trong cơ cấu tổng chi, khoản chi trả lãi cho khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, trung bình khoảng 84%. Các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, thuê địa điểm, mua sắm trang thiết bị chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các chi nhánh trong cùng hệ thống, nhất là trong những năm đầu Chi nhánh đi vào hoạt động, mở rộng quy mô kinh doanh. Trong thời gian tới Chi nhánh sẽ chú trọng đầu tư trang thiết bị để thực hiện hiện đại hoá ngân hàng theo chủ trương chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam .
Về chênh lệch thu- chi cũng tăng qua các năm, thể hiện kết quả khả quan bước đầu của Chi nhánh. Chênh lệch thu- chi năm 2005 là 20,4 tỷ đồng tăng; năm 2006 là 22,2 tỷ đồng; năm2007 đạt mức cao là 25,4 tỷ đồng, gấp 18 lần so với năm mới thành lập ( năm 2003).
Như vậy chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, tuy còn nhiều hạn chế nhưng nhìn chung kết qủa hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tương đối tốt, đạt được các mục tiêu đã đề ra.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh
Cho vay DNNQD nhiều năm qua là một trong những hoạt động chính của nghiệp vụ cho vay ở NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội. Cho vay DNNQD là một ngách thị trường mới, nhiều tiềm năng, đang ngày càng được chú trọng phát triển và sẽ trở thành đối tượng khách hàng chính của Chi nhánh trong những năm tới. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể hoạt động mở rộng cho vay DNNQD qua một số chỉ tiêu và đánh giá kết quả cho vay tại Chi nhánh.
2.2.1. Quy trình cho vay DNNQD
Quy trình cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội được soản thảo trên nguyên tắc tuân thủ các văn bản pháp lý NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam ban hành. Quy trình cho vay DNNQD tại Chi nhánh được thực hiện qua 32 bước nhỏ thể hiện gồm:
1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
3. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng, phương án vay
4. Kiểm tra và xác minh thông tin
5. Phân tích nghành
6. Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn
7. Tính toán lợi ích dự kiến cho Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
8. Phân tích thẩm định phương án/ dự án vay vốn
9. Các biện pháp đảm bảo tiền vay
10. Xem xét mức độ đáp ứng một số điều kiện tài chính
11. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
12. Lập báo cáo thẩm định cho vay
13. Thực hiện tái thẩm định cho vay
14. Xác định phương thức và nhu cầu cho vay
15. Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán của Chi nhánh
16. Phê duyệt khoản vay
17. Ký kết hợp đồng tín dung/sổ vay vốn
18. Tuân thủ thời gian thẩm định và xét duyệt khoản vay
19. Thực hiện giải ngân
20. Kiểm tra, giám sát khoản vay
21. Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh
22. Thanh lý Hợp đồng tín dụng
23. Giải chấp TSĐB
2.2.2. Doanh số cho vay DNNQD
Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh tình hình hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh trong những thời kỳ nhất định. Doanh số cho vay DNNQD của Chi nhánh đã có một số thay đổi như sau:
Bảng 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
Tỷ trọng (%)
2006
Tỷ trọng (%)
2007
Tỷ trọng (%)
∑Doanh số cv
1.370
100
2.250
100
3.975
100
DNNN
411
30
585
26
795
20
DNNQD
918
67
1598
71
2.981
75
Cho vay thành phần kinh tế khác
41
3
67
3
199
5
(Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh)
Biểu đồ: Doanh số cho vay DNNQD
Doanh số cho vay DNNQD ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay năm 2005 là 918 tỷ đồng, đến năm 2007 đã lên đến 2.819 tỷ đồng, tăng gấp 3.15 lần so với năm 2005; gấp 1.8 lần so với năm 2006. Tỷ trọng doanh số cho vay DNNQD tăng lên đáng kể đến năm 2007 đã chiếm 75% tổng doanh số cho vay. Hoạt động cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh đang được chú trọng, mở rộng. Điều này phù hợp với định hướng phát triển của Chi nhánh và của cả hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Xét theo thời hạn cho vay
Bảng 2.2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
Tỷ trọng (%)
2006
Tỷ trọng (%)
2007
Tỷ trọng (%)
DS cho vay ngắn hạn
1.168
100
1.840
100
3.090
100
DNNN
363
31
386
21
169
7
DNNQD
781
67
1.413
77
2.779
89
- CTCP, CTTNHH
762
65
1.321
72
2.472
80
- DNTN
19
2
92
5
307
9
Cho vay khác
24
2
41
2
142
4
DS cho vay trung hạn
193
100
337
100
735
100
DNNN
45
23
184
54
555
77
DNNQD
131
67
127
38
95
16
- CTCP, CTTNHH
129
67
125
37
90
15.3
- DNTN
2
1
2
1
5
0.7
Cho vay khác
17
9
27
8
85
7
DS cho vay dài hạn
9
100
73
100
150
100
DNNN
3
33
15
20
29
19
DNNQD (100%
CTCP, CTTNHH)
6
67
55
76
116
78
Cho vay khác
0
0
3
4
5
3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh)
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay DNNQD ngắn, trung, dài hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn DNNQD ngày càng tăng cả về lượng tuyệt đối và tương đối, chiếm tỷ trọng ngày càng quan trọng. Các DNNQD vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu để tài trợ vốn lưu động thiếu hụt, giúp cho việc quay vòng vốn nhanh. Các doanh nghiệp thướng sử dụng vốn tự có của mình để tài trợ cho các dự án dài hạn như: xây dựng phân xưởng, mua máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng khác.
Doanh số cho vay DNNQD dài hạn cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay dài hạn và tăng khá đều qua các năm, chủ yếu là cho vay đối với công ty cổ phần, công trách nhiệm hữu hạn. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội đã chú trọng mở rộng tín dụng đối với DNNQD, đặc biệt là đối với các DNNQD trên cơ sở khách hàng truyền thống có uy tín, có phương án khả thi song song với việc điều chỉnh cơ cấu tín dụng.
Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung hạn đối với DNNQD có xu hướng giảm xuống. Năm 2005, doanh số cho vay trung hạn đối với DNNQD là: 131 tỷ đồng; năm 2006 là 127 tỷ đồng, đến 2007 chỉ còn 95 tỷ đồng; tỷ trọng cũng giảm từ 68% (2005) xuống 16% (2007). Tuy nhiên, chất lượng các khoản cho vay trung hạn hiện nay vẫn tốt, Chi nhánh cố gắng duy trì những khoản vay hiện có, tìm kiếm những dự án đầu tư trung hạn có hiệu quả, an toàn, phù hợp với định hướng mở rộng của Chi nhánh.
Phần lớn các DNTN vẫn còn khó tiếp cận được với nguồn vốn của Chi nhánh, doanh số cho vay DNTN có xu hướng tăng lên nhưng tăng rất chậm; Chi nhánh thường đầu tư cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn rất hạn chế, không cho vay dài hạn. Trong khi đó số lượng các DNTN tăng lên nhanh chóng và đối tượng khách hàng này đang rất cần vốn để tiến hành hoạt động. Vì vậy Chi nhánh cần có biện pháp mở rộng Chi nhánh nhiều hơn đối với loại hình doanh nghiệp này.
2.2.3. Doanh số thu nợ DNNQD
Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu từ khách hàng trả cho khoản vay của mình trong một thời kỳ xác định. Doanh số thu nợ tăng thể hiện chất lượng của khoản tín dụng. Với doanh số thu nợ nhận được Chi nhánh có thể dùng số tiền này để thanh toán những khoản nợ đến hạn hoặc để tiếp tục cho vay - tạo sự tuần hoàn giữa cho vay và thu nợ. Doanh số thu nợ của Chi nhánh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
Tỷ trọng (%)
2006
Tỷ trọng (%)
2007
Tỷ trọng (%)
∑DS thu nợ
1.235
2.062
3.696
DS thu nợ ngắn hạn
1.136
100
1.779
100
2.872
100
DNN
341
30
368
20
131
5
DNNQD
772
68
1.372
77
2.625
91
- CTCP, CTTNHH
738
65
1.281
72
2.315
81
- DNTN
34
3
91
5
310
10
Cho vay khác
23
2
39
3
116
4
DS thu nợ trung hạn
86
100
246
100
784
100
DNNN
45
52
189
77
565
73
DNNQD
22
26
25
10
180
25
- CTCP, CTTNHH
21
25
23.5
9
178
24
- DNTN
1
1
1.5
1
2
1
Cho vay khác
19
22
33
13
39
5
DS thu nợ dài hạn
13
100
37
100
40
100
DNN
DNNQD (100%
CTCP, CTTNHH)
8
62
21
57
23
57.5
Cho vay khác
0
1
3
1
2.5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh)
Doanh số thu nợ DNNQD tăng qua các năm với tất cả các thời kỳ cho thấy chất lượng các khoản vay khá tốt, khả năng trả lãi và gốc đúng hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn DNNQD tăng khá mạnh vào năm 2007, đạt 2.625 tỷ đồng; tăng 1.253 tỷ đồng so với năm 2006, gấp 3.4 lần so với năm 2005; chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thu nợ ngắn hạn, tương ứng với tỷ trọng doanh số cho vay DNNQD trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ DNNQD trung hạn tăng nhẹ năm 2006, tăng mạnh vào năm 2007, chủ yếu là từ CTCP, CTTNHH. Doanh số thu nợ ngắn hạn của DNTN vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn có xu hướng tăng lên. Doanh số thu nợ dài hạn DNNQD tăng nhẹ qua các năm và có tỷ trọng giảm xuống.
Xem xét doanh số thu nợ và so sánh với doanh số cho vay ta thấy khả năng quản lý nợ vay cũng như công tác thu nợ tại Chi nhánh khá tốt, các khoản vay có chất lượng, các khoản nợ trả đúng hạn và cũng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định.
2.2.4. Dư nợ cho vay DNNQD
Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh việc mở rộng cho vay DNNQD tại NHTM. Tương ứng với doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ cho vay DNNQD cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1: Dư nợ cho vay DNNQD theo kỳ hạn bằng VNĐ
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
Tỷ trọng (%)
2006
Tỷ trọng (%)
2007
Tỷ trọng (%)
DN cho vay ngắn hạn
490
100
551
100
769
100
DNNN
53
11
71
13
109
14
DNNQD
405
82
446
81
600
78
-CTCP,CTTNHH
395
80
435
79
592
77
-DNTN
10
2
11
2
8
1
Cho vay khác
32
7
34
6
60
8
DN cho vay trung hạn
255
100
346
100
279
100
DNNN
48
19
43
12
33
11
DNNQD
184
72
286
82
201
67
-CTCP,CTTNHH
181.5
71
283
81
195
66
-DNTN
2.5
1
3
1
6
1
Cho vay khác
23
9
17
6
63
22
DN cho vay dài hạn
88
100
124
100
234
100
DNNN
57
65
57
46
70
30
DNNQD(100%
CTCP,CTTNHH)
30
34
64
52
157
67
Cho vay khác
1
1
3
2
7
3
( Nguồn Báo cáo tổng kết của Chi nhánh)
Biểu đồ: Dư nợ cho vay DNNQD ngắn, trung, dài hạn
Dư nợ cho vay đối với DNNQD tăng qua các năm, tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, trong ngắn hạn chiếm trên 70% tổng dư nợ ngắn hạn, trong trung hạn chiếm trên 60% tổng dư nợ trung hạn, chiếm trung bình 51% tổng dư nợ dài hạn. Điều này cho thấy sự ổn định trong hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với DNNQD.
Chi nhánh vẫn ưu tiên mở rộng cho vay ngắn hạn hơn so với cho vay trung và dài hạn biểu hiện là dư nợ cho vay DNNQD trong ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (trung bình khoảng 56%), trung bình gấp hai lần dư nợ trung hạn, gấp 4.5 lần dư nợ dài hạn. Chi nhánh chỉ cho vay trong dài hạn các dự án có khả năng sinh lời cao, khả năng hoàn trả tốt như: dự án nhà máy kính, dự án văn phòng, nhà cho thuê, dự án xây dựng nhà xưởng, cải tạo nâng cấp khách sạn, mua sắm hệ thống máy y tế, máy thi công, mua ô tô trả góp…với những khách hàng có uy tín. Còn lại chủ yếu cho vay để bù đắp nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn DNNQD lớn hơn nhiều so với cho vay trung dài hạn. Chính sách đầu tư đúng hướng, theo đó Chi nhánh chú trọng cho vay DNNQD quy mô vừa và nhỏ đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn chỉnh Chi nhánh kiên quyết chỉ cho vay những dự án có hiệu quả.
DNTN cũng được Chi nhánh chú ý cho vay nhưng quy mô vẫn rất nhỏ. Việc mở rộng và tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNTN sẽ tạo điều kiện để Chi nhánh đa dạng hoá đối tượng cho vay, tiếp cận với những loại hình doanh nghiệp khác như: công ty hợp danh, hợp tác xã, công ty cổ phẩn có vốn Nhà nước chiếm không quá 50% vốn điều lệ.
Xét về dư nợ VND thì dư nợ cho vay DNNQD đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn Chi nhánh; ngoài ra hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với DNNQD tại Chi nhánh cũng khá sôi nổi với tỷ trọng tín dụng ngoại tệ liên tục tăng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ.
Bảng 4.2: Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (đã quy đổi)
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
Tỷ trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33194.doc