Chuyên đề GiảI pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại VPBank

Tiền gửi là nền tảng, là đầu vào vô cùng quan trọng, là nguốn vốn để ngân hàng hoạt động kinh doanh. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản vay và do đó nó là nguốn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng.

Nhận thức rõ vai trò của huy động vốn, VPBank đã đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng( cơ chế lãi suất luỹ tiến, an sinh tiết kiệm, cung cấp sản phẩm dịch vụ tại nơi khách hàng yêu cầu). Đông thời, bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, ngân hàng còn đưa ra biểu lãi suất hợp lí để thu hút khách hàng, tạo hình ảnh của ngân hàng đối với công chúng và nâng cao mức độ cạnh tranh trên thị trường. Sau đây là biểu lãi suất huy động của VPBank:

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề GiảI pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ín dụng tiêu dùng đạt 17,2 tỷ NDT (2,07 tỷ USD) chiếm 0,3% tổng dư nợ tiêu dùng của cả hệ thống ngân hàng. Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng lên tới 646,4 tỷ NDT (77,8 tỷ USD) vào tháng 10/2001 – gấp 38 lần so với năm 1997, chiếm 6% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Về đối tượng tài trợ của tín dụng tiêu dùng thì các mục đích mua hàng hoá mà chủ yếu là nhà ở đã tăng mạnh trong 5 năm qua. Chính phủ đầu tư nhiều vào việc phát triển nhà ở các đô thị, đồng thời do thu nhập của người dân tăng lên và hàng triệu người đang có nhu cầu mua nhà ở nên các khoản vay mua nhà trả chậm chiếm tới trên 90% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng và đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/ năm. Vào tháng 10/2001,số dư của các khoản cho vay mua nhà ở Trung Quốc là 511,8 tỷ NDT (61,59 tỷ USD). Các khoản cho vay sinh viên chiếm vị trí thứ hai trong các loại hình tín dụng tiêu dùng. Vào tháng 9/2001 khoảng 4,03 tỷ NDT (0,49USD) đã được cung cấp cho 1074 ngàn sinh viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các khoản tín dụng tiêu dùng cũng được sử dụng để mua ô tô và nhiều vật dụng khác. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc gặp không ít khó khăn trong tín dụng tiêu dùng. Thứ nhất, đó là việc thu nhập của dân cư không ổn định làm giảm kỳ vọng của họ vào thu nhập trong tương lai tác động tiêu cực vào sự phát triển của lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Thứ hai, Trung Quốc chưa thiết lập một hệ thống tiêu dùng cá nhân, các hệ thống xác nhận chứng minh của người dân, đánh giá tài khoản của cá nhân và nguồn thu nhập. Tiếp theo là các chính sách, quy định liên quan đến tín dụng tiêu dùng chưa hoàn chỉnh, ví dụ sự phát triển chậm của thị trường bất động sản thứ cấp với phí đăng ký quá cao, khó khăn trong các việc bán các quyền tài sản đối với các ngôi nhà đã được dùng làm tài sản thế chấp. Cấu trúc tài sản của ngân hàng chưa hợp lý do thời hạn của các khoản cho vay mua nhà thường trên 10 năm tới 30 năm, trong khi nguồn vốn của ngân hàng là có hạn. Bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam Cải thiện dịch vụ tín dụng tiêu dùng không những giúp ngân hàng trong việc tránh thách thức từ các đối thủ cạnh tranh mà còn là chìa khoá thúc đẩy tiêu dùng trong nước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Có thể thấy việc hỗ trợ của chính phủ một cách mạnh tay như nới lỏng các quy định, tạo hành lang pháp lý vững chắc, các chủ trương kích cầu, chống giảm phát để thúc đẩy kinh tế là những điều kiện thuận lợi về mặt khách quan cho các ngân hàng tăng tín dụng tiêu dùng. Các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc cũng thực hiện được việc đa dạng hoá trong hoạt động tiêu dùng, phòng tránh rủi ro. Một mặt họ bám sát vào các chủ trương chính sách lớn của nhà nước để tài trợ nhu cầu của dân cư, mặt khác chú trọng đến chiến lược phát triển dài hạn, các biện pháp ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu bằng việc áp dụng công nghệ hoạt động trong việc quản lý khách hàng. Từ thực tế các nước phát triển có thể thấy rằng mở rộng CVTD là một hướng đi hợp lý cho việc mở rộng cho vay ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Sở dĩ Trung quốc có thể mở rộng CVTD là do: Thứ nhất, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cư quan quản lý nhà nước-NHTƯ-NHTM-các tổ chức khác. ở Trung Quốc, hệ thống ngân hàng hoạt động trong một môi trường pháp lí ổn định, chặt chẽ và có tính đồng bộ cao. Hơn nữa, các NHTM ở Trung Quốc hoạt động khá an toàn và hiệu quả do họ có sự quản lí rất chặt chẽ nhưng lại vô cùng linh hoạt của NHTƯ. Đồng thời, các ngân hàng cũng có những mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng và những tổ chức kinh tế, xã hội khác trên cơ sở các bên tham gia cùng có lợi. Thứ hai, CVTD đã ra đời và phát triển rất sớm ở Trung Quốc. Do đó, các hình thức và các loại hình cho vay rất phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng xin vay. Người tiêu dùng khi tìm đến với dịch vụ ngân hàng sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn sản phẩm tín dụng mà họ cần, từ đó kích thích nhu cầu vay vốn ngân hàng. Hiện nay, các NHTM VN tuy đã triênt khai thực hiện cho vay tiêu dùng nhưng hình thức cho vay và loại hình cho vay còn nghèo nàn, đơn điệu nên chưa có được kết quả tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, trong những năm tới, để mở rộng CVTD, các NHTM VN cần nghiên cứu tìm hiểu về sản phẩm CVTD của các nước có nền tài chính ngân hàng phát triển để đưa ra những loại hình CVTD phù hợp với những đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam cũng như phù hợp với những điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Thứ ba, các ngân hàng phát triển thường có những phương thức quản lí chặt chẽ nhưng vẫn rất linh hoạt, từ đó làm tăng tính hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Sở dĩ có được thành tựu này là do họ có thời gian phát triển dài với trình độ cao. Đây cũng chính là yếu kém của hầu hết các NHTM VN hiện nay. Do vậy, việc tập trung bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ quản lí cho các cán bộ ngân hàng là vấn đề cần được các ngân hàng quan tâm nhất. Thứ tư, công nghệ hiện đại góp phần tạo ra sự tiện lợi, thoải mái và hài lòng khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Các ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá cũng như lưu trữ thông tin về khách hàng, từ đó đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ và dễ dàng hơn trong công tác quản lí khách hàng. Hơn nưa, áp dụng các tiến bộ KHKT cũng giúp cho các ngân hàng giảm được chi phí hoạt động, từ đó đưa ra các mức lãi suất, mức phí giao dịch hợp lí, tạo ra được ưu thế cạnh tranh về gía, về chất lượng phục vụ,… cho ngân hàng trước các đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, cho đến nay, CVTD vẫn là loại hình cho vay mới được quan tâm mở rộng đối với các NHTM VN cho nên cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước có sản phẩm CVTD phát triển và tương đối phát triển trong những năm gần đây như Trung Quốc- một nước láng giềng thân cận có tiền đề kinh tế gần giống nước ta để vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện kinh tế ở Việt Nam mà đưa ra các sản phẩm CVTD phù hợp nhất. Gắn việc nghiên cứu lí luận với thực tiễn, trong chương II chúng ta sẽ cùng nghiên cứu thực trạng CVTD tại Ngân hàng VPBank trong những năm gần đây. CHƯƠNG 2: THựC TRạNG TíN DụNG TIÊU DùNG ở VPBANK 2.1. kháI QUáT CHUNG Về VPBank . 2.1.1.Sự hình thành và phát triển của VPBank . Từ đại hội Đảng lần thứ IX năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và từ đó các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh xuất hiện. Cho đến năm 2003, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng nên cần thiết có một ngân hàng phục vụ cho nó và ngân hàng thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ra đời để đáp ứng yêu cầu đó. Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NHGP của Thống đốc Ngân hàng Ngân hàngà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993. Tên tiếng Anh: Vietnam joint-stock commercial bank for privatenterprise. Tên viết tắt: VPBank. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VPBank: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn; cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần; dịch vụ thanh toán; kinh doanh ngoại tệ; dịch vụ thanh toán quốc tế; dịch vụ chuyển tiền… Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ VND do 16 cổ đông đóng góp. Do đó, do nhu cầu phát triển, VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số193/QĐ-NH5 ngày 12 tháng 9 năm 1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VND theo quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18 tháng 3 năm 1996 của Ngân hàng Nhà nước tương đương 174900 cổ phiếu của 97 cổ đông. Đến cuối năm 2004, VPBank nhận được quyết định số 689/ NHNN-HAN7 của NHNN chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ VND. Hiện tại, số cổ đông của VPBank là 124 pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có một cổ đông nước ngoài là DRAGON CAPITAL nắm giữ 10,9% vốn điều lệ. Ngân hàngững năm 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank với nhiều kết quả khả quan trên các mặt của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên ngân hàngững năm 1996-1998 VPBank phải đối mặt với không ít khó khăn do hậu quả của khủng hoảng tài chính trong khu vực và những sai lầm chủ quan từ phía ngân hàng. Thời gian tiếp theo từ năm 1998 đến nay là giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Trong thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tìngân hàng của các cơ quan Chính phủ và NHNN, các cấp trong việc khắc phục ngân hàngững khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tìngân hàng hìngân hàng VPBank có những chuyển biến tích cực. Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trìngân hàng phát triển của VPBank bằng việc Hội đồng Quản trị quyết định cải tổ toàn diện ngân hàng và lựa chọn mục tiêu chiến lược của VPBank trong 10 năm tới là “xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ điển hình hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực”. Việc xây dựng mục tiêu chiến lược nói trên là một quyết định táo bạo và đúng đắn của Hội đồng Quản trị đã giúp cho VPBank đứng vững trên thị trường tài chính đầy thách thức và biến động trong thời gian vừa qua. Với những chỉ tiêu đã đạt được vượt xa so với kế hoạch đặt ra chứng tỏ VPBank ngày càng được người dân tin cậy và là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - ngân hàngững khách hàng chủ chốt của VPBank. Hiện nay, số khách hàng thường xuyên của VPBank rất lớn, hiện có ? đại lý, tổng tài sản cũng như lợi nhuận của ngân hàng tăng lên đáng mừng, thể hiện ở biểu đồ sau: Một số chỉ tiêu về sự phát triển của VPBank Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến mở rộng qui mô, tăng cường mạng lưới hoạt động ở các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN kí giấy phép số 0018-GCT ngày 16/12/1993 chấp nhận cho VPBank mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 19/11/1994 VPBank được phép mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng theo giấy phép số 0020/GCT và ngày 20/07/1995 được mở thêm chi nhánh Đà nẵng theo giấy phép số 0026/GCT. Cho đến cuối năm 2004, VPBank được NHNN cho phép mở thêm 3 chi nhánh cấp I, đó là chi nhánh Hà Nội( Trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở) theo công văn chấp thuận số 1128/NHNN-CNH ngày 06/10/2004; chi nhánh Huế theo công văn chấp thuận số 1106/NHNN- CNH ngày 01/10/2004; chi nhánh Sài Gòn theo công văn chấp thuận số 1350/NHNN-CNH ngày 23/11/2004. Tính đến đầu năm 2005, hệ thống VPBank có hội sở chính tại Hà Nội, 6 chi nhánh cấp I tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà nẵng, thành phố Huế, 11 chi nhánh cấp II và 4 phòng giao dịch.. Năm 2005 và các năm tiếp theo, VPBank dự kiến sẽ mở thêm nhiều điểm giao dịch mới tại các thành phố hiện VPBank đang có trụ sở, đồng thời sẽ mở thêm một số chi nhánh tại điểm giao dịch mới ở các tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của cả nước. Tổ chức quản lí và mạng lưới chi nhánh Ban kiểm soát Hội đồng tín dụng Các ban tín dụng Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Hội sở Chi nhánh cấp I Chi nhánh cấp I … Chi nhánh cấp II PGD trực thuộc … Chi nhánh cấp II PGD trực thuộc … 20 điểm giao dịch Về nguồn nhân lực của VPBank , số lượng nhân viên trên toàn hệ thống tính đến nay là 484 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học( chiếm 73%). Với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VPBank luôn được đánh giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai. Hiện tại, VPBank đang trong tiến trình hiện đại hoá công nghệ và mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.Theo kế hoạch, VPBank sẽ là cổ đông thành lập Công ti Cổ phần chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam, với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỉ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam làm đầu mối. Bên cạnh đó, Công ti Cổ phần Thẻ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đứng đầu đang khẩn trương xúc tiến, với sự tham gia của 10 NHTM, trong đó cũng có VPBank. Năm 2005, VPBank tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt, năm sau cao hơn năm trước. Điều quan trọng hơn là VPBank sẽ làm hêt sức mình để phục vụ Khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức Ban kiểm soát Đại hội đồng Hội đồng quản trị Hội đồng tín dụng Các ban tín dụng Ban điều hành P.KTKT nộibộ Hội sở Hà Nội P.Phục vụ KHDN P.Phục vụ KHCN P.Thẩm định TS đảm bảo P.Thu hồi nợ P.TTQT&Kiều hối P.Ngân quĩ P.Kế toán Văn phòng VPBank P.Tổng hợp & qlí CN P.Giao dịch-Kho quĩ TT tin học TT đào tạo TTDV kiều hối phát chuyển tiền nhanh Western Union Ư CN. Hồ Chí Minh CN Hải Phòng Các P. Giao dịch CN Đà nẵng Hội sở Hà Nội 2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của VPBank 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Tiền gửi là nền tảng, là đầu vào vô cùng quan trọng, là nguốn vốn để ngân hàng hoạt động kinh doanh. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản vay và do đó nó là nguốn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng. Nhận thức rõ vai trò của huy động vốn, VPBank đã đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng( cơ chế lãi suất luỹ tiến, an sinh tiết kiệm, cung cấp sản phẩm dịch vụ tại nơi khách hàng yêu cầu). Đông thời, bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, ngân hàng còn đưa ra biểu lãi suất hợp lí để thu hút khách hàng, tạo hình ảnh của ngân hàng đối với công chúng và nâng cao mức độ cạnh tranh trên thị trường. Sau đây là biểu lãi suất huy động của VPBank: Bảng 1: Biểu lãi suất huy động tại các điểm giao dịch của VPBank . Thành công trong việc huy động vốn thông qua việc tổ chức hiệu qua 3 chương trình khuyến mại huy động có xổ số trúng thưởng. Chương trình “ vui xuân năm mới cùng VPBank “ thực hiện vào tháng 1/2004, chương trình “quà tặng vàng cùng VPBank “ thực hiện vào tháng 6/2004, chương trình “VPBank gửi tài lộc đầu xuân” thực hiện vào tháng 11/2004. Đồng thời đưa vào thực hiện một sản phẩm huy động vốn rất được người dân tán thưởng đó là” huy động tiết kiệm bù đắp trượt giá đô la” thực hiện đầu tháng 12/2004. Sau hơn 1 tháng, số dư huy động tiết kiệm bù đắp trượt giá lên tới 80 tỷ đồng. Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của VPBank được cụ thể ở bảng sau: Bảng 2: Kết quả huy động vốn của VPBank Bảng số liệu đã mô tả kết quả hoạt động huy động vốn của VPBank từ năm 2002 đến năm 2004. Tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tăng mạnh qua các năm : Năm 2003 so với năm 2002, về số tuyệt đối tăng 1.029.891 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng75%. Năm 2005, tổng nguồn vốn huyđộng tính đến cuối tháng 2 đạt 4.290 tỉ đồng, tăng 119 tỉ đồng so với tháng 1. Như vậy, huy động vốn tăng mạnh về số tuyệt đối, đó là do lãi suất huy động của VPBank cao hơn so với các NHTM khác nhất là đối với NHTM Quốc doanh, đồng thời kết hợp với chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng nên nguồn vốn huy động tăng mạnh và đặc biệt là những tháng đầu năm 2005. Bên cạnh đó, một lí do góp phần làm tăng công tác huy động vốn là khuếch trương quảng cáo và đưa ra các sản phẩm đáp ứng được mong muốn của người dân. Đây là những biện pháp động lực lớn giúp ngân hàng phát triển mạnh trong những năm tiếp theo và khẳng đinh VPBank được thị trường coi trọng. Trong nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động trên thị trường 2- thị trường liên ngân hàng đã chiếm một tỉ trọng ngày càng lớn. Nếu năm 2002, nguồn vốn huy động trên thị trường 2 chiếm tỉ trọng 21.2%, về số tuyệt đối tăng 198.535 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 376.5%, năm 2003 con số tương ứng là: tỉ trọng 43.8%, số tuyệt đối 718.819 triệu đồng, tỉ lệ 286.1%; năm 2004 con số này tăng vượt bậc: tỉ trọng chiếm 53% tổng nguồn vốn huy động, số tuyệt đối tăng 1.078.069 tương ứng với tỉ lệ 112%. Đặc bịêt, quí I năm 2005, nguồn vốn huy động trên thị trường 2 là 1811.7 tỉ đồng, chiếm 45.3%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, ngân hàng phải đi vay một lượng vốn lớn trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ổn định, chủ yếu là ngắn hạn và phụ thuộc vào huy động vốn của các ngân hàng khác, do đó ngân hàng sẽ ở thế bị động trong việc tạo nguồn vốn cho mình. Nguồn vốn huy động chủ yếu là từ tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn nhưng có xu hướng ngày càng giảm qua các năm. Năm 2002 huy động được 931.812 triệu đồng, chiếm 78.8% và tăng 7.2%. Tiếp đến, năm 2003 lượng vốn huy động được từ thị trường này là 1.242.884 triệu đồng, tăng 33,4% so với năm 2002. Đến năm 2004, lượng vốn huy động được là 1.824.539 triệu đồng, tăng 34.6%. Và tính đến cuối tháng 2 năm 2005, nguồn vốn huy động được từ dân cư đạt trên 2000 tỉ đồng, tăng 119 tỉ đồng so với tháng trước. Mặc dù tỉ trọng nguồn vốn huy động giảm qua các năm nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng đều qua các năm, năm 2003 tăng 24.5%, năm 2004 tăng 508.828 triệu đồng tương ứng 49.9%. Hai tháng đầu năm 2005, tiền gửi tiết kiệm tăng 130 tỉ đồng so với tháng 1. Điều này cũng dễ lí giải bởi vì hiện nay nhu cầu về sản phẩm tiền gửi trong dân cư tăng mạnh, kinh tế xã hội phát triển ổn định, thu nhập và tích luỹ tăng. Tuy nhiên, năm 2002 NHNN ban hành lãi suất thoả thuận nên các ngân hàng cạnh tranh và chạy đua lãi suất huy động với nhau. Mà người khởi xướng là các NHTM Quốc doanh, trong đó bên gánh chịu hậu quả là các NHTM Cổ phần do có vốn điều lệ thấp hơn. Nếu nguồn vốn của ngân hàng được phân theo yếu tố thời gian thì nguồn vốn huy động ngắn hạn( kì hạn nhỏ hơn 12 tháng) chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động: năm 2002 là 83.9%, năm 2003 là 83%, năm 2004 là 65.7%. Tỉ trọng này có xu hướng giảm dần, điều đó có nghĩa là tỉ trọng nguồn vốn huy động trung - dài hạn trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng. Nguồn vốn ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn mà nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn không ổn định và có tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó thì nguồn vốn trung- dài hạn tăng nhanh: năm 2003 so với 2002 tăng lên về số tuyệt đối là 184.984 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 97.1%; năm 2004 so với 2003 tăng lên về số tuyệt đối là 954.159 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ là 254%, đây là một xu thế tốt đối với ngân hàng bởi vì nguồn vốn ngân hàng sẽ ổn định hơn và chi phí huy động sẽ thấp hơn. Nếu nguồn vốn huy động được phân theo yếu tố tiền tệ thì cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng tương đối hợp lí, đảm bảo được nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng. Tỉ lệ nguồn vốn huy động từ hai loại tiền VND và USD phù hợp vơí hoạt động của VPBank và không có sự biến động nhiều giữa các năm. Nhìn chung, công tác huyđộng vốn trong năm 2003 và 2004 là một thắng lợi, tăng mạnh về số lượng, tăng nhanh về tốc độ và hợp lí hơn về cơ cấu.VPBank gặt hái được những kết quả to lớn này là do : • Mạng lưới huy động tiền gửi được mở rộng hơn, nhiều phòng giao dịch được thành lập. Riêng trong năm 2004, VPBank mở rộng thêm mạng lưới với 6 phòng giao dịch chính thức đi vào hoạt động, trong đó 4 phòng giao dịch tại Hà Nội, một tại Đà Nẵng, một tại Hải Phòng và nhận được giấy cấp phép mở thêm 3 chi nhánh cấp I là : chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn. • Công tác quản lí tiền gửi được thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra bằng nhiều hình thức, từ đó khắc phục được những sai sót, đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng, làm cho khách hàng yên tâm gửi tiền vào ngân hàng và ngày càng nâng cao uy tín của ngân hàng đối với người gửi tiền. • Đội ngũ nhân viên giao dịch trẻ đẹp, nhanh nhẹn, có năng lực, trung thực nhiệt tình với công việc và phục vụ khách hàng, chu đáo tận tình. Đây là yếu tố rất quan trọng ngân hàng nên quan tâm. • Ngân hàng xây dựng được biểu lãi suất hợp lí, phù hợp với từng thời kì, ngân hàng cũng đưa ra các sản phẩm tiền gửi rất phù hợp như: sản phẩm “tiết kiệm VNĐ bù đắp trượt giá USD”, “ bảo đảm tiết kiệm VNĐ bằng USD” sản phẩm này đáp ứng được mong muốn và tâm lí của dân cư muốn bảo toàn tiền gửi qui USD của mình nên đã được người dân hưởng ứng và gửi tiền vào VPBank khá đông. Đồng thời, ngân hàng cũng đưa ra các chương trình khuyến mại huy động có xổ số trúng thưởng như” vui xuân năm mới cùng VPBank “. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn Song song với việc huyđộng vốn là hoạt động sử dụng vốn bao gồm nhiều hình thức như: cho vay, bảo lãnh, phát hành LC, đầu tư giấy tờ có giá…nhưng chủ yếu là cho vay và bảo lãnh. Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng hiện nay. Do thời gian thành lập được hơn 10 năm cho nên lượng khách hàng truyền thống của ngân hàng chưa được nhiều mà chủ yếu là khách hàng mới. Hiện tại, ngân hàng tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng như: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá nhân và tầng lớp trung lưu trong xã hội. Với những đối tượng như thế thì hoạt động cho vay được triển khai dưới rất nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng khách hàng như: cho vay tiêu dùng, cho vay bổ sung vốn kinh doanh, cho vay hoạt động sản xuất… Kết quả về tình hình sử dụng vốn của VPBank được thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Nhìn vào cơ cấu cho vay theo thời gian ta thấy: hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn nhưng qua các năm có xu thế cân bằng hơn. Cho vay trung-dài hạn tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỉ trọng cao: năm 2002 là 41%, năm 2003 là 40% và đặc biệt năm 2004 là 46.16%. Đây là cơ cấu cho vay tương đối hợp lí vì đảm bảo cho thu nhập trong tương lai cho ngân hàng nhưng điển hình cũng tiềm ẩn rủi ro cho các năm sau. Cho vay trung-dài hạn tăng trưởng với tốc độ nhanh: năm 2002 là 53.7%, năm 2003 là39.4% và năm 2004 là 41%. Lí do của việc tăng trưởng mạnh là do ngân hàng đang phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng mà chủ yếu là cho vay mua sắm, xây dựng nhà cửa, cho vay mua ôtô đều có thời hạn dài, cho nên cơ cấu này vẫn được giữ trong các năm tiếp theo. Xét theo đồng tiền cho vay thì cũng như hầu hết các bộ phận NHTM VN khác, hoạt động cho vay chủ yếu là VNĐ. Bên cạnh đố đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, người tiêu dùng nên cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ: năm 2002 cho vay USD chiếm 10,3%, năm 2003 chiếm 18% và năm 2004 chiếm 15%. Tuy nhiên tôc độ cho vay bằng USD cũng tăng đáng kể: năm 20002 cho vay 113.418 triệu đồng, năm 2003 cho vay 274.619 triệu đồng và năm 2004 cho vay 279805 triệu đồng. Riêng trong năm 2004, VPBank đạt được nhiều thành công trong hoạt động tín dụng. Doanh số toàn hệ thống đạt 2155 tỷ đồng, vượt kế hoạch 2% và tăng 23% so với thực hiện năm 2003. Cụ thể tại Hội sở cho vay được 867 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2003, vượt 2% kế hoạch; chi nhánh HCM cho vay được 831 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2003 và đạt 91% kế hoạch; cchi nhánh Hải Phòng cho vay được148 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2003 và vượt 10% so với kế hoạch; chi nhánh Đà Nẵng cho vay được 309 tỷ đồng tăng 73% so với năm 2003 và vượt mức kế hoạch 41%. Tính chung toàn hệ thống dư nợ cho vay đạt 1865,4 tỷ đồng vượt 2% kế hoạch tăng 22% so với kết quả thực hiện năm 2003, trong đó, Hội sở có số dư 787 tỷ đồng, vượt kế hoạch 7,4% tăng 34% so với năm 2003; chi nhánh HCM co dư nợ là 758,5 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch và tăng 65 so với thực hiện năm 2003;…. Và cho đến cuôưí tháng 2 năm 2005 tổng dư nợ của VPBank đạt 1860 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng: trong năm 2004, hoạt động tín dụng của VPBank đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng. VPBank đã có một bứoc buét phá ngoạn mục về kết quả thu hồi nợ quá hạn với mức giảm 192,4 tỷ đồng (cao nhất trong các năm từ năm 1998 đến nay). Dư nợ quá hạn từ chỗ còn 210 tỷ đồng vào cuối năm 20003, đến cuối năm 2004 chỉ còn lại 5,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,5% tổng dư nợ. Trong số nợ quá hạn giảm năm 2004 là 192,4 tỷ đồng thì số giảm được dỏư lý quỹ dự phòng rủi ro là 60,9 tỷ đồng, số còn lại nếu loại trừ yếu tố tỷ giá và số dư nợ quá hạn phát sinh mới thì số NQH thực thu được là 145,9 tỷ đồng. Trong đó Hội sở thu được 61,8 tỷ đồng, xử lý rủi ro thêm được 22,77 tỷ đồng; chi nhánh HCM thu được là 80,4 tỷ đồng; chi nhánh Hải Phòng thu 2,97 tỷ đồng; chi nhánh Đà Nẵng thu được 700 triệu đồng. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tín dụng tại các đơn vị năm 2004. Như vậy, qua việc phân tích và những con số trên ta có những nhận xét về hoạt động cho vay của VPBank như sau: Hoạt động cho vay tăng trưởng mạnh, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng cho vay trung - dài hạn có tốc độ tăng trưởng cao và chủ yếu là cho vay bằng nội tệ, xu thế này sẽ giữ vững ở các năm tiếp theo. Đây là một điểm đáng mừng cho VPBank vì tín dụng trung dài hạn có vai trò quan trọng đối với ngân hàng và đối với cả nền kinh tế. Chất lượng tín dụng có sự chuyển biến mạnh mẽ, nợ quá hạn giảm mạnh là một thành công lớn của VPBank. Có được kết quả này phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Tổng giám đốc, sự nỗ lực hết sứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34051.doc
Tài liệu liên quan