Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Do mới thành lập nên quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu,chưa thực hiện đi trước một bước và chưa tương xứng với một ngân hàng có quy mô hoạt động lớn,các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, tức thời, mang tính thủ công.

Nguồn thông tin,đặc biệt thông tin dự báo dài hạn vĩ mô về định hướng phát triển kinh tế theo nghành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời, thiếu cơ sở khi xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính trung và dài hạn.

Mạng lưới kinh doanh vẫn mỏng, tâp trung chủ yếu tại chi nhánh nên chưa khai thác hết lợi thế vầ khả năng huy động vốn, chưa có điều kiện để mở rộng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lại nguồn thu, khách hàng sử dụng nguồn thu đó để trả nợ cho ngân hàng, nếu dự án hoạt động không có hiệu quả thì khách phải lấy tài sản của họ trả nợ thay hay đi vay để trả nợ. Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay đồng thời nó cũng là mối ràng buộc đối với khách hàng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn vay vì nếu thua lỗ họ sẽ mất tài sản thế chấp. 1.2.4.3. Các nhân tố khách quan khác. Bên cạnh những nhân tố thuộc về phía ngân hàng và khách hàng thì còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay trung và dài hạn. a. Đường lối chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước va chính quyền địa phương: Đặc trưng cơ bản của hệ thống cho vay là do tính chất và cơ cấu quản lý kinh tế quyết định do đó môt khoản cho vay trung và dài hạn được đầu tư phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, của Nhà nước và địa phương sẽ có sự an toàn và hiệu quả hơn. Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy mô và khối lượng đầu tư tín dụng. Nếu đầu tư tín dụng vượt quá khối lượng cần thiết, không phù hợp với mức độ phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay. Nhiều ngân hàng thương mại do nóng vội mở rộng đầu tư nâng cao dư nợ, đẩy nhanh tỉ lệ tăng trưởng cho vay vượt quá nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn nên đã phải trả giá cho sự nóng vội này. b. Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế dù có thay đổi theo chiều hướng nào cũng sẽ tác động tới chất lượng cho vay của ngân hàng. Khi nền kinh tế hưng thịnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh và đạt lợi nhuận cao, trên cơ sở doanh nghiệp sẽ hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng sẽ làm sản xuất ngưng trệ, các doanh nghiệp không bán được hàng, nguy cơ thua lỗ là rất lớn, khi doanh nghiệp đã làm ăn thua lỗ thì sẽ không có tiền trả lại cho ngân hàng. Không chỉ môi trường kinh tế trong nước thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cho vay mà môi trường kinh tế thế giới thay đổi cũng tác động tới chất lượng cho vay, ví dụ như với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động trạng thái kinh tế của nước bạn hàng cũng sẽ tác động tới tỉ giá hối đoái, điều này có thể dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp xuât nhập khẩu gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng tới việc trả nợ cho ngân hàng. c. Môi trường pháp lý: Môi trương pháp lý trong nước cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay gắn chặt với các quy định về pháp lý, tất cả các cá nhân, tổ chức kinh tế phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để họat động. Thực tế ở Việt nam cho thấy đất nước đang trong đà chuyển đổi nền kinh tế do đó chưa có những quy hoạch cụ thể, ổn định lâu dài ở tầm vĩ mô, từ đó có những văn bản vừa mới ra đời đã lại thay đổi. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vừa mới lắp đặt xong thiết bị khai thác, khi bước vào sản xuất thì sản phẩm không tiêu thụ được do Nhà nước có chủ trương cấm sản xuất hoặc hạn chế, một số mặt hàng lại không đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dẫn tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không diễn ra theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn của doanh nghiệp và công tác trả nợ cho ngân hàng. Vì thế trong nền kinh tế thi trường đầy sôi động thì một hệ thống pháp luật ổn định, chặt chẽ, nghiêm minh là điều kiện dảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh thuận lợi, sự ổn định, chặt chẽ nghiêm minh của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh đồng thời buộc mọi người vay vốn phải có ý thức trong sản xuất kinh doanh và hoàn trả vốn cho ngân hàng. Chương 2 Chất lượng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô- Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh Đông Đô: 2.1.1. Lịch sử Chi nhánh Đông Đô - NHĐT&PTVN: Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập từ năm 1957, đến nay đã có 48 năm xây dựng, trưởng thành, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Ngay từ khi được thành lập, với vai trò là ngân hàng chuyên ngành phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng: cho vay vốn lưu động thi công xây lắp, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng; thanh toán (chuyển khoản và tiền mặt) trong xây dựng cơ bản để chuyển tải toàn bộ vốn Ngân sách nhà nước dành cho xây dựng cơ bản, hình thành nên cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trong từng thời kỳ cách mạng của dân tộc. Chi nhánh NHĐT & PT Đông Đô là chi nhánh cấp I của NHĐT & PT Việt Nam. Chi nhánh được thành lập theo quyết định số 191/QĐ-HĐQT ngày 5/7/2004 của chủ tịch HĐQT NHĐT & PT Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại 14 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, khai trương hoạt động từ ngày 1/8/2004. Năm 2004 là năm khởi đầu ghi nhận sự hoạt động của chi nhánh NHĐT & PT Đông Đô. Là một chi nhánh được tách ra từ SGD, ngay từ buổi đầu thành lập, chi nhánh đã có một nền tảng tương đối tốt không chỉ từ bên trong nội lực bản thân chi nhánh: cán bộ có trình độ học vấn tương đối đồng đều, có sự hăng hái nhiệt tình cao của tuổi trẻ, sự đoàn kết gắn bó phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ chi nhánh, mà còn có những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh: nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của Thủ đô, địa bàn hoạt động nhiều tiềm năng phát triển, xung quanh trung tâm 14 Láng Hạ có nhiều doanh nghiệp nên thuận tiện trong việc phát triển khách hàng mới…Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thời gian hoạt động của cán bộ chưa nhiều, mạng lưới khách hàng còn mỏng… Với sự cố gắng, đoàn kết của tập thể cán bộ, sau 5 tháng đi vào hoạt động, chi nhánh NHĐT & PT Đông Đô đã đạt được nhiều kết quả khả quan. 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn: 2.1.2.1. Thuận lợi Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với tốc độ cao, môi trường kinh tế, xã hội, chính trị ổn định, các chương trình kinh tế trọng điểm các dự án lớn được triển khai mạnh và phát huy hiệu quả - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo NHĐT&PT VN và ban giám đốc Chi nhánh, đặc biệt trong thời gian triển khai dự án HĐH - Thứ ba, Chi nhánh là đơn vị được áp dụng những chương trình, hê thông phần mềm hiện đại nhất. - Thứ tư, Chi nhánh đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9000 – 2000, đồng thời dự án hiện đại hóa Ngân hàng đã đi vào hoạt động và sự tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ và nề nếp lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của Chi nhánh. 2.1.2.2. Khó khăn - Tình hình chính trị kinh tế thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi.Xung đột chiến tranh tại nhiều điểm nóng trên thế giới, có sự phát triển không ổn định của một số nền kinh tế lớn trên thế giới - Nền kinh tế trong nước tuy có sự tăng trưởng phát triển nhưng phải chịu không it những trở ngại do thiên tai dịch bệnh - Tiềm lực vốn của nền kinh tế hạn chế, quá trình cải cách các doanh nghiệp còn chậm. Thêm vào đó là độ cạnh tranh hoạt động Ngân hàng ngày càng gay gắt, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận càng ít và khoảng chênh lệch thu chi tính trên một đồng vốn ngày càng bị thu hẹp. - Là một chi nhánh mới được thành lập, số lượng khách hàng còn ít, đồng thời lại diễn ra trong thời điểm gần cuối năm.Do đó những trở ngại ban đầu của Chi nhánh mới cộng với khối lượng công việc lớn dồn vào cùng một thời điểm là những khó khăn không nhỏ phải đối mặt và vượt qua. 2.1.3. Hoạt động tín dụng Kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2004, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô được khai trương và đi vào hoạt động, sau 5 tháng chi nhánh đã đạt được một số kết quả kinh doanh như sau: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/07/2004 31/12/2004 Tổng tài sản 755.597 1.000.000 Huy động vốn 729.471 800.000 Tín dụng 26.361 400.000 Thu dịch vụ 174 800 Dư nợ tín dụng hết năm 2004 ước đạt 400 tỷ đồng, tăng 35 tỷ, tăng 9,5% so với năm 2003, đạt 80% kế hoạch (500 tỷ). Dư nợ nhận bàn giao từ SGD là 205 tỷ VND và 3 triệu USD. Doanh số cho vay năm 2004 là 160 tỷ và thu nợ 100 tỷ . Trong đó: Hoạt động tín dụng tại chi nhánh bước đầu mới chủ yếu phát triển được ở cho vay VND. Dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 70% tổng dư nợ. Tín dụng ngoại tệ phát triển chưa cao, chưa sử dụng được nhiều nguồn ngoại tệ huy động được, nhất là ngoại tệ khác USD. Khách hàng chủ yếu là các DNNQD, dư nợ cũng chủ yếu tập trung ở các khách hàng này. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước chưa có nhiều. Công tác cho vay thu nợ được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định hiện hành của NHNN và NHĐT & PTVN. Do chi nhánh mới thành lập hoạt động tín dụng chưa phát sinh nhiều, không có NQH, không có nợ xấu. Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đang thực hiện chuyển dịch theo đúng định hướng của ngành: tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn, cho vay ngoài quốc doanh và tăng cường tối đa tài sản đảm bảo. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô - NHĐT&PTVN: 2.2.1. Phân tích cơ cấu cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Số khách hàng Dư nợ (tỷ. đồng) Tỉ trọng % CV TDH với DNNN 5  20  17 % CV TDH với DNNQD 10  100  83%  Thực hiện chính sách đa năng tổng hợp trong kinh doanh, không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là hình thức cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh đã mở rộng đối tượng phục vụ của mình gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, ngoài quốc doanh. Trong tổng dư nợ cho vay, Chi nhánh tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài quốc danh. Đến 31/12/2004, tỉ trọng cho vay với doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 17%, tương ứng với 20 tỷ. Khách hàng vay vốn trung và dài hạn là các DNNN cũng gia tăng nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ. Như vậy quy mô cho vay KTNQD là rất lớn chiếm 83% tổng cho vay trung và dài hạn đạt 100 tỷ, điều này thể hiện đặc trưng riêng của NHĐT&PTVN cũng như đặc trưng của Chi nhánh. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh với số lượng ngày càng tăng, trong đó có một số lượng lớn khách hàng truyền thống uy tín như:Các đơn vị thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông Sông đà, Tổng công xây dựng CNVN ... Nguyên nhân sự vượt trội của các khách hàng là DNNQD có thể nêu ở một vài điểm sau: Thứ nhất, do truyền thống của NHĐT&PTVN nói chung và của Chi nhánh nói riêng có những lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm, khách hàng, ưu đãi của NH ... về các khoản cho vay trung và dài hạn với DNNQD nên Chi nhánh không ngừng phát huy những lợi thế này, tăng cường mối quan hệ tín dụng với những khách hàng uy tín và mở rộng thêm nhiều khách hàng mới. Chi nhánh đã có những chính sách ưu đãi với các DNNQD về lãi suất, thời gian trả nợ, thế chấp ... Thứ hai, các DNNQD ngày càng phát triển do được mở rộng quyền và thích nghi với nền kinh tế mới. Các DNNQD lớn thường nhận được nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài, có điều kiện cải tiến công nghệ, tạo nên ưu thế cạnh tranh, như vậy có nhu cầu và điều kiện vay vốn ngân hàng. Thứ ba, nghị quyết Trung ương Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay là đi theo nền kinh tế mở, định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nên thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh. Thư tư, khi bước sang nền kinh tế mở, các DNNQD tuy có gặp một số những khó khăn nhưng dần dần từng bước đã đi vào ổn định và làm ăn có hiệu quả và mở rộng sản xuất. Ngoài ra Chính phủ cũng có một số chính sách ưu đãi với thành phần KTQD nên các DNNQD có ưu thế hơn trong vay vốn của Chi nhánh. Như vậy, cũng như tình hình chung của toàn ngành và tình hình chung của các ngân hàng thương mại quốc doanh, cơ cấu cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh lệch hẳn về các DNNQD. Chi nhánh ngày càng phát huy lợi thế riêng của mình, có những chính sách cho vay ưu đãi, chính sách khách hàng phù hợp tăng cường mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với các DNNQD. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng không xem nhẹ các thành phần kinh tế nhà nước và coi đó là thị trường tiềm năng, an toàn nhằm đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay trung và dài hạn với các DNNN vẫn tăng khá quan trong. 2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô: 2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn Các khoản nợ quá hạn đã được gia hạn nhiều lần, nợ khó đòi vẫn có thể là các khoản nợ có khả năng thu hồi cho nên ngân hàng đề ra chỉ tiêu hoạt động kinh doanh không có nợ quá hạn. Do cho vay trung và dài hạn có thời gian vay vốn dài ( trung hạn từ 1 – 5 năm; dài hạn > 5 năm ) nên hoạt động cho vay trung và dài hạn mang rất nhiều rủi ro. Vì là một Chi nhánh mới thành lập cho đến nay được 8 tháng , chưa có nợ quá hạn. Nên chưa đánh giá được chỉ tiêu nợ quá hạn. 2.2.2.2. Vòng quay vốn trung và dài hạn Tuy dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại nhỏ hơn so với tín dụng trung và dài hạn nhưng vòng quay vốn của nó lại lớn hơn. Có thể nói, đồng vốn đầu tư cho dự án tín dụng thương mại có khả năng thu hồi vốn, quay vòng nhanh hơn, có khả năng đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho Chi nhánh. Còn tín dụng ngắn hạn có vòng quay thấp, dư nợ lớn có nghĩa là một lượng vốn lớn ứ đọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh .Trong thời gian qua Chi nhánh đã tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thương mại trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn từ 65% so với chỉ tiêu là 55% tổng dư nợ cho vay. 2.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng nhìn từ phía khách hàng: Hầu hết các dự án do Chi nhánh cho vay vốn trung và dài hạn đều góp phần làm cho hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng và làm ăn có hiệu quả . Các chỉ tiêu như lợi nhuận, lao động, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp đều tăng. Các khoản tín dụng trung và dài hạn đầu tư vào các dự án, dự án mở rộng nâng cấp, do vậy không chỉ làm lợi cho doanh nghiệp về mặt lợi nhuận mà còn góp phần mở rộng, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp, và cả nền kinh tế nói chung. Những dự án như dự án đồng tài trợ công ty xây dựng SôngĐà …được triển khai có hiệu quả, chất lượng phục vụ của công ty tốt hơn, khách hàng của công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên không phải không có những doanh nghiệp có nợ quá hạn,nợ khó đòi, không có khả năng thanh toán nhưng do chi nhánh mới thành lập nên cũng chưa xảy ra trường hợp nợ quá hạn. Nói chung, quan niệm đánh giá về chất lượng tín dụng của ngân hàng và doanh nghiệp là hoàn toàn cùng chiều, không hề có sự đối nghịch. Do tính chất hoạt động khác nhau,với doanh nghiệp hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ một cách trực tiếp, với ngân hàng là cung cấp dịch vụ nên cách nhìn nhận một vấn đề là khác nhau. Nhưng cuối cùng, một khoản tín dụng có chất lượng tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, nói rộng ra là mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Do vậy, cả hai bên đều phải hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để tạo ra những khoản tín dụng chất lượng cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế xã hội, và vào sự phát triển bền vững của đất nước. 2.2.3. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô: 2.2.3.1. Những nhân tố thuộc tích cực: Nền kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từng bước thích nghi hơn với biến động của cơ chế thị trường trong nước và quốc tế. Uy tín của Ngân hàng ĐT&PTVN ngày càng được khẳng định và nâng cao cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Tiến độ cơ cấu lại ngân hàng, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng đã được Chính phủ phê duyệt và cho triển khai thực hiện. Ngân hàng từng bước đổi mới điều hành các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng tiếp tục được hoàn thiện, công nghiệp hoá hiện đại hoá ngân hàng. Hiệp hội ngân hàng đã bước đầu thể hiện vai trò của mình thông qua việc hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng trong toàn quốc cũng như trên địa bàn. Là đơn vị mới được tách ra từ SGD1 – NHĐT&PTVN luôn được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của ban lãnh đạo NHĐT&PTVN và các phòng ban chức năng. Khách hàng của Chi nhánh đa dạng, nhiều tiềm năng và không ngưng tăng trưởng, đặc biệt tập trung nhiều tổng công ty có doanh số hoạt động lớn tại Chi nhánh . 2.2.3.2. Những nhân tố tiêu cực: a. Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng: Do mới thành lập nên quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu,chưa thực hiện đi trước một bước và chưa tương xứng với một ngân hàng có quy mô hoạt động lớn,các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, tức thời, mang tính thủ công. Nguồn thông tin,đặc biệt thông tin dự báo dài hạn vĩ mô về định hướng phát triển kinh tế theo nghành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời, thiếu cơ sở khi xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính trung và dài hạn. Mạng lưới kinh doanh vẫn mỏng, tâp trung chủ yếu tại chi nhánh nên chưa khai thác hết lợi thế vầ khả năng huy động vốn, chưa có điều kiện để mở rộng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Trình độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế ,sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. b. Những nhân tố khách quan: Tình trạng yếu kém của các doanh nghiệp trong nước cả về nguồn vốn, lao động, công nghệ và năng lực quản lý, sản phẩm kém sức cạnh tranh; quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm, các cơ chế chính sách chưa thể hoàn thiện trong thời gian ngắn. Cơ cấu sản xuất trong từng nghành, từng lĩnh vực chưa chuyển biến kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Kinh tế thế giới diễn biến không thuận lợi và phức tạp; những khó khăn có thể kéo dài và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tăng trưởng kinh tế của nước ta. Môi trường pháp lý cho hoạt đông của ngân hành mặc dù đã được tháo gỡ nhưng nhiều khâu thiếu đồng bộ chưa nhất quán, làm cho nhận thức trong việc chấp hành chế độ, luật pháp cũng chưa thật rõ ràng chuẩn mực nhất là trong vấn đề thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp, cho vay đối với khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng. Sức ép cạnh tranh dặc biệt từ các ngân hàng thương mại quốc doanh,ngân nàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh là rất lớn. Diễn biến lãi suất phức tạp khó lường trước được và không thuận lợi cho hoạt động của nhân hàng. chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh đông đô - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 3.1. Phương hướng phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh Đông đô trong thời gian tới: 3.1.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2005 của Chi nhánh Đông đô : Năm 2004, mặc dù có gặp một số khó khăn nhưng Sở giao dịch đã đạt được kết quả kinh doanh khá khả quan. Nhận định được những thuận lợi và khó khăn của năm 2005, cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam, Chi nhánh đã xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh năm 2005 như sau: Các mục tiêu kinh doanh chủ yếu: Huy động vốn bình quân: 1.000 tỷ VND Dư nợ tín dụng 31/12/2005: 900 - Chênh lệch thu chi 15 - Thị phần huy động trên địa bàn 7,5 % - Phương hướng: Từ những mục tiêu trên đây, chi nhánh hình thành các phương hướng là: - Lành mạch hoá và nâng cao năng lực tài chính: Xây dựng phương án nâng cao chất lượng tín dụng. Xây dựng kế hoạch tài chính lành mạnh gắn với thực hiện hạch toán kế toán đầy đủ theo nguyên tắc tự trang trải và cẩn trọng; nâng cao hiệu quả kinh doanh; cơ cấu lại nguồn thu và thực hiện tiết kiệm chi phí, bảo đảm đủ trang trải chi phí, trích dự phòng rủi ro; quản lý chi tiêu theo định mức. - Cải thiện cơ cấu tài sản nợ có: Tiếp tục phát huy nỗ lực như năm trước, duy trì tăng trưởng nguồn vốn ở mức cao và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Vận dụng các cơ chế hiện hành tổ chức điều hành nguồn vốn linh hoạt, phấn đấu dần dần điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ – Có phù hợp nhằm hạn chế rủi ro về cơ cấu loại tiền, lãi suất đối với hoạt động ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Dịch vụ và công nghệ ngân hàng: Tuân thủ và làm theo quy trình ISO do NHĐT&PTTW ban hành trong lĩnh vực CNTT. Trang bị thêm các máy chủ loại lớn với tốc độ xử lý cao phục vụ mảng dịch vụ cho khách hàng như Homebanking, Phonebanking, Internetbanking nhằm mở rộng hơn nữa các dịch vụ ngân hàng, tăng thêm hiệu quả sử dụng ATM. Có kế hoạch tiến độ từng bước thực hiện hạch toán phân tán đối với các nghiệp vụ cho vay, điều hành nguồn vốn nhằm tăng nhanh tốc độ phục vụ khách hàng nhất là tốc độ thanh toán và tăng cường khả năng kiểm soát kế toán. Đặc biệt chú trọng tăng cường khả năng tự xây dựng các chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ các mặt nghiệp vụ, phục vụ các công tác điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Công tác tổ chức đào tạo cán bộ: Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, mời các chuyên gia trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, ngân hàng tài chính nói chuyện. Chú trọng hình thức tập huấn nghiệp vụ đối với các cơ chế, chế độ, hướng dẫn mới hoặc các chiến dịch hoạt động mới. Phát động phong trào nghiên cứu khoa học sâu rộng trong toàn thể cán bộ Chi nhánh, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở chế độ hiện hành, xây dựng chính sách nghiên cứu khoa học để khuyến khích mọi người tích cực tham gia nghiên cứu, nâng cao trình độ nghiệp vụ. 3.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh: Nằm trong kế hoạch phát triển kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới, phương hướng phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn được Chi nhánh cụ thể hoá và phấn đấu thực hiện. Trước hết, Chi nhánh sẽ lựa chọn những dự án phù hợp với chiến lực phát triển đất nước trong thời gian tới theo các ngành kinh tế, các vùng và kế hoạch phát triển tổng thể của từng doanh nghiệp. Khi xét duyệt dự án, Chi nhánh luôn lấy tiêu chuẩn hiệu quả và tính khả thi của dự án là tiêu chuẩn hàng đầu. Duy trì thường xuyên công tác tổ chức đánh giá phân loại khách hàng theo định kì ( trên cơ sở các thông tin có chọn lọc ). Từ đó xây dựng giới hạn cho vay và hạn mức tín dụng cho từng khách hàng, có chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cấu khách hàng để có thể gia tăng số dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, đồng thời tăng doanh số giao dịch. Mở rộng cho vay sang các lĩnh vực khác và các thành phần kinh tế như công ty cổ phần, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thí điểm lựa chọn một số công ty cổ phần đã có uy tín trong giao dịch, có khả năng tài chính để đầu tư trên cơ sở để đảm bảo đúng chế độ quy định. Có kế hoạch tiếp thị và khai thác khách hàng trong các khu công nghiệp. Tăng cường thu thập thông tin về các chương trình đầu tư phát triển của thành phố, của các bộ ngành, các tổng công ty kết hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm lên kế hoạch tiếp cận cụ thể với các chính sách áp dụng phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Thực hiện nghiêm túc luật tổ chức tín dụng và quy trình tín dụng của ngành, nâng cao vai trò công tác thẩm định dự án trong xét duyệt cho vay trung và dài hạn, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, nhất là đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn để không phát sinh thêm nợ quá hạn và rủi ro trong tín dụng. Mở rộng cho vay ngoại tệ với những khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ hoặc tìm được nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp khác, cho vay kết hợp với áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro tỉ giá, xác định khả năng hỗ trợ ngoại tệ của Chi nhánh đối với một số khách hàng có doanh số giao dịch lớn để nâng mức tăng trưởng tín dụng một cách an toàn trên cơ sở chính sách cung ứng ngoại tệ phù hợp với tình hình cung cầu. 3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam. Là một Chi nhánh mới được tách ra từ SGD1- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, những phải thực hiện được những phương hướng đề ra của toàn ngành Ngân hàng, đồng thời phải thực hiện các phương hướng phát triển của cả hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với Chi nhánh là rất lớn. Hiện tại, hoạt động cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn trở ngại và có nhiều tồn tại, trong đó các trở ngại thuộc về chủ quan bản thân ngân hàng chiếm phần không nhỏ. Để giải quyết những vấn đề đó, em xin đề nghị Chi nhánh áp dụng một số giải pháp sau đây để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh. 3.2.1.Các biện pháp nhằm tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20.doc
Tài liệu liên quan