MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM 3
1.1. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Vai trò của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 4
1.1.2.1.Ưu điểm 6
1.1.2.2. Rủi ro 7
1.1.3. Phân loại thư tín dụng 9
1.1.4. Nội dung của thư tín dụng 11
1.1.5. Quy trình thanh toán L/C 18
1.1.5.1. Các bên tham gia TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 18
1.1.5.2. Quy trình thanh toán L/C. 19
1.1.6. Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ 20
1.1.6.1. Đối với ngân hàng mở L/C phục vụ nhà nhập khẩu 20
1.1.6.2. Đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu 23
1.1.7. Các văn bản pháp lý mang tính quốc tế sử dụng trong TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 24
1.1.7.1. Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP 24
1.1.7.2. Quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng - URC 26
1.1.7.3. eUCP 26
1.1.7.4. Văn bản 465 ISBP 26
1.1.7.5. Một số văn bản pháp lý khác 26
1.1.8. Vai trò và trách nhiệm của NHTM trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 26
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 28
1.2.1. Khái niệm 28
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh 29
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính 29
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính 31
1.2.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 32
1.2.3.1. Yếu tố khách quan 32
1.2.3.2. Yếu tố chủ quan 34
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 36
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 36
2.1.1. Khái quát hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 36
2.2. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHNo&PTNT CHI NHNÁH NAM HÀ NỘI 43
2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quôc tế của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 43
2.2.2. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đánh giá qua các chỉ tiêu 45
2.2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính 45
2.2.2.2. Các chỉ tiêu phi tài chính 47
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 48
2.3.1. Kết quả đạt được 48
2.3.2. Hạn chế 49
2.2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức 50
2.2.3.1. Kết quả đạt được 50
2.2.3.2. Hạn chế 51
2.3.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội 52
2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan 52
2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan: 53
CHƯƠNG 3: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 55
3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT và KDNT tại chi nhánh 55
3.2. Một số biệm pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 56
3.2.1. Khẩn trương hoàn chỉnh bản chuẩn mực hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 2000 56
3.2.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ 57
3.2.3. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức hỗ trợ 58
3.2.4. Phát triển dịch vụ tư vấn khách hàng 59
3.2.5. Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý 59
3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên 60
3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 61
3.2.8. Kết hợp chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 64
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G THƯƠNG MẠI
Để đánh giá hiệu quả của một hoạt động kinh tế không chỉ xem xét phiến diện về mặt kinh tế của chính hoạt động đó, mà phải xem xét tổng thể sự tác động của hoạt động kinh tế đó tới các hoạt động, và lĩnh vực khác. Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo L/C một cách đầy đủ và toàn diện, ta không chỉ xem xét tính hiệu quả xét ở góc độ riêng ngân hàng mà phải xem xét cả về góc độ kinh tế và xã hội.
Trong chuyên đề này, em xin chỉ xét hiệu quả của hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ trên góc độ ngân hàng.
1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là một phạm trù hiệu quả kinh tế, phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, và được đo bằng hiệu số giữa doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian, giúp khách hàng thanh toán tiền hàng, nhận hàng hoá đầy đủ, đúng quy định trong hợp đồng ngoại thương, ngân hàng còn có thể giúp khách hàng xem xét hợp đồng ngoại, đánh giá giúp khách hàng, giúp khách hàng về vốn ….Đồng thời những dịch vụ đó ngân hàng nhận được phí dịch vụ. Cũng như tất cả các dịch vụ khác, thì TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ được đánh giá là hiệu quả khi hoạt động đó mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín cho ngân hàng.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh
Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là một phạm trù hiệu quả kinh tế, phản ánh chất lượng kinh doanh; vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động, có thể đưa ra hai nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính
Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Doanh số TTQT thep phương thức L/C là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.
Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
=
Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu
+
Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu
Trong đó:
Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là doanh số báo có hàng xuất khẩu từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là giá trị thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.
Chỉ tiêu cho thấy khả năng hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Doanh số thanh toán cao chứng tỏ số món L/C nhiều, và giá trị món L/C cao, điều đó chứng tỏ khách hàng tin tưởng ngân hàng, điều đó cũng chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được thêm nhiều khách hàng.
Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ còn là chỉ tiêu để ngân hàng thu phí thanh toán. Vì thường phí thanh toán theo L/C được áp dụng theo % số tiền thanh toán L/C. Mà mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận thu được. Vì vậy bất cứ ngân hàng nào cũng cố găng tăng doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng cao.
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Ngân hàng cũng là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng.
- Doanh thu từ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, bằng tổng phí thu được từ hoạt động theo phương thức tín dụng chứng từ: phí thông báo L/C, phí mở L/C, phí sửa đổi L/C…
- Chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là tất cả chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: chi phí điện SWIFT, chi phí trang thiết bị, chi phí cho nhân viên thanh toán…
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là phần ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này.
Lợi nhuận thu được từ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
=
Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C
-
Chi phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C.
Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ phản ánh phần giá trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Doanh số và nợ quá hạn của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Hoạt động TTQT giữa các bên ở các nước khác nhau, điều kiện, khoảng cách địa lý xa nhau, vì vậy mà về thời gian thanh toán thường bị chậm trễ. Nếu chỉ với hoạt động TTQT đơn thuần, doanh nghiệp nhập khẩu phải kỹ quỹ 100% số tiền thanh toán, còn doanh nghiệp xuất khẩu phải đợi ngân hàng phát hành thanh toán. Chính các vấn đề đó, làm các nhà xuất nhập khẩu bị đọng vốn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
Vì vậy, ngoài nghiệp vụ TTQT thông thường, các ngân hàng thường gồm có các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu hỗ trợ khác, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đối với nhà xuất khẩu
Chiết khấu chứng từ: Theo hình thức này, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khẩu bộ chứng từ hàng hoá.
Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. (Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở.): Theo hình thức này thì ngân hàng sẽ tài trợ cho khách hàng vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất hàng hoá để chuẩn bị giao hàng dựa trên L/C đã mở.
Đối với nhà nhập khẩu
- Cho vay để mở L/C. (Cho vay ký quỹ): Ký quỹ là quy định bắt buộc đối với khách hàng khi tham gia mở L/C. Điều này tạo sự tin tưởng, hạn chế rủi ro ro cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ sử dụng tiền ký quỹ để thanh toán L/C. Trong nhiều trường hợp khách hàng không có đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu ký quỹ của ngân hàng, trong trường hợp như vậy, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và xét thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ cấp khoản tín dụng cho khách hàng với mục đích mở L/C.
- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Theo hình thức này ngân hàng sẽ cho nhà nhập khẩu vay khi khách hàng này lập được phương án sản xuất, tiêu thụ lô hàng nhập khẩu có tính khả thi và có khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán.
Như vậy có thể thấy rằng, nhờ có sử dụng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ mà ngân hàng có thể đa dạng hoá các loại hình tín dụng khác, khuyến khích nhà xuất nhập khẩu.
Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tăng, nhưng không phải đảm bảo không gây ra nợ quá hạn. Vì khi xảy ra nợ quá hạn, ngân hàng sẽ phải tăng chi phí để quản lý và sử lý nợ quá hạn đó. Để đảm bảo được điều đó, ngân hàng cần thẩm định kỹ khách hàng khi đồng ý mở L/C, và chấp nhận hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Còn với hình thức chiết khấu, ngân hàng nên áp dụng hình thức chiết khẩu truy đòi.
Chi phí do rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường
Các rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường: nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc từ chối thanh toán cho ngân hàng, …, làm tăng chi phí TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng, vì vậy làm giảm lợi nhuận từ hoạt động này của ngân hàng. Vì vậy, trong qua trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ để đảm bảo có hiệu quả, ngân hàng cần thận trọng và tránh những rủi ro có thể xảy ra.
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính
Số món thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ qua ngân hàng
Một trong những mục tiêu của ngân hàng là có được doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng cao. Để đạt được điều đó, ngân hàng phải đảm bảo số món thanh toán tăng và giá trị món thanh toán cao. Giá trị món thanh toán phụ thuộc vào hợp đồng mua bán. Vì vậy, ngân hàng cần tăng được số món thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ qua ngân hàng. Số món thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ qua ngân hàng tăng phản ánh khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng, và tìm đến với ngân hàng nhiều hơn.
Mạng lưới Ngân hàng đại lý được mở rộng
Để hoạt động TTQT, đặc biệt theo phương thức tín dụng chứng từ, có hiệu quả, tránh rủi ro, và có thông tin về đối tác của khách hàng một cách chính xác nhất, các ngân hàng phải có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số lượng lớn, rộng khắp; có mối quan hệ với nhiều quốc gia, châu lực trên thế giới. Với mạng lới ngân hàng đại lý rộng, ngân hàng có thể dễ dàng đảm bảo mọi nhu cầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ cho khách hàng ở bất cứ quốc gia, khu vực nào. Mặt khác, ngân hàng còn có thể có được thông tin chính xác và nhanh nhất về tình hình tài chính của đối tác khách hàng, tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
Số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ cũng có thể xảy ra những tranh chấp, gây đến rủi ro cho ngân hàng, dẫn đến doanh thu từ hoạt động này giảm. Mặt khác, những vụ tranh chấp đó còn làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì vậy, số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ phản ánh chất lượng và hiệu quả thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng.
1.2.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chưng từ của NHTM nhưng có thể phân thành hai nhóm yếu tố cơ bản là nhóm các yếu tố khách quan ngân hàng và nhóm các yếu tố chủ quan của ngân hàng.
1.2.3.1. Yếu tố khách quan
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng và ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanh của NHTM.
+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước. Hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.
+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó.
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.
- Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán. Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu...hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có NHTM.
- Các yếu tố về phía khách hàng: trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Nếu ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn khách hàng thường xuyên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều kiện rất tốt để hoạt động TTQT phát triển.
Ngoài ra, tình hình hoạt động ản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của NHTM.
1.2.3.2. Yếu tố chủ quan
- Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM
Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo.
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong thương mại đã có những quy định thống nhất, những thông lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ. Cán bộ ngân hàng làm công tác TTQT phải nắm rõ các phương tiện và phương thức TTQT, bởi vì các phương tiện và phương thức này quy định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ, chi li và có hiệu lực quốc tế. Muốn thực hiện được công việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có chuyên môn cao. Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữ nhất định.
- Công nghệ ngân hàng: Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều rất quan tâm đến hoạt động TTQT. Tiêu chí hoạt động TTQT là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Do đó, các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện tốt hơn tiêu chí trên. Ngân hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu.
- Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế: Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng. Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế. Đăc biệt khi ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước và nghiệp vụ TTQT, đồng thời 33 các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch.
- Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT: Các hoạt động kinh
doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh ngoại tệ là các hoạt động có tác dụng bổ trợ cho hoạt động TTQT của NHTM.
- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tại một nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.
Trên đây là những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT
của NHTM.
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
2.1.1. Khái quát hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 48/ QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 cán bộ và đến nay là 129 cán bộ.
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại tòa nhà C3 –Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Có mạng lưới phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như Chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt ,Thanh Xuân,…và thành lập phòng giao dịch số 6 tại trờng KTQD. Phòng giao dịch số 1 chi nhánh Giảng Võ, chi nhánh Tây Đô và chi nhánh Nam Đô.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hóa chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều ngân hàng khác nên đối với chi nhánh mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở vật chất ,các mối quan hệ , phong cách phục vụ tuyên truyền ,tiếp thị ,đổi mới công nghệ ,linh hoạt về lãi suất đáp ứng các dịch vụ và tiện ích của ngân hàng …Khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của chi nhánh luôn được điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được NHNN &PTNN VN và các ngân hàng khác đánh giá là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả và có qui mô lớn.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công nhiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh NHNN& PTNN Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình.Vượt qua khó khăn thách thức thuở ban đầu, đóng góp của chi nhánh trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong những năm tới ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế.
Các lĩnh vực hoạt động chính của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội là: huy động vốn ngắn hạn , trung hạn và dài hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân với hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá , bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước .
Năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi cơ chế điều hành lãi suất đối với nền kinh tế từ chế độ lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thỏa thuận ; cạnh tranh lãi suất của các TCTD trên địa bàn đặc biệt là tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp lớn ; sự biến động bên ngoài của đồng nội tệ so với đô la Mỹ trong năm 2003, sự biến động của thị trờng đất đai theo từng vùng cũng ảnh hưởng khá mạnh tới tình hình huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNN &PTNN Nam Hà Nội ; một số cơ chế điều hành nội ngành thay đổi cũng tác động tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh như cơ chế điều hành lãi suất huy động từng thời kì, cơ chế bảo đảm tiền vay ..( thiếu sự đồng nhất trong cơ chế lãi suất giữa các ngân hàng thơng mại, giữa ngân hàng thương mại quốc doanh với liên doanh và các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh) Đó chính là những khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời kì này. Tuy nhiên, chi nhánh đã không ngừng nỗ lực và kết quả kinh doanh đã đạt vượt mức đề ra. Tổng thu là 120.440 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 83.239 triệu đồng, đạt 189% kế hoạch giao.Trong đó thu từ hoạt động tín dụng 46.667 triệu đồng chiếm 39% tổng thu và 88% thu nội bảng ,thu dịch vụ và thu khác chiếm 12% tổng thu nội bảng. Tổng chi là 89.599 triệu .Chênh lệch thu nhập – chi phí: Cả năm 2003 đạt là 30.841 triệu, tăng so kế hoạch giao năm 2003 là 20.034 triệu. Chênh lệch lãi suất bình quân: 0,335%/tháng. Hệ số tiền lương cả năm là 2,06.
Bước sang năm 2004 ,sự biến động về tình hình kinh tế chính trị thế giới lớn: chiến tranh, khủng bố gia tăng, giá dầu lửa, giá vàng tăng quá cao, lãi suất của đồng USD tăng nhiều lần...Tình hình trong nước: sức cạnh tranh yếu của nền kinh tế chậm được khắc phục lại gặp phải tình trạng bùng phát về dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá cả tiêu dùng tăng 9,5%... ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ngân hàng. Mặt khác, sự phát triển nhanh màng lới của các ngân hàng trên địa bàn, việc tăng mức dự trữ an toàn chi trả, tình trạng khan hiếm vốn, hệ thống thông tin chưa đầy đủ ...đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường Tài chính- Tiền tệ và tăng khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng.Tổng thu của Chi nhánh năm 2004 đã tăng 86 tỷ so với năm trước (tăng 72%). Tổng chi đạt 163 tỷ tăng 73 tỷ so với năm trước (tăng 82%). Chênh lệch thu chi trước thuế tăng 52% so với năm trước.Hệ số tiền lương tăng 17% so với năm trước.
Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm, là năm cả nước thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Kinh tế Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, bão lụt tàn phá, dịch H5N1 nhưng vẫn ổn định về chính trị và phát triển mạnh về kinh tế, tốc độ tăng trởng GDP cả nước đạt 8,4%. Năm 2005 cũng là năm giá cả, lãi suất của thế giới và trong nước có nhiều biến động như giá xăng dầu, giá sắt thép, cà phê, giá vàng, lãi suất USD, lãi suất huy động vốn...Năm 2005 là năm thứ 5 trong chặng đường phát triển của Chi nhánh Nam HN, là năm thứ tư trong đề án phát triển 5 năm tại các Đô thị lớn của NHNo VN, là năm phấn đấu nâng hạng doanh nghiệp của Chi nhánh, đây là động lực quan trọng tác động đến mọi công tác chỉ đạo điều hành và hành động của Chi nhánh. Cán bộ công nhân viên chi nhánh đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Cụ thể là: tổng thu đạt 333 tỷ đồng tăng thêm 125 tỷ đồng so năm trước, tốc độ tăng trưởng 60%. Nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh vẫn là thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng 98% nguồn thu. Trong đó thu phí điều vốn từ Trụ sở chính là 232 tỷ, chiếm tỷ trọng 70% tổng thu của Chi nhánh. Đây là 1 yếu tố chính ảnh hưởng lãi suất bình quân đầu ra của Chi nhánh khó có khả năng cao lên được.Tổng chi là : 274 tỷ đồng tăng 110 tỷ đồng so năm trước, thấp hơn mức tăng thu 15 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 68%. Chi phí chủ yếu của Chi nhánh cũng là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay vốn : 244 tỷ, chiếm tỷ trọng 89% tổng chi. Ngoài ra năm 2005 còn có những khoản phí tăng thêm theo chế độ lương mới, và chế độ trích DPRR mới theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
Bảng 1 :Kết quả tài chính năm 2004 và năm 2005
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
KH
TH 2005
So sánh
+/- 2004
KH
+Tổng thu
- Thu lãi
- Thu DV
+Tổng chi
- Chi trả lãi
- Thu trả phí
- Chi khác
+Chênh lệch (chưa lương)
+Hệ số tiền lương
+Chênh lệch lãi suất
208150
201775
6375
164255
147426
1016
14157
43895
248
0,307
44918
135
0,354
332929
324481
8448
274485
243902
859
29721
58444
2,41
0,40
124779
122706
2073
110230
96546
157
15564
14549
(0,07)
0,047
122%
178%
0,89%
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Năm 2006 là năm đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nớc: Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, sự thay đổi về nhân sự Lãnh đạo cao cấp sau kỳ họp lần thứ 9 của Quốc hội khoá XI, Việt Nam gia nhập WTO... điều này tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Thu nhập Quốc dân tăng 8,4%, giá tiêu dùng tăng 6,6%, thị trường chứng khoán sôi động; giá USD đầu năm biến động, những tháng cuối năm lại khá ổn định; hệ thống văn bản luật pháp được hoàn thiện với tốc độ cao... Đây là cơ hội vàng cho sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng.
Sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM ngày càng căng thẳng, mặt bằng lãi suất tăng, giá vàng biến động, giá xăng dầu, điện than tăng, thị trường nhà đất đóng băng, sự chậm chuyển biến của các doanh nghiệp nhà nước... là các yếu tố gây bất lợi cho các NHTM quốc doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh mà chi nhánh đạt được ngày càng khẳng định được vị thế của chi nhánh : tổng thu năm 2006 đạt 556.189 triệu đồng, tăng 223.260 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng là 67%. Trong đó thu hoạt động tín dụng 529.102 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 95%/ tổng thu; Thu dịch vụ: 18,288 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3.3%/ tổng thu (bằng 16,11%/ thu nhập ròng). Tổng chi năm 2006 là 461.630 triệu đồng, tăng 187.145 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 68%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 433.362 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 94%/ tổng chi (riêng phần lãi trả TSC 5.181 triệu đồng), trích thêm quỹ dự phòng rủi ro 7.163 triệu đồng.
Bảng 2 :Kết quả tài chính năm 2005 và năm 2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
TH 2005
KH 2006
Năm 2006
TH
so 05
So KH
1
Tổng thu
332929
556189
223260
4
Tổng chi
274485
461630
187145
5
Quỹ thu nhập
58444
67252
94559
36115
27307
6
Hệ số lương đựơc hưởng
2.41
1.35
2.86
0.45
1.51
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Năm 2007 là năm thứ 2 Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên đây cũng là năm lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và giá nhiều vật tư chủ yếu trên thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn đầu vào trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại NHNN & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội.doc