MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHÈ VIỆT NAM . . . . .4
1.1. Một số vấn đề chung về thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp 4
1.1.1. Xuất khẩu . . .4
1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu . . 4
1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu .5
1.1.2. Thị trường xuất khẩu . . . .7
1.1.2.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu . .7
1.1.2.2. Phân loại thị trường .8
1.1.2.3. Phân đoạn thị trường .9
1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp .10
1.2.1. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu . .10
1.2.2. Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu . 11
1.2.3. Các phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu .12
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp . .13
1.2.4.1. Số lượng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp . 13
1.2.4.2. Số lượng thị trường xuất khẩu tăng bình quân . .14
1.2.4.3. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân . . 15
1.2.4.4. Số lượng khách hàng mới tăng bình quân . . . . .15
1.2.5. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu . .16
1.2.5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu . . 16
1.2.5.2. Xúc tiến xuất khẩu . . .17
1.2.5.3. Các lựa chọn khi xuất khẩu . .18
1.2.5.4. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu . . .19
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 20
1.3.1. Nhân tố khách quan .20
1.3.1.1. Nhân tố quốc tế 20
1.3.1.2.Nhân tố quốc gia .22
1.3.2. Nhân tố chủ quan .23
1.3.2.1. Chiến lược thị trường của doanh nghiệp .23
1.3.2.2.Nguồn lực của doanh nghiệp 23
1.3.2.3. Chiến lược Marketing của doanh nghiệp 24
1.3.2.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường.24
1.4. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh
nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam .24
1.4.1. Lợi ích của mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp
xuất khẩu chè . . 24
1.4.2. Yêu cầu phải mở rộng thị trường xuất khẩu khi Việt Nam trở
thành thành viên WTO . . 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI & DU LỊCH
HỒNG TRÀ .27
2.1. Tổng quan về Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà . 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty . .27
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty .27
2.1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.27
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty .28
2.1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương mại &
Du lịch Hồng Trà .31
2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . . .33
2.1.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty .33
2.1.2.2.Kim ngạch xuất khẩu của công ty .34
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng thị trường xuất khẩu
chè của công ty thời gian qua . 36
2.2.1. Nhân tố khách quan . 36
2.2.1.1.Yếu tố từ các thị trường thế giới .36
2.2.1.2. Yếu tố quốc gia .38
2.2.2. Nhân tố chủ quan . .39
2.3. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty . 40
2.3.1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu chè của công ty .40
2.3.1.1. Đánh giá tổng quan về thị trường xuất khẩu chè của công ty 40
2.3.1.2.Các thị trường xuất khẩu chính của công ty . .42
2.3.2. Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty .45
2.3.2.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 45
2.3.2.2. Xúc tiến thương mại xuất khẩu .45
2.3.2.3. Lựa chọn thị trường, đối tác, hình thức xuất khẩu .46
2.3.2.4.Tiến hành giao dịch, ký kết hợp đỗng xuất khẩu chè .47
2.3.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng
thị trường xuất khẩu chè của công ty từ năm 2004 đến nay 48
2.3.3.1. Số lượng thị trường mới .48
2.3.3.2. Số lượng thị trường xuất khẩu tăng bình quân .49
2.3.3.3. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân .50
2.3.3.4. Số lượng khách hàng mới tăng bình quân .50
2.3.4 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty
trong những năm qua .51
2.3.4.1. Những thành công trong mở rộng thị trường xuất khẩu chè của
công ty 51
2.3.4.2. Một số hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
Chè .53
2.3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị
trường xuất khẩu chè của công ty .54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CHÈ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI & DU LỊCH
HỒNG TRÀ . .56
3.1. Triển vọng thị trường chè thế giới đến năm 2015 .56
3.1.1. Dự báo về thị trường chè thế giới đến năm 2015 . .56
3.1.2. Dự báo về thị trường xuất khẩu chè Việt Nam 57
3.1.3. Triển vọng và thách thức trong hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu chè đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam .60
3.1.3.1. Triển vọng đối với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè
của công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà . .60
3.1.3.2. Thách thức đối với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè
của công ty .61
3.2. Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty đến năm
2015 .62
3.2.1. Mục tiêu của công ty đến năm 2015 .62
3.2.2. Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty .63
3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty
đến năm 2015 64
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty . .64
3.3.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước . 70
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,12
45
2,31
Lợi nhuận sau thuế
593
665
750
780
85
2,78
30
4,00
Nguồn: phòng kế hoạch tổ chức.
Bước sang năm 2007 công ty vẫn duy trì tốt các hoạt động kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh hơn hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm. Năm 2007 doanh thu công ty đạt 14.396 nghìn USD tăng 4,99% so với năm 2006. Lợi nhuận công ty sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước đạt 780 nghìn USD. Đây được coi là năm kinh doanh thành công nhất của công ty kể từ khi thành lập. Bước sang năm 2008 này công ty đang xúc tiến mua và nhập một số dây chuyền sản xuất mới, nâng cấp , mở thêm một số nhà xưởng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Một điều quan trọng nữa mà công ty đã làm được trong những năm qua là khẳng định thêm thương hiệu chè RedTea và VinaTea tại các thị trường lớn trên thế giới.
2.1.2.2.Kim ngạch xuất khẩu của công ty
Lĩnh vực kinh doanh chủ yểu của công ty là sản xuất, sơ chế, xuất nhập khẩu các sản phẩm chè, do đó trong những năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty luôn đứng đầu Tổng công ty. Sản phẩm chè xuất khẩu của công ty đạt chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; được bạn hàng đánh giá cao. Sản phẩm nội tiêu của công ty cũng được xuất khẩu rộng rãi tai các thị trường Trung Đông. Tình hình xuất khẩu của công ty được thể hiện qua biểu đồ kim ngạch, giá trị xuất khẩu của công ty qua các năm sau:
Hình 2: Biểu đồ sản lượng và kim ngạch XK của công ty 2004 - 2007
Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua đã gặt hái được những thành công nhất định, sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rõ rệt mang lại giá trị kinh tế lớn cho toàn Tổng công ty và đất nước. Từ năm 2004 đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty liên tục tăng và ổn định. Tổng sản lượng năm 2005 tăng 1.392 tấn tương ứng 50,4%, giá trị xuất khẩu tăng 1.940 nghìn USD ( tương ứng 73,6% ). Năm 2006 do tình hình khó khăn về nguyên vật liệu không cung ứng đủ, giá nguyên nhiên liệu tăng từ 10- 15% trong khi giá xuất khẩu sản phẩm xu hướng giảm nên sản lượng chỉ đạt 3.151 tấn giảm hơn 1000 tấn ( tương ứng 24,1% ). Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm 1.394 nghìn USD (tương ứng 30,4% ). Đây cũng là tình trạng chung của toàn ngành chè và Tổng công ty chè Việt Nam. Bước sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu tăng và bình ổn trở lại, sáu tháng đầu năm 2007 tổng sản lượng đạt 1.517 tấn chè, tổng giá trị xuất khẩu đạt 1.624 nghìn USD. Cuối năm 2007 tổng sản lượng đạt 3.134 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.284 tấn, tăng 13,2% .
Các mặt hàng xuất khẩu chính của công Thương mại & Du lịch Hồng Trà chủ yếu là sản phẩm chè : chè đen, chè xanh, chè CTC. Ngoài việc tổ chức trực tiếp chế biến tại các cơ sở tinh chế tại Lương Sơn, Cổ Loa, công ty còn mua sản phẩm chè của các công ty khác để chế biến rồi xuất khẩu, công ty cũng nhập một số nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm từ nước ngoài. Công ty củng thực hiện việc các giao dịch môi giới xuất khẩu các sản phẩm về nông, lâm nghiệp và thủy hải sản. Tuy vậy giá trị xuất khẩu các mặt hàng này không lớn. Sản phẩm chè xuất khẩu chính của công Thương mại & Du lịch Hồng Trà thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Sản phẩm chè xuất khẩu chính của công ty 2005 - 2007
Loại chè
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng(tấn)
Tỷ trọng (%)
Sản lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
Chè Đen
2.825
68,1
2.051
65,1
2.352
65,92
Chè CTC
330
8,1
350
11,1
386
10,83
Chè xanh
995
23,8
750
23,8
830
24,25
Tổng
4.151
100
3.151
100
3.568
100
Nguồn : Phòng kinh doanh
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty thời gian qua
2.2.1. Nhân tố khách quan
2.2.1.1.Yếu tố từ các thị trường thế giới
Yếu tố thị trường thế giới bao gồm: Tình hình kinh tế, chính trị, biến động giá cả, mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế …Trong thời gian qua những yếu tố này tác động mạnh mẽ tới kinh doanh, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty cụ thể:
* Những thuận lợi:
Tình hình giá chè thế giới trong những năm qua có xu hướng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè nói chung và cho công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà nói riêng. Công ty không chỉ tăng doanh thu mà thị trường xuất khẩu chè cũng được mở rộng. Đồng thời do nhu cầu sử dụng chè làm đồ uống chính tại một số thị trường như EU, Nhật, Đức tăng mở ra cho doanh nghiệp những vận hội lớn khi tham gia kinh doanh trên các thị trường đó. Còn tại khu vực Trung Đông do tính chất văn hoá, tín ngưỡng mà người dân ở đây chỉ sử dụng những đồ uống không gas, chè làm đồ uống chính nên hàng năm nhu cầu về chè tại thị trường này rất lớn tạo thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường xuất khẩu chè vào thị trường này về chiều rộng và chiều sâu.
Năm 2006 đánh dấu cột mốc đáng nhớ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO đã mở ra những thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước nói chung và cho công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà nói riêng. Doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế cũng như những điều kiện phi thuế quan trong xuất khẩu. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cũng gặp những thuận lợi.
* Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi một số yếu tố thế giới cũng gây khó khăn cho công ty trong việc tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu: Mức độ cạnh tranh càng gay gắt, tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu chững lại, đặc biệt tại các nền kinh tế lớn Mỹ, Nhật, EU…Tình hình bất ổn chính trị tại Irăc, căng thẳng tại Pakixstan ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của công ty, đồng thời ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu chè theo chiều sâu của công ty tại những thị trường này.
Mức độ cạnh tranh từ các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya tại các thị trường Đức, EU ngày càng cao. Những công ty này bán với giá thấp, chất lượng sản phẩm chè tốt, đồng thời sản phẩm đa dạng đã ảnh hưởng tới độ tin cậy từ phía khách hàng với sản phẩm của công ty.
Tại một số thị trường rào cản thương mại được lập lên nhằm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ việc EU thiết chặt kiểm tra chất lượng sản phẩm, nồng độ thuốc trừ sâu trong chè đã ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty. Hay việc Nhật tăng thuế nhập khẩu với các sản phẩm có yêu cầu cao về tiêu chuẩn an toàn chất lượng, đã gây khó khăn cho hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Mới đây là việc Hoa Kỳ tiếp tục tăng thuế nhập khẩu với các sa chè, thuỷ sản nhập vào nước này
2.2.1.2. Yếu tố quốc gia
* Những thuận lợi:
Nước ta có diện tích trồng chè lớn với gần 12.000 ha trong đó diện tích chè trồng phục vụ kinh doanh trên 11.000 ha. Trong khi đó hàng năm diện tích trồng mới tăng đáng kể, khoảng 500 ha. Do đó nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu tốt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty sản xuất, chế biến, xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu chè. Cùng với đó trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đưa ngành chè nằm trong chiến lược phát triển đối với các ngành giá trị xuất khẩu lớn. Do đó ngành chè đã nhận được sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.
Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, kinh doanh, chính vì vậy công ty có thể liên kết với các công ty bên ngoài, tranh thủ vốn, tài chính và kinh nghiệm từ đối tác trong mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời những áp lực cạnh tranh sẽ tạo động lực cho công ty thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu tốt, hiệu quả hơn.
* Những khó khăn:
Trong hai năm gần đây do tình hình thời tiết nước ta thường xuyên có hạn hán kéo dài, hoặc lũ lụt nên đã làm thiệt hại tới một số vùng nguyên liệu của công ty tại Lương Sơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh, và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như đảm bảo chất lượng chè của công ty. Cùng với đó công ty cũng gặp sự cạnh tranh của một số công ty chè Thuận Phát, Kim Anh,…tại một số thị trường truyền thống.
2.2.2. Nhân tố chủ quan
* Những thuận lợi:
Nguồn lực tham gia mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty trong thời gian qua tăng đáng kể. Công ty đã đầu tư hơn về vốn cho hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như quảng bá về sản phẩm công ty. Điều này được lý giải bởi nguồn tài chính được trích từ phần lợi nhuận kinh doanh của năm trước, và sự hỗ trợ từ phía Tổng công ty chè Việt Nam. Đội ngũ nhân lực tham gia hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu trong những năm qua có trình độ nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm có khả năng nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh công ty nhạy bén. Yếu tố này ảnh hưởng quan trọng trong quá trình thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty.
Khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm chè: CTC, OTD, chè xanh…tăng đáng kể, điều này không chỉ nâng cao hình ảnh công ty mà còn tạo niềm tin với đối tác, điều này đã tạo thuận lợi cho hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè.
* Những khó khăn:
Bên cạnh đó công ty cũng gặp những khó khăn do tác động từ một số yếu tố trong công ty. Công ty chưa độc lập trong hạch toán kinh doanh,vẫn phải thực hiện những chỉ tiêu từ trên giao xuống. Chính vì vậy sẽ ảnh hưởng tới tính chủ động trong thực hiện hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu chè.
Công ty vẫn cần nhiều hơn nữa đội ngũ cán bộ tham gia mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt những thị trường mới như EU, Nhật…Công nghệ sản phẩm một số mặt hàng chè đang xuống cấp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Cuối năm 2006 công ty đã phải nhận lại một lô hàng chè đen từ Đức do chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn về độ vụ trong sản phẩm. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động mở rộng thị trường chưa nhận được sự hỗ trợ nhiều từ phía lãnh đạo công ty. Tài chính phục vụ cho công tác mở rộng thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp do vốn hoạt động của công ty còn ít. Những nhân tố này đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè công ty thơi gian qua.
2.3. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty
2.3.1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu chè của công ty
2.3.1.1. Đánh giá tổng quan về thị trường xuất khẩu chè của công ty
Xuất khẩu chè là các hoạt động đưa các sản phẩm chè trong nước sang các quốc gia khác nhằm tăng giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường sản phẩm. Xuất khẩu chè là nột trong những ngành xuất khẩu lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hàng năm xuất khẩu chè là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn, đạt trên một tỷ USD hàng năm. Đây cũng là ngành nằm trong chiến lược phát triển trọng tâm của quốc gia. Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà là một trong những công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn thuộc Tổng công ty chè Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu chè thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Một số thị trường xuất khẩu chính của công ty
Đơn vị :1000 USD.
Thị trường XK
2004
2005
2006
2007
Giá trị (1000)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000)
Tỷ trọng (%)
Tổng kim ngạch XK
10.405
100
11.254
100
11.816
100
11.753
100
Thị trường
Đông Âu
1.728
16,61
2.161
19,19
2.462
20,84
2.601
22,13
Thị trường Trung Đông
2.714
26,08
3.843
34,15
4.112
34,81
2.512
21,37
Thi trường
Ấn Độ
1.738
16,69
2.168
19,26
2.406
20,36
2.606
22,17
Thị trường
Đức
1.243
11,95
1.328
11,81
1.341
11,35
1.516
12,89
Thị trường
khác
2.844
28,67
1.754
15,59
1.495
12,64
2.518
21,44
Nguồn: Phòng kinh doanh
Phần lớn kim ngạch xuất khẩu của công ty là các thị trường Trung Đông, Ấn Độ, Đông Âu, Đức. Đây là những thị trường xuất khẩu chính của công ty trong những năm qua. Trong đó thị trường Trung Đông và thị trường Đông Âu là hai thị trường truyền thống lâu năm của công ty. Đây cũng là hai thị trường mà kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty là lớn nhất. Năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 11.254 nghìn USD, trong đó giá trị xuất khẩu sang Trung Đông đạt 3.843 nghìn USD ( chiếm 34,15%), Đông Âu đạt 2.161 nghìn USD ( chiếm 19,19%), Ấn Độ đạt 2.168 nghìn USD ( chiếm 19,26%). Bước sang năm 2007 giá trị xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 2.606 nghìn USD, lớn nhất (chiếm 22,17%), tiếp đến là Đông Âu đạt 2.601 nghìn USD (chiếm 22,13%). Thị trường Trung Đông do ảnh hưởng của bất ổn Chính trị nên giá trị xuất khẩu giảm rõ rệt chỉ đứng thứ ba khi giá trị đạt 2.512 nghìn USD. Nguyên nhân do tại một số thị trường như Irăc, Pakixstan xảy ra bất ổn Chính trị. Chính vì lý do đó công ty đã chuyển hướng mở rộng thị trường xuất khẩu chè sang một số thị trường như: EU, Đông Âu, Tây Á, các nước SNG, Nga, trong năm tới và trong tương lai nhằm giảm thiểu rủi ro. Thị trường Đức nổi lên như một thị trường tiềm năng mà công ty đang tập trung khai thác. Bởi đây là thị trường mà sức tiêu thụ luôn ổn định, giá thành bán cao hơn. Các sản phẩm chè đen chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Đông, Tây Á và Đông Âu. Ngoài ra công ty còn cung cấp một số loại chè cám và chè đã qua sơ chế cho các công ty chè trong và ngoài nước CoZy, Lipton. Đây là những sản phẩm được sản xuất từ nguyên, nhiên liệu bị giữ lại sau khi tiến hành xàng chè lần hai
Các mặt hàng chè có giá trị xuất khẩu lớn bao gồm: các thành phẩm và bán thành phẩm các loại chè đen ( CTC, OTD), chè xanh. Đây là những sản phẩm xuất khẩu chính của công ty. Hàng năm ngoài việc xuất khẩu thành phẩm được đóng gói bán trên thị trường tiêu dùng, công ty cũng xuất khẩu bán thành phẩm cho các công ty tại các thị trường này.
Hình thức xuất khẩu chủ yếu mà công ty sử dụng là xuất khẩu trực tiếp thông qua giao dịch với đối tác nước ngoài. Thông qua các đối tác dó công ty sẽ cung ứng các sản phẩm chè tới khách hàng hoặc tận tay người tiêu dùng. Ngoài ra công ty cũng thông qua trung gian xuất khẩu nhằm giảm thiểu sự cản trở của cơ quan địa phương.
2.3.1.2.Các thị trường xuất khẩu chính của công ty
* Thị trường Đông Âu:
Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty trong thời gian qua. Giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực này tăng liên tục, ổn định, năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 1.728 nghìn USD (16,06% giá trị xuất khẩu ), thì hết năm 2007 con số này là 2.601 nghìn USD tăng gần 1.000 nghìn USD ( tăng 45,32% ). Bạn hàng lớn nhất của công ty khu vực này là Nga, đây là đối tác chiến lược công ty trong thời gian qua. Xu hướng tại thị trường này công ty sẽ mở rộng sang mở rộng thị trường xuất khẩu chè sang một số quốc gia như Ukraina, Séc,.. bên cạnh củng cố vị thế trên thị trường Nga. Bởi trong tương lai các quốc gia này sẽ có nhu cầu sử dụng chè tăng thay cho một số loại đồ uống khác. Kim ngạch xuất khẩu chè vào thị trường thể hiện qua bảng:
Bảng 2.4. Kim ngạch XK sang Đông Âu các năm, đơn vị: 1000 USD.
Chỉ tiêu
Năm
Tổng kim ngạch XK(A)
XK sang Đông Âu(B)
Tỷ trọng (%)
(B/Ax100%)
2004
10.405
1.728
16,61
2005
11.254
2.161
19,19
2006
11.816
2.462
20,84
2007
11.753
2.601
22,13
Nguồn: Phòng kinh doanh
Theo đánh giá và nhận định của ban lãnh đạo công ty, tới năm 2010 nhu cầu tiêu thụ tại khu thị trường này tăng gần 40%, tức nếu làm tốt công tác mở rộng thị trường tại đây, giá trị xuất khẩu sang thị trường này có thể đạt sấp xỉ 3.000 nghìn USD vào năm 2010.
* Thị trường Trung Đông:
Khu vực thị trường Trung Đông là thị trường lớn nhất của công ty trong giai đoạn 2002 - 2006. Bạn hàng thường xuyên của công ty tại khu vực này là Irăc, Pakixstan và Afganixtan. Trị giá xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2004 là 2.714 nghìn USD ( chiếm 26,08%), đến năm 2006 tăng lên 4.112 nghìn USD ( chiếm 34,18%). So với hai năm trước giá trị xuất khẩu tăng 8,1% .
Bảng 2.5: Kim ngạch XK sang Trung Đông các năm
Chỉ tiêu
Năm
Tổng kim ngạch XK(A)
XK sang Trung Đông(B)
Tỷ trọng(%)
(B/Ax100%)
2004
10.405
2.714
26,08
2005
11.254
3.843
34,15
2006
11.816
4.112
34,18
2007
11.753
2.512
21,37
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhưng bước sang năm 2007 do tình hình tại Irăc, Pakixstan và Afganixxtan liên
tục bất ổn nên giá trị xuất khẩu của thị trường này giảm rõ rệt, theo ước tính thì giá trị xuất khẩu công ty sang Trung Đông năm 2007 là 2.512 nghìn USD , giảm 1.600 nghìn USD so với năm 2006. (khoảng 39% ). Nguyên nhân nữa là do công ty đang chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác nhằm tăng giá trị xuất khẩu và giảm rủi ro. Theo ban lãnh đạo công ty trong giai đoạn 2008-2010 giá trị xuất khẩu sang khu thị trường chỉ ở mức cầm chừng. Tuy vậy tiềm năng tiêu thụ tại các quốc gia trên thị trường này là khá lớn. Công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang khu thị trường Trung Đông sau thời gian một số quốc gia ổn định chính trị trở lại.
* Thị trường Ấn Độ:
Thị trường Ấn Độ cũng là thị trường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Doanh thu từ thị trường này luôn rất ổn định, trung bình hàng năm tăng khoảng 350 nghìn đến 400 nghìn USD. Đây cũng là thị trường mà công ty có chi phí vận tải và chi phí kinh doanh thấp nhất do tuyến đường bay Hà Nội – Dubai hoạt động thường xuyên. Từ năm 2004 đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng không đáng kể lên 2,56% ( 19,26 – 16,7%), đến năm 2006 tăng lên 20,36% so với năm 2005. Bước sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 2.606 nghìn USD tăng 49,8%, trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai . Kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6. Kim ngạch XK sang Ấn Độ các năm.
Chỉ tiêu
Năm
Tổng kim ngạch XK(A)
XK sang Ấn Độ(B)
Tỷ trọng (%)
(B/Ax100%)
2004
10.405
1.738
16,71
2005
11.254
2.168
19,26
2006
11.816
2.406
20,36
2007
11.753
2.606
22,17
Nguồn: Phòng kinh doanh 1
Xu hướng trong thời gian tới nhu cầu tại thị trường này sẽ tăng mạnh. Bởi đây là thị trường có dân số đông, kèm theo phần lớn theo đạo Hồi nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm chè cao. Đây cũng là thị trường thuận tiện với công ty trong công tác vận chuyển hàng sang thị trường này. Chính vì vậy công ty đang xây dựng những phương án mở rộng hơn tại thị trường để nâng mức xuất khẩu tới thị trường này đạt 4.000 nghìn USD vào năm 2015. Cụ thể công ty đang mở rộng thêm một trung tâm xúc tiến, nghiên cứu tại thị trường này.
* Các thị trường khác:
Ngoài các khu thị trường chính trên công ty đã và đang thâm nhập thành công tại một số thị trường như EU, Đức, Nhật…Tuy mức giá trị xuất khẩu vào các thị trường này của công ty chưa thật lớn, xong do tiềm năng về nhu cầu tăng cùng với những thành công nhất định trong thời gian tới giá trị xuất khẩu vào các khu thị trường này sẽ tăng trưởng đáng kể. Và công ty đang tiến hành mở rộng thêm một số thị trường mới tại Bắc Mỹ, Mỹ Latinh. Các khu thị trường này có dân số đông, kem theo đó xu hướng chuyển nhu cầu sử dụng chè đang được người dân ưa thích.
2.3.2. Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty
2.3.2.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường là một trong những hoạt động quan trọng giúp công ty có thể hiểu biết về thị trường khi muốn thâm nhập. Đồng thời qua dó có thể đưa ra những biện pháp thâm nhập hiệu quả nhất. hiện nay việc tìm hiểu kỹ về văn hoá, kinh tế tại thị trường là khâu không thể thiếu khi kinh doanh. Được thành lập vào năm 2002, với đội ngũ cán bộ công nhân viên còn ít, quy mô công ty nhỏ nên hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa thật hiệu quả. Công ty chưa có phòng Marketing riêng, mà các hoạt động nghiên cứu thị trường đều do các phòng kinh doanh XNK 1, 2 đảm nhiệm. Kèm theo đó hoạt động xuất khẩu của công ty thường theo đơn đặt hàng hoặc từ trên Tổng công ty chè giao cho nên hoạt động nghiên cứu thị trường chưa thật sự được chú trọng. Một số biện pháp mà công ty áp dụng khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Thứ nhất, thông qua mạng Internet mà công ty thu thập được thông tin thứ cấp về thị trường mà công ty định thâm nhập. Hoặc thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại, xong những thông tin này không đầy đủ, còn sơ sài. Muốn tìm hiểu
kỹ công ty phái áp dụng thêm những công cụ khác.
Thứ hai, thông qua tham gia các hội chợ, triển lãm mà công ty tham gia, hoặc trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách hàng…
Thứ ba, thông qua các báo cáo, ấn phẩm thương mại của các tổ chức thương mại uy tín để nắm bắt thông tin về thị trường. Các ấn phẩm in ấn mà doanh nghiệp thu thập được.
2.3.2.2. Xúc tiến xuất khẩu
Xúc tiến xuất khẩu là công cụ quan trọng nhằm đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong những năm qua, công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà đã triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm phục vụ công tác xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công ty đã tham gia nhiều hội chợ do Hiệp hội chè Việt Nam tổ chức trong nước và tại một số quốc gia như: hội chợ ngành hàng xuất khẩu Việt Nam tại Đức năm 2005, tại Nga, cùng nhiều hội chợ quốc tế được tổ chức trong nước. Thông qua các hội chợ quốc tế này công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ nhiều công ty nước ngoài. Tuy nhiên việc tham gia hội chợ của công ty chưa thật nhiều, việc đầu tư tham gia cũng chưa thật tốt.
Hoạt động quảng cáo sản phẩm, quảng bá thưong hiệu của công ty thường thông qua trang web của Tổng công ty chè Việt Nam và hiệp hội chè Việt Nam. Công ty nên xây dụng cho mình trang web riêng để thuận tiện trong giao dịch và quảng bá. Đồng thời công ty cần thiết lập cho mình thương hiệu công ty. Bởi trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc tạo dựng được thương hiệu trong lòng khách hàng là yếu tố quyết định phần nửa thành công của công ty.
2.3.2.3. Lựa chọn thị trường, đối tác, hình thức xuất khẩu
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà đã tiến hành những lựa chọn về mở rộng thị trường xuất khẩu gồm:
* Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Một số thị trường chính trong thời gian qua là thị trường Trung Đông, thị trường Đông Âu và thị trường Ấn Độ. Đây là những khu thị trường rất tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời những thị trường này đã có mối quan hệ mật thiết với Công ty ngay những năm đầu thành lập. Tại Trung Đông, công ty tiến hành giao dịch chính với các đối tác tại Irăc, Pakixstan, Afganixstan. Đây là những đối tác được đánh giá là dễ tính, không yêu cầu cao về mẫu mã, chất lượng hàng. Tuy nhiên do biến động chính trị tại Irăc nên đã ảnh hưởng phần nào tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty tại khu thị trường Trung Đông trong gần hai năm qua. Tại thị trường Đông Âu, Nga là bạn hàng truyền thống và chiến lược của công ty. Không chỉ đây là thị trường có sức tiêu thụ chè lớn mà thông qua thị trường này công ty có thể mở rộng sang nhiều quốc gia vùng lân cận. Trong năm 2003 công ty đã tìm kiếm được hai thị trường là Phần Lan, Ukraina. Trong tương lai công ty vẫn sẽ tập trung phát triển và mở rộng thêm về chiều sâu tại khu thị trường này. Ngoài ra trong thời gian từ cuối 2004 đến nay công ty đã thâm nhập,mở rộng và kinh doanh thành công sang một thị trường mới như thị trường Đức, thị trường EU, thị trường Nhật. Các thị trường này giá sản phẩm xuất khẩu sang của công ty là cao, trong đó thị trường Đức có nhu cầu lớn, và ưa chuộng bán thành phẩm được xuất khẩu của công ty. Sang đầu năm 2007 công ty tiếp tục mở rộng sang hai thị trường mới là Thổ Nhĩ Kỳ và Srilanka.
Người
XK
Người
Nhập
Khẩu
Bán
Buôn
, lẻ
Người
Tiêu
Dùng
1
23 :22
3
Người
Sản
Xuất
4
* Lựa chọn hình thức xuất khẩu: Hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty trong những năm qua là xuất khẩu trực tiếp sang thị trường bên ngoài. Do công ty chưa có thương hiệu riêng nên công ty thường lấy thương hiệu Vinatea của Tổng công ty chè trong giao dịch xuất khẩu.
Hình 3: Sơ đồ các kênh phân phối trong xuất khẩu của công ty
* Đối tác xuất khẩu : Các đối tác, bạn hàng của công ty là các doanh nhân đến từ các thị trường xuất khẩu chủ yếu đến từ Trung Đông, Đông Âu, Nga. Những đối tác này có uy tín cao trong kinh doanh và họ đã thiết lập quan hệ tốt với công ty trong thời gian qua. Hoặc một số đối tác thông qua một số hội chợ mà công ty tham gia.
2.3.2.4.Tiến hành giao dịch, ký kết hợp đỗng xuất khẩu chè
Quá trình giao dịch, đàm phán mà công ty tiến hành gián tiếp quan fax, Internet, ít khi đàm phán trực tiếp do kinh phí hạn hẹp. Thông qua quá trình đàm phán công ty cùng đối tác sẽ thống nhất các điều khoản trong hợp đồng. Với những đối tác đã thiết lập quan hệ là ăn lâu dài thì quá trình đàm phán với họ thường được tiến hành nhanh. Trong quá trình đàm phán và trước khi ký kết hợp đồng, công ty chú tâm tới các điều khoản: Điều khoản về giá sản phẩm, điều khoản thanh toán, giao hàng, và vấn đề giải quyết tranh chấp. Bởi đây là các điều khoản chính trong hợp đồng và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi công ty khi tham gia ký kết.
2.3.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty từ năm 2004 đến nay
2.3.3.1. Số lượng thị trường mới
Trong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế luôn có những biến động thị trường xảy ra ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Xong những năm qua, số lượng thị trường mới của công ty liên tục tăng, cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.7. Tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu chè năm 2004 – 2007
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
1
Số lượng thị trường hiện tại
5
8
9
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26425.doc