Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước , chúng ta đã đạt được khá niều thành tựu to lớn . Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh té quốc tế , bộ mặt đất nước thay đổi rất nhiều , đời sống nhân dân được cải thiện , uy tín Quốc gia trên chính trường quốc tế được nâng cao . Với thành tựu đó có sự đóng góp một phần nhỏ bé của NHCT Thanh Xuân trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh . Trong đó Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã quan tâm , chú trọng đến việc mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh một cách đúng mức hơn so với trước . Kết quả đó được thể hiện :
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng hoàn thành các mục tiêu đề ra thậm chí còn vượt kế hoạch, cụ thể là:
2.1.2.1. Công tác huy động vốn của NHCT Thanh Xuân.
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều phải có vốn, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với các NHTM thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi vốn không chỉ là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, mà còn là phương tiện và đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn quyết định mô hình hoạt động, uy tín, khả năng thanh toán và khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng.
Trong các loại nguồn vốn thì vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM, nó giữ vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng và là cơ sở cho nghiệp vụ tín dụng tồn tại và phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, trong những năm qua NHCT Thanh Xuân đã luôn chủ động, tích cực quan tâm phát triển công tác huy dộng vốn từ các nguồn sau:
a. Hoạt động tiền gửi dân cư:
Nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân với diện tích rộng và mật độ dân cư đông đúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động tiền gửi của dân cư cho chi nhánh. Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong quận đồng thời thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rôic trong dân, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã phân bố 13 quỹ tiết kiệm rải rác khắp địa bàn quận và các khu vực phụ cận, thông qua các hình thức như: tiền gửi tiết kiện không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu có mục đích trả lãi trước, trả lãi sau
b. Hoạt động tiền gửi của doanh nghiệp:
Thông qua việc mở tài khoản có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, các loại tài khoản tiền gửi khác như thẻ tín dụng, thẻ ATM... ngân hàng đã thực hiện huy động nguồn vốn kinh doanh tạm thời dư thừa của các doanh nghiệp đặc biệt là các tổng côngty lớn như : Tổng Công Ty Dầu Khí, Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, Cục Tần Số, Tổng Công Ty Bảo Hiểm, Công Ty Xuất Khẩu Kỹ Thuật và lao Động...
Trong năm 2004, tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn do các TCTD trên địa bàn như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư... liên tục đưa ra các hình thức huy động vốn trả lãi trước với lãi suất hấp dẫn. Trước bối cảnh đó, Phòng Quản lý tiền gửi dân cư đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Ban Giám Đốc để đưa ra các biện pháp như: mở thêm các loại kỳ hạn tiết kiệm của NHCT Thanh Xuân thông qua đài phát thanh, các phường, quảng cáo bằng tờ rơi, bằng sự phối hợp với hoạt động của Hội Phụ nữ...
Đồng thời ngân hàng thực hiện tốt các chính sách về khách hàng, về lãi suất và phí dịch vụ hấp dẫn để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các TCKT xã hội và dân cư trên địa bàn. Ngoài ra, ngân hàng còn chú trọng hoàn thiện các dịch vụ kiểm ngân, thu hộ, chi hộ cho những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp xuất khẩu nhằm mở rộng thanh toán quốc tế để thu hút tiền gửi ngoại tệ. Do sự đổi mới phong cách giao dịch với thái độ lịch sự, chu đáo và làm tốt công tác tiếp thị nên chi nhánh đã tạo được uy tín đối với khách hàng, không ngừng thu hút thêm nhiều nguồn vốn cho ngân hàng. Mặt khác, để hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền, ngân hàng còn đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống giao dịch thuận tiện, cơ sở vật chất khang trang... . Chính vì thế, trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăngtrưởng đáng kể, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1.2.1 : Tình hình huy động vốn của NHCT Thanh Xuân
( Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
* Tiền gửi tiết kiệm dân cư
- Tiền gửi tiết kiệm VNĐ
+ Không kỳ hạn
+ Có kỳ hạn
-Tiền gửi TK ngoại tệ
+ Không kỳ hạn
+ Có kỳ hạn
* Tiền gửi của DN
- Tiền gửi VNĐ
+ Không kỳ hạn
+ Có kỳ hạn
- Tiền gửi ngoại tệ
+ Không kỳ hạn
+ Có kỳ hạn
* Kỳ phiếu
* Trái phiếu
* Tiền vay của BHXH
668.974
357.061
10.397
346.665
311.913
6.732
305.181
332.430
314.318
194.670
119.648
18.112
2.753
15.359
64.881
42.304
0
60.34
32.21
0.94
31.27
28.14
0.61
27.53
29.99
28.35
17.56
10.79
1.63
0.25
1.39
5.85
3.82
0
759.935
492.262
12.043
480.219
267.673
5.369
262.304
786.425
775.157
362.214
412.943
11.268
5.677
5.591
19.277
77.443
1.140.000
27.30
17.68
0.43
17.25
9.62
0.19
9.42
28.25
27.85
13.01
14.83
0.40
0.20
0.20
0.71
2.78
40.95
804.386
517.702
10.390
507.312
295.233
8.047
287.186
545.400
527.728
259.383
268.345
17.672
7.609
10.063
56.133
71.938
1.425.000
27.92
17.78
0.36
17.42
10.14
0.28
9.86
18.73
18.13
8.91
9.22
0.61
0.26
0.35
1.93
2.47
48.95
Cộng
1.108.588
100
2.783.581
100
2.911.406
100
( * Nguồn : Phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân )
Năm 2002, nguồn vốn huy động của các NHTM gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng nằm trong bối cảnh chung đó, đồng Việt Nam huy động không đủ để đầu tư cho vay, Chi nhánh phải nhận vốn điều hoà từ NHCTVN. Năm 2003, bằng nhiều biện pháp, hình thức tích cực đã khắc phục được tình trạng khó khăn về vốn kinh doanh. Cụ thể Tổng nguồn vốn huy động năm 2003 tăng 32,33% đạt 1.575.638 triệu đồng, tăng 509.353 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 147,6% và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra 119% (Nghị quyết đề ra tổng nguồn vốn đạt tốc độ tăng là 28%). Nộp vốn điều hoà đạt 1.000 tỷ đồng.
Các khoản vốn đi vay trong năm 2004 tăng 285.000 triệu đồng so với năm 2003, đây là nguồn vốn tạo ra lợi nhuận đáng kể cho hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh.
Đây là nguồn vốn có lãi suất và tốc độ tăng vững chức, ổn định nên mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động về sử dụng vốn. Tuy nhiên chi phí trả lãi suất cho các loại tiền gửi này rất cao nên đòi hỏi ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý đồng thời tận dụng những nguồn vốnvới chi phí thấp như tiền gửi của doanh nghiệp... để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nguồn tiền gửi này được chia làm 2 loại:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi trả lãi thấp do nhu cầu gửi vào và rút ra của khách hàng là thường xuyên và ngân hàng không kế hoạch trước được. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp khoảng 1% đối với VND và khoảng 0.5% đối với ngoại tệ.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: đây là nguồn tiền ngân hàng phải trả lãi cao nên số lượng huy động được rất lớn và ngày càng tăng qua các năm: năm 2002 là 651.845 triệu đồng, năm 2003 là 742.523 triệu đồng (tăng 12,21% tương đương với 90.678 triệu đồng), năm 2004 là 794.498 triệu đồng (tăng 51.975 triệu đồng với tỷ lệ tăng 6,54%). Vì đây là nguồn vốn có tính ổn định nên NHCT Thanh Xuân sử dụng nguồn vốn này cho vay trung, dài hạn.
Để đáp ứng nhu cầu vốn rất lớn cho việc đầu tư phát triển kinh tế, cho vay các dự án của Chính phủ... ngân hàng buộc phải tìm kiếm những nguồn vốn khác như: phát hành kỳ phiếu... . Việc phát hành kỳ phiếu ngân hàng cũng có sự biến động qua các năm: năm 2002 do không đủ vốn đầu tư, ngân hàng đã phát hành kỳ phiếu trị giá 64.881 triệu đồng chiếm 5,85% tổng nguồn vốn huy động, năm 2003 do chỉ cần lượng vốn ít ngân hàng phát hành kỳ phiếu trị giá 19.777 triệu đồng chiếm 0,71% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2004 ngân hàng phát hành kỳ phiếu trị giá 56.133 triệu đồng chiếm 1,93% trong tổng nguồn vốn huy động.
Bên cạnh các kênh huy động vốn trực tiếp trong năm 2004, Chi nhánh đã rất quan tâm chỉ đạo sát sao đẩy mạnh các dịch vụ nhằm khơi tăng nguồn vốn như khảo sát mở rộng các địa điểm đặt máy ATM tại công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia (Quảng Ninh), trường đại học ngoại ngữ... Trong năm 2004 phát hành được 800 thẻ ATM, đồng thời với thẻ ATM là thẻ Cashcard cũng được Chi nhánh rất tâm, từ đó làm tăng thêm hình ảnh tốt đẹp của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân nói riêng và hệ thống NHCT Việt Nam nói chung trong tiến trình xây dựng một ngân hàng hiện đại, đa năng, vấn đề này đã được NHCT Việt Nam đánh giá rất cao tại các hội nghị triển khai dịch vụ ngân hàng.
Tóm lại, trong những năm qua, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng nhanh đáp ứng thoả mãn nhu cầu hoạt động đầu tư của ngân hàng. Ngân hàng từ chỗ luôn nhận vốn điều hoà của trung ương Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã quyết tâm phấn đấu và vượt mục tiêu đề ra, trở thành chi nhánh nộp vốn về trung ương trên 1.000 tỷ đồng .
2.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư.
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại , còn sử dụng vốn là hoạt động vừa đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp , các nhà sản xuất , đồng thời vừa đem lại thu nhập , bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng . Cũng như các Ngân hàng khác, hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân là cho vay. Từ đó thu nhập chủ yếu của Ngân hàng này là thu từ lãi cho vay , các khoản thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Bảng 2.1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư
(Đơn vị : Triệu đồng )
Chỉ tiêu Năm
2002
2003
2004
Tổng các khoản đầu tư cho vay
Trong đó :
Cho vay nền kinh tế
Các khoản đầu tư khác
750.649
662.707
87.942
1.034.922
950.684
84.238
1.157.136
1.146.042
11.094
1. Cơ cấu theo hình thức cho vay
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
511.057
151.650
693.090
257.594
624.406
521.636
2. Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Cho vay DNNN
Cho vay ngoài quốc doanh
639.653
23.054
878.189
72.495
1.058.234
87.808
(* Nguồn : Phòng kinh doanh của NHCT Thanh Xuân)
(Biểu đồ : Cơ cấu cho vay qua các năm tại NHCT Thanh Xuân)
Nhìn trên biểu đồ có thể thấy rằng NHCT Thanh Xuân đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình đến nền kinh tế .
Thể hiện :
Tổng dư nợ năm 2003 đạt 950.684 triệu VNĐ tăng so với năm 2002 là 287.977 triệu VNĐ tốc độ tăng 43,45% . Trong đó :
Cho vay ngắn hạn chiếm 27,47%
Cho vay trung , dài hạn chiếm 15,98%
Tổng dư nợ năm 2004 đạt 1.146.042 triệu VNĐ tăng 195.359 triệu VNĐ so với năm 2003 tốc độ tăng 20,55%.
Cho vay ngắn hạn chiếm: – 7,22%
Cho vay trung, dài hạn chiếm: 27,77%
Qua đó cho thấy NHCT Thanh Xuân đã quan tâm nhiều đến các dự án sản xuất kinh doanh khả thi hơn .
Về cho vay đối với các thành phần kinh tế . Trong đó :
Cho vay khu vực kinh tế quốc doanh năm 2003 là 878.189 triệu VNĐ tăng 238.536 triệu VNĐ so với năm 2002 tốc độ tăng 37,29% . Đến 31/12/2004 là 1.058.234 triệu VNĐ tăng 180.045 triệu VNĐ so với năm 2003 tốc độ tăng 20.50%
Cho vay đối với khu vực kinh tế NQD năm 2003 là 72.495 triệu VNĐ tăng so với năm 2002 là 49.441 triệu VNĐ tốc độ tăng là 214,3% . Năm 2004 là 87.808 triệu VNĐ tăng so với năm 2003 là 15.313 triệu VNĐ tốc độ tăng 21.12%.
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh đối ngoại được ngân hàng quan tâm đặc biệt và ngày càng phát triển , doanh số thanh toán năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo chính xác 100% an toàn , chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc gia , thông lệ luật pháp quốc tế liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế . Trong năm 2002, 2003, 2004 hoạt động kinh doanh đối ngoại nảy sinh nhiều thách thức: hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khách hàng trong các lĩnh vực như lắp ráp xe máy, xuất khẩu lương thực gặp không ít khó khăn do chính sách điều hành vĩ mô của Nhà nước... Trong khi đó nguồn ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá các loại ngoại tệ đặc biệt là đô la Mỹ, đồng EURO tăng liên tục, diễn biến phức tạp với mức độ lớn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc NHCT Thanh Xuân đã chỉ đạo phòng kinh doanh đối ngoại xác định phưưong hướng hoạt động “đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, không lấy lãi kinh doanh ngoại tệ làm tiêu chí mà vì hiệu quả chung của chi nhánh, giữ vững củng cố mối quan hệ kinh doanh giữa khách hàng và ngân hàng”.
Kết quả là hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân có những bước chuyển biến mới, lĩnh vực hoạt động trở nên đa dạng hơn trước đây. Nếu như trước đây hoạt động chủ yếu tập trung vào L/C thì hiện nay tập trung vào các loại hình kinh doanh dịch vụ khác như nhờ thu, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, mua bán ngoại tệ... Công tác thanh toán quốc tế đảm bảo 100% chính xác, an toàn, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc gia, thông lệ, luật pháp quốc tế liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2004 thể hiện ở:
+ Doanh số mua bán ngoại tệ 12 tháng đạt 64,4 triệu USD quy đổi tăng so với cùng kỳ năm 2003 : 19,4 triệu USD, tốc độ tăng 43,11%, lãi mua bán ngoại tệ trên 860 triệu đồng.
+ Chuyển tiền nhanh đạt 200 món trị giá 97.000 USD gấp 4 lần năm 2002.
+ Hoạt động kiều hối tăng cả về số lượng và chất lượng, năm 2003 đã nhận và thanh toán 379 món trị giá 1.429.000 USD tăng 50% so với năm 2002. Việc chi trả kiều hối chính xác, an toàn, thanh toán Western Union cũng đã đi vào ổn định đến 31/12/2004 số tiền chi trả kiều hối và Western Union là 1.215.000 USD quy đổi bằng 85% năm 2003.
+ Thanh toán quốc tế 100% giao dịch an toàn, chính xác, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật quốc gia, thông lệ, luật pháp quốc tế.
+ Về tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu: phát hành 39 L/C nhạp khẩu giá trị 11.283.095 USD quy đổi bằng 128% năm 2003. Thông báo 12 L/C giá trị 2.424.908 USD bằng 204% năm 2003.
Đặc biệt nghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế cũng đã được quan tâm đúng mức, khởi đầu cho việc hoạt động dịch vụ mới, duy trì tốt hoạt động tại các điểm chấp nhận thẻ, nhất là tại Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia, doanh số thanh toán 12 tháng năm 2004 đạt 590.472 USD.
Ngân hàng đang hoà nhập với quốc tế và niềm tin của khách hàng dành cho ngân hàng đang ngày càng cao. Điều này được thể hiện qua các dịch vụ của ngân hàng đang tăng dần, các phương thức thanh toán quốc tế khác làm tăng thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Công tác thanh toán quốc tế của chi nhánh không ngừng được nâng cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên tư vấn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh, lịch sự.
2.1.2.4. Hoạt động thanh toán và dịch vụ ngân hàng.
Doanh số thanh toán bằng tiền mặt trong Chi nhánh NHCT Thanh Xuân năm 2004 so với năm 2003 có giảm chút ít cụ thể : Số món thanh toán trong năm 2003 là 21.372 trị giá 3.577.986 triệu đồng ; năm 2004 là 23.698 trị giá 3.477.357 triệu đồng.
Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt năm 2003 : Séc chuyển khoản đạt 11.085 món trị giá 63.867 triệu đồng ; Séc bảo chi đạt 522 món trị giá 73.695 triệu đồng ; Uỷ nhiệm thu đạt 1.326 món trị giá 5.565 triệu đồng ; Uỷ nhiệm chi đạt 2.418 món trị giá 6.641.314 triệu đồng ; Các thanh toán khác đạt 23.192 món trị giá 5.563.244 triệu đồng . Năm 2004 : Séc chuyển khoản đạt 758 món trị giá 55.788 triệu đồng ; Séc bảo chi đạt 444 món trị giá 65.712 triệu đồng ; Uỷ nhiệm thu đạt 1.508 trị giá 5.872 triệu đồng ; Uỷ nhiệm chi đạt 26.815 trị giá 8.758.464 triệu đồng ; thanh toán khác đạt 4.284 trị giá 7.126.740.
Đặc biệt là từ năm 2002 NHCT Thanh Xuân đã thực hiện thanh toán qua máy rút tiền tự động ATM , thanh toán liên ngân hàng đảm bảo kịp thời, an toàn chính xác .
Bảng 2.1.2.4 Hoạt động thanh toán và dịch vụ ngân hàng
( Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Thanh toán bằng tiền
21.372
3.577.986
23.698
3.477.357
Thanh toán không
không dùng tiền mặt
Trong đó:
Séc chuyển khoản
Séc bảo chi
Uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm chi
Thanh toán khác
38.543
11.085
522
1.326
2.418
23.192
12.347.685
63.867
73.695
5.565
6.641.314
5.563.244
33.809
758
444
1.508
6.815
4.284
16.039.576
55.788
65.712
5.872
8.785.464
7.126.740
(* Nguồn : Số liệu này lấy từ Phòng tổng hợp tiếp thị )
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân.
2.2.1. Tình hình dư nợ qua các năm
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước , nền kinh tế nước ta đã có những chuyển dịch tích cực , tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định , đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện . Trên đà phát triển nói chung có khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả về số lượng công ty , doanh nghiệp , cá thể tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh , dịch vụ làm cho môi trường hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú , sôi động hơn trong nền kinh tế . Qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh tiền tệ tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân thấy chủ yếu Chi nhánh đầu tư và quan tâm nhiều đến khu vực kinh tế quốc doanh . Cụ thể:
Bảng 2.2.1. Dư nợ cho vay các năm
( Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2002
2003
2004
Dư nợ nền kinh tế
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
662.707
511.057
151.650
950.684
693.090
257.594
1.146.042
624.406
521.636
Cho vay quốc doanh
%/ Tổng dư nợ
639.653
96,52%
878.189
92,37%
1.058.234
92,33%
Cho vay ngoài quốc doanh
- %/ Tổng dư nợ
23.054
3,48%
72.495
7,63%
87.808
7,67%
Tỷ lệ nợ quá hạn( % )
0,026%
0%
0%
(* Số liệu lấy từ báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT)
Biểu đồ : Dư nợ cho vay qua các năm tại NHCT Thanh Xuân
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ có tăng trưởng nhưng không ổn định, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng . Dư nợ ngoài quốc doanh đạt 3,84%/tổng dư nợ năm 2002. Năm 2003 dư nợ ngoài quốc doanh là 72.495 triệu VNĐ đạt 7,63%/ tổng dư nợ , tăng 3,79% so với năm 2002 . Trong các năm dư nợ ngoài quốc doanh về số tuyệt đối tuy có tăng lên nhưng nếu đem so với khu vực quốc doanh thì số dư nợ cho vay ngoài quốc doanh vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ , năm 2002 chiếm 3,84% ; năm 2003 chiếm 7.63%. Năm 2004 dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là 87.808 triệu VNĐ đạt 7,67%/tổng dư nợ so với năm 2003 . Năm 2004 tuy dư nợ cho vay cao hơn so với năm 2003 nhưng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh .
Chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân là rất tốt , năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ là 0.026% (giảm 0.264% so với năm 2001) . Năm 2003 tỷ lệ quá hạn là 0% (giảm 0.026% so với năm 2002) , điều đó cho thấy chất lượng đồng vốn vay đã được bảo toàn và sinh lợi cho Ngân hàng .
Khách hàng vay vốn hầu như đã cố gắng trả nợ cho Ngân hàng . Do đó nợ quá hạn đã không còn trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng và đến cuối 31/12/2004 Ngân hàng tiếp tục đạt tỷ lệ nợ quá hạn ở mức con số 0% .Qua đó cho thấy NHCT Thanh Xuân là một trong số rất ít Chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam không có nợ quá hạn.
Đạt được kết quả trên là do Chi nhánh đã tập trung giải quyết , xử lý nợ quá hạn và các DN cũng chủ động tích cực trả nợ cho Ngân hàng .
2.2.2. Tình hình cho vay, thu nợ kinh tế ngoài quốc doanh qua các năm tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
Bảng 2.2.2 : Tình hình cho vay, thu nợ kinh tế NQD qua các năm
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2002
2003
2004
1. Doanh số cho vay
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung, dài hạn
24.568
24.568
0
90.012
50.646
40.366
122.757
93.391
29.366
2. Doanh số thu nợ
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
18.096
17.080
1.016
41.608
40.592
1.016
86.002
78.077
7.925
3. Tổng dư nợ
- Ngắn hạn
- Trung , dài hạn
23.054
19.280
3.774
72.495
29.335
43.160
87.808
44.648
43.160
4. Thu nợ/ cho vay (%)
73,65%
46.22%
70%
(*Nguồn: Phòng kinh doanh của NHCT)
Biểu đồ : Doanh số cho vay đối với kinh tế NQD tại NHCT Thanh Xuân
Biểu đồ : Doanh số thu nợ đối với kinh tế NQD tại NHCT Thanh Xuân
Nhìn vào biểu đồ doanh số cho vay của NHCT Thanh Xuân đối với kinh tế NQD :
Năm 2003 doanh số cho vay ngoài quốc doanh đạt 90.012 triệu VNĐ tăng so với năm 2002 là 67.444 triệu VNĐ tốc độ tăng đạt 274,5%. Trong đó
Cho vay ngắn hạn tăng 26.078 trệu VNĐ tốc độ tăng là 106,1%
Cho vay trung, dài hạn tăng 40.366 triệu VNĐ tốc độ tăng là 168.4%
So sánh tốc độ tăng giữa ngắn hạn và trung ,dài hạn . Qua đó thấy rằng Ngân hàng đã có sự tin tưởng vào các dự án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp NQD , đặc biệt là các dự án có thời hạn dài.
Năm 2004 doanh số cho vay đạt 122.757 triệu VNĐ tăng so với năm 2003 là 32.745 triệu VNĐ , tốc độ tăng là 36,38% . Trong đó :
Cho vay ngắn hạn tăng 42.745 triệu đồng , tốc độ tăng là 47.49% .
Cho vay trung, dài hạn giảm 11.000 triệu VNĐ , tốc độ tăng là - 11,11% .
Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với kinh tế NQD trong năm qua (2002-2004) : Doanh số cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn của Ngân hàng là chưa tương xứng , cân đối với tiềm năng to lớn của kinh tế NQD . một Vấn đề đó là doanh số thu nợ , năm 2003 doanh số thu nợ của Ngân hàng là 41.608 triệu VNĐ so với doanh số cho vay là 90.012 triệu VNĐ . Năm 2004 doanh số thu nợ là 86.002 triệu VNĐ so với doanh số cho vay 122.757 triệu VNĐ . Có thể là do kinh tế NQD đã ra hạn nợ , nhưng nó thể hiện là Ngân hàng vẫn chưa thực sự tin tưởng đối với khu vực kinh tế này.
Việc Ngân hàng Công thương Thanh Xuân đã quan tâm tới việc tăng doanh số cho vay, thu nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh về cho vay ngắn hạn và trung- dài hạn là tín hiệu đáng mừng .
2.2.3. Đánh giá chung về tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh ở NHCT Thanh Xuân.
2.2.3.1. Các kết quả đạt được.
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước , chúng ta đã đạt được khá niều thành tựu to lớn . Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh té quốc tế , bộ mặt đất nước thay đổi rất nhiều , đời sống nhân dân được cải thiện , uy tín Quốc gia trên chính trường quốc tế được nâng cao . Với thành tựu đó có sự đóng góp một phần nhỏ bé của NHCT Thanh Xuân trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh . Trong đó Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã quan tâm , chú trọng đến việc mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh một cách đúng mức hơn so với trước . Kết quả đó được thể hiện :
* Số lượng khách hàng được Ngân hàng đầu tư và cho vay tăng :
Năm 2002 có 102 đơn vị , năm 2003 có 157 đơn vị , năm 2004 có 200 đơn vị .
* Doanh số cho vay năm 2002 đạt 24.568 triệu VNĐ , năm 2003 đạt 90.012 triệu VNĐ , năm 2004 đạt 122.757 triệu VNĐ. Trong đó cho vay trung – dài hạn năm 2002 là 0 , năm 2003 đạt 40.366 triệu VNĐ , năm 2004 đạt 29.366 triệu VNĐ .
Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã cho vay nhiều công ty TNHH , công ty tư nhân , cá thể vay vốn để sản xuất kinh doanh . Có nhiều dự án, phương án đạt kết quả tốt góp phần tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động , đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Ngân hàng luôn tích cực tìm hiểu các dự án , giúp nhiều cơ sơ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt .
Ngân hàng luôn tích cực đôn đốc công tác thu nợ các món vay phát sinh từ nhiều năm trước và về cơ bản đã hoàn thành , tính đến đầu năm 2005 không còn một món nợ khó đòi nào .
Với khẩu hiệu “ Khách đến với Chi nhánh NHCT Thanh Xuân bằng thái độ phục vụ ân cần chu đáo lịch sự “ , với phương châm “Vì sự thành đạt của mọi người , mọi nhà, mọi doanh nghiệp “. Lượng khách đến giao dịch mỗi ngày một tăng nhanh và bằng thái độ rất tin tưởng , trong đó có không ít các khách hàng vẫn giao dịch với các khách hàng khác nay chuyển về giao dịch với NHCT Thanh Xuân .
Về lợi nhuận kinh doanh các năm liên tục tăng trưởng ; năm 2002 lợi nhuận đạt 10,818 triệu VNĐ ; năm 2003 lợi nhuận là 20,140 triệu VNĐ và năm 2004 lợi nhuận đạt 40,439 triệu VNĐ . Lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng đều vững chắc qua các năm , điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng làm ăn có hiệu quả . Đó cũng là một điều kiện để củng cố mở rộng quy mô kinh doanh của Ngân hàng , là sự khuyến khích động viên tinh thần lao động sáng tạo của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh NHCT Thanh Xuân .
Bảng 2.2.3.1 Tình hình kết quả tài chính của NHCT Thanh Xuân
( Đơn vị : Triệu đồng)
Năm
Diễn giải
2002
2003
2004
Tổng thu
Tổng chi
Lợi nhuận
67.443
56.625
10.818
145.519
125.379
20.140
214.273
173.834
40.439
( Nguồn : Số liệu phòng kinh doanh )
2.2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân .
Việc Chi nhánh NHCT Thanh Xuân mở rộng đầu tư và cho vay khu vực kinh tế NQD chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu của khu vực kinh tế này thể hiện : doanh số cho vay năm 2004 cao nhất là 122.757 triệu VNĐ chưa tương xứng với tiềm năng , cơ cấu dư nợ giữa DNNN với các DN ngoài quốc doanh còn quá chênh lệch 87.808 triệu VNĐ/1.058.234 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 7,67%. Tỷ trọng cho vay thấp, năm 2003 trong khi kinh tế quốc doanh là 92,37%/Tổng dư nợ thì kinh tế NQD chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 7,63%/Tổng dư nợ .
Doanh nghiệp NQD vẫn gặp khó khăn về giấy tờ tài sản thế chấp . Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN NQD còn thấp do vậy mà ngân hàng vẫn chưa có niềm tin lắm vào dự án SXKD của các DN này.
Nguyên nhân chủ quan :
Đây là các nguyên nhân xuất phát từ phía Ngân hàng, qua tìm hiểu em thấy có một số nguyên nhân chính sau :
Hoạt động Marketing của Ngân hàng còn hạn chế có thể do mới được t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34205.doc