MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DNNVV VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV 3
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DNNVV TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1.1. Khái niệm DNNVV : 3
1.1.2 Đặc điểm của DNNVV 4
1.1.3 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thị trường: 5
1.1.4 Các kênh huy động vốn của DN nhỏ và vừa : 7
1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV 8
1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng : 8
1.2.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng với DNNVV . 8
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. 9
1.2.4 Các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV. 10
1.3. MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV. 11
1.3.1 Sự cần thiết mở rông tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 11
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV 12
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV 16
1.4 KINH NGHIỆM VỀ VIỆC HỖ TRỢ DNNVV Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 19
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước 19
1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 20
Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 22
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIB 22
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển: 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VIB - Đống Đa. 22
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIB - Đống Đa . 23
2.2.1. Tình hình huy động vốn 24
2.2.2 Tình hình sủ dụng vốn 26
2.2.3 các hoạt động khác 27
2.3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH VIB CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 28
2.3.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng vớ chi nhánh VIB - Đống Đa. 28
2.3.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay 29
2.3.3 Dư nợ tín dụng đối với DNNVV. 31
2.3.4 Cơ cấu tín dụng đối với DNNVV. 32
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA. 35
2.4.1 Những thành công đạt được 35
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 37
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIB – ĐỐNG ĐA 42
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI 42
3.1.1. Định hướng chung của chi nhánh 42
3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng đối với DNNVV trong thời gian tới 42
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TD ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA. 43
3.2.1 Xây dựng chiến lược nhất quán đối với DNNVV : 43
3.2.2. Xây dựng mô hình tổ chức chuyên nghiệp, chuyên sâu phục vụ các DNNVV 44
3.2.3. Chuẩn hóa về quy chế cho vay, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng là DNNVV 44
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin 44
3.2.5. Tăng cường hỗ trợ phi tài chính với khách hàng DNNVV 45
3.2.6. Thực hiện chính sách Marketing trong việc tiếp cận DNNVV 45
3.2.7. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho các DNNVV 46
3.2.8 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt đối với các DNNVV 47
3.2.9 Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp với từng phân khúc thị trường gắn với ứng dụng tin học, đảm bảo tính công khai minh bạch, thúc đấy doanh nghiệp phát triển. 48
3.3 KIẾN NGHỊ 48
3.3.1 Đối với các DNNVV. 48
3.3.2. Đối với VIB - Đống Đa 49
3.3.3. Đối với NHNN 52
3.3.4. Đối với Chính phủ 53
KẾT LUẬN 56
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VIB bank chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế, ngân hàng ngoại thương Việt Nam và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu hơn 50 tỷVNĐ, VIB đang phát triển để trở thành 1 trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng bán lẻ VIB tiếp tục cung cấp một loạt các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những DNNVV hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định.
Đến cuối năm 2009 vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc tế là 2400 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 47000 tỷ đồng. dư nợ tín dụng đạt 24000 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp là 1.63% . Ngoài chi nhánh VIB - Đống Đa hiện nay ngân hàng quốc tế hiện có 115 chi nhánh , phòng giao dịch trên cả nước.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VIB - Đống Đa.
VIB - Đống Đa có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ từ những ngày đầu khi mới thành lập, tính đến thời điểm 7/2010, cơ cấu tổ chức của chi nhánh gồm có 28 người.
VIB - Đống Đa sắp xếp bố trí bộ máy và phương thức hoạt động với cơ cấu sau :
Giám đốc VIB – Đống Đa,phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh..
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của VIB - Đống Đa
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng nguồn vốn
Phòng Tín dụng DN
Phòng
DVKH
Phòng Tín dụng
Cá nhân
Phòng tín dụng bao gồm một trưởng phòng và các cán bộ tín dụng. Chức năng của bộ phận tín dụng là : Xây dựng các dự án nhỏ, thẩm định dự án đầu tư và dịch vụ tín dụng khác trong địa bàn, được phân công theo chỉ định của Giám đốc ngân hàng cấp trên trực tiếp quản lý. Xác định, lựa chọn xây dựng mạng lưới bán buôn, bán lẻ, làm đại lý giải ngân cho ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế.
Phòng Dịch vụ Khách hàng có chức năng:
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện các dịch vụ thanh toán đến cá nhân, tổ chức chuyển tiền nhanh. Trực tiếp kế toán hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định của VIB- Đống Đa. Nhận tiền gửi của khách hàng bằng các hình thức tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, làm dịch vụ thu tiền mặt tại đơn vị.
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp:
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hạch kinh doanh cà quyết toán kế hoạch. Đồng thời cân đối nguồn vốn sử dụng vốn và điều hòa nguồn vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIB - Đống Đa .
Khép lại năm 2008, khi thị trường tài chính ngân hàng thế giới gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính trị thế giới bất ổn định. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn với xu hướng mở cửa thị trường tài chính ngân hàng và việc các ngân hàng trong và ngoài nước đẩy nhanh tiến trình cải cách, tăng năng lực tài chính đầu tư công nghệ, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sự tham gia của các tập đoàn kinh tế vào ngân hàng, sự mở rộng lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, thành lập công ty chứng khoán, thành lập quỹ đầu tư…là những điểm then chốt ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
Trong ba năm trở lại đây thì tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP VIB - Đống Đa gặp nhiều thuận lợi và đã đạt được kết quả sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Tổng thu (A)
Trong đó: thu lãi
Tỉ trọng (%)
40536
60153
86771
35010
52363
70706
86,36
87,04
81,48
2
Tổng chi(B)
31636
45135
66375
Kết quả kinh doanh(A-B)
8900
15018
20396
(Nguồn:báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh-phòng nguồn vốn)
Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng: nguồn thu chủ yếu của VIB - Đống Đa là từ thu lãi cho vay.. Mặc dù sang năm 2008 thị trường tài chính có nhiều biến động bất thường nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi. Cụ thể năm 2007 thu lãi chiếm 86,36%, năm 2008 thu lãi chiếm 87,04%,và năm 2009 thu lãi chiếm 81,48%.Chất lượng tín dụng được nâng cao, quy mô tín dụng ngày càng mở rộng.
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM vì đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Với lượng vốn mà ngân hàng huy động được sẽ phần nào đáp ứng được các nhu cầu xã hội và là yếu tố để cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác. Công tác huy động vốn của ngân hàng được đáng giá là có hiệu quả khi luôn đảm bảo cho mình một lượng vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay, đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước. Bên cạnh đó việc huy động vốn luôn dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như mức độ ảnh hưởng của lãi suất.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại VIB - Đống Đa
Đơn vị : Triệu Đồng
Năm
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Tổng NV huy động
203004
100%
241629
100%
19,2
277655
100%
14,9
Tiền gửi TK
140673
69,29
152120
62,95
8,14
156350
60,68
2.78
Tiền gửi của các TCTD
820
0,4
930
0,38
13,4
945
3,7
1.61
Tiền gửi của các TCKT
56611
27,88
86203
35,67
52,27
97800
37,95
13.45
Tiền gửi KP
Chứngchỉ TG
4900
2,41
2376
0,98
- 51,5
2560
0,99
7.74
(( Nguồn: phòng tín dụng VIB chi nhánh Đống Đa)
Tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như lạm phát ở mức cao đã gây cho người dân tâm lí không muốn gửi tiền vào ngân hàng; thị trường bất động sản, vàng, chứng khoán cạnh tranh trực tiếp trong việc huy động vốn trong dân cư và sự cạnh tranh quuyết liệt từ phía các ngân hàng khác nhưng hoạt động huy động vốn của VIB - Đống Đa vẫn duy trì ổn định, đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng.
Biểu đồ1: Tổng Nguồn vốn huy động
Đánh giá tình hình huy động vốn tại chi nhánh:
Theo số liệu ở bảng 2, tình hình huy động vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tổng nguồn vốn huy động của VIB - Đống Đa tính đến thời điểm 31/12/2009 đạt 277655.đồng, tăng 74651 tr.đồng (tỷ lệ tăng : 36,77%) so với 31/12/2007; tăng 36026.đồng (tỷ lệ tăng :14,9%) so với 31/12/2008. Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước. Đạt được kết quả trên là do VIB - Đống Đa đã thực hiện áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như : huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng... với nhiều hình thức trả lãi : quý, tháng, năm, lãi trước, lãi sau, linh hoạt, phù hợp với mặt bằng chung của các TCTD trên địa bàn. Bên cạnh đó cần phải kể đến sự đóng góp của đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp vói thương hiệu của ngân hàng Quốc Tế và các chương trình khuyến mại, với tính năng động và sáng tạo trong hoạt động của các khối kinh doanh đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong những năm qua. Ngoài ra, việc ra đời khối DN lớn và DN có vốn đầu tư nước ngoài (BC $ FDI) đã góp phần thúc đẩy huy động vốn từ các tổ chức kinh tế.
2.2.2 Tình hình sủ dụng vốn
Mặc dù giai đoạn qua là giai đoạn cực kì khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế toàn cầu, hàng hóa vật tư của nhiều doanh nghiệp bị ứ đọng không tiêu thụ được, đa số DN không dám mở rộng sản xuất. tiêu dung trong nước cũng có xu hướng giảm do lạm phát ngày càng tăng cao,gây ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh.Cho nên cùng với hoạt động huy động vốn ngân hàng cũng không ngừng hoàn thiện và nâng cao hoạt động đầu tu vốn tín dụng cho mọi thành phần kinh tế ở mức cao nhất.
Bảng 3 : Tình hình tín dụng tại chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Dư nợ
± % so với 2007
Dư nợ
± % so với 2008
Tổng dư nợ
198052
236615
19,47
274896
16,17
1.Theo thời hạn vay
198052
236615
19,47
274896
16,17
- Dư nợ NH
139988
162152
15,8
195100
20,31
- Dư nợ T-DH
58054
74463
28,2
79796
7,16
2.Theo NKT
198052
236615
19,47
274896
16,17
- Nông nghiệp
8150
12230
50
13860
13,32
- CN, tiểu thủ CN
38090
46250
21,42
52263
13
- Thương nghiệp DV
151812
178135
17,33
208413
16,99
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007- 2009)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy : mức dư nợ tại thời điểm 31/12/2009 tăng 38281tr.đồng (tỷ lệ tăng : 16,17%) so với 31/12/2008, tăng 76844 tr.đồng (tỷ lệ tăng : 38,79%) so với 31/12/2007.Sở dĩ có hiện tượng trên là do diễn biến bất lợi của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và đời sống của khách hàng của VIB - Đống Đa . Nguy cơ phát snh nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Ban lãnh đạo chi nhánh đã chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và giảm khẩu vị rủi ro trong hoạt động cho vay theo hướng thận trọng, rà soát chất lượng cả các khoản vay, tăng cường quản lí hoạt động, kinh doanh và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Vì vậy chất lượng tín dụng đảm bảo được kiểm soát chặt chẽ và phát triển bền vững. Tổng nợ xấu đến 31/12/2008 là 461tr.đồng, chiếm tổng 0,13% tổng dư nợ..Các chính sách tiếp tục tăng tín dụng luôn được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường và sự thay đổi của nhà nước.
2.2.3 các hoạt động khác
Hoạt động ngân hàng quốc tế
Với mục tiêu tăng thu từ dịch vụ, chi nhánh không ngừng mở rộng và nân cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, làm dịch vụ cho các dự án nước ngoài, đại lí thu đổi ngoại tệ …
Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh tăng đều qua các năm, tự cân đối được nguồn thu ngoại tệ phục vụ TTQT, tăng thu đáng kể từ dịch vụ thanh toán. Chấp hành đúng quy định về quản lí ngoại hối; việc xử lí và đảm bảo TTQT an toàn, không có sai sót.
Phát triển sản phẩm và dịch vụ
Bên cạnh việc duy tri hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Chi nhánh VIB - Đống Đa hoàn thành tốt việc phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đó các sản phẩm dành cho khách hàng DN như: Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB4U cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng mọi lúc mọi nơi; tiền gửi thanh toán overnight 100 đem lại giá trị gia tăng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân trong năm 2009 một loạt các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cũng được cải tiến cho ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng như: cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp cầm cố chứng khoán, cho vay thấu chi tài khoản … phát triển sản phẩm và gói sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như e-banking, e-savings, sản phẩm bảo lãnh và phát hành chứng chỉ tiền gửi.
2.3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH VIB CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.3.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng vớ chi nhánh VIB - Đống Đa.
Để có thể đánh giá được hoạt động tín dụng cho các DNNVV tại chi nhánh trước hết cần tìm hiểu số lượng các DNNVV xin vay tại chi nhánh.Đây là một tiêu chi xác định mức độ mở rộng tín dụng đối với DNNVV
Bảng 4: Cơ cấu DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh
Năm
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
Số lượng
Số lượng
Chênh lệch(+/-)
Tốc độ tăng(%)
Số lượng
Chênh lệch(+/-)
Tốc độ tăng(%)
DNNN
1
2
1
100
2
0
0
Công ty CP
42
50
1
42.86
61
11
22
Công ty TNHH
60
66
6
10
68
2
3.03
DN có VĐTNN
1
3
2
200
3
0
0
Tổng số
104
121
17
16.35
134
13
10.74
( Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng DN – phòng tín dụng)
Qua bảng trên ta thấy rằng, số lượng các DNNVV có quan hệ với chi nhánh tăng cao trong ba năm gần đây. Mặc dù tốc độ tăng là không lớn, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 17 đơn vị, tăng 15,36%. Tốc độ tăng năm 2009 là chậm hơn so với năm 2007 cụ thể năm 2009 tăng lên 13 DN so với năm 2008 hay 10.74%.
Số lượng công ty CP năm 2008 tăng 19% so với năm 2007 hay tăng từ 42 lên 50 đơn vị. Và tiếp tục tăng đáng kể vào năm 2009, tăng 22% hay tăng 11 đơn vị so với năm 2008.
Còn lại các DN có VĐTNN, Công ty TNHH và DNNN có tăng nhưng mức độ tăng chậm.
Điều này được lí giải do những nguyên nhân sau:
Điều kiện vay vốn đối với các DNNVV so với các DN chưa thực sự có sự phân biệt rõ ràng. Yêu cầu các DN đều phải có phương án dự phòng, phương án đàu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của NHNN và của VIB.
Bên cạnh đó nhận thức của cán bộ ngân hàng ,đánh giá chưa đúng vị trí và vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế thị trường, thiếu kinh nghiệm trong phân tích, đánh giá,thẩm định các dự án vay vốn lớn, đặc biệt liên quan đến máy móc thiêt bị kĩ thuật cao.
Hệ thống thông tin khách hàng chưa đạt yêu cầu các thông tin từ trung tâm TTTD của NHNN không đầy đủ, thiếu chính xác. Thông tin trong nội bộ trong hệ thống VIB hiện chưa đáp ứng.
Như vậy, tốc độ tăng số tlượng các DNNVV vay vốn tại chi nhánh VIB - Đống Đa là chưa tương xứng với tốc độ phát triển hiện nay của các DNNVV, và tiềm lức tài chính của chi nhánh. Để có thể nâng cao thị phần và chiếm lĩnh thị trường thì việc chú trọng tới việc nâng cao thị phần các DNNVV vay vốn ngân hàng là cần thiết.
2.3.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì quy mô kinh doanh của ngân hàng cũng được mở rộng. Kéo theo đó là sự tăng trưởng DS cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh VIB - Đống Đa.
Bảng5: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với các DNNVV
Đơn vị:Triệu đồng
Năm
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
Tổng số
Tổng số
Chênh lệch
Tốcđộ tăng (%)
Tổng số
Chênh lệch
Tốcđộ tăng(%)
Tổng DSCV
198052
236615
38563
19,47
274896
38281
16,17
DSCV
DNNVV
58148
74984
21828
37,37
98719
23735
31,65
Tỷ trọng
29,36
31,69
35,91
( Nguồn: phòng tín dụng VIB chi nhánh Đống Đa)
Biểu đồ2: DS cho vay DNNVV trong tổng DS cho vay
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, DS cho vay đối với DNNVV có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008 tăng lên 19,47% so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 thì tốc độ tăng lại có phần bị giảm sút. Tuy nhiên qua biểu đồ 2 ta nhận thấy tỷ trọng cho vay đối với DNNVV đang có xu hướng tăng lên từ 31,69% lên 35,91%.
Năm 2008 là một năm có đầy biến động đối với nền kinh tế,hầu hết các DNNVV gặp khó khăn trong vấn đề nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra…do vậy tỉ trọng DNNVV được vay vốn tăng chậm . Tuy nhiên sang đến năm 2009 là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế , số lượng các DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng gia tăng, bên cạnh đó VIB vừa được chọn tham gia giai đoạn 3 của dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFP), bởi vậy tỉ trọng các DNNVV được vay vốn trong giai đoạn này cũng tăng lên đáng kể.
Với chiến lược của VIB với DNNVV trong toàn hệ thống từ năm 2006 đã trở thành động lực thúc đẩy toàn chi nhánh mở rộng tín dụng cho DNNVV. Việc DSCV tăng đều qua các năm là biểu hiện tốt chứng tỏ chi nhánh Đống Đa vẫn duy trì được khách hàng truyền thống của mình. Tuy nhiên, Ngân hàng cần có những thay đổi trong điều kiện vay vốn để tốc độ tăng DSCV được cao hơn.
2.3.3 Dư nợ tín dụng đối với DNNVV.
Hiện nay phần lớn các DNNVV đều gặp khó khăn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ và tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Ngân hàng Quốc Tế đã giúp các DN này tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lí để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh. Trong ba năm trở lại đây, dư nợ cho vay đối tượng này liên tục tăng tại chi nhánh VIB - Đống Đa.
Bảng 6: Dư nợ tín dụng đối với DNNVV của chi nhánh:
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Dư nợ DNNVV
54123
65234
93230
Dư nợ khác
125107
171271
181072
Tổng dư nợ
179230
236505
274302
Tỷ trọng (%)
30,19
27,69
35,54
(Nguồn : phòng tín dụng chi nhánh VIB - Đống Đa )
Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng đối với các DNNVV qua các năm
Từ biểu đồ 3 ta có thể thấy răng, tốc độ tăng dư nợ tín dụng từ năm 2008 đến năm 2009 đối với DNNVV có xu hướng tăng. Dư nợ năm 2008 là 65234 triệu đồng đã tăng lên so với năm 2007 là 12111 triệu đồng, với tốc độ tăng là 22,37%, tỉ trọng của dư nợ tín dụng đối với DNNVV trong tổng dư nợ năm 2008 là 27.69%. Sang năm 2009 số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn với Ngân hàng tăng lên, do đó dư nợ tín dụng cũng tăng lên 27996 triệu đồng với tốc đọ tăng là 42,91% cao hơn so với năm 2008 . Điều này là do sang năm 2009 phải hứng chịu hậu quả của biến động kinh tế tài chính năm 2008 để lại đã khiến cho các DNNVV trụ lại được sau cơn bão kinh tế gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các công ty đều đang trong giai đoạn phục hồi có nhu cầu về vốn lớndo đó dư nợ tín dụng cũng tăng cao.
Bước sang đầu năm 2010, chi nhánh đã tăng cường mở rộng đầu tư cho DNNVV. Khách hàng là các DNNVV không chỉ tham gia vay vốn đơn thuần mà cùng với hoạt động vay vốn là các hoạt động thanh toán trong nước, quốc tế, bảo lãnh, chi trả tiền lương, tư vấn…điều này đã góp phần làm tăng dư nợ đối với DNNVV của chi nhánh trong thời gian qua.
2.3.4 Cơ cấu tín dụng đối với DNNVV.
Bảng7: Dư nợ cho vay các DNNVV tại VIB - Đống Đa
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
(1)Theo kì hạn
Ngắn hạn
40647
62,3
73652
79
Trung, dài hạn
24587
37,7
19678
21
(2) Theo loại hình DNNVV
DNNN
6723
10,3
8856
9,5
Công ty cổ phần
28390
43,52
42074
45,13
Công ty TNHH
20874
32
24375
26,14
DN có VĐTNN
9247
14,18
17928
19,23
(3) Theo lĩnh vực kinh tế
Nông-lâm, ngư nghiệp
456
0,7
466
0,5
Công nghiệp
5381
8,25
6824
7,32
Xây dựng
5949
9,12
7505
8,05
Thương mại, dịch vụ
35735
54,78
55471
59,5
Các ngành khác
17713
27,15
22964
24,63
(4) Theo phương thức cho vay
Cho vay từng lần
31766
56,49
49385
52,96
Cho vay theo hạn mức
28348
35,66
36602
39,26
Cho vay theo dự án đầu tư
5120
7,85
7243
7,77
Dư nợ DNNVV
65234
93230
(Nguồn: báo cáo tổng kết phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp)
► Xét theo ngành kinh tế
Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế cho ngành Thương mại - dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu dư nợ. Ngành thương mại - dịch vụ là nhóm ngành phân phối, đòi hỏi vốn ít, dễ thành lập và hoạt động nên số lượng DNVVN hoạt động trong lĩnh vực này là tương đối cao. Ngân hàng có xu hướng tăng đầu tư vào các DNVVN có hoạt động thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó do đặc thù của ngành xây dựng là có vòng quay vốn chậm, thời gian giải phóng mặt bằng lâu, chất lượng công trình thấp nên dẫn tới hiệu quả hoạt động thường không cao, dẫn tới khả năng trả nợ đúng hạn là thấp và vì thế dư nợ cho vay thấp.
Xét theo thời hạn cho vay.
Ta thấy, dư nợ ngắn hạn của DNVVN chi nhánh Đống Đa luôn cao hơn dư nợ trung dài hạn. Năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 40674 triệu đồng chiếm tỉ trọng 62,3% trong tổng dư nợ cho vay DNVVN. Sang năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 73652 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79% trong tổng dư nợ cho vay DNVVN. Sở dí có hiện tượng này là do chi nhánh chur yếu cho vay đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của DN và đa số các DNNVV đều có nhu cầu chủ yếu về vốn ngắn hạn.
Xét theo loại hình DNVVN.
DNNN, DN có VĐTNN có tỉ trọng dư nợ trong tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN rất ít. Nguyên nhân là do 2 loại hình kinh doanh này không hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn cao.Công ty TNHH dư nợ giảm. Năm 2008 dư nợ là 20874 triệu đồng chiếm 32% dư nợ DNVVN nhưng sang năm 2009, dư nợ chỉ còn chiếm 26,14% dư nợ DNVVN. Nguyên nhân là do các công ty TNHH chủ yếu là sản xuất thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm...giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động liên tục, tăng giảm thất thường rất khó duy trì sản xuất... CTCP có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ. Điều này là do CTCP kinh doanh các ngành như: sắt thép, xăng dầu, thuốc chữa bệnh... được Ngân hàng ưu tiên cho vay
ØXét theo phương thức cho vay đối với DNVVN.
Chi nhánh chủ yếu cung cấp phương thức cho vay từng lần và theo hạn mức, hạn chế cho vay theo dự án đầu tư. Cụ thể, tỷ trọng cho vay từng lần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay DNNVV, cho vay theo hạn mức tín dụng có xu hướng tăng lên qua các năm từ 35,66 % năm 2008 đã lên 39,26% năm 2009. Chi nhánh có vẻ ưu tiên cho những khách hàng xin vay theo từng món vay, từng đối tượng vay cụ thể tại một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh như: vay mua nguyên vật liệu, vay trả lương cho công nhân viên…Cho vay theo phương thức này ngân hàng có thể quản lý dễ dàng hơn, hơn nữa phương thức vay này phù hợp với DNVVN. Ngân hàng đã hạn chế cho vay theo dự án đầu tư, mà chỉ tập trung vào các khoản đã và đang giải ngân hoặc các khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả.
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.
2.4.1 Những thành công đạt được
2.4.1.1 Đối với ngân hàng
Doanh số cho vay
Donh số cho vay đối với DNNVV chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng DS cho vay của toàn chi nhánh trong thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2007 tới nay. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2009 là giai đoạn mà tình hình kinh tế có nhiều biến động gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên số lượng các DNNVV có quan hệ với ngân hàng và DS cho vay đối với DNNVV vẫn có xu hướng tăng. Như vậy có thế thấy rằng chi nhánh Đống Đa đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc duy trì quan hệ với khách hàng vốn có của mình, cung ứng vốn kịp thời cho DN, trong đó chủ yếu là các DN thương mại dịch vụ, xây dựng. Và cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong việc tìm kiếm và mở rộng đối tượng khách hàng là các DNNVV.
Về dịch vụ tư vấn các Doanh nghiệp
Xây dựng lòng tin, tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa DNNVV với NH trong quan hệ vay vốn và dịch vụ. Hầu hết các DNNVV có quan hệ tín dụng với Ngân hàng đều gắn bó lâu dài trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh việc mở rộng thị phần tín dụng, góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng thì sự ra tăng của khách hàng là các DNNVV đã giúp ngân hàng mở rộng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ và phát triển các DN này. Trong đó có các dịch vụ tư vấn tài chính cho các DN, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trả lương qua tài khoản…góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho DN, vừa góp phần thu hồi vốn đúng thời hạn cho ngân hàng. Không chỉ thể hiện qua các kết quả đạt được này, việc mở rộng thị phần tín dụng đối với DNNVV, còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro nhờ đa dạng hóa hoạt động tín dụng.
Hoạt động cho vay đối với DNNVV là một sản phẩm tín dụng bán lẻ, góp phần tăng thị phần cho ngân hàng. Đồng thời nhờ có sự phục vụ tận tình và giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, ngân hàng giữ chân được khách hàng truyền thống và thu hút thêm được khách hàng tiềm năng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng. Đây là hướng đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu chiến lược về dịch vụ của ngân hàng.
Về nợ quá hạn và nợ xấu
Chi nhánh luôn đề ra chỉ tiêu hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu trong tất cả các hoạt động của mình. Có thể thấy rõ những thay đổi trong việc cố gắng giảm thiểu tối đa mức có thể nợ quá hạn của Ngân hàng trong thời gian vừa qua. Năm 2007, tổng nợ xấu của toàn chi nhánh là 697 triệu đồng, sang năm 2008 tổng nợ xấu là 780 triệu đồng, trong đó nợ xấu đối với DNNVV chiếm 32,19%. Sang năm 2009, tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV là 689 triệu đồng . Đây là thưc trạng chung của rất nhiều ngân hàng trong cùng hệ thống không riêng gì chi nhánh Đống Đa. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động không nhỏ tới việc tăng nợ xấu của chi nhánh và do chất lượng quản lý, thẩm định tín dụng của chi nhánh còn nhiều bất cập. Cần phải cải tiến trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng.
2.4.1.2 Đối với DNNVV
Nhờ có chiến lược hỗ trợ và mở rộng tín dụng đối với DNNVV của toàn hệ thống VIB - Đống Đa mà các DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh cũng có được những lợi ích nhất định.
Không những đáp ứng đầy đủ được nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mà còn giúp các DN này đưa ra được kế hoạch tài chính hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, sử dụng nhân lực một cách hợp lý, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, thông qua dịch vụ tư vấn mà ngân hàng cung cấp.
Chi nhánh lại chú trọng cho vay trung dài hạn đối với DNNVV, do đó các DNNVV có khả năng mua sắm tài sản cố định, đổi mới công nghệ thiết bị, tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng vào sản xuất, nhờ đó có được nhiều sản phẩm có chất lượng, và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh còn những hạn chế sau.
2.4.2.1 Hạn chế
● Dư nợ cho vay đối với DNNVV quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Tổng dư nợ của ngân hàng là tương đối cao. Tuy nhiên ngân hàng đã chưa thực sự chú trọng đến các sản phẩm tín dụng bán lẻ, yêu cầu vay vốn đối với các DNNVV còn khá chặt chẽ, hầu hết các DNNVV muốn vay vốn đều phải có TSĐB hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba, trong khi TSĐB là vấn đề mà hầu hết các DNNVV đều khó khăn
Với chủ trương tăng trưởng tín dụng tài trợ thương mại và các dịch vụ cung cấp cho các DN có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Dư nợ cho vay đối với DN lớn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ, điều này khiến cho dư nợ đối với DNNVV giảm xuống chỉ chiếm một phần n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VIB bank chi nhánh Đống Đa.doc