8. MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3
1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 3
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. 3
1.1.2 Khái niệm cho vay ngắn hạn & Đặc trưng cho vay ngắn hạn. 5
1.2 Những vấn đề chung về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 6
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp, phân loại. 6
1.2.2 Vai trò và vị trí của doanh nghiệp. 7
1.3 Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và vai trò của nguồn vốn ngắn hạn đối với doanh nghiệp. 9
1.3.1 Nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. 9
1.3.1.1 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên 10
1.3.1.2 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ 10
1.3.2 Vai trò của nguồn vốn ngắn hạn đối với các doanh nghiệp: 11
1.4 Mở rộng cho vay ngắn hạn 12
1.4.1 Khái niệm mở rộng: 12
1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá mở rộng: 12
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng. 15
1.5.1 Nhân tố chủ quan. 15
1.5.1.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng. 15
1.5.1.2 Hoạt động Marketing của ngân hàng 15
1.5.1.3 Mạng lưới của ngân hàng 16
1.5.1.4 Công nghệ của ngân hàng 16
1.5.1.5 Hệ thống dịch vụ của ngân hàng 16
1.5.1.6 Khả năng đánh giá và kiểm soát các khoản cho vay của ngân hàng 17
1.5.2 Nhân tố khách quan 17
1.5.2.1 Môi trường chính trị 17
1.5.2.2 Môi trường dân cư 18
1.5.2.3 Môi trường kinh tế 18
1.5.2.4 Môi trường kĩ thuật 18
1.5.2.5 Môi trường cạnh tranh 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 20
2.1 Tổng quan về SGDI-NHCTVN. 20
2.1.1 Giới thiệu đôi nét về SGDI-NHCTVN. 20
2.1.2 Kết quả hoạt động của SGDI-NHCTVN 2007 24
2.1.2.1 Huy động vốn 24
2.1.2.2 Về cho vay và đầu tư: 25
2.1.2.3 Kết quả kinh doanh. 27
2.2 Thực trạng mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại SGDI-NHCTVN. 28
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại SGDI-NHCTVN. 28
2.2.1.1 Tỷ trọng tài sản là các khoản vay trong tổng tài sản. 28
2.2.1.2 Tăng trưởng tín dụng qua các năm. 29
2.2.1.3 Kết cấu dư nợ cho vay. 31
2.2.2 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại SGDI-NHCTVN. 35
2.2.2.1 Tình hình chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế và xu hướng phát triển. 35
2.2.2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn tại SGDI 38
2.3 Đánh giá về thực trạng mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại SGDI. 45
2.3.1 Những thành công 45
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI SGDI-NHCTVN 54
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của SGDI trong thời gian tới. 54
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. 56
3.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn. 56
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ, tăng cường sử dụng thông tin bên ngoài. 57
3.2.3. Tạo thế cạnh tranh cho ngân hàng bằng cách tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng 59
3.2.4 Chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo cán bộ 59
3.3 Một số kiến nghị 60
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 60
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 62
KẾT LUẬN 63
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng nguồn vốn huy động
14.026
16.071
17.448
16.718
I.Phân theo đối tượng
Tiền gửi doanh nghiệp
9.918
10.339
9.859
12.735
Tiển gửi dân cư
3.398
3.908
3.370
3.412
Tiền gửi dân cư khác
710
1.764
4.219
571
II.Phân loại theo tiền tệ
VND
11.950
13.709
14.953
14.270
Ngoại tệ
2.076
2.362
2.495
2.448
III.Phân theo kỳ hạn
Không kỳ hạn
8.455
9.231
9.369
7.841
Có kỳ hạn
5.570
6.840
8.079
8.332
(Nguồn: Báo cáo tài chính SGDI-NHCTVN)
2.1.2.2 Về cho vay và đầu tư:
Năm 2007, Dư nợ cho vay và đầu tư đạt 4.360 tỷ đồng, tăng 1.560 tỷ đồng so với năm 2002, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 10%. Với thế mạnh và bề dày kinh nghiệm hoạt động, SGDI đã cho vay nhiều dự án lớn của các tập đoàn kinh tế như:
- Dự án cho vay Vinasat của tập đoàn BCVT Việt Nam.
- Các dự án về lưới điện của tập đoàn điện lực Việt Nam
- Các dự án về đổi mới đầu tàu của tổng công ty đường sắt Việt Nam
- Các dự án khí điện Cà Mau của tập đoàn Dầu Khí Việt Nam
Đặc biệt, SGDI đã hướng mạnh vào cho vay phát triển đối với các doanh nghệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình.. khi khai thác được thị trường đa dạng và đầy tiềm năng, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước và của ngành. Đến nay đã có hàng nghìn khách hàng phát triển sản xuất kinh doanh từ vốn vay của ngân hàng.Dư nợ cho vay DNV&N; DN tư nhân; hộ gia đình các thể.. Năm 2002 chỉ chiếm 10% trong tổng dư nợ cho vay, đến nay đã chiếm 25%. Có thể khẳng định rằng, chiến lược phát triển hoạt động tín dụng SGDI đúng hướng, chất lượng và an toàn, đến 31/12/2007 không có nợ quá hạn.
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Doanh số cho vay
3.940
4.499
4.359
2
Dư nợ cho vay
2.778
2.777
3.101
( Nguồn: Báo cáo tài chính của SDGI-NHCTVN)
Tổng dư nợ và cho vay qua các năm đều có sự biến đổi. Trong khi tổng dư nợ cho vay và đầu tư tăng lên 559 tỷ đồng (14.2%) trong năm 2006, và lại giảm 140 tỷ đồng (tức là 3,1%), trong năm 2007 thì dư nợ cho vay có xu hướng tăng lên.Con số này giảm khoảng 12 tỷ trong năm 2006 so với 2005 nhưng lại tăng 324 tỷ trong năm 2007 so với 2006. Đến 31/12/2007, dư nợ cho vay và đầu tư đạt 4.359 tỷ đồng. Trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 3.101 tỷ đồng, tăng 11,7% so với đầu năm, đạt 97% kế hoạch năm 2007 NHCT giao.
2.1.2.3 Kết quả kinh doanh.
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGDI –NHCTVN qua các năm.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng thu
1167,282
1152,166
1.456
Tổng chi
819,782
809,166
1.128
Lợi nhuận hạch toán nội bộ
347,5
343
328
KH
271,5
350
280
So với KH
Đạt 128%
Đạt 98,7%
Đạt 117%
( Nguồn: Báo cáo tài chính của SGDI-NHCTVN )
Trong những năm vừa qua, SGDI –NHCTVN luôn cố gắng để phục vụ tốt khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của sở. Tình hình kết quả kinh doanh của sở được thể hiện ở các chỉ tiêu đã đạt được trong năm 2007.
Tổng thu nhập năm 2007: 1.456 tỷ đồng. Trong đó:
Thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 22%
Thu lãi tiền gửi: 3,2%.
Thu lãi điều hoà vốn: 75%.
Tổng thu phí dịch vụ cả năm: 15,7 tỷ đồng, đạt kế hoạch NHCT giao trong năm 2007.
Tổng chi phí năm 2007: 1.128 tỷ đồng, trong đó: chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 90,5%. Lợi nhuận cả năm 2007: Đạt 328 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch năm 2007 NHCT giao.
Lợi nhuận của ngân hàng ngày càng tăng lên chứng tỏ hoạt động ngân hàng ngày càng được mở rộng. Lợi nhuận cao, tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao, phản ánh thế mạnh về cạnh tranh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Là một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm SGDI luôn phát triển tạo dựng một hình ảnh ngày càng vững chắc đối với khách hàng cũng như nền kinh tế nói chung.
2.2 Thực trạng mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại SGDI-NHCTVN.
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại SGDI-NHCTVN.
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thương mại nói chung cũng như đối với SGDI - Ngân hàng Công ThươngViệt Nam. Tình hình hoạt động tín dụng của SGDI được thể hiện qua các số liệu:
2.2.1.1 Tỷ trọng tài sản là các khoản vay trong tổng tài sản.
Bảng 2.4 Tổng tài sản và dư nợ cho vay qua các năm.
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Tổng tài sản
15.252
18.163
21.116
2
Dư nợ cho vay
2.778
2.777
3.101
3
Tỷ trọng
18%
15,3%
14,7%
(Nguồn báo cáo tài chínhcủa SGDI- NHCTVN)
Theo bảng trên chúng ta có thể thấy rằng, các khoản cho vay luôn là những khoản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Năm 2005, dư nợ các khoản cho vay là 2.788 tỷ đồng chiếm 18% trong tổng tài sản, đến năm 2006 số dư nợ cho vay này giảm xuống còn 2.777 chiếm tỷ trọng 15,3%, và hiện nay 2007 con số này là 3.101, tăng hơn hẳn so với hai năm trước và chiếm tỷ trọng 14,7% trong tổng tài sản của ngân hàng.
Nguồn dư nợ cho vay của ngân hàng đã được tăng lên về số lượng, ngân hàng cần chú ý tới việc cân đối nguồn vốn huy động và cho vay để ngày càng mở rộng về các khoản cho vay, tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng cần chú trọng thêm về nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp hiện nay trên thị trường,và cách thức để mở rộng quy mô cho vay của mình.
2.2.1.2 Tăng trưởng tín dụng qua các năm.
Hoạt động tín dụng các năm qua đã có sự biến động đáng kể, mở rộng cho vay là mục tiêu của các ngân hàng, và SGDI cũng không ngoại lệ.Qua số liệu thực tế của năm vừa qua cho thấy hoạt động tín dụng đã có sự tăng lên đáng kể thể hiện qua chỉ tiêu dư nợ cho vay và doanh số cho vay của Sở giao dịch trong thời gian qua. Trong năm 2006 có sự giảm nhẹ so với năm 2005,nhưng qua đến năm 2007 kết quả mang lại khẳng định sự ổn định và tăng trưởng chất lượng tín dụng của SGDI, dư nợ cho vay đã vượt hơn hẳn so với năm 2006.
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay và doanh số cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Dư nợ
2.778
2.777
3.101
2
Doanh số cho vay
3.940
4.499
4.359
(Nguồn báo cáo tài chính SGDI-NHCTVN)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm thể hiện ở biểu đồ sau:
Trong năm 2005 doanh số cho vay là 3.940 tỷ đồng nhưng con số này đã vượt lên đáng kể trong năm 2006 là 4.499 tỷ đồng và có gia nhẹ trong năm 2007.Còn dư nợ cho vay cũng có sự biến động nhẹ, vào năm 2005 con số dư nợ cho vay là 2.778 tỷ đồng nhưng qua đến năm 2006 con số này giảm xuống 2.777 tỷ đồng và đã vượt lên ngoạn mục với số dư hiện tại là 3.101 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng cho thấy mức độ tăng trưởng về doanh số cho vay và dư nợ cho vay của SGDI Ngân hàng Công Thương là rất tốt. Khẳng định một lần nữa sự vững chắc của SGDI trên thị trường liên ngân hàng và vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế khu vực Phía Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng.
Doanh số cho vay và dư nợ cho vay của SGDI qua các năm tăng, chứng tỏ thu nhập của SGDI qua các hoạt động tăng lên. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là nhân tố tác động để SGDI có được các doanh số và như nợ như trên, cái mà chúng ta cần quan tâm ở đây là qui mô và chất lượng của các khoản cho vay. Nguồn thu nhập của ngân hàng chỉ có thể tăng lên khi ngân hàng có qui mô tăng lên và chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng được nâng cao. Để được như vậy ngân hàng cần chú trọng quan tâm đến nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong thị trường, các đối tượng mà ngân hàng cần hướng tới và các chính sách cần thiết để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn cho vay của ngân hàng, cũng như các chính sách cần thiết như huy động đủ nguồn vốn để có thể đáp ứng nhu cầu cho vay trong thời gian tiếp theo. Thực tế có rất nhiều khách hàng vay vốn ở SGDI-NHCTVN, gồm khách hàng cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp, do có chính sách phân theo đối tượng cho vay, vốn được hướng vào đối tượng có những mặt hàng chiến lược nên thời gian qua đã có hiệu quả rất tốt.
Ngoài duy trì quan hệ tín dụng với các khách hàng cá nhân, SGDI luôn chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước là khách hàng tiềm năng, tốc độ tăng nhanh về số lượng cũng như quy mô và cũng là thành phần chính của nền kinh tế, góp phần trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc cho vay thành phần kinh tế này không những làm cho cơ cấu tín dụng bền vững, an toàn hơn và phát triển được các loại hình dịch vụ, góp phần quan trọng trong thu nhập của ngân hàng.
Tuy nhiên, kết quả cho vay đối với các doanh nghiệp trong thời gian qua chưa có tốc độ tăng trưởng cao. Vì vậy trong thời gian tới SGDI cần phát triển hơn nữa các chính sách hoạt động phù hợp để mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Đây chính là thành phần có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới, nhất là khi chúng ta vừa mới gia nhập các tổ chức kinh tế lớn, do vậy việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp là chiến lược mà Ngân hàng Công Thương cần chú ý quan tâm.
2.2.1.3 Kết cấu dư nợ cho vay.
Kết cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay
Bảng 2.6 Kết cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay
Đơn vị: tỷ đồng.
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Dư nợ cho vay
2.778
2.777
3.101
2
Ngắn hạn
35,5%
32,2%
48,2%
3
Trung và dài hạn
64,5%
67,8%
51,8%
(Nguồn báo cáo tài chính SGDI-NHCTVN)
Qua số liệu và biểu đồ cho chúng ta thấy được mức độ tăng trưởng của các khoản cho vay trong thời gian qua. Dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2005 là 64,5% tăng nhanh lên 67,8% trong năm 2006, nhưng tỷ số này lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2007 là 51,8%. Còn tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm xuống từ 35,5% năm 2005 xuống 32,2% trong năm 2006 và tăng trở lại lên 48,2%. Từ những quan sát trên chúng ta cũng có thể thấy rằng SGDI đã có sự điều chỉnh hợp lí về tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Trên thực tế khi xem xét các số liệu trên biểu đồ 2.2 chúng ta có thể thấy được rằng, các khoản cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng. Năm 2005 là 1.801 tỷ đồng, tăng lên 1.881 tỷ đồng trong năm 2006 và tiếp tục tăng lên tới 2.093 tỷ đồng trong năm 2007. Nhưng đối với số dư của các khoản cho vay ngắn hạn có sự biến động nhỏ. Năm 2005 con số dư nợ cho vay ngắn hạn là 987 tỷ đồng, giảm xuống còn 895 tỷ đồng và tiếp tục tăng trở lại với con số là 1.008 tỷ đồng. Nhìn chung SGDI đã có sự điều chỉnh đáng kể trong tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ của Sở. Sự điều chỉnh này là rất hợp lí, vì các khoản cho vay ngắn hạn có độ rủi ro nhỏ hơn so với các khoản cho vay trung và dài hạn, mặt khác các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài, lợi nhuận thu được trong cả một thời kỳ không thể thu bằng lợi nhuận mà các khoản cho vay ngắn hạn mang lại.
Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.
Để thuận tiện trong việc quản lí mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay chúng ta thường phân dư nợ theo thành phần kinh tế để dễ theo dõi hơn.
Bảng 2.7 Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Dư nợ
Tỷ VND
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ
Tỷ VND
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ
Tỷ đồng
Tỷ lệ
(%)
Kinh tế QD
2.066
74%
2.082
75%
2171
70%
Kinh tế ngoài QD
722
26%
695
25%
930
30%
(Nguồn:Phòng TT&TH)
Theo kết cấu thành phần kinh tế, chúng ta có thể thấy các khoản cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Sở. Quan sát qua các năm chúng ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên. Ở năm 2005 con số dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 722 tỷ đồng, có biến động giảm nhẹ xuống còn 695 tỷ đồng vào năm 2006 và tăng lên nhanh chóng 930 tỷ đồng vào năm 2007. Đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì khác, các con là này là 2.066 tỷ đồng vào năm 2005, tiếp tục tăng lên 2.082 tỷ đồng vào năm 2006 và đạt 2.171 tỷ đồng vào năm 2007. Nhìn theo tỷ trọng dư nợ của các khoản cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế quốc doanh, thì tỷ trọng của các khoản cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng giảm nhẹ từ 26% năm 2005 xuống 25% năm 2006 và tăng trở lại 30% vào năm 2007. Tỷ trọng của các thành phần kinh tế quốc doanh có tăng nhẹ từ năm 2005 là 74% lên 75% vào năn 2006 và giảm xuống còn 70%. Như vậy, SGDI đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế do sự cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và sự xuất hiện một lượng khách hàng mới là các doanh nghiệp ngoài quốc dân được thành lập trong một số năm gần đây. Sự điều chỉnh về cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế của SGDI rất phù hợp với xu hướng phát triển của nên kinh tế, cũng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đa dạng hóa thành phần khách hàng trong nền kinh tế. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cũng như nâng cao thế mạnh và khẳng định được vị thế của ngân hàng trong nền kinh tế, đây cũng là một trong các bước nhằm mở rộng qui mô của ngân hàng trong thời gian tới.
Kết cấu dư nợ theo nghành sản xuất kinh doanh:
Một trong những cách quản lí các khoản cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng là quản lí các khoản cho vay theo ngành nghề kinh doanh, theo cách này ngân hàng vừa quản lí được quy mô vay vốn của từng ngành sản xuất vừa đa dạng hóa được các khoản cho vay.
Bảng 2.8 Kết cấu dư nợ theo nghành nghề
Đơn vị: Tỷ đồng
Nghành
2005
2006
2007
Công nghiệp
1.230
44,12%
1.360
49%
1.550,5
50%
Tiêu dùng
38
1%
32
1,15%
155,05
5%
Thương nghiệp
963
34,54%
987
35,54%
930,3
30%
Dịch vụ
354
12,68%
232
8,35%
341,11
11%
Nghành khác
203
7,66%
166
5,96%
12,04
4%
( Nguồn báo cáo tài chính SGDI-NHCTVN)
Xem xét theo nghành nghề sản xuất kinh doanh, đối tượng cho vay của SGDI bao gồm: nghành Công nghiệp, Thương nghiệp, Dịch vụ, các ngành khác và tiêu dùng. Trong đó tập trung và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư nợ cho vay là nghành công nghiệp và thương nghiệp. Trong một vài năm trở lại đây do sự phát triển nền kinh tế đã thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng Công nghiệp, cũng như các nhu cầu về Tiêu dùng và Dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Nắm bắt được nhu cầu của nền kinh tế và khả năng đáp ứng của mình ngân hàng đã điều chỉnh chính sách cho vay tăng cường thêm các khoản cho vay đối với tiêu dùng và dịch vụ, đồng thời cũng tăng các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp mới thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn, đóng góp một phần trong sự phát triển của đất nước trong thời gian vừa qua.
2.2.2 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại SGDI-NHCTVN.
2.2.2.1 Tình hình chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế và xu hướng phát triển.
2.2.2.1.1 Tình hình chung của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là đất đai, nguồn vốn huy động.. nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Khó khăn trong việc xin cấp đất, huy động vốn trong nên kinh tế để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty, và hơn nữa có thể rơi vào vòng luẩn quẩn của vốn và đất đai. Trên thực tế nhu cầu về vốn để phát triển nền kinh tế rất lớn, nhu cầu đầu tư toàn xã hội cuả nên kinh tế năm 2007 là trên 452 ngàn tỷ đồng.
2.2.2.1.2 Xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế
Đánh giá chung
Sau khi nhà nước ban hành luật sửa đổi các điều luật về đăng kí kinh doanh như luật đầu tư nước ngoài, luật hợp tác xã và đặc biệt là luật công ty và luật doanh nghiệp năm 1991 đã làm thay đổi về số lượng cũng như chất lượng hoạt động của doanh nghiệp tăng lên do môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, sản xuất sôi động hơn. Nhờ có các chính sách và môi trường kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi nên trong nhiều năm gần đây doanh nghiệp tư nhân cụ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của nước nhà trong thời gian qua, thúc đẩy nhanh quá trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá đất nước.
Về số lượng doanh nghiệp:
Một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đên hoạt động mở rộng cho vay của ngân hàng là quy mô số lượng doanh nghiệp trong nên kinh tế và tốc độ tăng trưởng trong tương lai.
Bảng 2.9 Số Doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng
Đơn vị: Doanh nghiệp
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số lượng
163.265
170.649
245.000
Tốc độ tăng trưởng (%)
40%
4,5%
43%
(Số lượng doanh nghiệp: Internet)
Sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp thể hiện qua các con số về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng, thể hiện rõ nhất là năm 2005 và 2007 tốc độ tăng của số lượng doanh nghiệp là 40% và 43%. Năm 2005 số lượng doanh nghiệp hoạt động là 163.265 doanh nghiệp, nhưng qua tới năm 2006 con số này đã là 170.649 doanh nghiệp và cho tới năm 2007 vừa qua đã đạt được con số doanh ngiệp là 245.000 doanh nghiệp. Đặc biệt theo sự chỉ đạo của nhà nước số lượng doanh nghiệp còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, dự tính trong năm 2010 là trên 500.000 doanh nghiệp. Con số này không mấy khó khăn khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay. Điều này càng khẳng định việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ là hoạt động mang lại nhiều lợi nhận cho ngân hàng.
Về sự hỗ trợ của chính phủ trong thời gian tới.
Giới doanh nghiệp ngày càng nhận được sự rất nhiều sự hỗ trợ và quan tâm từ chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ. Trong đó phải kể đến một số hình thức hỗ trợ về vốn như:
- Nguồn vốn từ ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Quỹ cho vay này trị giá 4 tỷ đồng yên nhật được triển khai thông qua 4 ngân hàng thương mại là Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Đông Á.
- Chương trình hỗ trợ khu vực doanh nghiệp (BSPS) do chính phủ Đan Mạch tài trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2006 đến hết năm 2009.
- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng- Hiệp hội nà sẵn sàng đúng ra bảo đảm cho các thành viên của mình vay vốn ở ngân hàng.
Về tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Tốc độ tín dụng dành cho khối doanh nghiệp trong thời gian qua có những yếu tố rất khả quan. Tiềm năng của các doanh nghiệp hiện nay chính là hướng đầu tư trọng điểm của các ngân hàng thương mại hiện tại và trong thời gian tới.
Qua các số liệu quan sát từ các mục trên chúng ta có thể thấy doanh nghiệp đang phát triển về số lượng chất lượng và qui mô, góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của nước nhà, là điều kiện thuận lợi để ngân hàng quyết định mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp. Thực tế kết quả cho vay của SGDI đã có nhiều biến chuyển nhưng kết quả đó chưa thực sự thuyết phục. Để đáp ứng nhu cầu thực tại của thị trường, việc mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại SGDI –NHCTVN là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.
2.2.2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn tại SGDI
Thấy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp, rút kinh nhgiệm từ cấc năm trước khong chỉ giới hạn ở những khách hàng vừa và nhỏ, muốn tăng hiệu quả hoạt động hơn nữa, SGDI-NHCTVN đã rất quan tâm mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp, đặc biệt là cho vay ngắn hạn, vì tỷ lệ vay ngắn hạn của Sở còn thấp. Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp được xác định là tăng dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp, tăng doanh số cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các khoản vay, đồng thời ngân hàng cũng phải xác định mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp là quá trình liên tục từ khâu tín dụng phải đạt hiệu quả cao đến khi thu hồi hết nợ, hạn chế tối đa rủi ro, nâng cao doanh số cho vay, nó đòi hỏi có sự tham gia của các bộ phận ngân hàng từ Ban Giám Đốc đến các cán bộ nhân viên phòng Tín Dụng, để nâng cao hơn nữa hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp- thành phần kinh tế nhiều triển vọng đưa ngân hàng ngày càng phát triển.
Nhận thức được vấn đề đó, công tác mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tại SGDI – NHCTVN đã thực hiện tương đối tốt, thể hiện trên nhiều khía cạnh sau:
Thứ nhất, quy mô và doanh số cho vay:
SGDI –NHCTVN quyết tâm rất cao trong việc minh bạch hóa chất lượng tín dụng phát hiện nợ có vấn đề hoặc nợ quá hạn, ngân hàng kiên quyết Tiến hành trích lập dự phòng rủi ro, rút dần dư nợ, chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp, các khoản vay có độ an toàn thấp. Trong đó chuyển hướng quan trọng đó là chuyển hướng tập trung vào doanh nghiệp.. Đây là một xu hướng tất yếu của hệ thống ngân hàng thương mại và chủ trương của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Xuất pát từ nhận đinh: “Doanh nghiệp là một lực lượng lớn của nền kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, theo đó cơ hội tiếp cận vốn của loại hình này ngày càng mở rộng hơn”, cho vay ngắn hạn sẽ phân tán được rủi ro, chênh lệch lãi suất cao hơn và có tài sản đảm bảo, đồng thời sẽ phù hợp với năng lực quản lí điều hành. Chính vì thế, năm 2007 dư nợ cho vay doanh nghiệp tại SGDI – NHCTVN là 2.821 tỷ đồng, số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với sở đã tăng lên đáng kể.
Bảng 2.10 Số doanh nghiệp vay vốn tại SGDI - NHCTVN
Đơn vị: Doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số doanh nghiệp
102
154
325
548
(Nguồn : Phòng TT&TH)
Các doanh nghiệp tham gia vay vốn tại SGDI-NHCTVN ngày càng tăng lên nhanh chóng từ 102 doanh nghiệp năm 2004 lên 154 doanh nghiệp năm 2005 tiếp tục tăng vượt hẳn lên 325 doanh nghiệp vào năm 2006 và đến năm 2007 con số này là 548 doanh nghiệp.
Về quy mô:
Để xem xét quy mô cho vay đối với doanh nghiệp trong những năm qua, ta lướt qua các số liệu sau:
Bảng 2.11 Quy mô cho vay đối với doanh nghiệp.
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số Tiền
%
Số Tiền
%
Số Tiền
%
Doanh nghiệp
915
93%
813
91%
923
92%
Tiêu Dùng
72
7%
82
9%
85
8%
(Báo cáo Tài chính SGDI- NHCTVN)
Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta thấy các khoản cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2005 các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp là 915 tỷ đồng chiếm 93%, năm 2006 các khoản cho vay này giảm xuống còn 813 tỷ đồng chiếm 91% trong tổng vốn ngắn hạn cho vay của ngân hàng. Và đến năm 2007 con số này đạt 923 tỷ đồng chiếm 92% vốn ngắn hạn cho vay của ngân hàng. Đối với các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ và thường biến động, nhưng các khoản cho vay này vẫn tăng đều năm 2005 là 72 tỷ đồng, năm 2006 là 82 tỷ đồng, và năm 2007 các khoản cho vay này là 85 tỷ đồng.
Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp là nghiệp vụ cho vay chủ yếu và thường xuyên của ngân hàng, là hoạt động xuất hiện từ lâu và cũng là nguồn mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng. Cho vay doanh nghiệp, chủ yếu là cho vay ngắn hạn do nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp thường lớn nên khi doanh nghiệp thiếu hụt vốn lưu động đê quay vòng sản xuất kinh doanh. Mặt khác các khoản vay trung và dài hạn doanh nghiệp chủ yếu để phục vụ nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định hoặc dự án. Đồng thời trong những năm gần đây ngân hàng đã có chính sách và sự quan tâm nhất định đến việc cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, đó là một dấu hiệu tốt thúc đẩy sự tiếp cận của doanh nghiệp với ngân hàng. Nhưng nếu xem xét theo tốc độ phát triển của nền kinh tế, thì qui mô cho vay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế, do vậy cần mở rộng quy mô cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vì đây là thị trường hấp dẫn và thu hút khách hàng.
Về doanh số cho vay:
Một trong các chỉ tiêu phản ánh của cho vay là doanh số cho vay, để biết được doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ta xem xét qua các số liệu.
Bảng 2.12 Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số cho vay ngắn hạn
3.986
4.885
6.248
Doanh số cho vay doanh nghiệp
4.612
5.728
7125
Tỷ trọng
86%
85%
88%
(Nguồn Báo cáo tài chính SGDI- NHCTVN)
Cũng như các ngân hàng khác, SGDI-NHCTVN cho vay với nhiều hình thức khác nhau, với loại hình cho vay đa dạng phong phú. Vậy nên doanh số cho vay của SGDI khá cao trong toàn hệ thống. Với loại hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tuy chiếm tỷ trọng chưa cao so với loại hình cho vay trung và dài hạn nhưng doanh số cho vay trong một vài năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên phải nói là tỷ trọng cho vay ngắn hạn của SGDI còn thấp so với các ngân hàng khác do SGDI vẫn còn quá chú trọng đối với loại hình cho vay trung và dài hạn, các hình thức cho vay chưa đa dạng phong phú, chưa phát triển hình thức cho vay cầm cố chứng khoán, vay qua thẻ tín dụng, vấn đề tài sản đảm bảo vẫn rất phức tạp cho các món vay.. Qua các số liệu trên chỉ ra rằng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tăng và có tốc độ tăng chưa thực sự cao, trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn và cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Như vậy, cho vay đối với doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng thêm khi mục tiêu cho vay của ngân hàng ngày càng chú trọng vào đối tượng doanh nghiệp. Nhất là khi nước ta đã gia nhập các tổ chức quốc tế, sẽ khiến cho tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thay đổi thường xuyên theo nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33180.doc