MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG 3
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM 3
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM): 3
1.1.1 Khái niệm NHTM: 3
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM 3
1.1.3 Vai trò của TTQT đối với hoạt động NHTM: 7
1.1.3.1 TTQT ra đời từ những quan hệ kinh tế quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế 7
1.1.3.2 TTQT là một công cụ của Nhà nước nhằm hoạch định ra các chính sách về hoạt động ngoại thương 8
1.1.3.3 TTQT tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh, tăng cường quan hệ đối ngoại của NHTM. 9
1.1.3.4 TTQT góp phần tăng thu nhập giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 9
1.1.3.5 TTQT góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM. 10
1.2 HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM 10
1.2.1 Khái niệm hoạt động TTQT của NHTM: 10
1.2.2 Các chủ thể tham gia TTQT: 11
1.2.3 Các điều kiện trong TTQT 12
1.2.3.1 Điều kiện về tiền tệ: 12
1.2.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán: 14
1.2.3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán: 14
1.2.4 Các phương tiện dùng trong TTQT: 16
1.2.4.1 Hối phiếu: 16
1.2.4.2 Lệnh phiếu (Promissory note) - Kỳ phiếu 17
1.2.4.3 Séc (Cheque): 17
1.2.4.4 Thẻ ngân hàng: 17
1.2.5 Các phương thức TTQT: 18
1.2.5.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền: 19
1.2.5.2 Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open Account): 21
1.2.5.3 Phương thức thanh toán nhờ thu: 22
1.2.5.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – Letter of Credit) 25
1.2.6 Các chứng từ dùng trong TTQT: 29
1.3 MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT: 30
1.3.1 Khái niệm mở rộng hoạt động TTQT: 30
1.3.2 Các tiêu chí để đánh giá việc mở rộng TTQT: 30
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động TTQT của NHTM: 31
1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan: 31
1.3.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng: 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI 37
CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI 37
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI: 37
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 39
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức 39
2.1.2.2 Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội: 40
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua: 41
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Nam Hà Nội: 41
2.1.3.2 Công tác tín dụng của NHNo&PTNT Nam Hà Nội: 44
2.1.3.3 Công tác kinh doanh ngoại hối và phát triển dịch vụ mới: 48
2.1.3.4 Kết quả kinh doanh của chi nhánh 50
2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA CHI NHÁNH: 53
2.2.1 Quy trình nghiệp vụ TTQT tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 53
2.2.2 Khách hàng của ngân hàng: 54
2.2.3 Tình hình mở rộng hoạt động TTQT tại chi nhánh: 55
2.2.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền: 55
2.2.3.2 Phương thức thanh toán nhờ thu 57
2.2.3.3Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 59
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007: 63
2.3.1 Các kết quả chi nhánh đã đạt được: 63
2.3.1.1 Doanh số TTQT và doanh số kinh doanh ngoại tệ: 63
2.3.1.2 Đánh giá về việc mở rộng hoạt động TTQT: 66
2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế mà thực trạng mở rộng hoạt động TTQT gặp phải: 68
2.3.2.1 Hạn chế: 68
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế: 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI. 72
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI TRONG NĂM 2008: 72
3.1.1 Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2008: 72
3.1.2 Định hướng mở rộng hoạt động TTQT của chi nhánh năm 2008: 73
3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI 74
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 74
3.2.2 Đẩy mạnh công tác tiếp thị và thực hiện chính sách khách hàng 75
3.2.3 Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng đồng thời nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ: 77
3.2.4 Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý: 78
3.2.5 Đáp ứng tốt nhu cầu về ngoại tệ trong thanh toán cho khách hàng 78
3.3 KIẾN NGHỊ 79
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 79
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 79
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 80
KẾT LUẬN 82
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng.
Thứ hai: Các chính sách của ngân hàng đối với hoạt động TTQT:
Ngân hàng luôn có những chính sách tốt thì sẽ khuyến khích tinh thần làm việc hết mình của các CBCNV, thu hút được những nhân viên có trình độ cao và đạo đức nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đó chính sách đối ngoại cũng là một trong những chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
- Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm những định hướng chung trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, phát triển các hoạt động TTQT, đưa ra các quy trình nghiệp vụ TTQT…làm kim chỉ nam cho hoạt động TTQT trong xử lý các giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Chính sách khách hàng: Hiện nay các ngân hàng muốn tham gia vào thị trường Quốc tế và mở rộng hoạt động TTQT thì phải xây dựng cho mình một thương hiệu, uy tín và lòng tin để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Khách hàng vừa là người sử dụng các dịch vụ đó, vừa là người đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Vì vậy nếu ngân hàng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng mức độ hài lòng thì ngân hàng đó sẽ giữ được khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng truyền thống. Đây là lý do để các ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến chính sách khách hàng.
Như vậy, một ngân hàng có mở rộng dược hoạt động TTQT hay không, có được nhiều bạn hàng hay không là nhờ một phần chính sách đối ngoại và chính sách khách hàng phù hợp.
Thứ ba: Thiết lập quan hệ với các ngân hàng đại lý.
Việc thiết lập quan hệ với các ngân hàng đại lý góp phần chuẩn hoá các hạot động của ngân hàng theo đúng thông lệ quốc tế. Ngân hàng nào có quan hệ với các ngân hàng đại lý tốt, mạng lưới lớn, ngân hàng đó sẽ có chiến lược kinh doanh đối ngoại tốt, tăng cường hội nhập khu vực và thế giới, từ đó vị thế của ngân hàng được nâng cao trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế. Ngoài ra với mạng lưới rộng trên thị trường quốc tế ngân hàng còn tranh được rủi ro trong quá trình thực hiện các giao dịch TTQT. Việc thiết lập mối quan hệ gắn bó với các ngân hàng đại lý trên cơ sở hai bên cùng có lợi là nền tảng quan trọng giúp hoạt động TTQT của ngân hàng mở rộng đúng hướng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI
CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI:
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội.
Từ cái tên sơ khai: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam – với choc năng là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến cái tên: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ký quyết định số 40/CT ngày 14/11/1990-NHNH và thực sự là một ngân hàng thương mại, kinh doanh đa năng, là doanh nghiệp hạng đặc biệt, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên tinh thần: “Đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, vững bước đI lên chủ nghĩa xã hội”. Thừa uỷ quyền của thủ tướng chính phủ ngày 15/10/1996, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 280/QĐ - NHNN, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp VIệt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là doanh nghiệp Nhà Nước hạng đặc biệt theo mô hình TCT 90, hoạt động theo luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN VIệt Nam.
Việc thành lập các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội đủ mạnh tại khu vực Nam Hà Nội để khai thác tiềm năng kinh tế tại chỗ, thực hiện chức năng trung gian tín dụng, cung cấp các dịch vụ tiên tiến hiện đại cho các thành phần kinh tế xã hội trong khu vực Nam Hà Nội nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung là cần thiết và là định hướng đúng đắn của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/201 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người đến nay gần 200 cán bộ,
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3 – Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Thàng phố Hà Nội, có mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như: Chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt, Thanh Xuân, Phạm Hùng…gần đây nhất là việc thành lập Phòng giao dịch số 6 tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và phòng giao dịch số 9 tại Vĩnh Tuy.
Khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của chi nhánh luôn được điều chỉnh phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được NHNo&PTNT Việt Nam và các ngân hàng bạn đánh giá là một chi nhánh hoạt động có quy mô lớn, đạt hiệu quả cao.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua khó khăn thách thức thuở ban đầu, đóng góp của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong những năm tới, ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức
Hình 8: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Ban giám đốc NHNo&PTNT
Nam Hà Nội
Chi nhánh Giảng Võ
Hội
sở
Phòng giao dịch Thanh Xuân
Phòng giao dịch Triệu Quốc
Đạt
Phòng giao dịch Đại học KTQD
Chi nhánh Nam Đô
Phòng
tín dụng
Chi nhánh Tây Đô
Phòng nguồn vốn-KTTH
Phòng kế toán ngân quỹ
.
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính nhân sự
Phòng thẩm định
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội được tổ chức thành 6 phòng ban:
Phòng nguồn vốn – kế hoạch tổng hợp
Phòng tín dụng
Phòng thẩm định
Phòng kế toán – ngân quỹ
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng hành chính – nhân sự
Phòng Kiểm ta – Kiểm toán nội bộ.
Các phòng ban này đều chịu sự quản lý của Ban lãnh đạo chi nhánh. Tổng số cán bộ công nhân viên chi nhánh đến 31/12/2007 là 151 cán bộ. Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc phụ trách 3 mảng công việc khác nhau, cụ thể:
Giám đốc: Đ/c Nguyễn Văn Dương, phụ trách và trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, kiểm tra – kiểm toán nội bộ, chiến lược kinh doanh.
Phó giám đốc 1: Đ/c Mai Thị Hồng Tâm, phụ trách công tác Kế toán – Ngân quỹ và Hành chính – Nhân sự.
Phó giám đốc 2: Đ/c Đặng Văn Thái, phụ trách Tín dụng.
Phó giám đốc 3: Đ/c Phạm Thị Bích Lương, phụ trách Thanh toán quốc tế.
2.1.2.2 Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội:
Cũng như các NHTM khác NHNo&PTNT Nam Hà Nội đảm nhiệm 3 chức năng cơ bản sau:
Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
Trung gian thanh toán: Thay mặt khách hàng, Ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.
Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện chương trình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, với chức năng của mình, Chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua:
Trong những năm qua với các sự kiện như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2005), năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, năm 2008 Việt Nam là thành viên không thường trực của hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc,… là cơ hội vàng cho sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên những năm qua Việt Nam gặp rất nhiều hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và giá nhiều vật tư chủ yếu trên Thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn cho đầu vào trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với những năm trước đây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.
Trước những thuận lợi và khó khăn trên, năm 2007 nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8,44%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với mức GDP bình quân đầu người khoảng 833 USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trước.
Tất cả các yếu tố trên phần nào đã tác dụng đến hoạt động của ngành Ngân hàng trong đó có chi nhánh Nam Hà Nội.
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Nam Hà Nội:
NHNo Nam Hà Nội luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu của chi nhánh là tăng trưởng nguồn vốn vì vậy đã chỉ đạo mọi hoạt động nghiệp vụ khác đều hỗ trợ cho công tác huy động vốn. Do vậy chỉ trong một thời gian ngắn NHNo Nam Hà Nội đã huy động được các nguồn vốn không chỉ đáp ứng được nhu cầu vay của các cá nhân, tổ chức kinh tế thiếu vốn mà còn huy động vượt mức kế hoạch giao, để điều chuyển vốn lên NHNo&PTNT Việt Nam, một mặt nhằm hưởng phí điều hoà vốn và thực hiện nghĩa vụ cũng như đóng góp vào lợi ích của toàn ngành.
NHNo Nam Hà Nội đã huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng VNĐ, ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình thức chủ yếu: Nhân tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn hoạt động, huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại khách hàng, vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường. Tình hình nguồn vốn của NHNo Nam Hà Nội thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm 2006
Năm
2007
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
1. Tiền gửi, tiền vay các TCTD
619
824
572
205
149%
-252
69%
Trđó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
218
0
39
39
- Tỷ trọng TG TCTD
14%
10%
7%
-4%
71%
-3%
66%
2. Tiền gưỉ các TCKT
2.430
2.903
3.565
473
119%
662
123%
Trđó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
240
125
77
-225
52%
-47
62%
- Tỷ trọng TG TCKT
55%
37%
43%
-18%
67%
6%
117%
3. Tiền gửi dân cư
1.390
4.226
4.182
2.836
304%
-43
99%
Trđó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
380
448
452
68
118%
4
101%
- Tỷ trọng TG dân cư
31%
53%
50%
22%
171%
-3%
95%
Tổng nguồn vốn
4.439
7.953
8.320
3.514
179%
367
105%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Nam Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007)
Xét theo tính chất nguồn vốn huy động
- Tiền gửi, tiền vay của các TCTD năm 2006 là 824 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10% tổng nguồn. So với năm 2006 nguồn vốn này đã tăng 205 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 49% vượt mức kế hoạch TSC được giao. Năm 2007 thực hiện chủ trương của TSC về việc giảm dần tiền gửi, tiền vay của các TCTD, chi nhánh Nam Hà Nội đã chấp hành nghiêm chỉnh. Đến 31/12/2007 tiền gửi của các TCTD là 572 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% tổng nguồn vốn và giảm 252 tỷ đồng so với năm 2006.
- Tiền gửi của các TCKT năm 2006 là 2.903 tỷ đồng. So với năm 2005 nguồn vốn này đã tăng 473 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại thấp hơn chỉ chiếm 37%, trong đó năm 2005 là 55%. Năm 2007 tiền gửi của các TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2006 mặc dù năm 2007 chủ trương tài sản có giảm tiền gửi của các tổ chức tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Đến 31/12/2007, tiền gửi các TCKT là 3.565 tỷ đồng, tăng 662 tỷ đồng, với tốc độ tăng 23% so với năm 2006.
- Tiền gửi dân cư năm 2006 tăng rất nhiều so với năm 2005, năm 2006 tiền gửi dân cư là 4.226 tỷ đồng, tăng 2.836 tỷ đồng với tốc độ tăng 204% so với năm 2006. Tỷ trọng của tiền gửi dân cư năm 2006 chiếm đến53% tổng nguồn. Nưm 2007 tiền gửi dân cư đã có xu hướng giảm so với năm trước, tiền gửi dân cư năm 2007 là 4.182 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn vốn và bằng 99% năm 2006. Nguyên nhân này là do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nguồn ngoại tệ huy động từ dân cư có xu hướng tăng so với năm 2006, đạt 452 tỷ và tăng 4 tỷ so với năm 2006.
Năm 2007 NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã có các biện pháp chỉ đạo triển khai có hiệu quả về công tác nguồn vốn:
- Ngân hàng đã giảm dần được các nguồn vốn không ổn định. Duy trì các mối quan hệ đã có, đồng thời mạnh dạn đầu tư để tìm kiếm thêm khách hàng, các dự án mới bù đắp cho phần giảm sút nguồn của các đơn vị khác.
- Hàng ngày ngân hàng tiến hành theo dõi những biến động nguồn vốn lớn để có phương án điều hành, bù đắp.
- Ngân hàng coi trọng công tác huy động vốn từ dân cư như: đa dạng hoá các hình thức huy động, khuyến mại, trang bị thêm kiến thức tiếp thị huy động vốn, văn hoá giao dịch cho các cán bộ tiếp xúc trực tiếp với dân cư, cải thiện dần các cơ sở vật chất các điểm giao dịch để tăng thêm lòng tin cho khách hàng.
2.1.3.2 Công tác tín dụng của NHNo&PTNT Nam Hà Nội:
Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng và là hoạt động sinh lời lớn nhất song nó gây ra rủi ro cao nhất cho NHTM. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính tín dụng khác trong và ngoài nước ngày càng tăng cao, với sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả nguồn vốn, hoạt động tín dụng và đầu tư NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng thu được kết quả khả quan. Quy mô cho vay và đầu tư tiếp tục mở rộng cả về số lượng và chất lượng đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thường xuyên quan tâm đến nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện phân loại khách hàng để tạo cơ sở quản lý rủi ro tín dụng thống nhất đối với khách hàng. Trong điều hành lãi suất, ngân hàng đã chủ trương thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận, đảm bảo theo tín hiệu cung cầu thị trường, tạo lợi thế trong cạnh tranh, áp dụng cho vay thời gian dài thì lãi suất cao hơn với cho vay ngắn hạn. Đối với cho vay trung và dài hạn chủ yếu áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận, điều chỉnh theo thời gian để hạn chế rủi ro về lãi suất
Bảng 2: Công tác tín dụng của NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
(Dư nợ)
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ
2006/2005
Dư nợ
2007/2006
1.Dư nợ tại Địa Phương (ĐP)
1.119
1.601
143%
1.945
121%
- Trong đó nợ xấu
0,54
28,7
25,4
-Tỷ trọng
1,05%
1,79%
1,3%
2.Dư nợ hộ TƯ
1.011
2.146
212%
536
25%
Tổng dư nợ
2.130
3.747
176%
2.481
66%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007)
- Năm 2006 công tác tín dụng của NHNo&PTNT Nam Hà Nội thực sự còn nhiều khó khăn, cho đến hết 9 tháng đầu năm dư nợ tại địa phương còn thấp hơn số đầu năm. Các dự án đầu tư dài hạn có chỉ tiêu kế hoạch cao nhưng giải ngân rất chậm, nhất là Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng mới giải ngân được 8tỷ đồng trên 100 tỷ đồng kế hoạch, các nhu cầu cho vay vốn lưu động cũng không tăng trưởng được. Tình hình tín dụng tăng trưởng nhanh kể từ khi giải ngân cho công ty vận tải Biển Đông mua tầu chở dầu. Cuối năm 2006 dư nợ tại địa phương đạt 1.601 tỷ đồng bằng 99% kế hoạch giao, tăng 482 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 43%. Bên cạnh đó NHNo&PTNT Nam Hà Nội còn cho vay 3 đơn vị trực thuộc NHNo&PTNTT Việt Nam là: Công ty chứng khoán, Công ty in thương mại ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính I với số dư cuối năm là 2.146 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ của chi nhánh lên 3.747 tỷ đồng. Tình hình nợ xấu của ngân hàng năm 2005 ở mức rất thấp 0,05%, sang năm 2006 tỷ lệ này tăng lên đến 1,79%. Nợ xấu phát sinh, nguyên nhân chủ yếu cuối năm thực hiện cỉ đạo của Tổng giám đốc về vviệc tăng cường trích dự phòng rủi ro nên chi nhánh chuyển 20 tỷ đồng sang nợ nhóm III để trích thêm 70163 triệu đồng dự phòng rủi ro.
- Năm 2007, Dư nợ địa phương của chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 344 tỷ đồng và vượt 21% so với năm 2006. Tuy nhiên dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam lại giảm (giảm 1.610 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ của Công ty Chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn chi nhánh năm 2007 là 2.481 tỷ đồng, giảm 1.266 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 34%. So với năm 2006, năm 2007 tình hình nợ xấu của Nam Hà Nội giảm 3.332 triệu đồng, thấp hơn mức cho phép của trụ sở chính (năm 2007 thực hiện là 1,3%, kế hoạch giao là 2%).
* Phân tích dư nợ theo loại tiền:
Bảng 3: Dư nợ theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ
2006/2005
Dư nợ
2007/2006
Dư nợ tại ĐP
1.119
1.601
143%
1.945
121%
1. Nội tệ
543
763,5
141%
1.021
134%
-Tỷ trọng dư nợ nội tệ
49%
48%
98%
53%
110%
2. Ngoại tệ
576
838
145%
824
110%
-Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ
51%
52%
102%
47%
90%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007)
- Năm 2006 cơ cấu dư nợ phân tích theo loại tiền của Nam Hà Nội thay đổi không nhiều, nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ vẫn chiếm chủ yếu và có chiều hướng tăng dần lên, năm 2006 là 838 tỷ đồng, tăng 262 tỷ đồng, với tốc độ tăng 45% so với năm 2005. Đây là khó khăn của NHNo&PTNT Nam Hà Nội do chủ trương giảm nguồn tiền gửi TCTD nên nguồn vốn ngoại tệ bị giảm nhiều so với năm 2005 và thực tế lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các TCTD năm 2006 đã cao hơn nhiều so với phí điều hoà vốn của tài sản có (5,7 – 6,0%/năm).
* Phân tích dư nợ theo thời gian và theo thành phần kinh tế
Bảng 4: Dư nợ theo thời gian và thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
dư nợ
2006
2007
Dư nợ
2006/2005
Dư nợ
2007/2006
1. Dư nợ tại ĐP theo thời gian
1.119
1.601
143%
1.945
121%
- Ngắn hạn
805
952
118%
863
91%
- Trung và dài hạn
314
649
207%
1.082
167%
2.Dư nợ tại ĐP theo TPKT
1.119
1.601
143%
1.945
121%
- DNNN
876
840
96%
1.207
144%
- DNNQD
182
573
315%
475
83%
- Hộ gia đình
61
188
308%
263
140%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Nhno&PTNT Nam Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007)
- Dư nợ theo thời gian:
+ Năm 2006, cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay cảu Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng nhanh đạt mức chỉ đạo của Hội đồng Quản trị: năm 2006 là 649 tỷ đồng, tăng 335 tỷ đồng, với tốc độ tăng 107% so với năm 2005. Việc tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn năm 2006 chủ yếu là giải ngân 05/06 dự án đầu tư dài hạn. Tuy nhiên do các dự án này chủ yếu còn đang xây dựng dở dang nên trong một vài năm tới số thu nợ còn rất thấp, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn sẽ tăng hơn 50% tổng dư nợ.
+ Năm 2007, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng nhanh đạt 1.082 tỷ đồng, tăng 433 tỷ đồng với tốc độ tăng 67%. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng Quản trị ( thực hiện là 56%, kế hoạch được giao là 57%). Việc tăng dư nợ trung và dài hạn do giải ngan dự án mua tàu chở dầu của Công ty Vận tải Biển Đông (tăng 200 tỷ đồng), Dự án ENZO Việt (77 tỷ đồng), dự án Trường đại học Thăng Long (49 tỷ đồng).
- Dư nợ theo thành phần kinh tế
Cả ba năm 2005, 2006, 2007 dư nợ đối với Doanh nghiệp Nhà Nước vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cua chi nhánh, vì vậy sự khó khăn của các Doanh nghiệp Nhà Nước trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng của chi nhánh.
2.1.3.3 Công tác kinh doanh ngoại tệ và phát triển dịch vụ mới:
* Công tác kinh doanh ngoại tệ và TTQT:
NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc TTQT không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào.
Bảng 5: Công tác Kinh doanh ngoại tệ và TTQT
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
2006/2005
Số tiền
2007/2006
Doanh số TTQT
117
163
139%
241
148%
Doanh số mua bán ngoại tệ
199
217
109%
309
142%
Thu phí dịch vụ
187
209
112%
300
144%
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội qua các năm 2005, 2006, 2007)
Phát huy kết quả đã đạt được năm 2005 – đơn vị dẫn đầu hệ thống về kinh doanh ngoại hối và TTQT. Năm 2006 doanh số TTQT là 163 triệu USD tăng 46 triệu USD, với tốc độ tăng 39% so với năm 2005, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 9% và thu phí dịch vụ tăng 12% so với năm 2005.
Năm 2007 hoạt động kinh doanh ngoại hối và TTQT tăng trưởng mạnh và đồng đều nhất từ trước đến nay, doanh số TTQT tăng đến 48%, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 42%, thu phí dịch vụ tăng 44% so với kết quả năm 2006.
* Công tác phát triển dịch vụ mới:
- Năm 2005:
+ Dịch vụ phát hành thẻ và máy ATM: Năm 2005 là năm đầu tiên chi nhánh triển khai máy ATM, lúc này chi nhánh có 8 máy, đã phát hành 8.043 thẻ với số dư hơn 7 tỷ đồng.
+ Chi nhánh đã tôt chức ký kết hợp đồng làm Ngân hàng đầu mối thanh toán cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Hợp đồng bắt đầu triển khai không chỉ góp phần tăng nguồn vốn, thu dịch vụ cho chi nhánh mà còn đem lại hiệu quả cho các Chi nhánh NHNo trong toàn hệ thống.
+ Phối hợp với Ban quan hệ Quốc tế, ban quản lý dự án CBRIP, tổ chức đoàn công tác kiểm tra, chấn chỉnh tình hình dự án tại 8 tỉnh miền Trung và tổ chức thành công 3 lớp tập huấn cho 14 NHNo tỉnh và hơn 100 NHNo huyện về nghiệp vụ quản lý, giải ngân dự án CBRIP.
- Năm 2006: Nhận thức rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàg hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, TTQT, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án… Bên cạnh đó còn phát triển một số dịch vụ mới như:
+ Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý tài chính tập trung của Trung tâm chuyển tiền Bưu điện: Với dịch vụ này đã thu hút toàn bộ nguồn vốn không kỳ hạn phục vụ nhu cầu chuyển tiền của ngành Bưu điện về hệ thống NHNo với số dư thường xuyên 300 – 500 tỷ đồng và hàng chục ngần cuộc thanh toán chuyển tiền hàng tháng.
+ Dịch vụ thu hộ học phí của một số trường đại học: Dịch vụ này hiện nay đang miễn phí hoàn toàn, có tác dụng thu hút 1 phần tiền nhàn rỗi của các trường đại học.
+ Dịch vụ trả lương qua thẻ ATM: đây là dịch vụ mang tính quảng bá thương hiệu cho tương lai nhiều hơn. Dịch vụ này khó phát triển do hệ thống của thẻ ATM chưa nối mạng nên chưa tiện lợi và chủ yếu chỉ để rút tiền…
Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên năm 2006, lần đầu tiên Nam Hà Nội có tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 2 con số: 16.11% tăng hơn 2 lần số thu tuyệt đối co với năm 2005.
- Năm 2007 thu dịch vụ của chi nhánh đạt 18.899 triệu đồng, tỷ lệ thu dịch vụ đạt 12,2%.
2.1.3.4 Kết quả kinh doanh của chi nhánh
Bảng 6: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội
trong giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
2006/2005
Số tiền
2007/2006
1. Tổng thu
332.929
556.189
167%
738.093
133%
2. Tổng chi
274.485
461.630
168%
634.409
137%
Quỹ thu nhập
58.444
94.559
162%
103.684
110%
( Nguồn: BCKQ hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Nam Hà Nội các năm 2005,2006,2007)
- Năm 2006:
+ Tổng thu năm 2006 đạt 556.189 triệu đồng, tăng 223.260 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng là 67%. Trong dó thu hoạt động tín dụng 529.102 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 95% tổng thu; thu dịch vụ: 18.288 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3.3% tổng thu (bằng 16,11% thu nhập ròng).
+ Tổng chi năm 2006 là 461.630 triệu đồng, tăng 187.145 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng 68%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 433.362 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 94% tổng chi (riêng phần lãi trả Trụ sở chính 5.181 triệu đồng), trích thêm quỹ dự phòng rủi ro 7.163 triệu đồng.
+ Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa có lương) đạt 94.559 triệu đồng, tăng 36.115 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 61,8%. Quỹ thu nhập bình quân đầu người đạt 732 triệu đồng/1cán bộ/1 năm, tăng 64% so với năm 2005.
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào: do tỷ trọng vốn trung và dài hạn tăng nên mặt bằng lãi suất đầu vào của Nam Hà Nội năm 2006 ở mức cao hơn, lãi suất đầu ra do tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ tăng hơn trước, dư nợ chỉ tăng trưởng những tháng cuối năm nên phần thu lãi từ khách hàng tăng không đáng kể. Mặt khác do trụ sở chính triển khai quyết định 02 và thưởng lãi suất cho phần vượt kế hoạch nguồn, mà Nam Hà Nội vượt kế hoạch nguồn ngay từ tháng 3/2006 nên đã cải thiện phần nào lãi suất đầu vào, đầu ra đều tăng lên so với năm 2005 nhưng chênh lệch đạt thấp hơn nưm trước, chỉ đạt 0,298%/tháng.
+ Hệ số tiền lương đạt được là 2,86; tăng 0,45 so với năm 2005.
- Năm 2007:
+ Tổng thu năm 2007 đạt 738.093 triệu đồng, tăng 181.94 triệu đồng s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33181.doc