lờI Mở đầu 1
CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1- Huy động vốn 3
1.1.2- Cho vay, đầu tư 4
1.1.3- Các hoạt động trung gian 5
1.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay trung dài hạn các doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
1.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 5
1.2.1.1 Quan niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN V&N) 5
1.2.1.2 Vai trò, đặc điểm của DN V&N trong nền kinh tế Việt Nam 6
1.2.2. Vấn đề mở rộng cho vay trung dài hạn của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 11
1.2.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay trung dài hạn đối với DN V&N của NHTM 11
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay trung dài hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 13
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 18
2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 18
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 18
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây 19
2.1.2.1 Huy động vốn 20
2.1.2.2 Công tác sử dụng vốn 23
2.1.2.3 Các mặt hoạt động khác 25
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay trung dài hạn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng ngoạI thương Việt nam 26
2.2.1. Khái quát tình hình cho vay của NHNT VN 26
2.2.1.1 Đánh giá hoạt động cho vay trung dài hạn của NHNT VN 29
2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay trung dài hạn DN V&N 31
2.2.2.1 Đánh giá về thị trường cho vay DN V&N ở Việt Nam 31
2.2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay trung dài hạn DN V&N 32
2.2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của NHNTVN khi thực hiện cho vay trung dài hạn DN V&N 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 51
3.1. Định hướng cho vay của Ngân hàng ngoạI thương 51
3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng trong những năm tới 51
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng t rong những năm tới của NHNTVN 54
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHNT VN 55
3.2.1 Giải pháp trực tiếp 55
3.2.1.1 Xây dựng cơ chế cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ 55
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án 57
3.2.1.3 Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn 60
3.2.2 Một số biện pháp hỗ trợ 60
3.2.2.1 Huy động vốn trung dài hạn 60
3.2.2.2 Tham gia tích cực vào quỹ bảo lãnh tín dụng 61
3.3. KIẾN NGHỊ 61
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 61
3.3.1.1 Xúc tiến xây dựng chiến lược phát triển khu vực DN V&N 61
3.3.1.2 Chính sách tài chính - tín dụng 62
3.3.1.3 Chính sách Công nghệ 62
3.3.1.4 Chính sách thương mại 63
3.3.1.5 Chính sách đất đai 63
3.3.1.6 Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ các nhà doanh nghiệp 64
3.3.2. Kiến nghị với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 64
3.3.2.1 Nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về qui trình cho vay 64
3.3.2.2 DN V&N cần chấp hành nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê 65
3.3.2. Các DN V&N nên khai thác tốt các nguồn lực vốn có 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện hoạt động tín dụng 1998-2001 của NHNT VN)
Ghi chú: Nợ CXL: nợ chờ xử lý; Nợ CVDBL: nợ cho vay do bảo lãnh; CTTC: cho thuê tài chính
Cho vay ngắn hạn gồm cả chiết khấu chứng từ có giá
Cho vay dài hạn gồm cả CV UTĐT, CV đồng tài trợ
Biểu đồ 3: So sánh dư nợ cho vay trung dài hạn và ngắn hạn của NHNT VN
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 1998-2001 của NHNTVN)
Nếu như năm 1998 dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 1.624 tỷ đồng, chiếm 57% tổng dư nợ cho vay và trong đó chủ yếu cho vay bằng ngoại tệ, thì đến năm 1999 cho vay trung dài hạn giảm xuống 830 tỷ đồng(chiếm 32% tổng dư nợ cho vay), chỉ bằng 41% của năm 1998. Có sự giảm sút nhiều như vậy trong tín dụng trung dài hạn của năm 1999 là do tình hình kinh tế xã hội năm 1999 bộc lộ nhiều khó khăn: tốc độ phát triển kinh tế bị chậm lại, thị trường kém sôi động, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm, đầu tư nước ngoài giảm sút, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng giảm... Về phía Ngân hàng, thủ tục cho vay còn quá cứng nhắc, lãi suất cho vay cao hơn các Ngân hàng khác và kém linh hoạt, việc tìm hiểu nhu cầu và tiếp xúc với khách hàng chưa thường xuyên, kịp thời, sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ để giải quyết yêu cầu của khách hàng thiếu chặt chẽ, đồng bộ. Tuy vậy, dư nợ cho vay trung dài hạn của Ngân hàng năm 1999 là khả quan so với tình hình chung. Số hợp đồng được ký kết trong năm 1999 đã tăng lên. Phương thức cho vay đồng tài trợ là nét đặc trưng mới trong hoạt động cho vay năm 1999 với số hợp đồng được ký kết là 4, tổng số vốn các Ngân hàng tham gia cam kết cho vay trên 200 triệu USD. Trong số các khoản cho vay đồng tài trợ có thể kể đến hai khoản cho vay lớn NHNT đứng ra làm đầu mối dàn xếp thành công: đồng tài trợ 100 triệu USD cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam (3 NHTM quốc doanh tham gia), đồng tài trợ 100 triệu USD cho Tổng công ty điện lực Việt Nam (8 NHTM tham gia), số Ngân hàng đăng ký tham gia thể hiện uy tín của NHNT trên thị trường.
Năm 2000, dư nợ cho vay trung dài hạn của NHNT mặc dù đã tăng lên 168 tỷ đồng so với năm 1999 nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn. Đến năm 2001, doanh số cho vay trung dài hạn đã tăng vọt, đạt đến mức 1.793 tỷ, cao hơn cả năm 1998 (1.624 tỷ đồng) và chiếm 45% trong tổng dư nợ. Năm 2001 việc cho vay trung dài hạn có nhiều thuận lợi hơn trước do nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đầu tư nước ngoài tăng theo xu hướng tích cực và cơ chế cho vay của Ngân hàng đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng mạnh chủ yếu từ tín dụng ngoại tệ do nhiều dự án của Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty Bưu chính viễn thông... đã ký từ năm 2000 nhưng đến năm 2001 mới giải ngân. Các khách hàng có dư nợ lớn vẫn là các Tổng công ty lớn của Nhà nước như Tổng công ty Dầu khí, Bưu chính Viễn thông, Cụm cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Vietcombank Tower. Trong năm 2001 Tổng công ty Hàng hải trở lại quan hệ tín dụng với NHNT VN sau một thời gian ngắt quãng, ngoài ra còn thu hút được một số khách hàng mới thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như Công ty Xi măng Chinfon, cty TNHH Việt Thắng. Đây là bước đầu trong việc đa dạng hoá khách hàng.
Cơ cấu cho vay theo tiền đồng và ngoại tệ trong vài năm qua của NHNT đã có sự thay đổi. Nếu năm 1998 doanh số cho vay trung dài hạn bằng VNĐ chỉ chiếm 1% trong tổng dư nợ cho vay, thì đến năm 1999 con số này tăng lên 12%, năm 2000 chiếm 7% trong tổng dư nợ cho vay quy ĐVN và năm 2001 là 8%. Sự thay đổi này cho thấy Ngân hàng đã dần dần dịch chuyển cơ cấu cho vay sang cho vay bằng đồng nội tệ để tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Nguyên nhân khác là năm 2000, lãi suất cho vay VNĐ và ngoại tệ có xu hướng cân bằng, đồng nội tệ có chiều hướng mất giá so với các ngoại tệ mạnh nên nhiều doanh nghiệp chuyển sang vay trung dài hạn bằng đồng nội tệ, thậm chí một số doanh nghiệp có dư nợ vay ngoại tệ xin chuyển sang nhận nợ bằng ĐVN để tránh rủi ro tỷ giá. Nếu không có biện pháp điều chuyển cơ cấu huy động vốn thì NHNT VN có thể gặp khó khăn về nguồn vốn VNĐ để cho vay trung dài hạn.
Đánh giá hoạt động cho vay trung dài hạn của NHNT VN
* Những kết quả đạt được
Trong vài năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế biến động và chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động cho vay trung dài hạn của NHNT VN vẫn đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua:
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn ở mức khá. Cơ cấu tín dụng đã thay đổi theo hướng nâng dần tỷ trọng cho vay vốn trung hạn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, đầu tư chiều sâu. Đồng thời NHNT VN vẫn giữ được khách hàng truyền thống và thu hút thêm một số lượng lớn các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn...
- Công tác huy động vốn nhất là nguồn vốn trung dài hạn đạt kết quả tốt, đáp ứng phần nào nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng. Nếu như năm 1998 tổng vốn huy động để cho vay trung dài hạn của NHNT VN đạt 4.664 tỷ đồng thì sang năm 2001 con số này tăng lên 12.545 tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần), thể hiện uy tín của Ngân hàng trên thị trường huy động vốn.
- NHNT VN đã đổi mới và nâng cao chất lượng công nghệ Ngân hàng, sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý trong hoạt động tín dụng, chất lượng quản lý được nâng lên và phục vụ khách hàng theo hướng hiện đại, văn minh, thuận tiện. Tính cho đến nay, công nghệ của NHNT VN được coi là tốt nhất trong các NHTM quốc doanh của Việt Nam.
- Ngân hàng đã tăng cường khâu giám sát khách hàng trước và sau khi cho vay, cùng với việc thực hiện nghiêm túc qui trình cho vay theo quy định của NHNN, cũng như những quy định do Ngân hàng đề ra, đã làm cho chất lượng tín dụng trung dài hạn được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay từ năm 1998 đến 2001 đều giảm thấp.
- Chính sách tín dụng trung dài hạn của NHNT VN đã có những bước cải tiến phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế như duy trì tốt quan hệ với các khách hàng truyền thống, chú trọng đến việc cho vay DN V&N
- Cán bộ tín dụng của Ngân hàng đều có trình độ chuyên môn cao với đa số là đạt trình độ đại học và trên đại học, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
* Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT VN còn gặp không ít khó khăn, cụ thể là:
- Về cơ cấu khách hàng: qua diễn biến tình hình cho vay từ 1997 đến 2001 cho thấy, NHNT VN mới chỉ chú trọng đến cho vay đối với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và các dự án có vốn đầu tư lớn. Những doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó tiếp cận với vốn Ngân hàng. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn của NHNT VN với đối tượng DN V&N qua từng năm hầu như rất nhỏ so với dư nợ trung dài hạn. Ngân hàng mới chỉ chú trọng cho vay DN V&N từ cuối năm 2000 trở lại đây. Tuy nhiên việc cho vay còn hết sức dè dặt do NHNT VN chịu sự ràng buộc về quy định pháp lý cũng như thông tin về khách hàng hạn chế và bị động. Hơn nữa, những khó khăn từ bản thân các doanh nghiệp cũng có những tác động tiêu cực. Nhìn chung, đội ngũ khách hàng trong nước của NHNT VN còn hạn chế về số lượng, tính đa dạng trong lĩnh vực hoạt động và hình thức sở hữu... do vậy chưa phân tán được rủi ro trong hoạt động, nhất là xu hướng cần đẩy mạnh hoạt động trong nước hiện nay. Lượng khách hàng quan hệ với NHNT VN còn quá mỏng, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may.
- Những qui định pháp lý, cơ chế cho vay còn quá cứng nhắc như qui định của NHNN về hạn mức cho vay (không được cho vay một đối tượng khách hàng vượt quá 15% vốn tự có) trong khi vốn tự có của Ngân hàng lại nhỏ, khiến việc cho vay với những khách hàng có nhu cầu lớn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, qui trình tín dụng nghiêm ngặt cộng với qui định chặt chẽ về tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh đã hạn chế nhiều đến việc mở rộng tín dụng trung dài hạn của NHNT VN và đa dạng hoá khách hàng.
- Công tác Marketing Ngân hàng chưa được chú trọng cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu cho vay của Ngân hàng. Kết quả là NHNT VN đã bỏ đi nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi, bỏ qua nhiều đối tượng khách hàng, điều này có tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay trung dài hạn DN V&N
2.2.2.1 Đánh giá về thị trường cho vay DN V&N ở Việt Nam
Đối với nền kinh tế Việt Nam, DN V&N đang giữ vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Đặc biệt DN V&N là nhân tố chủ chốt cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp - ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Hiện nay, DN V&N chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó các DN V&N thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 33,6%; 65,9% trong các hợp tác xã và liên hiệp HTX; trong các công ty TNHH thì DN V&N chiếm 94,6%, con số này trong các DN tư nhân là 99,4% và trong các DNNN là 65,9%. Gần 100% DN hoạt động ở lĩnh vực nông thôn là các DN V&N. Nếu xét hiệu quả hoạt động, khu vực DN V&N quốc doanh chiếm khoảng 5% GDP cả nước; các DN V&N nói chung chiếm 31% tổng sản lượng công nghiệp hàng năm, 78% doanh số bán lẻ trong thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá, sản xuất gần 100% sản lượng công nghiệp của nhiều loại hàng hoá tiêu dùng, tạo ra gần 8 triệu công ăn việc làm trong 36 triệu lao động của cả nước. DN V&N đóng góp vào sự sôi động của nền kinh tế và nhờ vậy quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra liên tục. Vị trí của DN V&N đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng.
Như đã nói ở phần đặc điểm của DN V&N Việt Nam, vướng mắc chính của các DN V&N hiện nay là công nghệ lạc hậu, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, hàng hoá kém sức cạnh tranh... Yêu cầu đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp là vốn trung dài hạn để cải tạo cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị đã quá cũ kỹ cũng như nhu cầu vốn cho xây dựng mới nhà xưởng, mở rộng hoạt động sản xuất. Nhưng nhu cầu vốn của doanh nghiệp hầu như chưa được đáp ứng. Nguyên nhân là phần lớn các DN V&N chưa thể tiếp cận được vốn vay từ các NHTM và các tổ chức tín dụng. Các NHTM đều rất ngại cho các DN V&N vay vì hầu hết các DN V&N đều không đủ tiêu chuẩn để được vay trong đó chủ yếu là thiếu hoặc không có tài sản thế chấp. Mặt khác, tình hình “co cụm, phòng thủ” của các NHTM sau hàng loạt các vụ án kinh tế lớn liên quan đến các giới chức Ngân hàng như vụ Tamexco, Epco, Minh Phụng... , các Ngân hàng cho vay thận trọng hơn, chặt chẽ hơn, thậm chí một số Ngân hàng cho vay cầm chừng đủ trả chi phí hoạt động để đảm bảo an toàn. Các DN V&N đã khó vay vốn lại càng khó khăn hơn.
Tóm lại, nhu cầu vốn của các DN V&N là rất lớn thể hiện qua số lượng đông đảo các DN V&N trong nền kinh tế và tình hình vốn của mỗi doanh nghiệp. Thị trường cho vay các DN V&N là khá mới mẻ, đầy hứa hẹn, mà NHNT VN có thể khai thác tốt, nếu những khó khăn từ cả phía Ngân hàng và doanh nghiệp được tháo gỡ.
2.2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay trung dài hạn DN V&N
Hoạt động cho vay DN V&N mới được NHNT VN thực sự quan tâm trong khoảng vài năm trở lại đây. Trước đó việc cho vay chỉ diễn ra lẻ tẻ, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn cho vay trung dài hạn, và chủ yếu chỉ cho vay đối với các DN V&N nhà nước, các DN V&N ngoài quốc doanh hầu như chưa được vay vốn của Ngân hàng. Khi so sánh với các Ngân hàng khác như Ngân hàng Nông Nghiệp hay Công thương cũng là những NHTM quốc doanh thì dư nợ cho vay đối với đối tượng này của NHNT còn thua kém nhiều. Điều này có thể gây bất lợi cho Ngân hàng trong xu hướng cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần như hiện nay.
Bảng 6: Tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn đối với DN V&N
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
So sánh
Số dư
Tỷ trọng
So sánh
I. Tổng dư nợ TDH
830
100%
998
100%
20,2%
1763
100%
79,6%
tr/đó VNĐ
328
39,5%
229
22,9%
-30%
313
17,7%
36,7%
NgoạI tệ (qui VNĐ)
502
60,5%
769
77,1%
1450
82,3%
88,6%
II. Dư nợ theo loại hình DN
- DN lớn (Tcty)
705,5
85%
818,3
82%
16%
1270
72%
55,2%
tr/đó VNĐ
262,4
31,6%
160,3
16%
-38,9%
219
12,4%
36,6%
NgoạI tệ (qui VNĐ)
443,1
53,4%
658
66%
48,5%
1051
59,6%
59,7%
- DN V&N
124,5
15%
179,7
18%
44,3%
493
38%
174,3%
tr/đó VNĐ
61,5
7,4%
68,7
6,9%
11,7%
123,3
7%
79,5%
Ngoại tệ
63
7,6%
111
11,1%
76,2%
369,7
21%
233%
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng 1999-2001 của NHNT VN)
Ghi chú: So sánh: (+/-)% so với năm trước
* Về dư nợ cho vay:
Trong hai, ba năm gần đây, công tác cho vay trung dài hạn đối với DN V&N đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nếu như năm 1999 cho vay DN V&N chỉ chiếm 15% trong tổng dư nợ cho vay trung dài hạn (4,7% trong tổng dư nợ cho vay) thì đến năm 2000 đã tăng lên 18% (5,8% trong tổng dư nợ cho vay), và năm 2001 là 38% trong dư nợ trung dài hạn (12% trong tổng dư nợ cho vay). Sự gia tăng nhanh về tỷ trọng cho vay DN V&N trong năm 2001 là nhờ công tác khách hàng của Ngân hàng đã chú trọng hơn đối với DN qui mô vừa và nhỏ. Nếu xét về số tuyệt đối, dư nợ cho vay đối với loại hình khách hàng này tuy chưa phải là lớn, song nó đánh dấu một sự chuyển biến tích cực về sự thay đổi trong định hướng hoạt động tín dụng của NHNT, là một phần cơ bản trong chiến lược kinh doanh của ngân
hàng này đến năm 2010 và cũng là một nội dung trong chương trình tái cơ cấu lại ngân hàng.
Biểu đồ 5: So sánh dư nợ cho vay TDH đối với DN V&N và DN lớn
Trong 3 năm từ 1999 đến 2001 tình hình cho vay DN V&N đã có nhiều cải thiện theo xu hướng tích cực, tuy nhiên dư nợ cho vay chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của NHNT do hoạt động cho vay còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả là nhu cầu vay chưa được đáp ứng ở mức cần thiết.
* Về đối tượng cho vay:
Nếu như trước đây các DN V&N vay vốn NHNT chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, thì hiện nay tình hình đã có thay đổi. Các DN V&N ngoài quốc doanh đã có thể vay vốn ngân hàng với số lượng ngày càng nhiều hơn, sự phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp quốc doanh tuy vẫn còn song đã bớt đi rất nhiều. Khách hàng thuộc đối tượng ngoài quốc doanh có thể tự tin và cảm thấy thoải mái hơn khi đến giao dịch và đặt vấn đề vay vốn tại NHNT. Riêng năm 2001, Ngân hàng đã thu hút được thêm một số khách hàng là DN V&N ngoài quốc doanh như Công ty liên doanh chè Phú Đa, Công ty TNHH Sao Việt, Công ty TNHH Ngân Linh, Công ty chè Tài Trung... Trong năm 2002, NHNT tiếp tục mở rộng cho vay các doanh nghiệp DN V&N ngoài quốc doanh như Công ty Thế hệ mới, một số doanh nghiệp tư nhân vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn mini, sản xuất thép... Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa cho vay DN V&N với các DN lớn vẫn còn ở mức cao.
Đáng kể trong năm 2001, NHNT VN đã quyết định tách riêng một quỹ với tổng vốn khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay đối với các DN V&N. Theo một quan chức NHNT VN cho biết: “Đây không phải là quĩ hỗ trợ hay một loại quĩ có lãi suất ưu đãi, mà chủ trương tách riêng để tạo thuận lợi hơn
cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn Ngân hàng”. NHNT VN còn phối hợp với MPDF là cơ quan hỗ trợ cho các DN V&N trong việc tư vấn tài chính cũng như tư vấn về lập dự án xin vay vốn ngân hàng để đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp này. Ngoài ra, NHNT VN còn thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tổ chức hội thảo về cho vay vốn với các DN V&N, nhằm qua đó giúp các doanh nghiệp này hiểu biết thêm về điều kiện vay vốn, thủ tục vay vốn ngân hàng và khuyến khích họ mạnh dạn vay vốn cho hoạt động SXKD của mình. Điều kiện để được vay vốn trung dài hạn thuộc chương trình cho vay các DN V&N là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ năng lực pháp luật dân sự; có tình hình tài chính lành mạnh; có dự án, phương án khả thi, hiệu quả; có tài sản thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba (không bắt buộc trong mọi trường hợp). Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có sự tăng trưởng qua các năm, các hệ số tài chính đạt mức hợp lý, có lãi và phản ánh đúng năng lực tài chính thực tế của các doanh nghiệp. Các dự án và phương án phải chứng minh là thực hiện được, có khả năng hoàn trả được vốn. Điều này thể hiện quyết tâm của Ngân hàng trong việc mở rộng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên với tình hình như hiện nay thì số lượng khách hàng có đủ tiêu chuẩn được vay chỉ rất ít ỏi do còn tồn tại nhiều khó khăn chưa thể tháo gỡ, số lượng các doanh nghiệp được NHNT giải quyết cho vay chiếm khoảng trên dưới 50% trong tổng số các doanh nghiệp đặt vấn đề vay vốn tại ngân hàng.
Bảng 7: Dư nợ cho vay trung dài hạn đối với từng thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Dư nợ TDH DN V&N
124,5
179,7
493,0
- DN Nhà nước
80,9
107,8
270,0
- Cty trách nhiệm hữu hạn
24,9
38,0
142,2
- Cty Cổ phần, Liên doanh
11,2
24,36
55,8
- DN Tư Nhân
7,4
9,5
25,0
(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm 1999-2001 của NHNTVN)
Biểu đồ 6: So sánh dư nợ cho vay TDH đối với từng thành phần kinh tế
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhà nước:
Khi xét duyệt cho vay trung dài hạn, DNNN vẫn luôn là đối tượng khách hàng được ưu tiên, trong đó có doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Điều này thể hiện qua dư nợ cho vay TDH DNNN luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay trung dài hạn DN V&N. Nếu so sánh với tổng dư nợ cho vay thì tỷ lệ này không cao nhưng nếu so với các DN V&N ngoài quốc doanh thì DNNN vẫn chiếm ưu thế hơn. Lợi thế của DNNN là uy tín, tài sản thế chấp, từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, thực hiện chế độ kế toán... đã tạo điều kiện để doanh nghiệp vay vốn từ Ngân hàng. Sự ổn định môi trường kinh tế năm 2001 cũng có tác động thúc đẩy cho vay DNNN qui mô vừa và nhỏ. Dư nợ cho vay với đối tượng này tăng dần qua các năm từ 1999 đến 2001. Năm 2001 dư nợ đã tăng gần gấp 3 lần năm 1999.
Bảng 8: Tình hình dư nợ cho vay trung dài hạn DN V&N quốc doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số dư
Tỷ lệ
Số dư
Tỷ lệ
So sánh
Số dư
Tỷ lệ
So sánh
I. Tổng dư nợ CV TDH
124,5
100%
179,70
100%
44,3%
493
100%
174,3%
II. Dư nợ CV DNV&N quốc doanh
80,92
65%
107,82
60%
33,23%
270
55%
150,4%
- VNĐ
32,36
26%
27,50
15,3%
-15,03%
57,50
11,6%
109,1%
-Ngoại tệ (qui ra VNĐ)
48,56
39%
80,32
44,7%
65,4%
212,5
43,4%
164,6%
(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm 1999-2001 của NHNTVN)
Ghi chú: So sánh: (+/-) % so với năm trước.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Nhờ vào Luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung đã tạo cơ chế pháp lý cho sự phát triển các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) trong vài năm qua. Các Cty TNHH đã có mặt trên nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng... Qui mô của hầu hết các cty TNHH là vừa và nhỏ. Từ năm 1999, việc cho vay các Cty TNHH đã có nhiều thay đổi tích cực. Điều này được thể hiện qua việc Ngân hàng đã thu hút được một số khách hàngđể cho vay là các Cty TNHH, dư nợ cho vay TDH của Ngân hàng với các đối tượng này từ năm 1999 luôn năm sau đạt cao hơn năm trước. Công ty TNHH xin vay Ngân hàng chủ yếu để đầu tư vào dây chuyền sản xuất, xây dựng nhà xưởng, đào tạo, nghiên cứu...
Bảng 9: Tình hình dư nợ cho vay trung dài hạn DN V&N - Công ty TNHH
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số dư
Tỷ lệ
Số dư
Tỷ lệ
So sánh
Số dư
Tỷ lệ
So sánh
I. Tổng dư nợ CV TDH
124,5
100%
179,7
100%
44,3%
493
100%
174,3%
II. Dư nợ CV DNV&N ông ty Cty TNHH
24,9
20%
38
21%
52,6%
142,2
28,8%
274,2%
- VNĐ
13,5
14,9%
23,5
13,4%
74,1%
26,2
5,3%
95,5%
-Ngoại tệ (qui ra VNĐ)
11,4
5,1%
14,5
8,6%
27,2%
116
23,5%
800%
(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm 1999-2001 của NHNTVN)
Ghi chú: So sánh: (+/-) % so với năm trước
- Công ty cổ phần, liên doanh
Đến năm 2001, NHNT VN đã có một số khách hàng là các công ty cổ phần và công ty liên doanh, tuy nhiên dư nợ cho vay không lớn. Diễn biến trong hai năm trở lại đây cho thấy Chính phủ đang chủ trương đẩy mạnh việc cổ phần hoá các DNNN, đồng thời nhiều cá nhân tổ chức đứng ra góp vốn thành lập mới các công ty cổ phần. Nhu cầu vay vốn của các công ty cổ phần ngày càng lớn, trong khi Ngân hàng Ngoại thương mới chỉ cho vay được với một số ít các doanh nghiệp.
Bảng 10: Tình hình dư nợ cho vay trung dài hạn DN V&N - Cty CP, LD
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số dư
Tỷ lệ
Số dư
Tỷ lệ
So sánh
Số dư
Tỷ lệ
So sánh
I.Tổng dư nợ CV TDH
124,5
100%
179,7
100%
44,3%
493
100%
174,3%
II.Dư nợ CV DNV&N - Cty CP, LD
11,205
9%
24,36
13,6%
117,4%
55,8
11,3%
129%
- VNĐ
8,4
6,7%
9
5%
7,14%
28,4
5,8%
215,5%
- Ngoại tệ (qui ra VNĐ)
2,805
2,3%
15,36
8,6%
206,6%
27,34
5,5%
78%
(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm 1999-2001 của NHNTVN)
Ghi chú: So sánh: (+/-) % so với năm trước
zên cạnh đó, Ngân hàng đã có một bộ phận khách hàng vay vốn trung dài hạn là các công ty liên doanh, nhu cầu về vốn của họ phần lớn để đầu tư mở rộng sản xuất bằng việc xây dựng thêm nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, thuê đất... Nhìn chung số lượng khách hàng của Ngân hàng là Cty cổ phần và liên doanh còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn thật sự của các doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp này thường tìm đến các NHTM cổ phần hoặc các Ngân hàng nước ngoài. Đây là một tồn tại mà NHNT cần lưu ý trong công tác khách hàng của mình.
- Doanh nghiệp Tư nhân
NHNT VN cũng cho một số doanh nghiệp tư nhân vay vốn trung dài hạn nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay. Hầu như các doanh nghiệp tư nhân khi vay vốn Ngân hàng chỉ được cấp tín dụng bằng tiền đồng, một số ít là được cấp tín dụng bằng ngoại tệ mặc dù các doanh nghiệp này có mở tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng. Lý do mà Ngân hàng đưa ra là cho vay các doanh nghiệp tư nhân có độ rủi ro cao. Hình thức cho vay với các đối tượng này cũng rất đơn điệu. Để cho vay, ngoài việc xem xét phương án sản xuất kinh doanh của người vay, NHNT chỉ căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp, cầm cố để tính toán khoản cho vay (thường từ 60% đến 70% giá trị thị trường của tài sản được thế chấp) trong khi tài sản thế chấp của doanh nghiệp loại này có giá trị không lớn do cũ kỹ hoặc lạc hậu. Vì vậy doanh nghiệp tư nhân vay được vốn trung dài hạn của Ngân hàng là không nhiều.
Bảng 12: Tình hình dư nợ cho vay trung dài hạn DN V&N - DNTN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số dư
Tỷ lệ
Số dư
Tỷ lệ
So sánh
Số dư
Tỷ lệ
So sánh
I. Tổng dư nợ CV TDH
124,5
100%
179,7
100%
44,3%
493
100%
174,3%
II. Dư nợ CV DNV&N -DN tư nhân
7,47
6%
9,52
5,3%
27,4%
25
5,1%
162,6%
- VNĐ
7,235
5,8%
8,7
4,8%
20,24%
11,15
2,3%
28,2%
-Ngoại tệ (qui ra VNĐ)
0,235
0,2%
0,82
0,5%
245%
13,85
2,8%
-
(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm 1999-2001 của NHNTVN)
Ghi chú: So sánh: (+/-) % so với năm trước
* Về hình thức cho vay:
Ngoài hình thức cho vay trung dài hạn theo dự án đầu tư – là hình thức cho vay chủ yếu được tiến hành từ trước đến nay, NHNT VN còn phát triển thêm loại hình cho vay dưới hình thức cho thuê tài chính. Tuỳ đặc điểm của doanh nghiệp và nhu cầu về vốn vay, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã nghiên cứu và tham gia vào “sân chơi” mới này. Theo hình thức này, các doanh nghiệp vay tài sản từ ngân hàng thông qua một hợp đồng thuê mua. NHNT VN là một trong số các NHTM đầu tiên dám mạnh dạn thành lập một Công ty Cho thuê Tài chính hoạt động độc lập để chuyên doanh trong lĩnh vực này. Các sản phẩm được Công ty cho thuê tài chính của NHNT cung cấp cho khách hàng thuê mua thường là ô tô, trụ sở làm việc và một số thiết bị công trình giao thông vận tải và cơ khí mỏ. Tuy doanh số hoạt động và dư nợ của loại hình cho vay này chưa lớn lắm, song điều này khẳng định sự mạnh dạn và dám làm của Ban Lãnh đạo NHNT trong việc đa dạng hoá hình thức cho vay, nhất là với loại hình mới mẻ song có nhiều tiềm năng mà đang được thị trường tài chính – ngân hàng thế giới ưa chuộng.
Hoạt động cho vay DN V&N mới được NHNT VN thực sự quan tâm trong khoảng 2 năm trở lại đây. Trước đó việc cho vay chỉ diễn ra lẻ tẻ, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn cho vay trung dài hạn, và chủ yếu chỉ cho vay đối với các DN V&N nhà nước, các DN V&N ngoài quốc doanh hầu như chưa được vay vốn của Ngân hàng. Khi so sánh với các Ngân hàng khác như Ngân hàng Nông Nghiệp hay Công thương cũng là những NHTM quốc doanh thì dư nợ cho vay đối với đối tượng này của NHNT còn thua kém nhiều. Điều này có thể gây bất lợi cho Ngân hàng trong xu hướng cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần như hiện nay.
Bảng 6: Tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn đối với DN V&N
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
So sánh
Số dư
Tỷ trọng
So sánh
I. Tổng dư nợ TDH
830
100%
998
100%
20,2%
1763
100%
79,6%
tr/đó VNĐ
328
39,5%
229
22,9%
-30%
313
17,7%
36,7%
NgoạI tệ (qui VNĐ)
502
60,5%
769
77,1%
1450
82,3%
88,6%
II. Dư nợ theo loại hình DN
- DN lớn (Tcty)
705,5
85%
818,3
82%
16%
1270
72%
55,2%
tr/đó VNĐ
262,4
31,6%
160,3
16%
-38,9%
21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28781.doc