Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

V. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ: 3

CHƯƠNG I: 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH 4

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 4

1. Xuất khẩu 4

2. Thị trường xuất khẩu 6

II. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 9

1. Khái niệm và các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu 9

2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu 11

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu 13

4. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 22

III. SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO 29

1. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường XK đối với các DN nói chung 29

2. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành 32

3. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO 33

CHƯƠNG II:3THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VN LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO 35

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HÀ THÀNH 35

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hà Thành 35

2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 39

3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 43

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật. Từ đó đến nay công ty tiếp tục có những chính sách đổi mới để đưa công ty đi lên. Cho đến nay vốn kinh doanh của công ty đã lên tới 332.721.000.000 đồng. Với phương châm làm ăn có uy tín, chất lượng và hiệu quả, Hà Thành đang ngày càng phát triển và chiếm một vị thế quan trọng trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trên các thị trường nước ngoài khác. 2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Công ty Hà Thành là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng Vietcombank, BIDV, Eximbank, TMCP Quân đội và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty được xây dựng và hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 Công ty Hà Thành là đơn vị sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty, bộ máy lãnh đạo chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan sáng lập. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban được phân cấp một cách chặt chẽ: * Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc công ty và các Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc: - Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý + Đại diện pháp nhân về pháp luật và là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty + Làm việc theo chế độ phân công, phân cấp và uỷ quyền cho cấp dưới bằng văn bản, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Phó giám đốc: là người điều hành công tác đời sống, hành chính của công ty và nhận uỷ quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao + Hướng dẫn, kiểm tra trưởng các phòng, ban chức năng của công ty về các lĩnh vực chuyên môn mà được Giám đốc phân công phụ trách đồng thời là người quyết định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn đó. + Thay mặt GĐ điều hành các công việc chung khi GĐ, ký ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền của GĐ khi GĐ ủy quyền hoặc đi vắng. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Hà Thành Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Tr­ëng phßng KD XNK V Tr­ëng phßng KD XNK IV Tr­ëng phßng KD XNK III Tr­ëng phßng KD XNK II Tr­ëng phßng KD XNK I G§ c¸c CN kh¸c G§ CN TP HCM G§ CN Qu¶ng Ninh G§ CN Nam §Þnh Tr­ëng phßng kÕ to¸n tµi chÝnh Tr­ëng phßng tæng hîp h.chÝnh G§ XN 54 G§ XN 4 G§ XN 56 G§ XN 18 G§ XN 99 Q§PX Q§PX Q§PX Q§PX Q§PX Tæ tr­ëng ca sx Tæ tr­ëng ca sx Tæ tr­ëng ca sx Tæ tr­ëng ca sx Tæ tr­ëng ca sx * Các phòng ban chức năng: - Các phòng ban quản lý: bao gồm: + Phòng tổng hợp hành chính: có trưởng phòng tổng hợp hành chính và các nhân viên có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh và luôn nắm được những thông tin mới nhất trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thống kê, lập biểu hướng dẫn các đơn vị kinh doanh, xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm cho toàn công ty. Làm báo cáo định kỳ trình Quân khu và cơ quan quản lý liên quan. Ngoài ra còn tổ chức lao động trong công ty theo nhiệm vụ của công ty và theo yêu cầu sắp xếp, bố trí lao động của GĐ trên cơ sở nắm vững các quy luật và kiến thức về tài chính và lao động tiền lương, tổng hợp lao động phù hợp với yêu cầu quản lý lao động trong quân đội. + Phòng tài chính kế toán: với sự đứng đầu của Kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán tài chính của Nhà nước. Thực hiện việc kiểm soát quản lý vốn và tài sản của công ty, hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh về nghiệp vụ mở sổ sách theo dõi hợp đồng, giúp các đơn vị làm thống kê báo cáo định kỳ và hạch toán nội bộ theo quy định của công ty và hướng dẫn của Bộ tài chính. Phòng kế toán tài chính còn có nghĩa vụ xây dựng quy chế, phương thức, hình thức cho vay vốn, giám sát việc sử dụng vốn vay của công ty và bảo lãnh vốn vay của ngân hàng, trích lập quỹ dự phòng… - Các phòng kinh doanh XNK: bao gồm 5 phòng KD XNK, đứng đầu là trưởng phòng KD có nhiệm vụ tham mưu cho GĐ về luật pháp, chính sách trong lĩnh vực XNK, nghiên cứu các nguồn hàng, xác định danh mục các mặt hàng XNK, lập kế hoạch và làm nhiệm vụ XNK. Trưởng phòng KD XNK có trách nhiệm quản lý các nhân viên và các hoạt động kinh doanh được cấp trên giao cho đồng thời báo cáo định kỳ lên cấp trên về những kết quả kinh doanh đạt được trong kỳ. * Các chi nhánh: có chức năng, nhiệm vụ giống như các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, giúp công ty mở rộng thị phần trên cả nước nhằm nâng cao kim ngạch và lợi nhuận của công ty. * Các xí nghiệp sản xuất: bao gồm các xí nghiệp thành viên. Đứng đầu các xí nghiệp là các giám đốc xí nghiệp. Các xí nghiệp thành viên được hoạt động kinh doanh tương đối độc lập trên lĩnh vực mình được phép. Về tài chính thì hạch toán mang tính nội bộ báo sổ với công ty. Các xí nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của công ty, được quan hệ giao dịch và tìm kiếm thị trường: + Xí nghiệp xây dựng số 4 + Xí nghiệp 18: sản xuất hàng cơ khí, bao bì carton, sản xuất hàng nhựa XK. + Xí nghiệp 54: sản xuất hàng gốm sứ mỹ nghệ + Xí nghiệp 56: chế biến thực phẩm, các loại tinh dầu, sản phẩm may mặc, chế biến gỗ, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. + Xí nghiệp 99: kinh doanh dịch vụ khách sạn và bán hàng tại khách sạn, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, đại lý bán hàng. - Giám đốc xí nghiệp: có nhiệm vụ quản lý xí nghiệp của mình, đồng thời báo cáo định kỳ với Giám đốc về tình hình sản xuất của xí nghiệp. - Quản đốc PX: phụ trách phân xưởng và mọi hoạt động trong phân xưởng. - Tổ trưởng tổ sản xuất: Có nhiệm vụ giám sát các công nhân trong ca làm việc và chịu trách nhiệm về những biến cố xảy ra trong ca làm việc đó. Cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng tỏ ra rất phù hợp với công ty, phát huy được các ưu điểm gọn nhẹ, linh hoạt, CP quản lý thấp, hạn chế tình trạng quan liêu giấy tờ. Các phòng chức năng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nhân sự trên cơ sở tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy được năng lực, sở trường của mình đồng thời có điều kiện để tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Trong sản xuất đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất kỹ thuật như máy móc, trang thiết bị, tiết kiệm CP trong việc mua sắm tài sản thuê mượn và sử dụng chúng. 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3.1. Các nguồn lực 3.1.1. Nguồn nhân lực Đối với bất kỳ một công ty hay một tổ chức kinh tế nào thì lực lượng lao động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, then chốt trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều đó, ngay từ khi mới thành lập công ty đã chú trọng vấn đề tổ chức, sắp xếp lao động một cách khoa học, hợp lý; không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của công ty. Cán bộ công nhân viên chức của công ty chủ yếu là quân nhân, ngoài ra còn tuyển thêm nhiều lao động hợp đồng dài hạn. Hầu hết họ là những người có tay nghề và trình độ tương đối cao. Chất lượng nguồn lao động của công ty tương đối tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong sản xuất và kinh doanh. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1. Do đặc thù là công ty sản xuất với 5 xí nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, xây dựng công trình nên đội ngũ lao động sản xuất của công ty chiếm phần lớn. Qua kết cấu lao động của công ty có thể thấy: - Nếu phân theo tính chất lao động: + Qua 3 năm lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động và có xu hướng tăng dần. Năm 2006 số lao động trực tiếp tăng 8.6% so với năm 2005. Năm 2007 số lao động trực tiếp tăng 1.82% so với năm 2006. Sở dĩ số lao động trực tiếp tăng nhiều như vậy vì trong năm 2006 công ty mở rộng thêm dây chuyền sản xuất may cần tuyển thêm công nhân có tay nghề. + Lao động gián tiếp của công ty năm 2006 tăng 3.1% so với năm 2005. Năm 2007 lao động gián tiếp tăng 1.82% so với 2006. Trong 3 năm 2005-2007, tốc độ tăng của lao động trực tiếp nhanh hơn tốc độ tăng của lao động gián tiếp. Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2005-2007 Đơnvị: người Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 So sánh tăng giảm 2007/2006 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng số lao động 625 100 670 100 686 100 45 7.23 16 2.4 Theo tchất lao động -LĐ trực tiếp 465 74,4 505 75.37 518 75.51 40 8.6 13 2.57 -LĐ gián tiếp 160 25,6 165 24.63 168 24.49 5 3.1 3 1.82 Theo giới - Nam 305 48,8 320 47.76 325 47.38 15 4.92 5 1.56 - Nữ 320 51,2 350 52,24 361 52,62 30 9,38 11 3,14 Theo trình độ - ĐH, trên ĐH 134 21,44 149 22,24 169 32,87 15 11,4 20 13,4 CĐ,trung cấp 366 58,56 397 59,25 402 49,30 31 8,47 5 1,26 - PTTH 125 20 124 18,51 115 17,83 -1 -0,8 -9 -7,26 Theo độ tuổi - Trên 45 t 128 20,48 123 18,36 115 16,76 -5 -3,9 -8 -6,5 - Từ 35-45 t 311 49,76 323 48,21 327 47,67 12 3,86 4 1,24 - Từ 25-35 t 155 24,8 171 25,52 174 24,93 16 10,3 3 1,75 - Dưới 25 t 31 4,96 53 7,91 70 10,64 22 70,9 17 32,1 (Nguồn:Phòng hành chính tổng hợp của công ty Hà Thành) - Nếu xét theo giới tính ta thấy: tỷ lệ lao động nữ chiếm đông hơn so với lao động nam. Trong năm 2006, tổng số lao động tăng thêm là 45 người trong đó lao động nữ tăng thêm 30 người, gấp đôi số lao động nam tăng thêm là 15 người. Năm 2007 lao động nữ tăng thêm 11 người nhiều hơn số lao động nam tăng thêm là 5 người Số lao động tăng lên và tỷ trọng tăng giảm đối với lao động nam nữ là do đặc thù công việc quyết định. Số lao động nữ của công ty vẫn chiếm phần đông do công ty chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc và gia công xuất khẩu đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn, khéo tay. - Xét về độ tuổi: độ tuổi lao động bình quân trong công ty là 37-38 tuổi. Công ty có một đội ngũ lao động trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. - Xét về chất lượng lao động: nhìn chung chất lượng lao động của công ty có chiều hướng tăng lên qua 3 năm. Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy số người có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ trọng ngày càng cao qua các năm. Điều đó chứng tỏ công ty đã rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy tổng số lao động của công ty luôn thay đổi và trình độ lao động của công ty đang từng bước được nâng cao cho phù hợp với những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường. Có được điều đó là do ban lãnh đạo công ty là những người giàu kinh nghiệm, có năng lực quản lý và không ngừng học tập, trau dồi, tiếp thu những phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại, biết sử dụng tốt các biện pháp khuyến khích, động viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chế độ thưởng, phạt xác đáng; bố trí nhân lực hợp lý, khoa học. 3.1.2. Nguồn lực vật chất Bước sang nền kinh tế thị trường với nhiều biến đổi và thách thức to lớn, để có thể cạnh tranh trên thị trường, công ty đã tập trung vào việc đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đem lại uy tín và lợi nhuận cho công ty. Sau một quá trình hoạt động tương đối dài, số trang thiết bị sản xuất kinh doanh của công ty tính đến nay đã tương đối lớn. Bảng 1.2: Cơ cấu thiết bị của công ty đến năm2007 TT Tên thiết bị Sốlượng Nguồn 1 Dây chuyền nhựa PE, PP 01 Nhập ngoại 2 Dây chuyền sản xuất gỗ tráng Foocmica 01 Nhập ngoại 3 Dây chuyền sản xuất gốm sứ mỹ nghệ XK 01 Nhập ngoại 4 Dây chuyền sản xuất rượu vang 01 Nhập ngoại 5 Dây chuyền sản xuất bia 01 Mua trong nước 6 Ô tô vận tải các loại 40 Mua trong nước 7 Xe du lịch loại 4 chỗ 12 Mua trong nước 8 Các thiết bị phục vụ văn phòng khác (Nguồn: phòng kế toán tài chính của công ty) Hầu hết các dây chuyền sản xuất, hệ thống máy móc này được nhập từ các nước tiên tiến. Một số máy móc này được công ty mua sắm trong vài năm trở lại đây nên giá trị còn lại vẫn rất lớn, chẳng hạn như năm 2006 công ty mới mua dây chuyền sản xuất gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu để tạo ra sản phẩm tốt hơn đáp ứng những nhu cầu của thị trường, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Ngoài ra cơ sở hạ tầng của công ty còn có 01 khách sạn 50 phòng nghỉ với tiện nghi đầy đủ và 300m2 nhà văn phòng cho các đối tượng kinh doanh thuê, 01 nhà hàng rộng 200 chỗ ngồi phục vụ các buổi tiệc chiêu đãi, đám cưới… Trong thời gian tới công ty Hà Thành tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cấp trang thiết bị sản xuất. 3.1.3. Nguồn lực tài chính Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2005-2007 có thể thấy rằng vấn đề tài chính của công ty không có nhiều biến động, nói chung là ổn định. Bảng 1.3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tổng tài sản 243.397 100 264.867 100 332.721 100 - Tài sản cố định 221.601 91,05 235.727 89,0 298.323 89,66 - Tài sản lưu động 21.796 8,95 29.140 11,0 34.398 10,34 2.Tổng nguồn vốn 243.397 100 264.867 100 332.721 100 - Vốn CSH 14.301 5,88 14.576 5,5 14.851 4,5 - Nợ phải trả 229.095 94,1 250.291 94,6 317.869 95,5 (Nguồn: phòng kế toán tài chính của công ty) Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản lưu động. Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng tài sản cố định chiếm 91,05% trong tổng tài sản, năm 2006 tỷ trọng tài sản cố định chiếm 89%, năm 2007 tỷ trọng tài sản cố định chiếm 89,66%. Nhìn chung là hợp lý vì công ty sản xuất là chủ yếu, việc xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong cơ cấu nguồn vốn ta thấy tỷ trọng nợ phải trả của công ty còn chiếm tỷ trọng cao, nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2005, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 94,1%, năm 2006 tỷ trọng nợ phải trả chiếm 94,6% và đến 2007 chiếm 95,5%. Điều đó chứng tỏ công ty chưa có sự tự chủ cao về mặt tài chính. 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh 3.2.1. Lĩnh vực kinh doanh Có thể nói lĩnh vực kinh doanh của công ty Hà Thành hết sức đa dạng và phong phú. Công ty không chỉ thực hiện sản xuất trong nước để tiêu thụ ở thị trường nội địa mà công ty còn tiến hành XK ra nước ngoài. Ngoài ra công ty còn NK nhiều mặt hàng để đáp ứng được những nhu cầu của các khách hàng trong nước. Cụ thể: - Công ty trực tiếp xuất khẩu, nhận uỷ thác xuất khẩu những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng may mặc và các mặt hàng khác. - Trực tiếp nhập khẩu, nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, tạm nhập, tái xuất. - Tổ chức sản xuất, lắp ráp gia công, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, kinh doanh vật tư xây dựng, than, xây dựng các công trình giao thông vừa và nhỏ. 3.2.2. Thị trường tiêu thụ 3.2.2.1. Thị trường trong nước Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công ty Hà Thành rất coi trọng thị trường nội địa. Để có lãi công ty đã phải tìm cách tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận trên mỗi thương vụ và tích cực tìm kiếm, phát triển thị trường đầu ra. Trong những năm qua công ty đã cố gắng làm tốt công tác thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố mối quan hệ thường xuyên với khách hàng trong nước. Do nhiều lý do khác nhau nên đến nay công ty chưa mở được nhiều chi nhánh đại diện cho công ty ở tất cả các tỉnh thành. Nhưng công ty đã và đang cố gắng làm tốt công tác thị trường ở cả thị trường truyền thống và cả trên thị trường mới. Sản phẩm của công ty dần dần đã cạnh tranh được với các sản phẩm khác cùng loại của các đối thủ, thu hút được nhiều khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh thành. Trước mắt một số thị trường có thể giảm sút nhưng trong tương lai với những cố gắng và nỗ lực của mình, công ty sẽ dần biến những thị trường đó trở thành thị trường chủ yếu. 3.2.2.2. Thị trường nước ngoài Khi mới thành lập, hoạt động sản xuất xuất khẩu của công ty còn rất manh mún, nguồn nguyên liệu, thị trường khách hàng còn rất hạn chế; việc ký kết hợp đồng nhỏ giọt, trông chờ, bị động vào khách hàng. Sau khi nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của hoạt động xuất khẩu, Ban lãnh đạo của công ty đã tập trung trí lực cho hoạt động này. Năm 1995 công ty bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Từ chỗ chỉ có 2-3 khách hàng truyền thống ở một, hai nước cố định, đến nay công ty đã có một mạng lưới khách hàng ở nhiều nước và nhiều châu lục như: Đức, Nhật, Đài Loan, Singapore… 3.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 1.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Hà Thành Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng trưởng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Doanh thu 553722 615098 744133 11,08% 20,09% Lợi nhuận 8928,1 10062,7 17062 12,71% 69,55% Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 1,612 1,636 2,293 1,48% 40,15% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty) Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2005-2007 của công ty có thể thấy doanh thu của công ty tăng trưởng đều qua các năm, cụ thể năm 2006 tăng 11,08% so với năm 2005, năm 2007 tăng 20,97% so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng tương đối. Năm 2005 tỷ suất lợi nhuận là 1,612%, năm 2006 là 2,69% và đến năm 2007 là 2,293%. Sự gia tăng về doanh thu một mặt do giá cả trong những năm gần đây tăng làm chi phí sản xuất tăng nên công ty buộc phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo thu được lợi nhuận. Tuy nhiên sự gia tăng này cũng tỷ lệ thuận với xu hướng tiêu dùng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó sự thay đổi của công nghệ cũng khiến cho lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng lên. Trong năm 2008 công ty quyết tâm tập trung mọi nguồn lực khắc phục những khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đi lên và phát triển hơn nữa. II. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO 1. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức sôi nổi và mạnh mẽ, thể hiện qua xu hướng tăng cường hợp tác song phương, liên kết khu vực và đẩy mạnh hợp tác đa phương với việc ngày càng có nhiều quốc gia muốn trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam giờ đây đã là thành viên chính thức của tổ chức này. Nhìn lại tiến trình gia nhập WTO - một chặng đường dài đầy thách thức nhưng qua đó Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để học hỏi và trải nghiệm không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên lĩnh vực chính trị.. 1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Nauy tại WTO (riêng từ 1998-2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc) 8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”. Trong năm này Việt Nam cũng bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA). 1998-2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban công tác về Minh bạch hoá các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hoá chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường. 7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ. 12-2001: BTA có hiệu lực 4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương. 2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng: 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất 5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương. 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006. 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. 2. Tác động của việc gia nhập WTO đến việc mở rộng thị trường XK của công ty Hà Thành Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với công ty Hà Thành nói riêng. 2.1. Những cơ hội của việc gia nhập WTO đến việc mở rộng thị trường XK của công ty Hà Thành Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty là rất lớn. Khi xuất khẩu sang những nước là thành viên của WTO công ty sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định về thuế quan, thủ tục xuất cảng, nhập cảng cũng như những ưu đãi khác. Điều này sẽ giúp công ty Hà Thành giảm được chi phí xuất khẩu, do đó giảm giá thành sản phẩm, tăng được khả năng cạnh tranh của công ty trên các thị trường nước ngoài. Đặc biệt khi những sản phẩm xuất khẩu của công đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ phía Trung Quốc. Gia nhập WTO khiến cho công ty dễ dàng tìm kiếm được các thị trường cung ứng nguồn nguyên liệu làm đầu vào cho sản xuất khi mà nguồn nguyên liệu trong nước khan hiếm hoặc quá đắt đỏ cũng như tìm kiếm được thị trường đầu ra để tiêu thụ những sản phẩm do công ty sản xuất ra. Gia nhập WTO tạo điều kiện cho công ty Hà Thành có thể nhập khẩu các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất của công ty để tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cả về số lượng và chất lượng, cho năng suất cao. Đồng thời công ty Hà Thành cũng có thể tranh thủ học hỏi được những kinh nghiệm của các nhà cung ứng khác trên thế giới cũng như có cơ hội nhập khẩu dễ dàng các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động. 2.2. Những thách thức của việc gia nhập WTO đến việc mở rộng thị trường XK của công ty Hà Thành Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ khác trên thị trường. Do là DN trực thuộc quân đội nên việc tìm kiếm thông tin về thị trường của công ty còn gặp nhiều khó khăn do công tác bảo mật quốc phòng. Thế nên thông tin nhận được nhiều khi chậm hoặc bị các đối thủ khác khai thác được sẽ làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của công ty. Nguồn vốn của công ty còn hạn chế, khâu quản lý và công tác tổ chức thị trường còn nhiều yếu kém nên việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với công ty. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa? Đó là vấn đề mà công ty cần phải đặc biệt quan tâm. 3. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành 3.1. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường XK của công ty Hà Thành 3.1.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm Kể từ khi bước vào giai đoạn tự chủ sản xuất và hạch toán kinh doanh, công ty Hà Thành đã không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu của mình nhằm làm tăng doanh thu của công ty trong điều kiện thiếu vốn và cơ sở vật chất. Và công ty cũng nhận thức được rằng trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mở rộng thị trường xuất khẩu là thực sự cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Thực hiện chủ trương của nhà nước đẩy mạnh xuất khẩu, công ty Hà Thành trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mình đã không ngừng đề ra những chiến lược cụ thể để đưa công ty đi lên. Cụ thể công ty đã không ngừng mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều nguồn hàng cũng như các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, có mẫu mã đẹp để chinh phục các khách hàng trên thị trường quốc tế kể cả những khách hàng khó tính nhất. Và kết quả là thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng. Từ chỗ công ty chỉ có vài ba khách hàng truyền thống thì cho đến này mạng lưới khách hàng của công ty đã được trải rộng ra rất nhiều, hầu như ở châu lục nào cũng có. 3.1.2. Giá cả và phương thức xuất khẩu 3.1.2.1. Giá cả Do có nhiều đối thủ cạnh tranh nên để có thể cạnh tranh được trong những năm qua công ty luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Từ đó giảm giá cả sản phẩm. Đây thực sự là vấn đề hết sức khó khăn. Vì tình hình thế giới trong những năm qua có rất nhiều biến động, đặc biệt là giá xăng dầu thế giới tăng kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác tăng, giá cả nguồn nguyên vật liệu đầu vào dành cho sản xuất của công ty cũng tăng, nếu như cứ giữ nguyên giá cũ thì công ty sẽ phải chịu lỗ. Vì vậy công ty đã phải thực hiện rất nhiều biện pháp để giảm chi phí và do đó các mặt hàng của công ty cho đến nay có giá tương đối hợp lý. 3.3.2.2. Phương thức xuất khẩu Công ty Hà Thành sử dụng 2 phương thức để xuất khẩu hàng hoá của công ty ra thị trường nước ngoài đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. - Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức công ty tự đem sản phẩm của mình sản xuất hoặc thu gom được bán ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm của công ty rất đa dạng, phong phú nên dễ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26426.doc
Tài liệu liên quan