Mục lục
Mục lục i
Danh mục bảng biểu iv
Lời mở đầu 1
1 Chương 1: Tín dụng ngân hàng _ những vấn đề cơ bản 3
1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 3
1.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng 6
1.3 Quy trình của hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Thương mại 8
1.3.1 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 9
1.3.2 Phân tích tín dụng 10
1.3.3 Quyết định và kí hợp đồng tín dụng 10
1.3.4 Giải ngân 11
1.3.5 Giám sát tín dụng 11
1.3.6 Thanh lý hợp đồng tín dụng 12
1.4 Phân loại các loại hình tín dụng của Ngân hàng thương mại 12
1.5 Các quy định và chính sách tín dụng ngân hàng 19
1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 21
1.6.1 Chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng 21
1.6.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng 21
1.6.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng 23
1.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại 24
1.7.1 Những nhân tố từ phía ngân hàng 24
1.7.2 Những nhân tố từ phía khách hàng 26
1.7.3 Những nhân tố từ phía môi trường vĩ mô 27
1.7.3.1 Môi trường kinh tế 27
1.7.3.2 Sự quản lý của các cơ quan nhà nước 28
1.7.3.3 Môi trường pháp lý 28
2 Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank Việt Nam 29
2.1 Khái quát về chi nhánh Citibank Việt Nam 29
2.1.1 Khái quát chung về Citibank Việt Nam 29
2.1.2 Đối tượng khách hàng của Citibank Việt Nam 33
2.1.3 Sản phẩm và dịch vụ của Citibank Việt Nam 33
2.1.3.1 Dịch vụ ngân hàng cung cấp cho các hoạt động thương mại: 33
2.1.3.2 Dịch vụ quản lý tiền mặt 36
2.1.3.3 Kinh doanh ngoại hối (Treasury) 38
2.1.3.4 Dịch vụ về chứng khoán 39
2.1.4 Kết quả hoạt động của Citibank 40
2.1.5 Mô hình tổ chức của Citibank Việt Nam 43
2.1.5.1 Bộ phận FO 44
2.1.5.2 Bộ phận BO 46
2.1.5.3 Bộ phận trung gian: Citiservice 49
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Citibank Việt Nam 50
2.2.1 Những quy định chung trong việc thực hiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank Việt Nam 50
2.2.1.1 Đối tượng khách hàng 50
2.2.1.2 Quy trình tín dụng tại ngân hàng Citibank 51
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Citibank Việt Nam 54
2.2.2.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng 58
2.2.2.2 Phân loại theo sự đảm bảo tín dụng 60
2.2.2.3 Phân loại theo hình thức tài trợ tín dụng 61
2.2.2.4 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn 63
2.2.2.5 Phân loại theo đối tượng khách hàng 63
2.3 Đánh giá thực trạng tín dụng tại Citibank Việt Nam 65
2.3.1 Các thành tựu mà ngân hàng Citibank Việt Nam đạt được 65
2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank: 67
2.3.2.1 Những hạn chế 67
2.3.2.2 Nguyên nhân 68
3 Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank Việt Nam 72
3.1 Định hướng hoạt động kinh của ngân hàng Citibank Việt Nam 72
3.1.1 Dịch vụ quản lý tiền mặt 73
3.1.2 Dịch vụ chứng khoán 73
3.1.3 Công tác khách hàng và các dịch vụ ngân hàng 73
3.1.4 Công nghệ ngân hàng 74
3.1.5 Hoạt động bảo lãnh 75
3.1.6 Phát triển và hoàn thiện dịch vụ ngân hàng cá nhân 76
3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank 76
3.2.1 Về cơ chế chính sách 76
3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng cho thị trường Việt Nam 76
3.2.1.2 Chính sách khách hàng 78
3.2.1.3 Chính sách sản phẩm 78
3.2.1.4 Chính sách giá tín dụng 79
3.2.1.5 Chính sách nhân viên 80
3.2.1.6 Chính sách ngân hàng cá nhân 80
3.2.1.7 Chính sách Marketing 80
3.2.2 Về công tác điều hành, quản trị kiểm soát 81
3.2.2.1 Xây dựng quy trình tín dụng rõ ràng rành mạch 81
3.2.2.2 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, và kiểm tra chất lượng 81
3.2.2.3 Thường xuyên kiểm tra định kỳ và thường xuyên 81
3.2.3 Về các giải pháp nghiệp vụ 82
3.2.3.1 Tài sản đảm bảo 82
3.2.3.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá 83
3.2.3.3 Thu thập thông tin 84
3.2.3.4 Đánh giá doanh nghiệp đầy đủ hơn 84
3.2.4 Một số giải pháp khác 85
3.3 Một số kiến nghị 85
3.3.1 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 85
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 86
3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
94 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Citibank Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ nhập khẩu (Import Bills): Kiểm tra đối chiếu các chứng từ nhập khẩu bằng hệ thống vi tính chuyên nghiệp cao với UCP và các thông lệ Ngân hàng Quốc tế trước khi thực hiện việc thanh toán theo yêu cầu của tín dụng thư.
Bảo lãnh Nhận hàng (Shipping guarantee): Khi hàng hoá cập cảng trước khi chứng từ tới, Citibank phát hành “Bảo lãnh Nhận hàng” cho phép khách hàng nhận hàng hoá ngay, tránh các chi phí lưu kho, lưu bãi.
Vay Nhập khẩu (Import loan): Hỗ trợ khách hàng bằng cách cho vay nhập khẩu để tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, do đó khách hàng có thể nhận hàng hoá ngay.
Thông báo tín dụng thư xuất khẩu (Export L/C Advising): Tư vấn cho khách hàng về các điều kiện và điều khoản Thư tín dụng tránh các sai sót trong thư tín dụng.
Xác nhận thư tín dụng xuất khẩu (Export L/C Confirmation): Citibank cung cấp dịch vụ xác nhận thư tín dụng của khách hàng. Do là ngân hàng toàn cầu và uy tín, Citibank có lợi thế lớn trong các ngân hàng cung cấp dịch vụ này tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là khi hàng hóa được xuất đến những thị trường chưa quen thuộc.
Nhờ thu /Chiết khấu thư tín dụng xuất khẩu (Export L/C Collection/ Negotiation / Discount): Đây là những dịch vụ trên chứng từ xuất khẩu của khách hàng trong trường hợp khách hàng xuất khẩu hàng hoá và là bên hưởng lợi của thư tín dụng. Với việc kiểm tra nhanh chóng và chính xác, Citibank có thể chiết khấu tới 100% giá trị hàng hoá nếu khách hàng yêu cầu.
Tài trợ trước xuất khẩu (Pre-Export Financing): Sản phẩm tài trợ trước xuất khẩu này giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam có vốn ngay sau khi ký hợp đồng mua bán, điều này giúp khách hàng có thể giảm được mức vốn lưu động yêu cầu và có số quay vòng vốn nhanh hơn.
Tài trợ các khoản phải thu/Chiết khấu hoá đơn (Receivable Finance/Invoice Discount): Đây là một giải pháp mới của Citigroup, cho phép khách hàng bán cho Citibank các khoản phải thu ngắn hạn và qua đó tăng cường khả năng quay vòng vốn và giảm thiểu rủi ro vốn có trong việc thanh toán bằng hình thức ghi sổ (TTR) với các đối tác trong và ngoài nước của khách hàng.
Bảo lãnh Ngân hàng (Bank Guarantee): Cung cấp đầy đủ các loại hình bảo lãnh Ngân hàng như: bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, bảo lãnh thanh toán và vay vốn, Citibank có thể phát hành thư bảo lãnh với thời gian ngắn kịp với yêu cầu của khách hàng.
Thanh toán nhờ thu (Collection): Ngoài việc sử dụng thư tín dụng các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu quốc tế còn có thể thực hiện bằng hình thức thanh toán nhờ thu. Việc thanh toán được thực hiện bằng hình thức chuyển tiền giữa các công ty với nhau thông qua Ngân hàng
Tài trợ nội thương (Domestic Trade Financing): Citibank có thể tài trợ cho các giao dịch thương mại mua bán hàng trong nước.
Nhờ những dịch vụ cung cấp cho các khách hàng khi buôn bán giao thương với thị trường Việt Nam, các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng được thúc đẩy và phát triển, đặc biệt là trong một số ngành quan trọng như xuất khẩu gạo, thủy hải sản và may mặc vai trò của Citibank đã được khẳng định là quan trọng, có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp.
Dịch vụ quản lý tiền mặt
Citibank là Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt hàng đầu tại Việt Nam cho các công ty Đa quốc gia tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay Citibank Việt Nam có hơn 800 điểm giao dịch trực tuyến trên cả nước, thông qua mạng lưới kết nối với 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước, 2 hệ thống Ngân hàng cổ phần và hệ thống Tiết kiệm Bưu điện. Bên cạnh đó, Citibank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngân hàng điện tử (1996) qua đó khách hàng có thể tự thực hiện giao dịch trên mạng trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra và giao dịch của khách hàng. Citibank cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng (IBPS _ hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho đồng Việt Nam) chính vì vậy không hề có sự bất tiện hay khác biệt cho khách hàng khi thực hiện những giao dịch nội địa. Các dịch vụ cụ thể như sau:
Nhờ thu: Nhờ có mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp, Citigroup cung cấp cho khách hàng phương pháp quản lý các khoản thu trong tài khoản của mình nhanh chóng và đơn giản. Thông qua các sản phẩm như: sản phẩm thu nhanh (SpeedCollect), sản phẩm thu tiền tại văn phòng (Cash pick-up), dịch vụ đối chiếu hoá đơn tự động (Auto invoice reconciliation), giải pháp tài khoản ảo (Virtual Account), Nộp tiền theo lô (Bulk Cash Deposit), mã vạch (Barcoding), Citibank sẽ thay mặt khách hàng thu tiền từ những đại lý, khách hàng, giúp giảm thời gian chi phí cho khách hàng.
Thanh toán:
Thanh toán nội địa: Citibank có các dịch vụ thanh toán bằng đồng USD và VND, và bằng nhiều hình thức như: séc, chuyển khoản hay bằng tiền mặt.
Thanh toán quốc tế: Citigroup với mạng lưới chi nhánh toàn cầu trên 101 quốc gia và vùng lãnh thổ, được ghi nhận là Ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. Hệ thống thanh toán toàn cầu của Citigroup giúp khách hàng thực hiện việc thanh toán bằng gần 140 đồng tiền khác nhau.
Quản lý Thanh khoản và Đầu tư: Dịch vụ quản lý thanh khoản của Citibank bao gồm các sản phẩm như: Single Account Structure, Zero Balance/ Connentration Account, Time Deposit và nhiều dịch vụ đầu tư với lợi nhuận cao và linh hoạt. Cùng với dịch vụ Ngân hàng Điện tử của Citibank-CitiDirect khách hàng có thể thực hiện việc đầu tư trực tuyến với mức lãi suất cạnh tranh.
Nhắc đến dịch vụ quản lý tiền mặt của Citibank không thể không kể đến hai giao dịch nổi tiếng:
Citibank được Công ty Vietnam Brewery ủy nhiệm nhờ thu tại thị trường nông thôn đang phát triển. Ủy nhiệm này được trao giải thưởng cho sản phẩm nhờ thu thành công SpeedCollect của Citibank.
Vietnam Airlines đã chọn Citibank để thiết kế và thực hiện giải pháp quản lý tiền mặt toàn cầu. Điều đó góp phần đưa 3 thị trường thương mại chính là Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật thêm vào hệ thống quản lý tiền mặt của Citibank (thị trường này đã bao gồm Hong Kong, các nước vùng Bắc Mỹ, Philippines và Hoa Kỳ), qua đó đưa tỷ lệ nhờ thu toàn cầu của Citibank lên khoảng 70%.
Nhờ những sản phẩm quản lý ngân quỹ hoàn hảo, Citibank đã liên tiếp nhận được các giải thưởng là ngân hàng có dịch vụ quản lý ngân quỹ tốt nhất Việt Nam (2005, 2006)
Kinh doanh ngoại hối (Treasury)
Năm 2006, Citigroup một lần nữa được ghi nhận là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ tốt nhất Việt Nam. Dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và ngoại tệ, Citigroup đuợc Asiamoney bình chọn là Ngân hàng cung cấp các dịch vụ kinh doanh tiền tệ tốt nhất Vệt Nam, bao gồm các dịch vụ mới về kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ kinh doanh tiền tệ cơ bản.
Citibank là ngân hàng nước ngoài lớn nhất trong thị trường kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam, chiếm 5,53% thị phần (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Khối lượng kinh doanh ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2006), và đứng thứ 4 trong thị trường cùng với các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn.
Citibank là Ngân hàng đầu tiên cung cấp giao diện kinh doanh ngoại hối điện tử (CitiTreasury Online Trading) cho các Ngân hàng trong nước (tháng 6 năm 2002). Hiện có 6 ngân hàng trong nước đã tích cực sử dụng CitiTreasury Online Trading với khối lượng giao dịch hàng năm khoảng 500 triệu USD. Citibank cũng đứng ở vị trí hàng đầu trong thị trường nội tệ liên ngân hàng.
Dịch vụ về chứng khoán
Citibank cung cấp các dich vụ lưu kí chứng khoán. Citibank có vai trò ngày càng tăng trong thị trường cổ phiếu
Citibank là nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm phái sinh cổ phiếu cho khoảng 30% các công ty niêm yết và số lượng khách hàng đang tăng lên khi số lượng công ty niêm yết trên thị trường trong nước ngày càng nhiều.
Citibank đã tổ chức hội nghị tìm hiểu về thị trường Việt Nam vào tháng 4 năm 2006 được hơn 30 nhà đầu tư quốc tế và rất nhiều các công ty niêm yết trong nước tham gia.
Do sự tăng cường trong việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Việt Nam, Citibank cũng tích cực giúp đỡ đưa một số doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận với thị trường cổ phiếu quốc tế.
Các nhà đầu tư quốc tế đang rất quan tâm đến trái phiếu và cổ phiếu của Việt Nam (do Chính phủ và doanh nghiệp phát hành), Citibank đã cung cấp những giải pháp và các sản phẩm tiếp cận thị trường cho cổ phiếu và trái phiếu cho rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2006 Citigroup tiếp tục dẫn đầu thị trường các sản phẩm lãi suất cố định và sản phẩm phái sinh
Citibank là ngân hàng nước ngoài dẫn đầu trên thị trường sơ cấp trái phiếu Chính phủ Việt Nam,tổng khối lượng trái phiếu mà Citigroup nhận bảo lãnh chiếm tới 14,9% tổng giá trị của thị trường sơ cấp (có 25 công ty đăng ký tham gia) trong 9 tháng đầu năm 2006 (Nguồn: Công ty chứng khoán Citigroup & Vietcombank)
Là một trong 2 thành viên đứng đầu quản lý trong đợt Việt Nam phát hành trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên ra thị trường Quốc tế.
Nhìn chung, các sản phẩm chính của Citibank là cho vay ngắn hạn và truiung hạn, các sản phẩm tiền tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại, ngoại hối, tài trợ dự án, tư vấn công ty và dịch vụ ngân hàng điện tử (electronic banking).
Kết quả hoạt động của Citibank
Trong suốt các năm vừa qua, Citibank đã đạt được kết quả kinh doanh rất đáng tự hào. Citibank làm ăn có lãi và mức lợi nhuận là khá cao. Đến năm 2006, Citibank lại tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao và đạt được những thành tựu đáng kể. Lợi nhuận trước thuế Citibank đạt được năm 2006 tăng 3.3% so với năm 2005, lợi nhuận sau thuế đã tăng 6.1% so với năm 2005. Rõ ràng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế gần gấp đôi tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế chứng tỏ những nỗ lực giảm chi phí của Citibank đã đạt được hiệu quả tốt.
Năm
2003
2004
2005
2006
Lợi nhuận trước thuế
62098
66112
68863
71189
Lợi nhuận sau thuế
39968
41835
43391
46018
Bảng 2 Kết quả kinh doanh của Citibank Việt Nam qua các năm
Bộ phận kinh doanh tiền tệ của Citibank tiếp tục là bộ phận kinh doanh hiệu quả nhất và đem lại những phần thưởng cho Citibank về các dịch vụ ngoại hối, các sản phẩm phái sinh. Không chỉ với những sản phẩm cũ, bộ phận này cũng đã sáng tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những giải thưởng mà bộ phận này mang lại cho Citibank trong năm 2006 phải kể đến:
Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam về các dịch vụ ngoại hối nói chung, 2006
Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam về các sản phẩm ngoại hối sáng tạo và các sản phẩm tài chính có cấu trúc đặc biệt, 2006
Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam các dịch vụ môi giới ngoại tệ cho khách hàng châu Á, 2006
Các bộ phận khác của Citibank cũng hoạt động rất hiệu quả. Vì thế mà trong những năm gần đây ngân hàng Citibank luôn đạt được kết quả tốt và giành được các giải thưởng:
Giải thưởng Rồng Vàng cho Ngân hàng có dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2002
Giải thưởng Rồng Vàng cho Ngân hàng có dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2003
Giải thưởng Rồng Vàng cho Ngân hàng có dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2004
Giải thưởng Rồng Vàng cho Ngân hàng có dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam, và Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam, Thời báo kinh tế Việt Nam, 2005
Ngân hàng tốt nhất châu Á về các nghiên cứu kinh tế vĩ mô
Mô hình tổ chức của Citibank Việt Nam
Bảng 3 Mô hình tổ chức của Citibank Việt Nam
Cấu trúc tổ chức của Citibank có rất nhiều điểm khác biệt so với các ngân hàng Việt Nam. Có thể nói Citibank gồm ba bộ phận: bộ phận Front offfice (FO), Back office (BO) và CitiService hay còn gọi là Middle office - được coi là bộ phận nối kết của FO và BO.
Bộ phận FO
Khu vực FO là khu vực giao dịch trực tiếp với khách hàng để tìm ra các hợp đồng cho Citibank. Thành phần chính của FO là bộ phận Maketing.
Maketing (Phòng Tín dụng và quan hệ khách hàng)
Bộ phận Maketing của Citibank được tổ chức có rất nhiều điểm khác biệt với bộ phận Maketing của các ngân hàng khác. Đó là bộ phận được tổ chức rất chặt chẽ theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, vừa theo khách hàng, vừa theo sản phẩm. Đóng vai trò rất quan trọng là các RM (relationship managers). Khách hàng được chia thành: các tổng công ty nhà nước, các công ty đa quốc gia, và các tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính) và các RM thực hiện công việc thông qua việc tiếp xúc với khách hàng thuộc khu vực mình phụ trách. Để hỗ trợ cho các RM, Citibank còn xây dựng cơ chế quản lý theo chiều ngang: đó là quản lý theo sản phẩm gồm: quản lý ngân quỹ (cash), thương mại (trade), quản lý nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ (treasury), cho vay (loan)... Các RM sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng trong những lần đầu tiên để giới thiệu về Citibank và các sản phẩm dịch vụ của Citibank. Khi khách hàng muốn thực hiện một giao dịch nào đó với Citibank thì RM sẽ cùng với người chịu trách nhiệm tương ứng với mỗi loại sản phẩm gặp gỡ và trao đổi với khách hàng một cách chi tiết. Tức là Citibank Việt Nam thực hiện chiến lược Marketing trực tiếp do sản phẩm dịch vụ phức tạp cung cấp cho các khách hàng lớn, khối lượng khách hàng ít. Vì vậy khác với các ngân hàng khác, bộ phận Maketing cũng là bộ phận chịu trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư, phân tích tín dụng và đưa ra các quyết định cho vay (các RM) chứ không chỉ có các hoạt động đơn thuần là tìm kiếm khách hàng và phát triển sản phẩm.
Credit Admin (Quản lý tín dụng)
Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện phân tích rủi ro và xếp hạng khách hàng để đưa ra các hạn mức tín dụng cho khách hàng của Citibank. Những hạn mức này sẽ là công cụ chủ yếu để đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, thực hiện yêu cầu của khách hàng hay không. Trong khi đó việc xếp hạng khách hàng lại căn cứ theo các xếp hạng quốc tế như Moody’s và S&P 500 do đó các công ty của Việt Nam thường có mức xếp hạng không cao. Đây cũng là một trong những lí do khiến quan hệ tín dụng của Citibank và các công ty Việt Nam còn ở mức khiêm tốn.
Treasury (Phòng nguồn vốn)
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (các hợp đồng mua bán ngoại hối, các công cụ phái sinh...) do bộ phận Treasury tiến hành. Bộ phận này có các nhân viên được gọi là các Dealer thực hiện giao dịch với khách hàng qua điện thoại là chủ yếu. Những giao dịch này chủ yếu là giao dịch ngắn hạn, giá trị rất lớn, thường là từ vài tỉ đồng trở lên. Đây là bộ phận có hoạt động sôi nổi nhất trong ngân hàng Citibank hiện nay.
GTS (Global Transaction Service)
Bộ phận này gồm có Trade, Cash và FI.
Trade sale: do 1 người phụ trách, bán các sản phẩm liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty như mở thư tín dụng (LC), bảo lãnh LC, tái bảo lãnh, thu hộ, ngân hàng đại lý
Cash Sale: do 1 người phụ trách, bán các sản phẩm liên quan đến quản lý tiền.
Cash Product: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm liên quan đến quản lý tiền.
Cash Implementation: triển khai các sản phẩm liên quan đến quản lý tiền mà Cash Sale đã bán cho khách hàng.
FI (Financial Institution): Bộ phận này phụ trách tất cả các giao dịch liên quan đến các tổ chức tài chính như ra quyết định cho vay, chuyển tiền
Bộ phận BO
Sau khi đã thoả thuận được với khách hàng về dịch vụ mà Citibank sẽ cung cấp cho khách hàng, thì toàn bộ quy trình lập và thực hiện hợp đồng sẽ được chuyển sang cho các bộ phận của khu vực Back office.
Bộ phận làm hợp đồng (Confirmation):
Bộ phận làm hợp đồng sẽ làm hợp đồng bằng văn bản sau khi các giao dịch đã được Treasury thoả thuận miệng với khách hàng qua điện thoại. Nội dung của hợp đồng là các thông tin đã được lưu vào máy vi tính của Dealer
Treasury Back office:
Có thể coi như một bộ phận kế toán chuyên phụ trách về các giao dịch hoạt động của Treasury. Bộ phận này gồm: 02 người: một người được gọi là maker, và một người được gọi là checker, quan hệ của hai người này khá khác so với quan hệ nhân viên và cấp trên ở Việt nam. Cần nói thêm là ở Citibank mọi công việc được làm luôn có người kiểm tra lại: tức là sản phẩm do một người làm ra, đặc biệt là các công việc không cho phép sự sai xót thì luôn có một người làm và một người kiểm tra lại sau đó mới chuyển kết quả đó cho bộ phận khác. Công việc chính của maker là: vào sổ các hợp đồng giao dịch của bộ phận treasury, in ra các báo cáo của các sản phẩm trên thị trường tiền tệ đến hạn thực hiện (Money Market Marturity Report, Daily Money Market Marturity Report,) và làm lệnh thực hiện các giao dịch đó cũng như lựa chọn đường chuyển tiền của các giao dịch có giá trị cao do phòng này nắm rõ số dư tiền gửi của Citibank tại các ngân hàng khác để có được đường chuyển tiền ngắn nhất với chi phí thấp nhất. Các khoản tiền được chuyển đi nhất thiết phải thông qua lệnh chuyển tiền do bộ phận này làm ra, trừ những khoản chuyển tiền có giá trị < 10000 USD thì có thể do bộ phận chuyển tiền làm trực tiếp.
Có thể tóm tắt hoạt động của các bộ phận đó qua các sơ đồ sau:
FX Display & Information
Fund Transfer
Fund Transfer (Bộ phận chuyển tiền):
Bộ phận này thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến tiền chuyển đi và chuyển đến Citibank của tất cả các bộ phận khác trong Citibank. Bộ phận này có thể chuyển tiền đi theo đường qua mạng thanh toán điện tử của NHNN, có thể chuyển tiền thông qua trung tâm thanh toán bù trừ nếu chuyển tiền trong thành phố, và có thể chuyển trực tiếp qua các ngân hàng thương mại quốc doanh: BIDV, VCB, Agribank ... nếu chuyển tiền là ngoại tệ thì chỉ thực hiện chuyển qua VCB. Nhiệm vụ của FT là phải chuyển tiền thật nhanh chóng và chính xác theo yêu cầu của tất cả các bộ phận có liên quan: từ bộ phận Treasury (ví dụ như bán ngoại tệ) hoặc bộ phận Trade (liên quan đến LC chẳng hạn), và có thể theo yêu cầu trực tiếp từ khách hàng (tiền chuyển khoản).
Trade Service:
Có thể khái quát hoạt động của Trade qua sơ đồ sau:
Marketing
Trade Sale
Trade Operation TradeToOperation
Bộ phận Maketing chịu trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đặt quan hệ với khách hàng. Bộ phận bán các sản phẩm trong lĩnh vực thương mại (lĩnh vực XNK) sẽ chào bán sản phẩm cho những khách hàng mà bộ phận Maketing giới thiệu. Khi khách hàng đồng ý sử dụng các sản phẩm do Trade Sale chào, khách hàng sẽ liên hệ với bộ phận Trade Service để thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Bộ phận Cash:
Bộ phận này thực hiện các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với tiền của khách hàng bao gồm tiền gửi vào và tiền rút ra trực tiếp. Ngoài ra bộ phận này còn thực hiện hoạt động làm VISA cho Đại sứ quán Mỹ.
Bộ phận khác
Ngoài ra có các bộ phận hỗ trợ và kiểm tra các hoạt động của ngân hàng: Bộ phận pháp chế (Legal), bộ phận hướng dẫn tuân thủ pháp luật và các chính sách (Compliance), bộ phận kiểm soát nội bộ (Quality Assurance), kế toán và IT.
Bộ phận pháp chế sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu các văn bản luật và các qui định của Việt nam cũng như của Mỹ, các chính sách của Citibank vùng (Citibank Singapore) liên quan đến hoạt động của Citibank tại Việt nam.
Bộ phận hướng dẫn tuân thủ pháp luật và các chính sách sẽ cụ thể hoá nội dung của các văn bản luật và các qui định để mọi nhân viên của Citibank có thể hiểu và thực hiện đúng.
Bộ phận kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các hướng dẫn trên tại Citibank Việt Nam của tất cả các nhân viên các bộ phận trong Citibank .
Fincon (Financial Control - Bộ phận kế toán) Thực hiện lập các báo cáo tài chính về tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích các báo cáo tài chính đó. Ngoài ra, Fincon cũng thực hiện chức năng kiểm tra tính chính xác trong các nghiệp vụ của các bộ phận khác trong quá trình tập hợp thông tin cho báo cáo tình hình hoạt động của Citibank .
IT (Information technology - Bộ phận công nghệ thông tin) Có 2 người là nhân viên của Citibank trong bộ phận này, còn nói chung Citibank đang thuê nhân viên của Lạc Việt theo hợp đồng với công ty.
Bộ phận trung gian: Citiservice
Citiservice là một nét đặc thù riêng có của Citibank Việt nam so với tất cả các ngân hàng khác ở Việt nam (cả trong nước và nước ngoài). Tại các chi nhánh khác của Citibank trên toàn cầu thì Citiservice có vai trò rất quan trọng như là nơi giao tiếp đầu tiên với khách hàng qua điện thoại, hướng dẫn khách hàng liên lạc với những bộ phận liên quan để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, cũng như thực hiện các chức năng sau bán hàng. Citiservice sẽ có vai trò rất quan trọng góp phần thu hút khách hàng đến Citibank cũng như tạo nên hình ảnh của một ngân hàng đa năng tin cậy đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng. Tại Việt nam, Citiservice chưa làm được toàn bộ các chức năng này mà mới chỉ thực hiện chức năng phục vụ sau bán hàng. Bộ phận Citiservice thực hiện các công việc như trả lời các yêu cầu của khách hàng về số dư trên tài khoản, các khoản tiền chuyển đi và nội dung của nó Mỗi trục trặc xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trong Citibank thì Citiservice sẽ là nơi đầu tiên nhận được than phiền từ khách hàng. Do vậy trong Citiservice, còn tiến hành các điều tra, tức là mỗi thắc mắc của khách hàng sẽ phải được giải quyết sau một thời gian nhất định và người làm công việc này sẽ phải xem xét việc giải quyết các thắc mắc đó đã tốt hay chưa, vừa lòng khách hàng hay chưa. Cũng có một người chuyên làm ra các báo cáo, trong đó báo cáo đáng chú ý nhất là báo cáo về các lỗi mắc phải của cả Citibank lẫn khách hàng trong mỗi lần giao dịch qua điện thoại, để xem xét xem lỗi mắc phải là từ đâu, thuộc trách nhiệm của bộ phận nào, để từ đó qua các cuộc họp sẽ rút kinh nghiệm, nâng cao hơn chất lượng phục vụ. Nếu lỗi là từ phía khách hàng, chiếm phần lớn trong số lỗi mắc phải, thì Citiservice sẽ cung cấp các hướng dẫn cho khách hàng để làm sao làm giảm số lỗi đó, làm giảm phiền toái cho cả khách hàng và Citibank trong các giao dịch sau này.
Thực trạng hoạt động tín dụng tại Citibank Việt Nam
Những quy định chung trong việc thực hiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank Việt Nam
Đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng của Citibank, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng đều là những khách hàng lớn và uy tín, có mối quan hệ lâu dài với Citibank. Trong những khách hàng đó phải kể đến các tập đoàn điện lực, tập đoàn bưu chính viễn thông, tập đoàn Vinalines, Vinashin; các ngân hàng lớn như Vietcombank; các công ty đa quốc gia như Level, Coca Cola và ngay cả là Chính phủ Việt Nam.
Quy trình tín dụng tại ngân hàng Citibank
Dựa trên những nguyên tắc mà Ngân hàng Nhà Nước đặt ra cho việc cấp tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Citibank đưa ra quy trình tín dụng phù hợp.
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và giúp khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Tại Citibank các RM (relation manager) là bộ mặt của ngân hàng, là cán bộ đầu tiên của Citibank làm việc trực tiếp với khách hàng. Các RM sẽ xem xét tổng thể xem khách hàng đó có phải là đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng tới. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, các RM sẽ yêu cầu các bộ phận tới gặp và làm việc với khách hàng để giới thiệu sản phẩm của ngân hàng.
Với khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ gặp trực tiếp với khách hàng và hướng dẫn họ làm hồ sơ tín dụng theo đúng quy định của ngân hàng.
Bước 2: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận hướng dẫn tuân thủ luật pháp của ngân hàng sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ của khách hàng.
Tiếp theo hồ sơ sẽ được chuyển đến bộ phận quản lý tín dụng. Tại đó dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp, dựa trên những thông tin về ngành và lĩnh vực hoạt động của khách hàng, nhân viên phân tích rủi ro tiến hàng phân tích và chấm điểm khách hàng theo hệ thống chấm điểm của toàn bộ hệ thống của Citigroup (dựa trên các tiêu chuẩn của Moody’s và S&P 500). Kết quả đánh giá khách hàng sẽ được sử dụng trong mọi quan hệ phát sinh giữa khách hàng với ngân hàng.
Bước 3: Quyết định cho vay
Bước 3 là bước quan trọng cần có sự tham gia và đồng ý của một hội đồng tín dụng. Tùy theo giá trị hợp đồng lớn hay nhỏ mà ngân hàng sẽ thiết lập một hội đồng phù hợp.
Một hội đồng tín dụng luôn phải có:
+ Một giám đốc nghiệp vụ hay là cán bộ tín dụng cao cấp (SCO) (tùy theo giá trị tín dụng SCO tham gia sẽ ở các cấp khác nhau)
+ Một cán bộ tín dụng làm việc trực tiếp với khách hàng
+ Một cán bộ thuộc bộ phận quản lý và phân tích rủi ro
Sau đây là bảng phân chia:
Chương trình tín dụng
Cấp 3
SCO
Cấp 2
SCO
Cấp 1
SCO
Cviên vùng CCO
CCO&
Giám đốc ngân hàng
Citigroup SRO &
Gđốc ngân hàng
Hoạt động tốt và rủi ro thấp
Đã hoạt động ít nhất 3 năm
Hoạt động như các dự tính của NHàng (Chi phí tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản không khác dự tính quá 25%)
Đạt được yêu cầu theo cách chấm điểm tín dụng
< 50 triệu USD
< 250
triệu
USD
<500
triệu USD
<1.25
tỷ USD
>1.25 tỷ
USD
Không cần
Mới và rủi ro cao
Không đạt được những tiêu chí như trên hoặc:
Nằm ở nước mà nền kinh tế chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, hoặc đang bị theo dõi bởi hội đồng rủi ro của Citigroup toàn cầu
< 20 triệu USD
< 50 triệu USD
<100 triệu USD
<250 triệu USD
< 1.1 tỷ USD
>1.1 tỷ USD
SCO : Senior country officer
CCO (Citigroup Credit Officer) Chuyên gia tín dụng của Citigroup
SRO (Senior risk officer) Chuyên gia phân tích rủi ro của Citigroup
SCO cấp 1: chuyên gia tín dụng phụ trách tín dụng theo 1 nước ( VD Việt Nam)
SCO cấp 2: Chuyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9724.doc