MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 2
1.1 Sự cần thiết của hoạt động tín dụng đối với các NHTM 2
1.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng 2
1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động tín dụng NHTM đối với nền kinh tế 3
1.2 Các hoạt động tín dụng của NHTM 6
1.2.1 Cho vay 6
1.2.1.1 Khái niệm 6
1.2.1.2 Phân loại 7
1.2.2 Bảo lãnh 8
1.2.2.1 Khái niệm 8
1.2.2.2 Phân loại 8
1.2.3 Chiết khấu 11
1.2.3.1 Khái niệm 11
1.2.3.2 Chiết khấu thương phiếu: 11
1.2.4 Cho thuê tài chính 12
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM 13
1.3.1 Nhân tố khách quan 13
1.3.1.1 Nhóm chính sách vĩ mô của Nhà nước, môi trường kinh tế: 13
1.3.1.2 Yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật công nghệ: 17
1.3.1.3 Yếu tố thuộc về nhóm khách hàng 18
1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan: 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH HÀ NỘI ( MHB HÀ NỘI ) 28
2.1 Sơ lược về MHB Hà Nội 28
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của MHB Hà Nội 28
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội 33
2.1.2.1 Về hoạt động huy động vốn 33
2.1.2.2 Về hoạt động sử dụng vốn 36
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại MHB Hà Nội 39
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tại MHB Hà Nội 39
2.2.1.1 Quy trình tín dụng tại MHB Hà Nội 39
2.2.1.2 Các văn bản có liên quan: 40
2.2.2 Hoạt động cho vay 41
2.2.3 Hoạt động bảo lãnh 45
2.2.4 Hoạt động chiết khấu 45
2.2.5 Hoạt động cho thuê tài chính 46
2.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội 46
2.3.1 Những thành tựu 46
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG T ÍN DỤNG CỦA MHB HÀ NỘI 55
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng 55
3.1.1 Chiến lược kinh doanh của MHB Hà Nội đến năm 2010 55
3.1.2. Định hướng cụ thể trong hoạt động tín dụng: 56
3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại MHB Hà Nội 57
3.2.1 Giải pháp chủ yếu 57
3.2.1.1 Tăng cường công tác Marketing ngân hàng 57
3.2.1.2 Đổi mới cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 62
3.2.1.3 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 66
3.2.2 Giải pháp bổ trợ 67
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn. 68
3.2.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 68
3.2.2.3 Tăng nguồn vốn trung và dài hạn, mở rộng hơn nữa đầu tư tín dụng đối với những dự án đầu tư dài hạn 69
3.2.2.4 Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 70
3.3 Những kiến nghị 72
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 72
3.3.1.1 Điều hành linh hoạt các quy chế quản lý tầm vĩ mô 72
3.3.1.2 Cải thiện thủ tục hành chính 72
3.3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) 72
3.3.1.4 Hiện đại hoá ngân hàng 73
3.3.2 Những kiến nghị với Hội sở MHB 73
3.3.2.1 Cụ thể hoá chính sách tín dụng của Ngân hàng: 73
3.3.2.2 Hoàn thiện chính sách Marketing của riêng chi nhánh 73
3.3.2.3 Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho những chi nhánh mới 73
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, ngoại hối, bảo lãnh, tái bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo chế độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc ban hành.
Tổ chức theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản; quản lý các tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho Chi nhánh hoặc kho thuê ngoài.
Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, ngoại hối và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
Phòng Kế toán và Ngân quỹ có nhiệm vụ:
Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại Chi nhánh; báo cáo các hoạt động kinh tế - tài chính theo quy định của Nhà nước, theo chế độ thông tin báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh, lập các thủ tục và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, chi trả kiều hối.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà nước và các hệ thống khác khi cần thiết.
Tổ chức việc thu, chi tiền mặt; xuất, nhập ấn chỉ có giá, bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản của Ngân hàng và của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi Chi nhánh.
Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh chuyển sang theo chế độ quy định.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của Nhà nước.
Lập và bảo vệ kế hoạch tài chính của Chi nhánh; tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với Hội sở chính.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
Phòng kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ:
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của Chi nhánh theo đúng pháp luật, theo Điều lệ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, theo qui định về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ trong hệ thống Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Theo dõi, phúc tra Chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh.
Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại Chi nhánh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
* Các chi nhánh cấp 2:
Thực hiện các nghiệp vụ như ở MHB Hà Nội như: huy động vốn, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng các nhân,… theo yêu cầu của Chi nhánh Hà Nội.
* Các phòng giao dịch
Thực hiện theo chỉ tiêu của chi nhánh cấp 1 đề ra.
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội
2.1.2.1 Về hoạt động huy động vốn
MHB Hà Nội có trụ sở tại Thủ đô Hà Nội, là trung tâm tài chính tiền tệ hết sức sôi động chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh, là nơi tập trung cơ quan đầu não của các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế lớn nhất nước ta, là khu vực kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí cao. Đây là địa bàn tiềm năng của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.
Nhưng Hà Nội cũng là môi trường cạnh tranh rất khốc liệt giữa hàng trăm Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn mạnh và huy động vốn là một sản phẩm chiến lược của tất cả các ngân hàng này, trong khi năng lực cạnh tranh của bản thân MHB Hà Nội còn hạn chế vì:
+ Thương hiệu MHB còn ít được biết đến trên thị trường Hà Nội trong khi đặc thù của hoạt động huy động vốn thì “uy tín thương hiệu” là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu nhất là đối với thị trường dân cư
+ Hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích của MHB còn chưa đa dạng, phong phú, công nghệ ngân hàng còn chưa hiện đại so với các hệ thống ngân hàng lớn mạnh khác trên cùng địa bàn là một rào cản đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng nhất là những khách hàng muốn sử dụng nhiều loại dịch vụ của ngân hàng
+ Nguồn nhân lực mỏng thiếu cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn cao
Cũng như mọi ngân hàng, công tác huy động vốn luôn được MHB Hà Nội quan tâm chú trọng. Tuy mới thành lập nhưng nguồn vốn của chi nhánh càng ngày càng tăng cao giúp cho việc đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu huy động vốn mà Hội sở đề ra. Mức tăng trưởng huy động vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm của MHB Hà Nội
Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2003 -2005 MHB Hà Nội
Qua số liệu trên ta thấy sự tăng trưởng khá nhanh của nguồn vốn huy động qua các năm, cụ thể:
Tại thời điểm 31/12/2003, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 188,8 tỷ đồng, đến 31/12/2004, nguồn vốn đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức 2.421,838 tỷ đồng, tăng 1.182% so với cuối năm 2003. Đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt ở mức 2.997 tỷ đồng, tăng 128,3 % so với năm 2004.
Đến thời điểm 30/ 09/2006, tổng nguồn vốn của MHB Hà Nội đã đạt được 3.462 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao: 99%.
Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm đạt 600%. Riêng năm 2004, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của MHB Hà Nội đạt tới 1.299%.
Hàng năm, Chi nhánh đều hoàn thành xuất sắc kế hoạch nguồn vốn được giao, luôn ở vị trí dẫn đầu toàn hệ thống cả về tốc độ tăng trưởng, số dư huy động vốn bình quân đầu người cũng như tổng giá trị nguồn vốn. Ban lãnh đạo Chi nhánh đã rất linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn huy động đảm bảo tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nguồn vốn luôn đạt ở mức cao nhất mang lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh doanh.
Với nguồn vốn lớn mạnh như trên, Chi nhánh Hà Nội đã hoàn toàn tạo được thế chủ động trong đầu tư tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn, đồng thời đã đáp ứng vốn cho toàn hệ thống tăng trưởng và phát triển, và quan trọng là đã khẳng định được vị thế của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Hà Nội trên thị trường Thủ đô Hà Nội và khẳng định được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long khi mở hoạt động ra phía Bắc.
MHB Chi nhánh Hà Nội đã rất tích cực trong việc tìm kiếm, đa dạng các nguồn huy động cụ thể: nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng tập trung phần lớn vào khối các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế. Trong 3 năm từ 2003 đến 2005, lượng vốn huy động từ thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%).
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Hà Nội
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vốn huy động từ các tầng lớp dân cư
35,91
35,79
34,94
Vốn huy động từ các TCKT+ KB+TC¹
30,72
30,96
30,69
Vốn huy động từ các TCTD
33,37
33,25
34,37
Tổng nguồn vốn huy động
100
100
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2003 – 2005
Trong thời gian qua, nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn, song song với hoạt động nguồn vốn trên thị trường II, Chi nhánh đã tích cực phát triển thị trường dân cư và doanh nghiệp bằng cách nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu mong muốn của khách hàng. Từ đó đưa ra những sản phẩm huy động vốn phù hợp, linh hoạt trong chính sách lãi suất, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn kết hợp với việc không ngừng hoàn thiện văn minh giao dịch. Kết quả, nguồn vốn từ thị trường này đã tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng đạt tới con số nghìn %. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn huy động thị trường I còn rất nhỏ so với tổng nguồn vốn, tính đến 30/9/2006 vốn huy động thị trường I đạt gần 410 tỷ đồng, tăng 154 tỷ đồng so với 30/9/2005, chiếm 12% tổng nguồn vốn.
Nguồn huy động của ngân hàng được mở rộng với nhiều hình thức huy động đa dạng, linh hoạt nhằm thu hút được một lượng tiền gửi lớn: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…., các loại hình sản phẩm tiết kiệm đa dạng như tiết kiệm phú lộc, tiết kiệm lãi suất ưu đãi dành cho người cao tuổi, ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn bằng hình thức phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu…
2.1.2.2 Về hoạt động sử dụng vốn
Về hoạt động cho vay:
Dư nợ năm 2004 tăng trưởng nhanh so với cuối năm 2003, tăng 14,5 lần, không có dư nợ quá hạn, 100% dư nợ lành mạnh. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, của Hội đồng quản trị Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long về việc không được tăng trưởng "nóng" hoạt động tín dụng, trong năm 2004, Chi nhánh Hà Nội đã rất thận trọng trong việc đầu tư vốn, đề ra chiến lược khách hàng phù hợp, ưu tiên đối tượng khách hàng có tài sản thế chấp, bảo đảm tiền vay. Với thế mạnh là ngân hàng thương mại Nhà nước chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng, Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng tiếp cận, đầu tư các dự án xây dựng đô thị mới, khu chung cư, cho vay các hộ dân xây nhà, mua nhà, sửa chữa nhà. Trong năm 2004, Chi nhánh đã đầu tư hỗ trợ cho gần 100 hộ dân xây mới, sửa chữa khoảng 10.000m2 nhà ở, đóng góp tích cực cho chương trình phát triển nhà ở đến năm 2010 của UBND TP Hà Nội.
Khách hàng đến vay vốn ở ngân hàng luôn được tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng của ngân hàng. Khách hàng đựơc hướng dẫn tỉ mỉ và cụ thể về thủ tục, công tác kiểm tra được tiến hành chặt chẽ và nhanh chóng.
Đầu tư và cho vay là hoạt động đem lại thu nhập cho chính ngân hàng. Nắm bắt được điều này, MHB chi nhánh Hà Nội hết sức quan tâm đến hoạt động sử dụng vốn, đến chất lượng tín dụng với mục tiêu đặt ra là tăng trưởng trong ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng, không phát sinh nợ xấu… do vậy công tác đầu tư và cho vay của MHB Chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành công đáng kể. Dưới đây là bảng thống kê hoạt động đầu tư và cho vay của MHB Chi nhánh Hà Nội.
Bảng 2: Tình hình cho vay tại MHB Hà Nội năm 2004- 2006
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Kế hoạch năm
Thực hiện trong năm
Tỷ lệ % so với KH
2004
65.000
53.070
84,46%
2005
80.000
75.715
94,64%
2006
200.000
285.548
143%
Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội
Dư nợ của chi nhánh trong 4 năm qua tăng khá nhanh cụ thể:
Năm 2003 MHB Hà Nội khai trương đi vào hoạt động, tổng dư nợ của chi nhánh chỉ đạt 3.409,30 triệu đồng. Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp tìm kiếm khách hàng, tăng trởng dư nợ như liên hệ với Chi cục Thuế, với UBND các quận trên địa bàn để sàng lọc, lựa chọn và tiếp thị khách hàng tiềm năng; đánh giá chất lượng hoàn thành công việc xếp lương kinh doanh trên cơ sở mức độ hoàn thành chỉ tiêu dư nợ được giao hàng tháng của từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên phát động thi đua. Kết quả sang năm 2004, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 53.070 triệu đồng, tăng 49.660,7 triệu đồng (tốc độ tăng trưởng đạt 93.57%) trong đó cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở chiếm 26,4%. Năm 2005 tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 75.715 triệu đồng, tăng 22.645 triệu đồng so với năm 2004 (tốc độ tăng trưởng đạt 30%), trong đó cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở cũng chiếm tyr trọng khá lớn: 48%. Đến năm 2006 dư nợ tổng dư nợ đạt 285.548 triệu đồng tăng 277,135% so với năm 2005, đạt 143% kế hoạch Hội sở MHB giao.
Kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế
Từ tháng 4/2004, Chi nhánh được Tổng giám đốc cho phép thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, hiện Chi nhánh đã triển khai tốt hoạt động này tại tất cả các điểm giao dịch. Riêng tại trụ sở Chi nhánh đã tham gia giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, giúp Chi nhánh tăng trưởng tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Bảng 3: Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại MHB Hà Nội năm 2004- 2006
Đơn vị: triệu USD
2004
2005
2006
Doanh số mua vào
1,9
2,7
39
Doanh số bán ra
2
2,95
41,5
Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội
Tuy là một chi nhánh mới thành lập, song với sự hỗ trợ của Hội sở, MHB Hà Nội đã đạt được nhiều thành công trong việc mua bán ngoại tệ nhất là trong năm 2006, có sự tăng trưởng vượt bậc với doanh số mua vào tăng 1.444 % so với năm 2005, doanh số bán ra tăng 1.406% so với năm 2005.
Về công tác thanh toán và ngân quỹ:
Năm 2004, tổng doanh số thanh toán đạt: 8.500 tỷ đồng, năm 2005, con số này là: 10.500 tỷ đồng. Hoạt động thu chi tiền mặt luôn đảm bảo kịp thời, an toàn, chính xác, không để xảy ra tình trạng mất mát hoặc để khách hàng phàn nàn. Hệ thống sổ sách, báo cáo, quy trình ra vào kho tiền luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc, chế độ. Cán bộ thủ quỹ, kiểm ngân luôn nêu cao và phát huy tính trung thực, liêm khiết, nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh lịch sự, tận tình chu đáo, "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", góp phần tạo lập niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Chi nhánh chú trọng việc phát triển cả về chất và lượng các dịch vụ thanh toán, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng thực hiện chuyển tiền nhanh thông qua Western Union, thanh toán Master card…
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại MHB Hà Nội
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tại MHB Hà Nội
2.2.1.1 Quy trình tín dụng tại MHB Hà Nội
- Phỏng vấn về khoản vay:
Khi có khách hàng đến vay vốn, cán bộ tín dụng khách hàng (CBTDKH) phụ trách phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn gồm: tính pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính, trình độ chuyên môn quản lý, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, trong quan hệ kinh doanh, mục đích khoản vay, lãi, gốc, tài sản đảm bảo, cách thức trả nợ,…
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ: CBTDKH chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục và hoàn thiện hồ sơ vay vốn phù hợp với quy định của ngân hàng.
- Thẩm định hồ sơ vay vốn:
Công việc thẩm định hồ sơ vay vốn thuộc thẩm quyền của cán bộ thẩm định và được thực hiện trong 3 ngày cới vay ngắn hạn và 5 ngày với vay trung và dài hạn. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét các điều kiện sau:
Điều kiện về tư cách pháp lý: tính pháp nhân của công ty, của Ban giám đốc, tính hợp pháp của dự án.
Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hoá, dịch vụ của phương án kinh doanh trong hiện tại và tương lai.
Xác định các điều kiện tác động của mọi vấn đề liên quan có thể tác động đến việc triển khai phương án kinh doanh: kinh nghiệm của khách hàng về lĩnh vực kinh doanh, lợi thế của yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra, các điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến phương án kinh doanh,…
Xác định nhu cầu vay vốn và phương án trả nợ.
Xác định lợi nhuận của phương án
Xác định thời gian thực hiện phương án
Xác định nguồn trả nợ.
Sau khi xem xét các yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải đề xuất cụ thể: mức cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, các kỳ hạn trả nợ, lãi suất cho vay, phương thức giải ngân, các điều kiện đảm bảo tiền vay, các biện pháp thei dõi, kiểm tra, các điều kiện bổ sung.
- Quyết định cho vay:
Trưởng phòng xem xét bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ thẩm định và ghi ý kiến đề xuất của mình vào tờ trình thẩm định.
Giám đốc căn cứ báo cáo thẩm định có chữ ký cả cán bộ thẩm định và trưởng phòng để xem xét và quyết định cho vay hay không cho vay.
Nếu món vay trên 100 triệu đồng thì phải trình lên Ban tín dụng của chi nhánh. Nếu món vay trên 30 tỷ đối với các tổ chức và 3 tỷ đối với cá nhân thì trình lên Hội đồng tín dụng thuộc Hội sở.
- Giải ngân: CBTDKH có trách nhiệm nhập thông tin dữ liệu về khách hàng, khoản vay vào chương trình máy tính để quản lý và theo dõi khoản vay. Kế toàn cho vay phải kiểm tra tình hợp pháp và hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn rồi tiến hành giải ngân cho khách hàng.
- Theo dõi và kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp khi vay vốn
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
2.2.1.2 Các văn bản có liên quan:
Hiện nay, hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội ngoài tuân theo các quy trình tín dụng chung, quy trình tín dụng cho từng loại dịch vụ, hoạt động tín dụng phải tuân theo các văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính ban hành có liên quan đến hoạt động tín dụng như:
- Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 và sửa đổi năm 2004
- Quy chế bảo lãnh ngân hàng theo Quyết định số 283/ 2000 QĐ- NHNN ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 112/ 2003 QĐ-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Quy chế chiết khấu và tái chiết khấu giẩy tờ có giá của NHTM đối với khách hàng theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số 17/2006/QĐ-NHNN về việc sửa đổi và bổ xung quy chế chiết khấu theo Quyết định 1325.
- Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
-Quy chế cho vay theo Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN, số 127/2005/QĐ-NHNN và số 28/2002/QĐ-NHNN
Ngoài ra, hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội cũng được điều chỉnh theo các quy chế bảo đảm tiền vay, các quy chế về hạn mức tín dụng, phân loại, chấm điểm tín dụng, những Quyết định và quy định riêng khi ngân hàng có những dịch vụ tín dụng mới như Công văn số 552 của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long về hướng dẫn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ,….
2.2.2 Hoạt động cho vay
Mặc dù là một chi nhánh mới thành lập, song trong xu thế phát triển của đất nước, MHB Hà Nội đã luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu do Hội sở đặt ra. Hoạt động cho vay là một hoạt động đạt hiệu quả nhất của MHB Hà Nội trong các hoạt động tín dụng
Bảng 4: Doanh số cho vay tại MHB Hà Nội năm 2004- 2006
Đơn vị: triệu đồng
2004
2005
2006
Dư Nợ
53.070
75.715
285.548
Dư Nợ quá hạn
0
0
1.913
Dư Nợ BQ/ cán bộ
947,67
1.204
8.652
Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Hà Nội
Trong 3 năm gần đây, từ năm 2004 đến năm 2006, dư nợ của MHB Hà Nội tăng liên tục, từ hơn 53 tỷ lên đến gần 286 tỷ, trong đó hai năm 2004 và 2005 không có dư nợ quá hạn, năm 2006 có gần 2 tỷ dư nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ MHB Hà Nội đã nới lỏng chính sách tín dụng. Dư nợ bình quân trên số cán bộ tín dụng tăng lên đáng kể. Từ năm 2004 đến 2006, dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tăng hơn 9 lần, từ 947 triệu đồng/ cán bộ tăng lên 8 tỷ đồng/ cán bộ.
Bảng 5: Cơ cấu cho vay tại MHB Hà Nội theo kỳ hạn năm 2004- 2006
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
53.070
75.715
285.548
Vay ngắn hạn
24.283
40.125
207.600
Vay trung và dài hạn
28.785
33.325
77.800
Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội
Năm 2004 dư nợ cho vay dài hạn đạt 28.785 triệu đồng, chiếm 54,23% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, cho vay ngắn hạn đạt 24.283 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,76 % tổng dư nợ nền kinh tế.
Năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 40.125 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53% dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 33.325 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 44% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Năm 2006 dư nợ ngắn hạn đạt 207.600 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72% dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 77.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Như vậy, qua các năm 2004- 2006, tỷ trọng vay ngắn hạn của MHB Hà Nội ngày càng tăng từ 54,23% tổng dư nợ lên đến chiếm 72% tổng dư nợ, còn cho vay trung và dài hạn thì ngược lại. Điều này chứng tỏ chiến lược kinh doanh của ngân hàng là tăng tính thanh khoản của các món vay, tăng vay ngắn hạn và giảm cho vay dài hạn để đảm bảo cho rủi ro rín dụng của ngân hàng đạt mức thấp.
Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế tại MHB Hà Nội
từ 2004 - 2006
Đơn vị : triệu đồng
2004
2005
2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay
53.070
100
75.715
100
285.548
100
Quốc doanh
16.780
31,6
16.960
22,4
100.083
35
Ngoài quốc doanh
36.290
68,3
58.755
77,6
185.465
65
Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội
Như vậy tính theo doanh số cho vay trong ngắn hạn và dài hạn ( tính theo cả VNĐ và USD) thì: tỷ trọng doanh số cho vay của thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số (năm 2004 là 68,3%;năm 2005 chiếm 77,6%; năm 2006 chiếm 54%)/ trên tổng doanh số cho vay. Còn tỷ trọng doanh số cho vay của doanh nghiệp quốc doanh chiếm phần khá nhỏ (năm 2004 là 31,6%; năm 2005 là 22,4%; năm 2006 là 35%) trên tổng doanh số cho vay. Như vậy, mặc dù trong năm 2006 tỷ trọng doanh số cho vay của thành phần kinh tế quốc doanh có tăng lên (nhờ hợp đồng cho vay Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam: 7.000.000 USD) nhưng chưa đáng kể so với tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do đó MHB Chi nhánh Hà Nội cần cố gắng phát triển mạng lưới khách hàng để thu hút thêm mảng khách hàng ngoài quốc doanh vì đây là lượng khách hàng rất lớn và sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 7: Tình hình cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở tại MHB Hà Nội năm 2004- 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Kế hoạch
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
Cho vay ngắn hạn
1.000
1.363
1.900
1.800
0
2.623
Cho vay dài hạn
30.000
12.885
35.000
26.684
0
40.901
Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội
Với mục tiêu kinh doanh là chủ yếu cho vay các dự án xây dựng nhà ở, cao ốc, các vấn đề liên quan đến nhà ở, MHB Hà Nội cũng cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu do Hội sở đặt ra. Năm 2004, kế hoạch cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở đưa ra đối với vay ngắn hạn là 1 tỷ đồng, vay dài hạn là 30 tỷ đồng song thực tế chỉ thực hiện được: vay ngắn hạn là 1 tỷ 363 triệu đồng chiếm 136,3% kế hoạch, vay dài hạn là 12 tỷ 885 triệu đồng chiếm 42,95% kế hoạch.
Năm 2005, kế hoạch cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở đưa ra đối với vay ngắn hạn là 1,9 tỷ đồng, vay dài hạn là 35 tỷ đồng song thực tế chỉ thực hiện được: vay ngắn hạn là 1 tỷ 800 triệu đồng chiếm 94,73% kế hoạch, vay dài hạn là 26 tỷ 684 triệu đồng chiếm 76,24% kế hoạch.
Năm 2006, thực tế cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở đưa ra đối với vay ngắn hạn là 2,623 tỷ đồng, vay dài hạn là 40,901 tỷ đồng. Đây quả là năm gặt hái thành công đối với MHB Hà Nội.
2.2.3 Hoạt động bảo lãnh
Hiện nay, tại MHB Hà Nội mới triển khai hoạt động bảo lãnh. Vì vậy, các hình thức bảo lãnh của ngân hàng không nhiều, doanh thu thấp và chưa có nhiều khách hàng.
Các hình thức bào lãnh được triển khai tại MHB Hà Nội là: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bảng 8: Doanh số của hoạt động bảo lãnh từ năm 2004- 2006
Đơn vị: triệu đồng
2004
2005
2006
Doanh số bảo lãnh
10
120
250
Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Hà Nội
Qua bảng thống kê ta thấy hoạt động bảo lãnh của MHB còn rất khiêm tốn, song có bước phát triển vượt bậc. Từ năm 2004, doanh số bảo lãnh là 10 triệu đồng, đến năm 2005, doanh số tăng lên 12 lần là 120 triệu, và đến năm 2006 doanh số tăng gấp đôi là 250 triệu đồng. Có được kết quả này là do thương hiệu của MHB ngày càng phát triển tai Hà Nội cùng với sự hợp tác lâu dài của Công ty tài chính dầu khí.
Với kết quả trên, có tới 90% doanh số của hoạt động bảo lãnh là của hình thức bảo lãnh thanh toán, còn lại là các hợp đồng bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm.
2.2.4 Hoạt động chiết khấu
Về hoạt động chiết khấu, cũng như các ngân hàng khác, MHB Hà Nội chỉ phát triển tập trung vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu.
Với đặc điểm là một chi nhánh mới thành lập tại Hà Nội, một nơi có nhu cầu tín dụng rất lớn song cũng là nơi có môi trường cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, có nguồn vốn lớn và thương hiệu mạnh, MHB Hà Nội tạo điều kiện tốt nhất đối với việc chiết khấu các giấy tờ có giá. Song với lượng khách hàng còn hạn chế, doanh số của hoạt động chiết khấu chưa cao, chủ yếu chiết khấu trong ngắn hạn, các loại giấy tờ thường chiết khấu là kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại quốc doanh như Vietcombank là chủ yếu, thưong phiếu của doanh nghiệp lớn.
Tuy vậy, với xu hướng phát triển của MHB Hà Nội, ngân hàng đã có nghiệp vụ chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, song với trình độ chuyên môn của ngân hàng cũng như của khách hàng mà dịch vụ này chưa được triển khai.
2.2.5 Hoạt động cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính (CTTC) được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng thuê mua và được đánh giá là một hình thức mới để đầu tư vốn vào tài sản sản xuất. Với những ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, không phải thế chấp ... CTTC ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển.
Song với quy mô vồn hiện tại của MHB nói chung cũng như MHB Hà Nội nói riêng, việc thành lập một công ty cho thuê tài chính là điều khó khăn. Vì vậy, hiện tại MHB Hà Nội chưa triển khai được dịch vụ cho thuê tài chính.
2.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng của MHB Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội.docx