Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

Chương I: NHỮNG NGHUYÊN LÝ CHUNG VỀ CHO VAY ĐỐI VƠÍ KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4

1.1. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1- Khái niệm Ngân Hàng Thương Mại. 4

1.1.2- Các hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại. 5

1.1.3- Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của Ngân Hàng Thương Mại. 8

1.1.3.1 -Khái niệm về cho vay: 8

1.1.3.2 -phân loại cho vay: 8

1.1.3.3 -Các quy định trong cho vay 13

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 17

1.2.1- Kinh tế tư nhân là gì? 17

1.2.2-Các loại hình kinh tế tư nhân. 18

1.2.3- Nguồn vốn và các kênh huy động vốn chủ yếu của kinh tế tư nhân. 19

1.3. MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 21

1.3.1- Những chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại các Ngân Hàng Thương Mại. 21

1.3.2- Những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại các Ngân Hàng Thương Mại. 22

Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TAỊ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY. 25

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HOÁ 25

2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hóa. 25

2.1.2- Những hoạt động cơ bản của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hóa trong năm 2007. 26

2.1.2.1. Tình hình kinh tế: 26

2.1.2.2-Kết quả một số mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Hóa trong năm 2007 vừa qua. 26

2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA: 33

2.2.1- Sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân theo cơ cấu ngành. 33

2.2.2- Sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân theo cơ cấu vùng, lãnh thổ. 35

2.3. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VƠÍ KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA 38

2.3.1- Tình hình dư nợ đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. 38

2.3.2- Tình hình nợ quá hạn đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. 39

2.3.3- Mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân phân theo thời hạn tín dụng tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. 41

2.3.4- Mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. 43

2.3.5- Những thành tựu đạt được trong việc mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. 44

2.3.6- Những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân. 45

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HOÁ. 52

3.1. CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG NĂM 2008 VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THANH HÓA. 52

3.1.1- Các chỉ tiêu chủ yếu: 52

3.1.2- Các biện pháp thực hiện: 53

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH HÓA. 57

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 64

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại tệ. Phát hành kỳ phiếu có mục đích, dịch vụ tiết kiệm điện tử... Kết quả huy động vốn tại chi nhánh thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kết quả huy động vốn đến 31/12/2007 tại chi nhánh như sau: Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu Kế Hoạch năm 2007 Số dư 31/12/ 2006 Số dư 31/12/ 2007 số dư Bình Quân 2007 % so với thực hiện Kế Hoạch +- so với đầu năm CK BQ CK Bq số tiền tỷ lệ% Toàn chi nhánh 1.205.000 1.048.600 1.044.369 1.054.204 1.050.368 87,6 100,2 9835 0,94 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Năm 2007 nguồn vốn tiền gửi dân cư giảm mạnh, nhất là tiền gửi ngoại tệ do tỷ giá ngoại tệ giảm so với đầu năm, giá cả tiêu dùng lại tăng nhanh, nhất là giá vàng tăng đến 30% so với đầu năm nên những người có tiền tiết kiệm có xu hướng chuyển sang dự chữ vàng thay vì gửi tiền vào tiết kiệm. Cơ cấu nguồn vốn huy động: Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu VNĐ Ngoại tệ ( quy ra VNĐ ) Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % TG Không kỳ hạn 88.026,034 8,35 34.261,63 3,25 TG có kỳ hạn <1 năm 270.403,326 25,65 134.411,01 12,75 TG có kỳ hạn 1-2 năm 350.417,41 33,24 156.654,71 14,86 TG có kỳ hạn >2 năm 14.231,754 1,35 5.798,12 0,55 phát hành công cụ nợ 71.158,77 6,75 18.448,57 1,75 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng nguồn vốn VND, đồng thời giảm tương ứng với nguồn ngoại tệ. Cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức huy động thay đổi tăng nguồn tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm. Nhưng đặc biệt giảm nguồn công cụ nợ, mặc dù trong năm Ngân Hàng đã thực hiện hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, huy động kỳ phiếu, nhưng do thanh toán kỳ phiếu đến hạn nên đã làm giảm nguồn này cả số tuyệt đối và tương đối. Hoạt động tín dụng: Với nhiều hình thức linh hoạt, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng. NHCT Thanh Hóa cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn để các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống. Để thấy rõ hơn về thực trạng cho vay tại chi nhánh NHCT TH ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 3:Tình hình cho vay tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu KH năm 2007 Số dư 31/12/ 2006 Số dư 31/12/ 2007 số dư BQ 12 tháng % so với thựchiện KH +- so với đầu năm CK BQ CK BQ số tiền tỷ lệ % Dư nợ cho vay 1.200.600 993.000 854.947 1.149.743 904.235 95,8 91,1 294.796 34,5 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Tốc độ của tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế khá cao nhưng không đều đặn trong năm, dư nợ giảm ngay từ những tháng đầu năm và chi tăng mạnh trong khoảng hai tháng cuối năm, do đó dẫn đến dư nợ bình quân có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cuối kỳ. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn từ trước tới nay nguồn vốn đều cao hơn so với sử dụng vốn, nhưng đến cuối năm 2007 đã đảo ngược nguồn vốn thấp hơn sử dụng vốn. Nguyên nhân là trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay. Sau đây ta xem xét đến cơ cấu cho vay nền kinh tế: Nhìn chung cơ cấu cho vay vẫn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, nhưng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Ngân Hàng. Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu VNĐ Ngoại tệ ( quy ra VNĐ ) Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Cho vay ngắn hạn 601.315,6 52,3 151.766,1 13,2 Cho vay trung và dài hạn 281.112,2 24,45 36.216,9 3,15 Cho vay tài trợ ủy thác & cho vay khác 58.866,84 5,12 20.465,43 1,78 ( Nguồn:Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Mặc dù đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của NHCT TH còn cao, thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 5: Nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa: Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu Số dư 31/12/ 2006 Số dư 31/12/ 2007 tỷ lệ so với TDN (%) +-so với đầu năm (số tuyệt đối +- so với đầu năm (%) Nợ quá hạn bq năm Tỷ lệ so với dư nợ BQ (%) Nợ quá hạn 4.589 7943 0,69 +3.354 +73,1 40.903 4,18 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) * Tình hình phân loại nợ của chi nhánh NHCT Thanh Hóa. Theo QĐ 493 của NHNN và CV 234 của NHNN ta có thể phân loại nợ của chi nhánh theo các chỉ tiêu sau: Bảng 6: Kết quả phân loại nợ của chi nhánh NHCT TH: Đơn vị: Nghìn đồng NỢ NHÓM 1 NỢ NHÓM 2 NỢ XẤU Số tiền % TDN Số tiền % TDN Số tiền %TDN 1.128.812 98,18 14.419 1,25 6.442 0,57 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Nhìn chung chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh trong năm 2007 có xu hướng giảm đi, nợ quá hạn tăng so với đầu năm. Đánh giá chất lượng theo phân loại nợ thì nợ nhóm 2 là 14.419 trđ chiếm tỷ lệ 1,25% trong tổng dư nợ (toàn hệ thống 1,2%) so với đầu năm giảm 1,25%. Nợ xấu nhóm 3,4,5 chiếm 0,56% tổng dư nợ. So với đầu năm tăng 0,26% và thấp hơn so với toàn hệ thống là 0,46% Chất lượng tín dụng của chi nhánh tuy vẫn nằm trong sự kiểm soát của chi nhánh và sự quản lý của các phòng nhưng nợ xấu vẫn có chiều hướng gia tăng do một số doanh nghiệp được cơ cấu lại thời hạn trả nợ không thực hiện đúng theo kế hoạch trả nợ nên phải đưa lên nhóm nợ cao hơn. * Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro, nợ được chính phủ xử lý. Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn vốn, NHCT đạt 188,7% so với kế hoạch NHCT VN giao. Thu nợ ngoại bằng nguồn vốn chính phủ là 55,8 trđ đạt 29,5% so với kế hoạch.. Kết quả thu hồi nợ được thống kê cụ thể ở bảng sau: Bảng 7: Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro, nợ được chính phủ xử lý Đơnvị:Nghìn đồng Chỉ tiêu Kế hoạch năm Thực hiện 2007 % thực hiện KH Thu nợ XLRR Thu nợ C.Phủ Thu nợ XLRR Thu nợ C.Phủ Thu nợ XLRR Thu nợ C.Phủ Toàn chi nhánh 6.200.000 1000.000 2877.000 55.800 40 5,4 (Nguồn: Báo cáo Tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Một số hoạt động khác: - Dịch vụ thanh toán điện tử: Ngân hàng công thương Thanh Hoá có mạng thanh toán điện tử được nhiều ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế đăng ký tham gia, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác an toàn và tiện lợi như dịch vụ chuyển tiền toàn quốc, thanh toán chuyển khoản... - Dịch vụ thẻ: Với nhiều hình thức thẻ đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất như thẻ C-CARD,G_CARD,EPARNER... Năm 2007chi nhánh đã triển khai công tác tìm kiếm khách hàng chi trả lương qua tài khoản thẻ, song cho đến nay kết quả đạt được còn thấp. - Dịch vụ tư vấn: Về tiền tệ và tín dụng quản lý tài chính và giữ hộ tài sản, giấy tờ có giá - Thực hiện các dịch vụ khác: Dịch vụ ngân hàng INTERNET, dịch vụ ngân hàng tại nhà, Dịch vụ ngân hàng quốc tế, dịch cụ ngân hàng điện thoại.... 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA: 2.2.1- Sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân theo cơ cấu ngành. Thanh hóa là tỉnh nằm ở khu vực bắc trung bộ có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong những năm qua Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực , cụ thể ta xem xét bảng thống kê sau: Bảng 8: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I- Nông lâm nghiệp, thủy sản -Nông nghiệp -Lâm nghiệp -Thủy sản II-Công nghiệp, Xây dựng cơ bản -Công nghiệp -Xây dựng cơ bản III-Dịch vụ -Khách sạn -Thương nghiệp -Vận tải, bưu điện -Dịch vụ khác 46,3 22,4 14,7 9,2 38,6 25,5 13,1 15,1 2,6 7,2 4,6 0,7 39,5 19,6 11,5 8,4 40,4 28,7 11,7 20,1 4,2 9,6 5,3 1,0 34,6 17,1 8,6 8,9 41,6 29,3 12,3 23,8 5,6 10,4 6,2 1,6 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2007) Như vậy từ năm 2005 đến năm 2007 cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là xu hướng hợp lý phát huy được thế mạnh của tỉnh đặc biệt là thế mạnh của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, gạch ốp lát... Nông, lâm, ngư nghiệp: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với việc khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng kinh tế. Sản xuất lương thực đạt kết quả khá toàn diện, sản lượng bình quân đạt 1,45 triệu tấn/năm. Đã hình thành được một số vùng cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà máy và xuất khẩu như: mía 32.000 ha, lạc 18.000 ha, cói 4.000 ha, cao su 7.400 ha. Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại. Các dự án phát triển đàn lợn nạc, cải tạo tầm vóc đàn bò, chăn nuôi bò sữa triển khai có hiệu quả. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Năm 2005 đạt 27% (năm 2000 là 17,3%). Nghề rừng được tổ chức lại và phát triển theo hướng xã hội hoá, hình thành các trang trại nông lâm kết hợp, trồng rừng phòng hộ kết hợp với phát triển rừng kinh tế. Ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến. Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 54.000 tấn; diện tích nuôi trồng thuỷ sản 16.200 ha, sản lượng nuôi trồng trên 19.000 tấn. Một số cơ sở chế biến thuỷ sản được mở rộng, nâng cấp, đưa năng lực chế biến hải sản lên 3.700 tấn/năm, các cơ sở chế biến của tư nhân phát triển mạnh. Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao. Thời kỳ 2001- 2005 tăng bình quân 17,5%/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,4%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19%. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh tăng từ 17,3% năm 2000 lên 27,8% năm 2005. Hiện nay, Thanh Hoá là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi măng và đường kết tinh. Một số dự án lớn như công trình thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đạt, Nhà máy ô tô Bỉm Sơn, Nhà máy đóng sửa tàu biển Nghi Sơn, Nhà máy xi măng Công Thanh, Nhà máy bột giấy và giấy 6 vạn tấn/năm, đang dần được hình thành và đi vào hoạt động trong thời gian sắp tới. Các ngành nghề thủ công truyền thống như: Dệt nhiễu hồng đô, đúc đồng, thêu ren và dệt, rèn, mây tre đan, chiếu cói …, và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đang được khôi phục và phát triển, nhiều loại sản phẩm đẫ được xuất khẩu sang thị trường thế giới. Thương mại, dịch vụ: Các công ty dịch vụ vận tải được tăng cường, với việc đưa bến số 1, số 2 - cảng Nghi Sơn đi vào hoạt động đã mở ra cơ hội phát triển dịch vụ vận tải biển. Các công ty viễn thông, nhà máy điện lực ngày càng phát triển hiện đại, đồng bộ và có chất lượng cao. Thị trường hàng hoá được mở rộng, giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 23,3% năm. Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. 2.2.2- Sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân theo cơ cấu vùng, lãnh thổ. Vùng ven biển: Kinh tế vùng ven biển thời gian qua đã có bước tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt 11,8%. Tổng sản phẩm chiếm 29,7% trong GDP toàn tỉnh. Với thế mạnh về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông thủy, bộ, hệ thống cảng biển và tiềm năng du lịch, kinh tế vùng ven biển phát triển ngày càng đa dạng. Bên cạnh các cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, các loại hình du lịch phát triển ngày càng phong phú, nhiều khu du lịch đã và đang được đầu tư khai thác như: Bãi tắm biển Sầm Sơn, khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu nghỉ mát Hải Tiến, Hải Hòa. Vùng đồng bằng: Phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, đã tập trung vào tăng năng suất cây trồng, nhất là cây lương thực như lúa, ngô, và một số cây thực phẩm khác. Chăn nuôi ngày càng phát triển, trong đó đặc biệt là chăn nuôi trang trại có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, nhiều cơ sở công nghiệp mới được đầu tư đưa vào khai thác. Hạ tầng đô thị được chỉnh trang, nâng cấp và ngày càng phát triển, hệ thống nhà hàng, khách sạn, siêu thị, các khu đô thị mới từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Vùng trung du - miền núi: Những năm vừa qua đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung, đạt hiệu quả cao như vùng mía đường Lam Sơn, sắn Bá Thước, luồng Lang Chánh, Quan Hóa. Sản xuất công nghiệp bước đầu phát triển, một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản được đưa vào hoạt động. Mặc dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhưng khu vực kinh tế này còn nhiều hạn chế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó phần lớn các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, vốn điều lệ thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin và kiến thức thị trường, một số doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về chế độ, chính sách, thiếu kiến thức quản lý kinh doanh, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, tuy quy mô không phải là mục đích nhưng nó là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh trên thị trường. Về mặt tiếp cận vốn trên thị trường, nhờ những chủ chương và chính sách khuyến khích của đảng và nhà nước cùng với sự hoạt động tích cực của các Ngân Hàng trên địa bàn, hiện nay thành phần kinh tế tư nhân huy động được nguồn tín dụng từ Ngân Hàng có xu hướng ngày càng tăng. Bảng 9 : Doanh số cho vay của các Ngân Hàng trên địa bàn tỉnh Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) % Tăng giảm Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) % Tăng giảm 1.Tổng doanh số cho vay 2. Doanh số cho vay KTTN 6.450 820 100 12,71 8.762 1.025 100 11,6 35,84 25 10.264 2.092 100 20,38 17,14 4,1 (Nguồn : Báo cáo tín dụng NHCT Thanh Hóa) Mặc dù có tốc độ tăng trương tín dụng khá cao qua các năm nhưng việc đầu tư tín dụng của Ngân Hàng cho thành phần kinh tế tư nhân còn hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do loại hình kinh tế tư nhân năng lực quản lý thấp, kinh doanh chưa hiệu quả, không đảm bảo được điều kiện vay vốn. Mặt khác kinh tế tư nhân chưa tạo được uy tín với Ngân Hàng nên nhìn chung các Ngân Hàng vẫn có tâm lý lo ngại rủi ro khi đầu tư, cho vay phát triển loại hình kinh tế này. 2.3. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VƠÍ KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA 2.3.1- Tình hình dư nợ đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. Dư nợ và tốc độ tăng trưởng cho vay kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá được thể hiện ở số liệu trên bảng thống kê sau: Bảng 10: Tình hình dư nơ đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu N¨m 2005 Năm 2006 N¨m 2007 Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % % Tăng, giảm Số tuyệt đối Tû träng % % Tăng, giảm Tổng dư nợ Dư nợ KTTN 748.018 89.762,96 100 12 915.798 163.195,2 100 17,82 22,43 81,8 1149743 295188 100 25,7 25,54 80,88 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2005,2006,2007 NHCT_TH) Tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa tốc độ tăng trưởng tín dụng của kinh tế tư nhân trong 3 năm qua luôn ở mức cao. Nếu ta xem xét đến chỉ tiêu Dư nợ kinh tế tư nhân/ Tổng dư nợ tại chi nhánh thì tỷ trọng này cũng tăng nhanh qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng nhanh dư nợ như vậy là do năm 2006 Việt Nam bắt đầu gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, nền kinh tế bắt đầu mở cửa, thị trường phát triển thúc đẩy mọi thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân tăng trưởng không ngừng, khi đó nhu cầu vốn trong nền kinh tế là rất lớn đòi hỏi ngân hàng phải có những bước chuyển vượt bậc để có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Với sự phát triển mạnh mẽ đó ngân hàng công thương đã nắm bắt được xu thế tất yếu của thực tế và nhận thức được nhu cầu vốn của kinh tế tư nhân là rất lớn nên ngày càng phải chú trọng tới những khách hàng tiềm năng này. Đặc biệt năm 2007 là năm chứng kiến sự tăng trưởng nhảy vọt về nư nợ đối với kinh tế tư nhân, đây là tín hiệu khả quan đối với hoạt động cho vay kinh tế tư nhân. Điều này chứng tỏ chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá đã thực hiện tốt chủ trương của nhà nước và của Ngân Hàng Trung Ương về việc tăng cường cho vay đối với khu vực kinh tế này. 2.3.2- Tình hình nợ quá hạn đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. Hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của Ngân Hàng Thương Mại và đem lại phần lớn thu nhập cho Ngân Hàng. Vì vậy một trong những phương hướng hoạt động cơ bản của ngành Ngân Hàng là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức tối thiểu. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Khi đến hạn trả nợ hoặc hết hạn cho vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng không trả được nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu mức lãi suất cao hơn áp dụng đối với các khoản nợ quá hạn theo quy định. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = --------------------------- x 100 Tổng dư nợ Theo nguyên lý, trong hoạt động kinh doanh luôn có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của Ngân Hàng. Lợi nhuận càng lớn đồng nghĩa với rủi ro càng cao. Do đó bên cạnh những kết quả đã đạt được trong mở rộng cho vay kinh tế tư nhân thì trong những năm qua chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa vẫn rơi vào tình trạng nợ quá hạn cao đối với việc cho vay loại hình này, mặc dù có giảm đáng kể qua các năm. Ban lãnh đạo Ngân Hàng đã có những biện pháp hợp lý nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn, làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ giảm xuống và có những biểu hiện đáng mừng. Chúng ta có thể xem xét bảng sau để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHCT TH: Bảng 11:Thống kê nợ quá hạn kinh tế tư nhân ( KTTN) Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 -Nợ quá hạn KTTN / Dư nợ KTTN tại chi nhánh -Nợ quá hạn KTTN/ Dư nợ KTTN toàn tỉnh 1,3 1,15 1,05 1,6 0,65 1.75 (Nguồn:Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 NHCT TH) Qua ba năm gần đây tỷ lệ Nợ quá hạn KTTN/ Dư nợ KTTN đang ngày càng giảm đi. So sánh với con số chung của cả tỉnh thì tỷ lệ này vẫn ở mức thấp điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng cấp cho kinh tế tư nhân tại chi nhánh là khá cao so với các Ngân Hàng khác trên cùng địa bàn và đang ngày càng được cải thiện hơn nữa. Tuy nhiên cần nói thêm về con số 1,3% nợ quá hạn trong năm 2005. Năm 2005 nợ quá hạn kinh tế tư nhân của chi nhánh là 1.166,92 triệu đồng, một con số khá cao nhưng lại tập chung chủ yếu vào một khách hàng đó là công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Phát với số nợ quá hạn lên tới 826,3 triệu đồng. Sở dĩ nợ quá hạn cao như thế vì theo quy chế cho vay 1627 thì khi khách hàng đến kỳ mà không trả được gốc hoặc lãi của khoản vay thì toàn bộ dư nợ của khách hàng đó sẽ chuyển sang nợ quá hạn, khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn đó có thể tăng lên một cách đột biến. Đây là hiện tượng nợ quá hạn cao do một cá nhân gây ra không phải là tình trạng chung, không mang tính quy luật. Năm 2006 là năm hệ thống ngân hàng đã chuyển mình thực sự, là năm gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong bước đầu tiến vào quá trình hội nhập quốc tế nhưng chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao, chứng tỏ chi nhánh ngân hàng công thương thanh hoá đã chuẩn bị rất kỹ cả về chất và lượng trước thềm hội nhập. Vì vậy vẫn có thể nói là chất lượng tín dụng cấp cho kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa nhìn chung là khá tốt tạo điều kiện tiếp tục mở rộng cho vay đối với loại hình kinh tế tiềm năng này. 2.3.3- Mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân phân theo thời hạn tín dụng tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. Các ngân hàng đã thự sự chú ý tới việc phân chia cơ cấu về thời hạn của các khoản vay, ngân hàng phải phân chia sao cho vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa bảo đảm hạn chế rủi ro. Việc phân chia này vừa mang tính rủi ro vừa mang tính sinh lời của tài sản. Các khoản cho vay ngắn hạn ít rủi ro nhưng kém sinh lời, trong khi đó các khoản cho vay dài hạn tuy chịu nhiều rủi ro hơn nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các khoản cho vay ngắn hạn, đó là điều rất dễ hiểu do tuân theo nguyên lý ”Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận”. Sau đây là tình hình cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa: Bảng 12: Dư nợ kinh tế tư nhân phân theo thời hạn tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) % tăng giảm Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) % tăng giảm Tổng dư nợ KTTN 89.762,96 100 163.195,2 100 81,8 295.188 100 80,88 Cho vay ngắn hạn 80786,664 90 142.224,46 87,15 76,05 242.733,1 82,23 70,67 Cho vay trung & dài hạn 8.976,296 10 20.807,388 12,75 131,9 52.454,9 17,77 152,1 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2005,2006,2007NHCT_TH) Nhìn chung Các khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với kinh tế tư nhân tại ngân hàng tăng nhanh qua các năm tuy nhiên Ngân Hàng vẫn đặc biệt chú trọng tới cho vay ngắn hạn bởi lẽ các khoản cho vay có thời hạn ngắn thường chịu ít rủi ro mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Tất nhiên tỷ trọng cho vay dài hạn trong ngân hàng thường thấp hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn, các ngân hàng rất hạn chế các khoản cho vay dài hạn bởi lẽ các khoản cho vay dài hạn gặp rất nhiều rủi ro, việc phân chia cơ cấu thời hạn khoản vay bất hợp sẽ gây nguy hiểm cho ngân hàng, có thể ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và dễ dàng sụp đổ. Trong những năm vừa qua tỷ trọng cho vay dài hạn tại chi nhánh cũng đã tăng nhanh điều này chứng NHCT TH đang thực sự chú trọng tới việc mở rộng cho vay trung và dài hạn theo đúng định hướng của NHCT Việt Nam. Đồng thời năm 2007 là năm đầu tiên nước ta bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu các khoản vay trung và dài hạn trên thị trường là rất lớn, sớm nhận biết được điều đó NHCT TH đã tăng cường mở rộng cho vay trung và dài hạn rất nhanh, các khoản cho vay trung và dài hạn đối với kinh tế tư nhân năm 2007 tăng nhanh, lên tới 152,1% so với cùng kỳ năm 2006. Việc phân chia cơ cấu thời hạn các khoản vay hợp lý sẽ giúp ngân hàng mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận. 2.3.4- Mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. Kinh tế tư nhân tồn tại dưới nhiều hình thức như: Hộ kinh doanh cá thể, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau đây ta xem xét hoạt động cho vay kinh tế tư nhân tại chi nhánh theo loại hình sản xuất kinh doanh. Bảng13: Dư nợ kinh tế tư nhân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) % Tăng giảm Số tuyệt đối Tỷ trọng(%) % Tăng giảm Dư nợ KTTN -Công ty cổ phần -Công ty tư nhân -Công ty TNHH -Khách hàng cá thể 89.762,96 22.710 6.552,7 13.643,97 46.856,29 100 25,3 7,3 15,2 52,2 163.195,2 27.579,99 10.118,1 38.187,67 87.309,44 100 16,9 6,2 23,4 53,5 81,8 21,4 54,4 179,9 83,33 295.188 113.942,6 12.397,9 74.682,56 94.164,94 100 38,6 4,2 25,3 31,9 80,88 313,1 22,53 95,56 7,85 (Nguồn: Báo cáo tín dụng2005, 2006, 2007 chi nhánh NHCT TH) Qua ba năm 2005, 2006, 2007 đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu dư nợ kinh tế tư nhân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh. Nếu trong năm 2005, 2006 dư nợ đối với khách hàng cá thể chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay kinh tế tư nhân thì đến năm 2007 tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn hơn một nửa so với năm 2006. Do trong năm 2007 các loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiện hữu hạn trên địa bàn thực sự phát triển rất mạnh nên chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ kinh tế tư nhân cũng là điều dễ hiểu. 2.3.5- Những thành tựu đạt được trong việc mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa. Với việc mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân mà chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá đã thu được những thành công đáng kể: Dư nợ cho vay kinh tế tư nhân không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt loại hình công ty cổ phần đã có sự tăng trưởng rất nhanh về dư nợ , năm 2007 tăng hơn 3 lần so với năm 2006. Đây là một con số khá cao, thấy được sự phát triển mạnh mẽ của loại hình công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như mọi nỗ lực cố gắng của ngân hàng trong việc mở rộng cho vay đối với loại hình công ty này. Sở dĩ hoạt động cho vay các công ty cổ phần thu được nhiều thành công như vậy là do có một bộ phận lớn các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang loại hình công ty cổ phần theo tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước có vốn tự có lớn, trang thiết bị hiện đại chuyển sang một doanh nghiệp với một cơ chế mới tự làm tự hưởng, các doanh nghiệp này với xuất phát điểm ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34946.doc
Tài liệu liên quan