Chuyên đề Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Công ty TNHH may thêu Minh Trí

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản huy động vốn của doanh nghiệp 3

1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 3

1.1.1.Khái niệm doanh nghiệp 3

1.2. Huy động vốn của doanh nghiệp 3

1.2.1. Sự cần thiết huy động vốn 7

1.2.2. Huy động vốn chủ sở hữu 7

1.2.3.Huy động nợ của doanh nghiệp 10

1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới huy động 15

1.3.1. Nhân tố chủ quan 15

1.3.2.Nhân tố khách quan 20

Chương 2 : Thực Trạng huy động vốn tại công ty TNHH may thêu minh Trí 21

2.1. Giới thiệu chung về công ty may Minh trí 21

2.1.1. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp 21

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 22

2.1.3. Khách quan hoạt động của công ty 28

2.2. Thực trạng huy động vốn của công ty 32

2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữư 41

2.2.2. Huy động nợ 42

2.3.1. Khách quan 43

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 44

2.3.2.1. Hạn chế 44

2.3.2.2. Nguyên nhân 45

Chương 3 : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại công ty may Minh Trí 46

3.1. Định hướng phát triển của công ty 46

3.1.2. Một số giải pháp 48

3.3. Một số kiến nghị 52

Kết Luận 54

 

 

 

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Công ty TNHH may thêu Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận lợi cho quá trình phát triển nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường là do các doanh nghiệp lớn nhỏ tạo thành ; mỗi doanh nghiệp lại có vai trò như một mắt xích quan trọng trong cả một thị trường rộng lớn ; do đó khi mà doanh nghiệp phát triển tốt sẽ tạo nên một lực đẩy lớn cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế . Cụ thể, việc doanh nghiệp mở rộng huy động vốn bằng các biẹn pháp khác nhau đều có những tác động cụ thể như: Nâng cao hiệu quảvà sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường . Tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp từ các nguồn trên thị trường, từ đó sử dụng được tối đa hoá nguồn vốn có thể huy động. Đem lại nguồn thu lớn hơn cho ngân sách nhờ việc mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp . Như vậy, khi các doanh nghiệp mở rộng thêm nguồn vốn thì không những bản thân doanh nghiệp được bổ sung thêm nguồn vốn cho mình mà cả nền kinh tế và phần lợi ích của Nhà nước trong doanh nghiệp cũng tăng lên . CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MAY THÊU MINH TRÍ . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY MINH TRÍ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên đơn vị : CÔNG TY TNHH MAY THÊU MINH TRÍ Tên giao dịch quốc tế : MINH TRí COMPANY LIMITED Trụ sở chính : Khu công nghiệp Vĩnh Tuy - Đường Lĩnh Nam - Quận Hoàng Mai - Hà Nội Công ty may thêu Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân ,được chính thức thành lập vào ngày 22/06/1995 và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn , với tổng số vốn kinh doanh là 10,385tỷ đồng . 2.1.1. Quá trình hoạt động của Doanh nghiệp Từ những ngày đầu mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn vừa phải tìm kiếm thị trường, liên hệ nguồn hàng cho công nhân sản xuất, cơ sở vật chất còn nghèo nàn,lạc hậu.Ban lãnh đạo đã từng bước tháo gỡ, cố gắng hoàn thành kế họach đặt ra, ổn định sản xuất kinh doanh và tạo được lòng tin của khách hàng. Công ty chuyên sản xuất hàng dệt kim , nhận đơn đặt hàng để ra công, chủ yếu là hàng thêu. Với năng lực sản xuất ra rất nhiều các mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại mẫu mã, thị trường ngày càng được mở rộng với nhiều đơn đặt hàng từ những khách hàng khó tính như khối EU, Mỹ, Nhật Bản , Đài Loan , Hàn Quốc , Canada,…Và khi đã ký kết được những hợp đồng gia công may mặc thì công ty luôn luôn đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, số lượng cũng như thời hạn hợp đồng của khách hàng . Mặt hàng chủ yếu của công ty là vải dệt kim , chất liệu nỉ, cotton, nhung …, đặc biệt là loại áo jacket – là mặt hàng cao cấp phục vụ cho xuất khẩu, ngoài ra còn có các mặt hàng nội địa như: áo sơ mi nam,sơ mi nữ, quần nỉ, các loại áo vải cotton …. Đặc điểm chủ yếu là sản xuất và gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng loạt với số lượng sản phẩm tương đối lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định từ cắt, may, là, đóng gói, nhập kho. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức: _ Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được bố trí như sau: Công ty có những phân xưởng : phân xưởng I, phân xưởng II, phân xưởng III, phân xưởng hoàn thành và phân xưởng cắt .Hiện nay, công ty có hai cơ sở sản xuất với diện lớn hơn 7000m2 , khoảng 600 máy may, 4 dàn máy thêu vi tính và các thiết bị chuyên dùng khác. Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển về cơ sở sản xuất, các loại mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và hàng nội nhập. Cụ thể là trong 3 năm 2005, 2006, 2007 công ty đầu tư theo chiều sâu máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng , cong trình công cộng. Doanh thu của công ty qua các năm không ngừng tăng lên. Năm 2007 doanh thu của công ty đạt 37.553.653( nghìn đồng ) và dự tính đến cuối niên độ kế toán năm 2006 doanh thu của công ty sẽ đạt 48.537triệu đồng .Căn cứ vào năng lực hiện có, căn cứ vào dự toán thị trường sản phẩm và dự đoán hiệu quả kinh tế, công ty quyết định đầu tư giai đoạn hai - xây dựng thêm cơ sở hai ở Thái Bình, đây chính là bước đột phá quan trọng trong công tác mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho trên 1300 lao động, góp phần đẩy mạnh chiến lược tăng tốc độ của nghành dệt may Việt Nam . Đây chính là những cơ sở để công ty phát triển và ngày càng đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty may Minh Trí Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty may Minh Trí Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc điều hành nội chính kính tế Phó giám đốc điều hành Xuất nhập khẩu Phó giám đốc điều hành Kỹ thuật sản xuất Phòng tổ chức Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch KD-XNK Phòng kỹ thuật Bộ phận quản lý đơn hàng PX may I từ tổ 1-tổ 6 PX may II từ tổ 16-tổ 20 PX may III từ tổ 7-tổ 14 Phân xưởng thêu PX hoàn thiện, KCS, thu hoá, là, bao gói, đóng thùng Bộ phận QLĐH: Bộ phận quản lý đơn hàng PX hoàn thiện : Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KCS), thu hoá, là, bao gói, đóng thùng . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Nhìn chung mô hình tổ chức của công ty được sắp xếp, bố trí phù hợp với khả năng của nhân viên , có thể đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nội, đối ngoại của công ty mình . _ Cơ cấu trực tuyến : là cơ cấu tổ chức trong đó quan hệ giữa các cá nhân được thực hiện theo một đường thẳng. Người điều hành chỉ thi hành mệnh lệnh của người phụ trách trực tiếp, cụ thể là: Giám đốc Quản đốc Tổ trưởng - Cơ cấu chức năng : Mở rộng ra trong phạm vi xí nghiệp thì kiểu cơ cấu này cho phép cán bộ phụ trách và các phòng chức năng có quyền ra lệnh về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ , các cán bộ sản xuất trong các phân xưởng . - Cơ cấu tổ chức sản xuất trực tuyến, chức năng: Đây là kiểu cơ cấu kết hợp hai kiểu cơ cấu trực tuyến và chức năng . Tại công ty Minh Trí có cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu cơ cấu này , nghĩa là giám đốc công ty được sự giúp đõ của các phòng ban , các chuyên gia , hội đồng quản trị trong việc suy nghĩ , bàn bạc giải quyết các vấn đè phức tạp .Những quyệt định quản lý do các phòng ban chức năng nghiên cứu đề xuất . Khi được giám đốc thông qua biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã định .Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tiếp nhưng các phòng ban này không có quyền ra lệnh cho các phân xưởng , các bộ phận sản xuất . Nó vừa phát huy năng lực chuyên môn , vừa đảm bảo được chức năng của cơ cấu trực tuyến . - Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau: Giám đốc công ty: là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền hành trong mọi hoạt động của công ty. Là người chịu mọi trách nhiệm trước công ty và nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Chỉ đạo phương hướng, đường lối quản trị viên cao cấp : quản đốc, phó giám đốc. Xây dựng nguồn vốn và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh , quyết định các biện pháp kiểm tra và kiểm soát như chế độ báo cáo , kiểm tra , thanh tra, đánh giá khắc phục hậu quả. Báo cáo kết quả của công ty với ban hôi đồng và vạch ra quyết định đầu tư với các nước trên thế giới . Phó giám đốc điều hành kỹ thuật : có trách nhiệm giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, giám sát công tác sản xuất sản phẩm.. Phó giám đốc điều hành nội chính và kinh tế : giúp giám đốc trong lĩnh vực tổ chức và quản lý công ty và trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. Phó giám đốc điều hành xuất nhập khẩu : giúp giám đốc trong lĩnh vực điều hành, thiết lập các hoạt động sản xuất sản phẩm , xây dựng kế hoạch sản xuât skinh doanh và theo dõi hợp đồng đã ký . - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu : Xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư sản xuất và quản lý vật tư : mua sắm máy móc, các thiết bị chuyên dùng. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài, tiêu thụ các phế liệu như : vải vụn, vải đầu tấm cho các cơ sở sản xuất tư nhân, xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài, phân phối điều hoà sản xuất của nhà máy . Thanh lý hợp đồng gia công xuất nhập với cục hải quan, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại về các sai xót của sản phẩm với khách hàng . Phòng kế toán tài chính : chịu trách nhiệm toàn bộ công tác trong công ty .Có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra các chi tiết phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng tính đủ phục vụ cho việc hạch toán kế toán đảm bảo chính xác . Nhắc nhở cho việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất, tính lương cho công nhân. Phòng kỹ thuật : chịu trách nhiệm về toàn bộ kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của công ty đối với khác hàng, có nhiệm vụ hướng dẫn các phân xưởng về kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất đi khỏi xưởng . Khi có kế hoạch thì triển khai thiết kế mẫu, thử mẫu thông qua khách hàng duyệt, rồi mang xuống phân xưởng để sản xuất hàng loạt, xác định hao phí nguyên vật liệu, tính tiết kiệm nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng sản xuất . Phòng tổ chức lao động hành chính : chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức hành chính , cán bộ lao động tiền lương, chế độ chính sách. Giúp giám đốc ban hành nội quy, quy chế, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện tốt các chủ trương của giám đốc về các lĩnh vực do phòng quản lý. Lập kế hoạch mua bán các loại tạp chí liên quan đến sản xuất kinh doanh. Phòng KCS : có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm loại bỏ sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm, kiểm tra chất lượng của nguyên liệu phụ . Bộ phận Kho: có nhiệm vụ xuất nhập kho, quản lý thành phẩm nhập kho, máy móc hỏng không dùng chờ thanh lý. Ban quản đốc : là cơ quan điều hành cao nhất của nhà máy, quyết định hoạt động của nhà máy . Ban quản đốc có chức năng xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất cho các phân xưởng, kiểm tra xây dựng chất lượng nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất . Kiểm tra đánh giá mẫu chào hàng của khách hàng, kiểm tra mẫu may thử của các tổ trưởng khi có mã hàng mới , khi gửi cho khách hàng hay mẫu để kiểm tra đưa vào sản xuất, giao việc cụ thể cho từng thành viên. Bộ phận quản lý đơn hàng : Tiếp nhận và xây dựng đơn hàng ,các phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc kiểm tra thực hiện tiến độ sản xuất, các quy định, quy phạm, các chế độ qủn lý giúp ban giám đốc nắm được tình hình đơn vị. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty may Minh Trí Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm của công ty chủ yếu là : áo thu đông, áo sơ mi, T –shirt, Polo,.. và chủ yếu là gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng loạt , số lượng sản phẩm tương đối lớn và phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp , kiểu liên tục theo một trình tự nhất định, vì vậy tuỳ vào điều kiện khí hậu, sở thích về màu sắc, kiểu cách, cũng như từng lứa tuổi của từng vùng, từng quốc gia mà có những sản phẩm tương ứng, hợp với thị hiếu của khách hàng.Tỷ trọng xuất khẩu trên tổng số sản phẩm của công ty do công nghệ kỹ thuật chất lượng và mẫu mã sản phẩm đã có chuyển biến rất tốt. Thị trường xuất khẩu của công ty khá lớn với nhiều mẫu mã kiểu dáng đẹp chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu sang các nước như Eu, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Đông Âu, Đức, Mỹ, Canada Quy trình sản xuất và các loại sản phẩm của công ty may Minh Trí Hiện nay công ty Minh Trí chủ yếu sản xuất hàng gia công cho khách hàng nước ngoài cho nên toàn bộ kiểu dáng, mẫu mã, thông số, nguyên phụ liệu của sản phẩm đều do khách hàng cung cấp. Do đó để hoàn thiện được sản phẩm thì phải trải qua nhiều giai đoạn trong một dây truyền sản xuất, sau mỗi công đoạn sản xuất bán thành phẩm được kiểm tra chất lượng kỹ thuật, sau đó mới tiếp tục công đoạn sau. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty may Minh Trí Nguyên vật liệu (Vải) PX hoàn thiện Bộ phận KCS PX cắt (cắt theo đơn đặt hàng) Các bán thành phẩm PX may Nhập kho Các bán thành phẩm may Phân xưởng cắt, cắt theo đơn đặt hàng Sau khi kiểm tra chi tiết từng bán thành phẩm cắt, sẽ chuẩn bị đưa vào may Các bán thành phẩm được đưa vào phân xưởng may Các bán thành phẩm may được kiểm tra và kiểm tra chi tiết kỹ thuật Bán thành phẩm được đưa xuống lắp ráp để hoàn thiện sản phẩm sau khi đã kiểm tra Sản phẩm hoàn thành được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng kỹ thuật theo đúng yêu cầu của khách hàng đặt ra đưa thành phẩm vào nhập kho để chuẩn bị cho việc xuất kho và tiêu thụ 2.1.3. Khách quan hoạt động của công ty Công ty may Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu là sản xuất – kinh doanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu là : áo sơ mi, áo jacket, hàng dệt kim… Vì vậy công ty phải luôn luôn xây dựng được kế hoạch và định hướng tổ chức sản xuất kinh doanh của mình sao cho mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nứoc thông qua hình thức nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp , các loại phí và lệ phí . Thường xuyên thay đổi mới ,nâng cấp tài sản cố định nhằm ngày càng hoàn thiện về kỹ thuật , nâng cao chất lượng của sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài . Thực hiện phân phối theo lao động , chăm lo đời sống cho người lao động , nâng cao đời sống tinh thần và trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên …. Như vậy , chức năng nhiệm vụ của công ty may thêu Minh Trí là thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước , đồng thời không ngừng mở rộng quy mô sản xuất , mở rộng thị trường nước ngoài , giữ uy tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh .Bên cạnh đó công ty cũng luôn luôn nâng cao đời sống vật chất tinh thần và trình độ chuyên môn cho người lao động. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây . Từ khi công ty thành lập đến nay , mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ trên thị trường , nhưng bằng sự nỗ lực của mình công ty đã thu được kết quả đáng kể , sự phát triển của công ty được thể hiện qua những chỉ tiêu ở 3 năm 2005,2006,2007 như sau: Bảng2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm . Đơn vị tính : 1000.000đ Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2006/2005 Chênh Lệch 2007/2006 2005 2006 2007 T.Đối % T.Đối % 1. Doanh thu 22.659 32.047 37.553 9.388 4143 5506 1718 2.Các khoản giảm trừ Chiết khấu Giảm giá Hàng bán bị trả lại 3. Doanh thu thuần 22.659 32.047 37.553 9.388 4.143 5.506 1.718 4. Giá vốn hàng bán 20.368 29.114 34.033 8.746 4.293 4.919 1.689 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng 2.291 2.932 3.520 641 2.798 1.229 4.191 6.CP quản lý kinh doanh 872 1.734 2.059 862 9.885 325 1.874 7.Lợi nhuận từ HĐ kinh doanh 1.198 1.419 1.460 221 184 41 28 8.Chi phí từ HĐ tài chính 542 1.020 1.265 478 88 245 24 9.Lợi nhuận từ HĐ tài chính -542 -1.020 -1.265 -478 -88 -245 -24 10. Thu nhập bất thường 78 11. Chi phí bất thường 727 12.Lợi nhuận bất thường -727 78 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 148 178 195 30 20 17 95 Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu doanh thu thuần của Công ty Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Giá vốn / Doanh thu thuần 89,89 90,85 90,63 2. Chi phí quản lý kinh doanh / Doanh thu thuần 3,85 0.41 5.48 Qua hai bảng trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 so với năm 2003 tăng lên đáng kể .Cụ thể là : Năm 2005 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 148.959 nghìn đồng, sang đến năm 2006 con số này tăng lên 178.610 nghìn đồng, tương ứng với 29.651( nghìn đồng ); nó phản ánh rằng công ty làm ăn có hiệu quả.Như vậy doanh nghiệp đã biết cách tăng các khoản chi phí hợp lý để đẩy mạnh việc tăng doanh thu cũng như tổng lợi nhuận trước thuế. Kết quả đạt được như vậy là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Giá vốn hàng bán năm 2007 là 34.033.115 (nghìn đồng) tăng hơn so với năm 2006 là 4.918.905 ( nghìn đồng ) tương ứng với tỷ lệ là 167,09%. Như vậy, giá vốn hàng bán lần lượt ngày một tăng nhiều hơn so với năm trước mặc dù tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của năm 2006 so với năm 2005 vẫn tăng lên, đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ giữa gia svốn trên doanh thu là 89.89%, năm 2004 là 90.85%, năm 2007 là 90,63%. Trong năm 2007 so với năm 2006 tỷ lệ giữa giá vốn trên doanh thu thuần giảm 0,22%, điều này chứng tỏ rằng công ty làm ăn có hiệu quả hơn năm 2006. Nhìn chung trong nhiều năm gần đây công ty đã tìm dược nguồn hàng hợp lý, tiết kiệm được nguồn chi phí mà tốc độ doanh thu vẫn lớn. Chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần cũng tăng lên dần, cụ thể năm 2005 là 3,85% năm 2006 là 5,41% năm 2007 là 5,48%, nhưng doanh thu thuần vẫn tăng lên điều này không ảnh hưởng lắm đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ở đây chi phí quản lý kinh doanh chỉ tăng lên theo số lượng sản phẩm của công ty mà thôi. Chính vì vậy mà đã giúp cho côntg ty mang lại hiệu quả cao trong việc mở rộng sản xuất thêm một số mặt hàng và giúp cho công ty có cơ hội mở rộng thị trường rộng hơn. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2006 giảm hơn so với năm 2005, cụ thể năm 2006 giảm đi so với năm 2005 là 220.215 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 84.48%, do đó trong giai đoạn này công ty làm ăn kém hiệu quả. Nhưng đến năm 2007 thì công ty đã có những biện pháp khác tích cực hơn , làm cho lợi nhuận tăng nhiều hơn so với năm trước, do đó năm 2007 lại tăng hơn so với năm 2006 là 1.460.933 (nghìn đồng) với tỷ lệ 121,86% .Công ty ngày một thể hiện mình có năng lực phát triển ngày càng lớn hơn thu dược nhiều kết quả đáng khả quan hơn nữa trong tương lai. 2.2 Thực trạng huy động vốn của công ty Phân tích tổng quát tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty . Cơ cấu nguồn vốn của Công t: Khái quát tỷ trọng vốn lưu động trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty thể hiện qua 3 năm theo bảng sau: Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Minh Trí. Đơn vị tính: 1000.000đ Công ty may Minh Trí sản xuất hàng may mặc là một công ty tư nhân , nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn chính đó là : vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nhưng trong đó chủ yếu là nợ phải trả . Năm 2005tỷ lệ nợ phải trả chiếm tới 83,47% nhưng sang đến năm 2006tỷ lệ này giảm xuống còn 83,15% và đến năm 2007tỷ lệ này giảm đi còn 78,33% .Tuy nhiên tỷ lệ nợ phải trả giảm đi là không đáng kể , nó thể hiện rằng công ty may Minh Trí là một công ty có uy tín rất lớn trên thị trường nên mới có thể vay được nhiều vốn như vậy. Số vốn chủ sở hữu của công ty ngày một tăng cao, và trong số vốn này thì vốn tự bổ xung lại là chủ yếu, công ty không có nguồn ngân sách cấp. Tỷ trọng vốn tự bổ xung so với tổng vốn kinh doanh năm 2005là 16,53%, và đến năm 2004 lại tới 16,855 . Năm 2007 con số nàytăng 1,67% chứng tỏ vốn tự bổ xung năm 2007 đã đáng kể, tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2005 vốn sở hữu là 6.620.256 ( nghìn đồng ), sang đến năm 2006là 6.323.941( nghìn đồng ) và đến năm 20057hì lại tăng lên rất nhiều so với năm 2006, vốn chủ sở hữu là 9.511.889 ( nghìn đồng) Như vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây chủ yếu là nợ phải trả còn vốn tự bổ xung thì rất nhỏ chứng tỏ công ty trong giai đoạn này nợ nhiều các nhà cung cấp nguyên vật liệu với tỷ lệ nợ ngắn hạn ngày càng nhiều hơn so với nợ dài hạn.Điều nay tốt hay xấu ? Trước hết về ưu điểm, công ty có rất nhiều khoản nợ phải trả tức là công ty chiếm dụng được rất nhiều vốn từ các doanh nghiệp khác, điều này có nghĩa là nếu công ty hoạt động không hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ thì công ty sẽ được chia sẻ phần trách nhiệm, không phải chịu hoàn toàn trách nhiệm , hay nói cách khác thì trách nhiệm trả nợ được giảm đi phần nào cho giám đốc nếu có trường hợp rủi ro bất thường xảy ra. Cơ cấu nguồn vốn của công ty : Trong một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn lưu động bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn đi vay .Công ty Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân , vốn lưu động được chia thành vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạm thời . Nguồn vốn lưu động thường xuyên : Nguồn vốn lưu động thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng có tính chất dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như : vốn chủ sở hữu , nợ vay dài hạn và trung hạn . Nguồn vốn thường xuyên = Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp - Nguồn vốn ngắn hạn Hoặc = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Nguồn vốn lưu động khi tiến hành sản xuất kinh doanh tương ứng với môtk loại quy mô kinh doanh nhất định , doanh nghiệp phải hình thành một lượng tài sản nhất định để cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách đều đặn , liên tục . Những tài sản lưu động như trên mang tính chất thường xuyên được gọi là tài sản lưu động thường xuyên. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn hình thành thêm một bộ phận tài sản lưu động không có tính chất thường xuyên do dự kiến giá vật tư tăng , do sản xuất tiêu thụ sản phẩm có tính chất thời vụ hoặc do dự kiến giá vật tư tăng do có những hợp đồng mới đột xuất. Thông thường các tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ từ nguồn vốn lưu động thường xuyên . Những nhân tố làm thay đổi nguồn vốn lưu động thường xuyên : - Những nhân tố làm tăng nguồn vốn lưu động thường xuyên : Do vốn chủ sở hữu tăng, vay dài hạn tăng, thanh lý nhượng bán tài sản cố định giảm đầu tư tài chính dầi hạn - Những nhân tố làm giảm nguồn vốn lưu động thường xuyên : Do vốn chủ sở hữu giảm, hoàn trả vay dài hạn tăng đầu tư tài sản cố định, tăng đầu tư tài chính dài hạn . Ta hãy xem sơ đồ sau: TSLĐ tạm thời Nợ ngắn hạn TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn thường xuyên Nợ dài hạn TSCĐ Vốn chủ sở hữu Chính vì nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc. Do đó công tác quản lý tài chính cần xem xét, theo dõi sự biến động của nguồn vốn lưu động thường xuyên . Dựa vào công thức : Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên - Giá trị còn lại của tài sản cố định Ta có bảng số liệu sau: Bảng 4: Bảng vốn lưu động thường xuyên của công ty Đơn vị tính : 1000000đ Chỉ tiêu 2006 2007 Nguồn vốn thường xuyên (1) Giá trị còn lại của tài sản cố định (2) Nguồn VLĐ thường xuyên (3)=(1)-(2) 19.989 26.20 17396 19.899 24.861 -4.962 ( Với nguồn vốn thường xuyên = VCSH + Nợ dài hạn ) Nguồn vốn lưu động thường xuyên của cả hai năm 2006,2007 của công ty may Minh Trí đều bị thiếu, mặc dù năm 2007số lượng vốn lưu động thiếu này đã được giảm bớt. Năm 2006 nguồn vốn lưu động thường xuyên bị thiếu là 6.213.451 (nghìn đồng ) Năm 2007 số lượng này còn thiếu 4.962.429 9 nghìn đồng ) Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu vốn lưu động thường xuyên này là do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn ít. Doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo nguồn vốn kưu động thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh .Nhất là đối với công ty- một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động liên tục, không mang tính thời vụ, Vì vậy,yêu cầu tất yếu của công ty là phải có một lượng vốn lưu động lớn và ổn định. Nguồn vốn lưu động tạm thời Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( < 1 năm ), đảm bảo nhu cầu cần thiết trong kinh doanh như dự trữ , mua hàng thời vụ, nó bao gồm: Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp : trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường phát sinh các khoản phải trả, phải nộp nhưng chưa đến hạn thanh toán 9 thuế, các khoản phải trả cho công nhân viên, chi phí trả trước,Đây là những khoản nợ ngắn hạn phát sinh có tính chất chu kỳ, công ty có thể sử dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu theo thời vụ mà không cần phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn đó. Tín dụng nhà cung cấp : trong nền kinh tế thị trường phát sinh việc mua chịu và bán chịu nguyên vật liệu, hàng hoá của nhà cung cấp , lúc này nhà cung cấp đã cấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng , nói cách khác doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng của nhà cung cấp để đáp ứng một phần nhu cầu vốn . Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều huy động nguồn vốn lưu động tạm thời vì nó có những lợi thế nhất định, tuy nhiên nó cũng có một số bất lợi. - Lợi thế : + Chi phí sử dụng vốn đối với nguồn này thấp hoặc không phải trả chi phí . + Tổ chức kinh doanh linh hoạt do tổ chức nguồn vốn đợc thực hiện dễ dàng , thuận lợi so với việc sử dụng tín dụng dài hạn . - Bất lợi : + Doanh nghiệp thường chịu rủi ro về lãi suất ,để sử dụng nguồn này một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có những nhà quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao. + Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong kinh doanh , nguồn vốn tạm thời mà doanh nghiệp huy động được phải hoàn trả trong thời gian rất ngắn , dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán . Ta có số liệu sau: Bảng 5: Nguồn vốn huy động tạm thời của công ty may Minh Trí Đơn vị tính : 1000đ Chỉ tiêu 2006 2007 _Vay ngắn hạn _ Phải trả cho người bán _ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước _ Phải trả công nhân viên _ Các khoản phải trả ngắn hạn khác 2.788 13.808 15 920 1.865 6.969 15.255 3.242 1.188 588 Tổng cộng 19396 27242 Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty năm 2005 tăng 36.9% so với năm 2004 tương ứng với số tiền là 6.470.327 ( nghìn đồng ). Trong đó để góp nên phần tăng này thì khoản tín dụng của nhà cung cấp năm 2005 tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24751.doc
Tài liệu liên quan