Mục lục
Trang
Phần mở đầu 1
Chương I: Tổng quan về chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 3
1.1. Chi đầu tư XDCB của NSNN 3
1.1.1. Khái niệm, nội dung và đặc điểm chi đầu tư XDCB của NSNN 3
1.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB của NSNN 5
1.1.3. Đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN 6
1.2. Chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 6
1.2.1. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 6
1.2.2. Sự cần thiết của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 7
1.2.3. Căn cứ, nội dung và nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 8
1.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 9
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 10
Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 15
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 15
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán VĐT qua KBNN 15
2.1.2 Phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN 15
2.2. Chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 16
2.2.1. Điều kiện thanh toán vốn đầu tư qua KBNN 16
2.2.2. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN 18
2.2.3. Quy trình thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư XDCB hàng năm và phương thức chuyển vốn 19
2.2.4. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 21
2.3. Đánh giá chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 25
2.3.1. Số liệu về tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN 26
2.3.2. Những kết quả đã đạt được trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 26
2.3.3. Những tồn tại trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 31
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 44
3.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 44
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 45
3.2.1. Về phía KBNN 45
3.2.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và chủ ĐT 54
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 61
67 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc một cửa, tức là chủ đầu tư chỉ giao dịch với Phòng TTVĐT. Nhờ đó, KBNN đã rút ngắn được thời gian thanh toán, tránh phiền hà cho chủ đầu tư.
* Việc đạt được những kết quả trên là nhờ có những nhân tố sau đây:
1. Về chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN.
Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, ban lãnh đạo KBNN đã chỉ đạo các bộ phận liên quan nhanh chóng nghiên cứu, ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Mặt khác, do đặc thù của lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng liên tục được thay đổi và hoàn thiện nên KBNN phải thường xuyên nghiên cứu chế độ mới về đầu tư và xây dựng, kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện các dự án đầu tư và những vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn. Vì vậy, đến nay KBNN đã có một hệ thống gồm khoảng 100 văn bản pháp quy hướng dẫn, cụ thể hoá vào từng hoạt động nghiệp vụ như Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước, Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước, cẩm nang kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, văn bản hướng dẫn mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư, hướng dẫn cách lập phiếu giá thanh toán, hướng dẫn chế độ hạch toán kế toán thanh toán vốn đầu tư, hướng dẫn xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tưẶ đáp ứng được yêu cầu của KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
2. Về tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
a. Thông báo kế hoạch vốn.
Căn cứ vào thông báo kế hoạch vốn của Bộ Tài chính đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương, của cơ quan Tài chính đối với nguồn vốn ngân sách địa phương, KBNN đã tổ chức thông báo kế hoạch vốn kịp thời về các đơn vị KBNN trong hệ thống, đảm bảo thanh toán vốn đầu tư ngay sau khi dự án có đủ các điều kiện theo quy định.
b. Điều hành nguồn vốn.
Nguồn vốn đầu tư XDCB của NSNN được kiểm soát thanh toán qua KBNN rất đa dạng. Nhờ có phương thức chuyển vốn hiện nay bằng hạn mức vốn không chi tiết theo dự án và việc chủ động nắm tiến độ thực hiện của các dự án nên đã tạo điều kiện cho KBNN điều hành nguồn vốn một cách linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án, công trình. Đồng thời KBNN còn có thể tập trung, ưu tiên vốn cho những dự án quan trọng, cấp bách như những công trình đê điều, thuỷ lợi vượt lũ, thoát lũ, những công trình giao thôngẶ
c. Công khai các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Trong thời gian qua, KBNN đã công khai các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư bằng nhiều hình thức như ki-ốt điện tử, màn hình máy tính, niêm yết trên bảng, tờ rơiẶ Nhờ đó, chủ đầu tư đã nắm bắt được các quy trình và làm thủ tục thanh toán nhanh chóng, thuận tiện hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đồng thời, việc công khai các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn tạo ra một kênh giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thanh toán.
d. Hướng dẫn xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh toán vốn đầu tư cho các đơn vị Kho bạc Nhà nước địa phương.
e. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư, BQL dự án.
Nhằm rút ngắn thời gian thanh toán vốn đầu tư, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, KBNN đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, BQL dự án để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư và quá trình thanh toán vốn, thể hiện ở những hoạt động sau:
- Thực hiện tốt chức năng tham mưu trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng.
KBNN đã tham mưu cho các Bộ, ngành, địa phương về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư và xây dựng, đảm bảo vừa dễ thực hiện vừa đúng quy định, tạo điều kiện để chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục đầu tư và xây dựng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ chủ động nắm bắt tình hình thực hiện các dự án, KBNN còn đề xuất với các Bộ, ngành, địa phương về các phương án xử lý vấn đề nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản, vấn đề giải phóng mặt bằngẶ, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
- Giải đáp đầy đủ những thắc mắc, khiếu nại của chủ đầu tư liên quan đến Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN.
- Tổ chức tọa đàm với các chủ đầu tư để đánh giá và tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư và quá trình thanh toán vốn như những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư và xây dựng, về thủ tục thanh toán, về định mức, đơn giá, về khối lượng phát sinhẶ
f. Tổ chức thực hiện chế độ thông tin báo cáo về thanh toán vốn đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin báo cáo nên trong quá trình thực hiện, KBNN thường xuyên sửa đổi, cải tiến các mẫu biểu báo cáo, giảm bớt các chỉ tiêu điện báo về thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy, đến nay KBNN đã có một hệ thống báo cáo khá gọn nhẹ so với trước đây, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu thuận tiện cho việc áp dụng công nghệ thông tin và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo KBNN và Bộ Tài chính; đồng thời tạo cơ sở cho việc lưu trữ số liệu, đối chiếu số liệu giữa KBNN và chủ đầu tư, giữa bộ phận TTVĐT và bộ phận Kế toán của KBNN, phục vụ công tác quyết toán vốn đầu tư hàng năm.
g. ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Với chủ trương hiện đại hoá, KBNN đã nghiên cứu và triển khai ứng dụng thành công bước đầu chương trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng máy tính ĐTKB/LAN, cập nhật số liệu thanh toán của toàn bộ các dự án từ năm 2000, qua đó đã hạn chế được những sai sót có thể xảy ra, rút ngắn thời gian giải quyết công việc của cán bộ Thanh toán, đồng thời đảm bảo tính thống nhất về thông tin trong toàn hệ thống KBNN.
h. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Vì trình độ chuyên môn của cán bộ thanh toán là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nên KBNN thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thanh toán. Năm 2001, KBNN đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ lãnh đạo Phòng Thanh toán vốn đầu tư. Năm 2003, KBNN lại tổ chức tập huấn cho lãnh đạo và 100% cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cấp quận, huyện với số lượng khoảng 1.500 người. Bên cạnh đó, lãnh đạo KBNN các cấp đã chỉ đạo bộ phận thanh toán vốn đầu tư thường xuyên tổ chức các buổi học tập, nghiên cứu chính sách chế độ mới về quản lý đầu tư và xây dựng. Vì vậy, chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã được nâng lên một cách rõ rệt, thể hiện ở khối lượng công việc ngày càng lớn nhưng KBNN vẫn đảm bảo kiểm soát thanh toán chặt chẽ, kịp thời, đúng chế độ.
Tóm lại trong 6 năm qua, bằng sự nỗ lực của chính mình, KBNN đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN, góp phần đảm bảo việc sử dụng vốn NSNN ngày càng tiết kiệm và hiệu quả.
2.3.3. Những tồn tại trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN còn một số mặt hạn chế sau đây:
a. Rủi ro xảy ra sai phạm trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN còn tiềm ẩn khá cao.
Tại một số đơn vị KBNN huyện, mặc dù được phân cấp kiểm soát thanh toán đối với nhiều dự án quan trọng, phức tạp, có quy mô lớn nhưng không bố trí riêng bộ phận Kiểm tra mà giao cho cán bộ Thanh toán không có kiến thức về kỹ thuật thực hiện kiểm tra tài liệu. Mặt khác, năng lực của cán bộ cấp huyện còn yếu kém nên nguy cơ xảy ra sai phạm luôn tiềm ẩn. Trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, trách nhiệm của cán bộ Thanh toán và cán bộ Kiểm tra còn chưa được phân định rõ ràng, đồng thời một số quy định không còn phù hợp với Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng mới nên rất khó tránh khỏi hiện tượng cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xử lý công việc sai chế độ. Ngoài ra, quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn chậm, công tác kiểm soát nội bộ hệ thống KBNN chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống văn bản pháp quy về chế độ quản lý đầu tư và xây dựng còn thiếu đồng bộ và rõ ràng cũng góp phần khiến KBNN chưa thể loại bỏ hoàn toàn khả năng xảy ra sai phạm trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
b. Việc thanh toán vốn đầu tư tại một số đơn vị KBNN đôi khi còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Tại một số đơn vị KBNN, việc thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đôi khi bị chậm vài ngày so với thời hạn quy định. Sự phức tạp trong nội dung kiểm tra và quy trình luân chuyển chứng từ cùng với việc kiểm tra những nội dung không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khiến thời gian xử lý công việc kéo dài, dẫn đến một số đơn vị KBNN không đảm bảo thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đúng thời hạn quy định. Bên cạnh đó, việc điều hành nguồn vốn kém linh hoạt, thực hiện chế độ thông tin báo cáo thiếu chính xác và chậm trễ khiến KBNN đôi khi còn lúng túng, bị động trong việc đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho các dự án. Ngoài ra, một số Bộ, địa phương thường thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư rất chậm, mặt khác một số địa phương còn bố trí kế hoạch đầu tư bằng các nguồn vốn không ổn định nên việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán vốn đầu tư của các dự án là hết sức khó khăn.
c. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư mặc dù được cải thiện qua từng năm nhưng vẫn còn thấp.
Năm 2000, số vốn đầu tư đã thanh toán so với kế hoạch chỉ đạt 62,8%. Tỷ lệ này của năm 2001 là 74%; năm 2002 là 72,5%; năm 2003 là 83,4%; năm 2004 là 86,2%; năm 2005 là 86,8%. Việc phối hợp với chủ đầu tư và kiểm tra hiện trường dự án tại một số đơn vị KBNN còn chưa được quan tâm đúng mức nên không nắm bắt được tình hình thực hiện dự án, do đó không tìm ra được những biện pháp hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Mặt khác, việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo thiếu chính xác và chậm trễ tại một số đơn vị KBNN cũng khiến cho việc chỉ đạo giải quyết tình trạng giải ngân vốn đầu tư không kịp thời. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung nội dung dự án, điều chỉnh lại dự toán trong quá trình thi công, mặt khác thường mất nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cũng như các thủ tục thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nên khó tránh khỏi việc giải ngân vốn đầu tư chậm. Ngoài ra, việc bố trí kế hoạch vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, việc thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn chậm của một số Bộ, địa phương cũng góp phần khiến cho việc giải ngân vốn đầu tư không hoàn thành được kế hoạch đặt ra.
d. Chủ đầu tư còn gặp một số khó khăn, phiền hà về thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Trước hết, tài liệu mà chủ đầu tư phải gửi đến KBNN để làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn nhiều do bao gồm cả một số văn bản không thực sự cần thiết như văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương dự án quy hoạch, văn bản cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tưẶ Mặt khác, một số loại tài liệu còn chưa được quy định rõ ràng như tài liệu để mở tài khoản, Phiếu giá/Bảng kê thanh toán dễ khiến cho chủ đầu tư lúng túng trong quá trình làm thủ tục thanh toán. Bên cạnh đó, một số đơn vị KBNN còn yêu cầu chủ đầu tư xuất trình những tài liệu không đúng quy định. Ngoài ra, hiện tượng cán bộ thanh toán có thái độ thiếu lịch sự, gây phiền hà, sách nhiễu đối với chủ đầu tư đôi khi còn xảy ra, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
* Những tồn tại trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
A. Những nguyên nhân chủ quan:
1. Mô hình tổ chức và phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN chưa hợp lý.
Đến nay đã qua hơn 6 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhưng KBNN vẫn chưa có đánh giá, tổng kết về mô hình tổ chức và phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để từ đó tìm ra mô hình hiệu quả nhất. Về cách bố trí bộ phận kiểm tra, tuỳ theo khối lượng công việc phải đảm nhiệm trên địa bàn và năng lực cán bộ, Giám đốc KBNN có thể bố trí chung hoặc riêng bộ phận Thanh toán và bộ phận Kiểm tra nhưng chưa tuân theo một nguyên tắc chung nào. Kết quả là tại một số KBNN huyện không có cán bộ Kiểm tra, cán bộ Thanh toán không kiểm tra mà vẫn thực hiện thanh toán theo dự toán đối với những loại chi phí cần được kiểm tra. Vì vậy rủi ro xảy ra sai phạm là rất cao. Về vấn đề phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho KBNN cấp huyện cũng chưa có một cách phân cấp thống nhất theo mức vốn hay theo nguồn vốn. Bên cạnh đó, một số KBNN huyện còn được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đối với nhiều dự án quan trọng, phức tạp trong khi năng lực của cán bộ huyện còn hạn chế nên nguy cơ xảy ra sai phạm càng trở nên đáng lo ngại.
2. Về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
- Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn khá phức tạp và chưa rõ ràng:
+ Quy trình 601 yêu cầu trong tài liệu ban đầu phải có tài liệu để mở tài khoản nhưng không quy định cụ thể là văn bản nào.
+ Quy trình 601 yêu cầu trong tài liệu thanh toán khối lượng hoàn thành phải có phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán nhưng không quy định cụ thể trường hợp nào phải lập phiếu giá, trường hợp nào phải lập bảng kê nên khiến cho chủ đầu tư lúng túng khi làm thủ tục thanh toán.
+ Số lượng tài liệu ban đầu còn khá nhiều do có một số văn bản không thực sự cần thiết như:
- Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch, văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư vì dự án quy hoạch hoặc công tác chuẩn bị đầu tư phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới được giao kế hoạch vốn hàng năm.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư vì trong Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền cũng có tương đối đầy đủ những nội dung quan trọng được nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư như hạng mục đầu tư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức thực hiện dự án, thời gian khởi công - hoàn thànhẶ
+ Các mẫu chứng từ thanh toán còn thiếu một số chỉ tiêu cần thiết. Ví dụ mẫu Bảng kê thanh toán chưa có chỉ tiêu phản ánh số vốn đã tạm ứng nên cán bộ thanh toán gặp khó khăn trong việc theo dõi và ghi chép các khoản thu hồi tạm ứng.
- Nội dung kiểm tra và quy trình luân chuyển chứng từ còn một số điểm cũng khá phức tạp và chưa rõ ràng.
+ Quy trình chưa quy định rõ nội dung kiểm tra đối với dự án thực hiện đầu tư dẫn đến một số KBNN còn kiểm tra cả phần khối lượng trong hồ sơ thiết kế mà nhiệm vụ này thuộc về chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế.
+ Một bộ hồ sơ thanh toán phải được trình lãnh đạo KBNN ký duyệt 2 lần.
- Quy trình chưa phân định rõ trách nhiệm giữa cán bộ Thanh toán và cán bộ Kiểm tra.
Trong nội dung kiểm tra, Quy trình chưa xác định rõ những chi phí được cán bộ Thanh toán tự kiểm tra và những chi phí được chuyển cho cán bộ Kiểm tra để kiểm tra, dẫn đến khả năng xảy ra sai sót cao.
- Một số quy định không còn phù hợp với Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng mới:
+ Quy định tạm giữ 5% kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng năm của dự án chờ quyết toán không còn phù hợp với Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình vì tại khoản 3 điều 42 Nghị định này có quy định: "Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng thì chủ đầu tư phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình". Quy định tạm giữ 5% chờ quyết toán trước đây trong trường hợp đã gây thiệt hại đáng kể đối với lợi ích kinh tế của nhà thầu nếu chủ đầu tư làm thủ tục quyết toán chậm vì 5% kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng năm là một số tiền không nhỏ, mặt khác số tiền này không được tính lãi trong thời gian tạm giữ nên quy định tạm giữ 5% chờ quyết toán không những làm nhà thầu mất đi cơ hội được hưởng lãi suất ngân hàng mà còn có thể khiến nhà thầu thiếu vốn để thực hiện các công trình khác.
+ Theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ, tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất và mục đích của dự án mà chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trong khi đó, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN hiện hành vẫn quy định chủ đầu tư phải gửi đến KBNN Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư để làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Cách gọi không thống nhất này khiến cho cả cán bộ thanh toán và chủ đầu tư dễ bị lúng túng, nhầm lẫn.
3. Về tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
a. Chấp hành chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Mặc dù KBNN đã ban hành một hệ thống văn bản hướng dẫn khá đầy đủ và chi tiết về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhưng một số KBNN tỉnh, thành phố còn tuỳ tiện trong việc vận dụng các văn bản hướng dẫn này như kiểm tra lại giá trúng thầu của công trình, yêu cầu chủ đầu tư xuất trình những tài liệu không đúng quy định nên không những làm chậm tiến độ giải ngân mà còn gây phiền hà cho chủ đầu tư.
b. Điều hành nguồn vốn.
Một mặt do các chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm quy chế thông tin báo cáo đối với KBNN, nhiều chủ đầu tư không lập kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng quý; mặt khác do công tác thông tin báo cáo còn chậm, nhất là vào thời điểm chuyển giao giữa hai năm kế hoạch, quy trình điều chuyển vốn giữa các đơn vị KBNN còn mang tính thủ công nên KBNN đôi khi còn lúng túng, bị động trong việc đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho các dự án theo kế hoạch được giao.
Ngoài ra, hiện nay việc điều hành nguồn vốn của KBNN phải tuân theo nguyên tắc có nguồn vốn mới được thanh toán, nghĩa là nếu một dự án đã đủ điều kiện thanh toán nhưng nguồn vốn của dự án không còn số dư trong khi các nguồn vốn khác vẫn còn thì dự án cũng không được thanh toán. Vì vậy khi các Bộ, địa phương điều chỉnh kế hoạch vốn khiến các đơn vị KBNN thừa hoặc thiếu hạn mức vốn, KBNN Trung ương phải làm thủ tục thu hồi hạn mức vốn ở những đơn vị KBNN thừa do giảm kế hoạch vốn và bổ sung hạn mức vốn cho những đơn vị KBNN thiếu do tăng kế hoạch vốn. Quá trình này thường mất rất nhiều thời gian, dẫn đến việc đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho các dự án không kịp thời, làm chậm tiến độ thi công dự án.
c. Phối hợp với chủ đầu tư.
Hiện nay vẫn còn tình trạng một số dự án được triển khai thực hiện chậm trong những tháng đầu năm nhưng một số đơn vị KBNN coi việc này là trách nhiệm của chủ đầu tư nên chưa kịp thời có biện pháp đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
d. Kiểm tra hiện trường dự án.
Việc đi kiểm tra hiện trường tại một số đơn vị KBNN còn chưa được quan tâm đúng mức nên không nắm bắt được tình hình thực hiện dự án và những khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư trong quá trình nghiệm thu, thanh toán công trình hoàn thành. Vì vậy hiện tượng một số dự án có khối lượng hoàn thành nhưng chậm thanh toán vốn vẫn xảy ra.
e. Tổ chức thực hiện chế độ thông tin báo cáo về thanh toán vốn đầu tư.
Mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng chế độ thông tin báo cáo hiện nay vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư như sau:
+ Một số chỉ tiêu báo cáo còn trùng lặp hoặc không cần thiết.
+ Tại một số đơn vị KBNN địa phương, do chưa nghiên cứu kỹ các quy định về chế độ thông tin báo cáo nên còn lập báo cáo chưa đúng mẫu quy định, phương pháp lấy số liệu báo cáo chưa đúng hoặc phản ánh các số liệu quyết toán sai chương, loại, khoản, mục. Ví dụ như số liệu thanh toán vốn đầu tư cho các dự án được phép kéo dài từ năm trước sang, nếu lấy bằng số phát sinh từ đầu năm đến ngày báo cáo thì số liệu này sẽ phản ánh số vốn thanh toán cho cả dự án được phép kéo dài và không được phép kéo dài thời hạn thanh toán mà không tách riêng được số vốn thanh toán của 2 loại dự án này.
+ Nhiều KBNN tỉnh, thành phố lập và gửi báo cáo chậm so với quy định, ảnh hưởng đến việc chỉ đạo điều hành công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong hệ thống.
f. ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Được đánh giá là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN nhưng tại một số địa phương việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này còn khá chậm, chưa triển khai rộng khắp các KBNN huyện, phương tiện tin học còn thiếu thốn. Mặt khác, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư vẫn còn mang tính chất cục bộ tại từng địa phương mà chưa kết nối được toàn hệ thống. Bên cạnh đó, chương trình máy tính vẫn còn những vướng mắc cần phải nghiên cứu sửa đổi nhằm khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ.
g. Kiểm tra nội bộ hệ thống KBNN.
Trong thời gian qua, công tác kiểm tra nội bộ hệ thống KBNN chưa được coi trọng. Số đợt kiểm tra ít, phạm vi kiểm tra nhỏ, thời gian kiểm tra ngắn nên sai phạm vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
4. Về đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Theo số liệu của Ban Tổ chức cán bộ KBNN, đến nay hầu hết các cán bộ từ cấp tỉnh trở lên đều có trình độ đại học và trên đại học, riêng đối với cán bộ cấp huyện thì ở một số nơi trình độ còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiểu biết chuyên môn nghiệp vu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9712.doc