Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Thăng Long

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 4

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 5

1.1.2.3 Hoạt động trung gian. 6

1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 6

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 6

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng 7

1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 9

1.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng 10

1.3 Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM 12

1.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng 12

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM. .16

1.3.2.1 Nhân tố chủ quan. 16

1.3.2.2 Nhân tố khách quan. 20

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CH

O VAY TIÊU DÙNG CỦA NHCT CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG. 24

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long. 24

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long. 30

2.2.1 Số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng. 30

2.2.2 Doanh số từ hoạt động cho vay tiêu dùng.- 31

2.2.3 Dư nợ từ hoạt động cho vay tiêu dùng. 32

2.2.4 Dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng theo từng sản phẩm. 34

2.2.5 Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm. 36

2.3 Đánh giá về việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHCT chi nhánh Nam Thăng Long. 37

2.3.1 Kết quả đạt được. 37

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 39

2.3.2.1 Hạn chế. 39

2.3.2.2 Nguyên nhân 41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 46

3. 1 Định hướng, kế hoạch phát triển của NHCT chi nhánh NTL trong thời gian tới. 46

3.2 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Thăng Long. 47

3.3 Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Thăng Long 48

3.3.1 Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng đúng đắn và có hiệu quả. 48

3.3.2 Hoàn thiện quy trình cho vay, phương thức cho vay. 50

3.3.3 Xác định mức lãi suất, và phí phù hợp 50

3.3.4 Hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng. 51

3.3.5 Mở rộng mạng lưới phân phối, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. 52

3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 53

3.3.7 Thực hiện công tác đào tạo cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực cao và phẩm chất đạo đức tốt. 54

3.4 Một số kiến nghị. 55

3.4.1 Kiến nghị với chính phủ. 55

3.4.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 56

3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 57

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan, mặc dù có rủi ro và chi phí cao nhưng cho vay tiêu dùng mang lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng, người tiêu dùng cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính vì vậy, việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam hiện nay là một hướng phát triển đúng đắn. Nhìn thấy được những hướng phát triển đúng đắn đó, Ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Thăng Long đã và đang mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Chúng ta sẽ đi sau nghiên cứu thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Thăng Long trong chương 2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHCT CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long ● Lịch sử hình thành Ngân hàng Công Thương Nam Thăng Long là một chi nhánh cấp một của ngân hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 018/QĐ – HĐBT/NHCT1 của hội đồng quản trị NHCT và chỉ thị số 218/CT – HĐBT/NHCT1 có trụ sở chính đặt tại 117A Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước tháng 3/2001, NHCT VN chi nhánh Nam Thăng Long có tên là NHCT Cầu Giấy, thuộc về NHCT quận Ba Đình thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Ba Đình Ngày 20/3/2001, NHCT Cầu Giấy chính thức tách khỏi NHCT Ba Đình để trở thành một chi nhánh của NHCT VN. Đến 15/04/2008, NHCT Cầu Giấy đổi tên thành NHCT VN chi nhánh Nam Thăng Long. Chi nhánh Nam Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào NHCTVN. Chi nhánh có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tìa khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh Nam Thăng Long đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Trải qua gần 10 năm hoạt động, chi nhánh Nam Thăng Long đã hòa nhập chung vào hoạt động của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, phát triển tương đối nhanh và toàn diện. Hiện nay, chi nhánh Nam Thăng Long không chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao, luôn đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận hợp lý, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ● Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban Mô hình bộ máy tổ chức NHCT chi nhánh Nam Thăng Long Ban giám đốc Khối kinh doanh Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ Phòng giao dịch P. khách hàng DN lớn Phòng/tổ quản lý rủi ro Kế toán giao dịch Phòng/tổ tổng hợp P. khách hàng DN vừa và nhỏ Phòng/ tổ quản lý nợ có vấn đề Phòng tiền tệ và kho quỹ Phòng tổ chức hành chính P. khách hàng cá nhân Phòng/tổ thanh toán XNK Phòng/tổ thông tin điện toán Quỹ tiết kiệm/điểm giao dịch ● Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long trong những năm gần đây Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là chức năng cơ bản, nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng. Đây là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên vốn chính là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Mặt khác vốn tự có của ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, do đó việc huy động vốn từ các nguồn khác như huy động tiền gửi, tiền vay…sẽ đáp ứng nhu vốn trong nền kinh tế, từ đó ngân hàng sẽ thực hiện tốt các hoạt động, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường. Là chi nhánh cấp một của NHCT VN, chi nhánh rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn, luôn có gắng tăng cường huy động vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Sau đây là tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 Bảng 2.1 Lượng vốn huy động các năm Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010 Tổng nguồn vốn huy động 2,538,186 2,702,245 3,150,758 1,969,223 ( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long) Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2008 là 2,702,245 triệu đồng tăng 164,059 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2008 là 6,46% so với năm 2007. Năm 2009 chi nhánh huy động được 3,150,758 triệu đồng tăng 448,513 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,6% so với năm 2008 Sáu tháng đầu năm 2010 chi nhánh huy động được 1,890,455 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng dự kiến năm 2010 là 25% Hoạt động sử dụng vốn. Theo chỉ đạo của NHNN, NHCT VN đã chủ động cho vay các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, trong đó chú trọng đến các dự án sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tiến dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. NHCT chi nhánh Nam Thăng Long đã đề ra nhiều biện pháp để có thể vừa cho vay doanh nghiệp nhà nước vốn là khách hàng truyền thống, vừa mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng việc mở rộng tín dụng vẫn phải dựa trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định và chế độ tín dụng. Với sự nỗ lực đó chi nhánh đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, điều này được thể hiện qua bảng sau: + Phân tích theo đối tượng cho vay. Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn tại NHCT chi nhánh NTL phân theo đối tượng cho vay những năm gần đây Đơn vị : triệu đồng Năm 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010 Tổng dư nợ cho vay NKT 441,153 673,276 1,163,767 1,047,390 Doanh nghiệp quốc doanh 282,112 314,421 337,492 174,057 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 159,041 358,856 826,275 873,333 ( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long) Qua bảng 2.1 ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2007 là 441,153 triệu đồng, năm 2008 là 673,276 triệu đồng tăng 232,123 triệu đồng bằng 52.62% so với năm 2007, năm 2009 là 1,163,767 triệu đồng tăng 490,491 triệu đồng tương ứng 72.85% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 1,047,390, dự đoán tốc độ tăng trưởng năm 2010 là 80%. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long những năm gần đây đều tăng với tốc độ rất nhanh. Cụ thể: Năm 2007 dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 282,112 triệu đồng chiếm 63.95% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 159,041 triệu đồng chiếm 36.05% tổng dư nợ. Năm 2008 dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 314,421 triệu đồng, tăng 32,309 triệu đồng, tăng 11.45% so với năm 2007 chiếm 46.7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 358,856 triệu đồng, tăng 125.64% so với năm 2007 chiếm 54.3% tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 337,492 triệu đồng, chỉ tăng 7.3% so với năm 2008, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 826,275 triệu đồng tăng 130.25% so với năm 2008, chiếm 71% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, tăng trên 100% mỗi năm. Nhóm nợ này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, năm 2007 chiếm 36.05%,năm 2008 chiếm 46.7%, năm 2009 tăng lên 71%. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh thì chuyển dịch theo hướng ngược lại. + Phân tích theo cơ cấu cho vay Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn tại NHCT chi nhánh NTL phân theo cơ cấu cho vay Đơn vị: triệu đồng Năm Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng vốn Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng 2007 161,374 36.58% 39,064 8.85% 240,715 54.57% 2008 162,345 24.11% 178,184 26.47% 332,748 49.42% 2009 466,414 40.07% 293,723 25.24% 403,630 34.69% ( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long) Năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn là 162,345 triệu đồng tăng 0.6% so với năm 2007. Đặc biệt năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn là 466,414 triệu đồng tăng 304,069 triệu đồng, tăng 187.3% so với năm 2008. Dư nợ cho vay trung hạn năm 2007 là 39,064 triệu đồng, chỉ chiếm 8.85% tổng dư nợ cho vay. Năm 2008 dư nợ cho vay trung hạn tăng lên 178,184 triệu, tăng 356.13% chiếm 26.47% tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế. Sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung hạn chậm lại chỉ tăng 64.84% so với năm 2008. Tỷ trọng dư nợ cho vay dài hạn của chi nhánh trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Năm 2007 là 54.57%, năm 2008 là 49.42%, đến năm 2009 chỉ còn 34.69%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ dài hạn năm 2008 là 38.23%, năm 2009 là 21.3% Qua các số liệu trên cho thấy dư nợ ngắn hạn và dư nợ dài hạn của chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Những năm gần đây tỷ trong dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn có xu hướng tăng lên, trong khi tỷ trọng dư nợ dài hạn lại giảm xuống. Nguyên nhân là do nền kinh tế bất ổn định nên chi nhánh hạn chế cho vay doanh nghiệp với các dự án lớn đòi hỏi thời gian dài mà chú trọng cho vay trung và ngắn hạn, đặc biệt là ngắn hạn. Kết quả kinh doanh Những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung không ổn định, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái,khủng hoảng. Mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng nhờ sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên của chi nhánh, NHCT chi nhánh Nam Thăng Long vẫn có lợi nhuận dương, vượt chỉ tiêu NHCT VN đề ra. Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh những năm gần đây của NHCT chi nhánh NTL Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 Thu nhập 223,773 328,971 254,100 Chi phí 176,995 216,439 197,077 Lợi nhuận 46,779 112,531 57,023 ( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy lợi nhuận năm 2007 của chi nhánh là 46,779 triệu đồng, năm 2008 là 112,531 triệu đồng tăng 65,752 triệu đồng, tương ứng tăng 140.55% so với năm 2007. Năm 2009 lợi nhuận của chi nhánh giảm xuống còn 57,023 triệu đồng, giảm 55,508 triệu đồng, tương ứng giảm 49.33% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận là do đầu năm 2009, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là khoảng 21 – 23% , nhưng đến cuối năm tăng trưởng lên tới 37.73%. Tuy nhiên dù nhiều đất để phát triển tín dụng hơn dự kiến nhưng lợi nhuận nửa cuối năm 2009 sụt giảm do chênh lệch lãi suất; lãi biên từ khoảng 2.7 – 3% trước đó chỉ còn xoay quanh 1%. 2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long 2.2.1 Số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng Các sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện nay của chi nhánh: - Cho vay chi phí du học - Cho vay chứng minh tài chính - Cho vay mua ô tô - Cho vay mua nhà dự án - Cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên - Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá - Cho vay tiêu dùng thông thường - Cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở - Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở. Ban đầu chi nhánh chỉ có các sản phẩm như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng thông thường. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế, và nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở các sản phẩm cho vay cũ, ngân hàng đã triển khai thêm các sản phẩm cho vay tiêu dùng ngày càng chi tiết cụ thể và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Ví dụ như từ sản phẩm cho vay mua nhà, nay chi nhánh đưa ra các sản phẩm cho vay mua nhà dự án, cho vay mua nhà ở và nhận quyền sử dụng đất, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở. Việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay mua nhà tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng cũng như ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của người dân, ngân hàng đã đưa ra sản phẩm cho vay chi phí du học và cho vay chứng minh tài chính, cho vay với người đi làm ở nước ngoài…  Doanh số từ hoạt động cho vay tiêu dùng Mặc dù là chi nhánh mới thành lập năm 2001, nhưng với sự cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên chi nhánh, đồng thời với lợi thế địa lý nằm ở khu vực khu dân cư phát triển, vì thế hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh phát triển rất mạnh qua các năm. Doanh số từ hoạt động cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trong nhưng năm gần đây. Bảng 2.5 Doanh số cho vay tiêu dùng từ 2007-2008 của NHCT chi nhánh NTL Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh số CVTD 81,234 10.15% 97,987 9.24% 120,415 8.86% Tổng doanh số 800,335 100% 1,060,465 100% 1,359,085 100% Giá trị tăng trưởng tuyệt đối - - 16,753 - 22,428 - Giá trị tăng trưởng tương đối - - - 20.62% - 22.90% ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng khách hàng cá nhân) Biểu đồ doanh số cho vay tiêu dùng Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh số tiêu dùng hằng năm đều tăng lên, tốc độ tăng trưởng 20.62% trong năm 2008, 22.9% trong năm 2009. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay chung toàn chi nhánh là trên 50% một năm. Từ đó dẫn đến thực trạng mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng hằng năm vẫn tăng nhưng tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng so với doanh số chung thì ngày càng giảm đi rõ rệt,năm 2007 là 10.15%, năm 2008 là 9.24%, năm 2009 giảm xuống chỉ còn 8.86%. Doanh số cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 9% đến 10% tổng doanh số cho vay chung của chi nhánh. 2.2.3 Dư nợ từ hoạt động cho vay tiêu dùng Dự nợ từ hoạt động tiêu dùng của chi nhánh cũng không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Bảng 2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng từ 2007-2008 của NHCT chi nhánh NTL Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dự nợ CVTD 64,875 14.7% 80,124 11.9% 100,438 8.6% Tổng dư nợ 441,153 100% 673,276 100% 1,163,167 100% Giá trị tăng trưởng tuyệt đối - - 15,249 - 20,314 - Giá trị tăng trưởng tương đối - - - 23.50% - 25.35% ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng khách hàng cá nhân) Biểu đồ dư nợ cho vay tiêu dùng Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế chỉ khoảng từ 8% đến 14%. Dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm đều tăng lên với tốc độ khoảng 25%, mặc dù vậy dư nợ cho vay tiêu dùng tăng rất chậm, năm 2008 là 23,5%, năm 2009 là 25.35%. Ngược lại, tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh tăng lên với tốc độ chóng mặt 52.62% năm 2008, 78.85% trong năm 2009. Vì vậy mà tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ toàn chi nhánh ngày càng giảm đi. Năm 2007 là 14.7%, năm 2008 là 11.9%, đến năm 2009 giảm đi chỉ còn 8.6%. Tính đến 30/06/2010 dư nợ cho vay tiêu dùng là 88.87 tỷ đồng trong số 1,047.390 tỷ đồng tổng dư nợ của toàn chi nhánh, chiếm 8.4%. Nhìn chung dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh liên tục tăng lên qua các năm, nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay chung của chi nhánh có xu hướng ngày càng giảm đi đáng kể. Qua đó cho thấy, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay tiêu dùng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay cả chi nhánh. 2.2.4 Dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng theo từng sản phẩm Như chúng ta đã biết, thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chưa thực sự phát triển. Do đó danh mục các sản phẩm cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng thường không nhiều. Hiện nay, chi nhánh đang cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng chủ yếu là: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, cho vay CBCNV, cho vay với người đi làm ở nước ngoài…Sau đây là doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng theo từng sản phẩm của chi nhánh Bảng 2.6 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dự nợ CVTD 64,875 100% 80,124 100% 100,438 100% CBCNV 3,678 5.67% 3,990 4.98% 3,977 3.96% Hỗ trợ du học 1,395 2.15% 2,187 2.73% 1,527 1.52% Tiêu dùng thông thường 7,091 10.93% 10.015 12.5% 7,503 7.47% Người lao động đi làm ở nước ngoài 415 0.64% 544 0.68% 723 0.72% Mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà 39,502 60.89% 48,187 60.14% 68,509 68.21% Mua ô tô 13,208 20.36% 15,200 18.97% 18,199 18.12% ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng khách hàng cá nhân) Bảng 2.7 Doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh số CVTD 81,234 100% 97,987 100% 120,415 100% CBCNV 4,159 5.12% 4,086 4.17% 4,660 3.87% Hỗ trợ du học 1,600 1.97% 2,557 2.61% 2,252 1.87% Tiêu dùng thông thường 8,237 10.14% 15,001 15.31% 12,872 10.69% Người lao động đi làm ở nước ngoài 544 0.67% 685 0.70% 650 0.54% Mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà 53,614 66.80% 57,793 58.98% 78,402 65.11% Mua ô tô 17,035 20.97% 17,863 18.23% 21,578 17.92% ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng khách hàng cá nhân) Nhìn chung dư nợ cho vay từng sản phẩm đều tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ của từng sản phẩm thì có nhiều biến động. Nhìn vào bảng 8 và bảng 9 ta thấy hình thức cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng, tỷ trọng này càng ngày càng tăng lên. Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà năm 2007 là 53.25%, đến năm 2009 tăng lên 68.21%. Tính đến 30/06/2010 dư nợ cho vay mua nhà của chi nhánh là 62.120 triệu đồng, chiếm 70% tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Doanh số cho vay mua và sửa chữa nhà cũng tăng lên qua các năm. Tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà và sửa chữa nhà luôn chiếm trên 50% tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh. Hình thức cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng cao thứ nhì trong hạng mục cho vay của chi nhánh, thường chiếm gần 20% tổng doanh số và dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Sản phẩm cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô chiếm trên 70% tổng dư nợ và doanh số cho vay toàn chi nhánh. Đây là hai loại hình sản phẩm chiến lược của ngân hàng. Hai loại sản phẩm này, giá trị khoản vay thường lớn, thời gian vay dài, do đó lãi suất và phí cho vay cao. Vì vậy, hai loại sản phẩm này mang lại lợi ích to lớn cho ngân hàng. Sản phẩm cho vay hỗ trợ du học và cho vay CBCNV cũng là hai loại hình sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên hai loại sản phẩm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số và dư nợ của chi nhánh. Nguyên nhân là do nhu cầu đi du học của con em học sinh các gia đình ở nước ta chưa cao, một phần do thu nhập người dân còn ở mức thấp, hơn nữa quan niệm ăn chắc mặc bền của người Việt Nam, ít người vay tiền để cho con đi du học như vậy. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp để phát triển hai loại hình cho vay này. 2.2.5 Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm Với điều kiện thuận lợi là nằm trên địa bàn đông dân cư, lại có vị trí thuận tiện nên số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng đông. Bên cạnh việc duy trì những khách hàng truyền thống đã giao dịch trong những năm qua, ngân hàng cũng không ngừng đẩy mạnh công tác tiếp thị đến đông đảo người dân nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Nhờ thực hiện tốt các công tác tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền mà khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Kết quả được thể hiện một phần qua doanh số và dư nợ của ngân hàng. Sau đây là số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong những năm gần đây. Bảng 2.8 Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng Đơn vị: khách hàng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Số lượng khách hàng 220 250 300 392 Mức tăng, giảm - 30 50 - ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng khách hàng cá nhân) Qua bảng trên cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về doanh số thì số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng ngày một tăng lên. Năm 2007 số lượng khách hàng chỉ có 220 người, đến năm 2009 số lượng khách hàng của chi nhánh đã tăng lên 300 người. Tính đến 30/06/2010 số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh là 392 người. Như vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHCT chi nhánh Nam Thăng Long đã được thực hiện khá hiệu quả. Có được những kết quả này là do sự nỗ lực làm việc, đóng góp sức lực của tập thể cán bộ ngân hàng đặc biệt là các cán bộ tín dụng cá nhân. Tính đến thời điểm này, việc mở rộng cho vay tiêu dùng đã bước đầu được triển khai và thu được những kết quả khả quan. 2.3 Đánh giá về việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHCT chi nhánh Nam Thăng Long Nhìn chung, hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHCT chi nhánh Nam Thăng Long đang phát triển theo chiều hướng tốt và đạt được nhiều kết quả khả quan. Kết quả đạt được Thứ nhất, số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng khá đang dạng và phong phú Nhìn chung, trong những năm gần đây ngân hàng đã triển khai phát triển thêm một số sản phẩm cho vay tiêu dùng. Các sản phẩm hướng tới từng lĩnh vực, từng đối tượng khách hàng cụ thể. Các sản phẩm của ngân hàng Công thương được chia nhỏ hơn, chi tiết hơn phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể so với các ngân hàng thương mại khác. Như với loại hình sản phẩm cho du học ở các ngân hàng khác như VPBank, Techcombank chỉ có duy nhất sản phẩm cho vay hỗ trợ du học còn ở Vietinbank được chia ra thành cho vay chứng minh tài chính và cho vay chi phí du học. Hoặc như sản phẩm cho vay mua nhà, chi nhánh chia ra thành cho vay mua nhà dự án, cho vay mua nhà ở và quyền sử dụng đất, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở. Việc chia nhỏ các loại hình cho vay tiêu dùng giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ đồng thời giúp cho ngân hàng có những chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý với từng đối tượng khách hàng. Đối tượng của sản phẩm cho vay mua nhà dự án thường là những khách hàng có thu nhập cao, ổn định, với đối tượng này công tác thẩm định cũng như hoàn thành hồ sơ sẽ diễn ra nhanh chóng, khách hàng vay sớm vay được vốn. Với sản phẩm cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, đối tượng khách hàng là những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, số tiền vay nhỏ đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định món vay kỹ càng để tránh rủi ro cho ngân hàng. Thứ hai, dư nợ, doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh không ngừng tăng lên. Trong những năm gần đây, dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng trên 20% mỗi năm. Điều này cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh đang ngày càng lớn mạnh với tốc độ tăng trưởng rất cao. Sự tăng trưởng về doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng góp phần không nhỏ vào thu nhập của chi nhánh. Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng trong năm 2009 chiếm 19.47% so với tổng lợi nhuận của toàn chi nhánh. Đây là kết quả khả quan cho thấy việc mở rộng cho vay tiêu dùng là đúng đắn và có hiệu quả. Có thể nói để đạt được kết quả đó là sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh. Thứ ba, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng ngày càng tăng Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng ngày càng tăng lên đáng kể. Đặc biệt chỉ với 6 tháng đầu năm 2010 số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng tăng lên đột biến là 392 khách hàng gấp 1.5 lần số lượng khách hàng của cả năm 2009. Qua đó cho thấy chi nhánh đang triển khai rất tốt hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, do khách hàng mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình nên từ đó ngân hàng có thể phát triển một loạt các dịch vụ đi kèm như: dịch vụ thanh toán bằng thẻ, dịch vụ ngân hàng tại nhà…làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, thu hút được khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện cho chi nhánh thiết lập được mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời góp phần giúp ngân hàng quảng bá rộng rãi thương hiệu, cũng như uy tín của mình, định vị hình ảnh trong lòng khách hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh nói riêng và hệ thống NHCT nói chung. Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh luôn bằng không Điều đó cho thấy, cán bộ tín dụng thẩm định các khoản vay rất kỹ càng, cẩn trọng, đồng thời cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh với trình độ, nghiệp vụ cao. Cho vay tiêu dùng góp phần đa dạng hóa danh mục dịch vụ, phân tán rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Hoạt động kinh doanh ngân hàng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng sẽ phân tán được rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn của mình. Nhờ đó ngân hàng sẽ giảm được áp lực rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn, nhờ đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, tăng thị phần và thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Mở rộng cho vay tiêu dùng sẽ góp phần làm phong phú hơn danh mục sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Việc cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng với chất lượng cao sẽ giúp cho chi nhánh thiết lập được thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng, nhiều khách hàng biết đến hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng. Ngoài ra, việc cho vay tiêu dùng của chi nhánh cũng góp phần nâng cao đời sống của n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Thăng Long.doc
Tài liệu liên quan