Có thể nói Chi nhánh đang nỗ lực trong việc góp phần bình ổn tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và nội tệ. Nhiều khả năng trong thời gian tới sẽ có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường, dẫn tới khan hiếm nguồn ngoại tệ và tỷ giá bị đẩy lên cao. Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ góp phần hạn chế các tác động không đáng có nếu những dự báo trên xảy ra.
Ngoài ra, Chi nhánh có đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết, cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên được tuyển chọn, đào tạo về nhiều mặt, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ cao vào công việc. Đến với Chi nhánh, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng về thái độ cũng như chất lượng phục vụ và hiệu quả công việc mà đội ngũ nhân viên đem lại. Chớnh vỡ võy, Chi nhánh vẫn giữ vững được lượng khách hàng truyển thống cũng như thu hút được thêm khách hàng mới.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Điều đáng lưu ý là doanh số phát hành bảo lãnh không chỉ tăng vể mặt số lượng mà cả về tỷ trọng qua các năm. Năm 2008, tỷ trọng nghiệp vụ bảo lãnh chiếm 0,22%, một tỷ lệ khá ít ỏi. Trong 2 năm 2009, 2010, tỷ trọng lần lượt tăng lên con số 1% và 1,19%. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đang có xu hướng đa dạng hóa các loại hình tài trợ XNK, không chỉ tập trung vào các sản phẩm quen thuộc như phát hành L/C, cho vay thanh toán L/C… Đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế cạnh tranh và phát triển của các NHTM trong tương lai.
2.2.2.2. Chỉ tiêu về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ XNK.
Bảng 2.6: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ XNK tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội năm 2008 – 2010
(Đơn vị: Khách hàng)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ XNK
321
268
347
Số lượng khách hàng sử dụng nhiều hơn 2 sản phẩm tài trợ
129
154
217
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội các năm 2008 – 2010)
Số lượng khách sử dụng dịch vụ tài trợ của Chi nhánh ở mức 321 khách hàng đã giảm còn 268 khách hàng vào năm 2009. Những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, sự suy giảm nghiêm trọng ở các nền kinh tế là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam khiến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh co cụm, đình trệ thể hiện ở kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh so với các năm trước. Đó là nguyên nhân gây ra sự giảm xuống về khách hàng ở một số NHTM, trong đó có Eximbank chi nhánh Hà Nội. Năm 2010, dù thị trường ngoại hối có nhiều biến động khó lường gây ra tâm lý e dè, lo sợ rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp nhưng số lượng khách hàng của Chi nhánh vẫn tăng thêm 79 khách hàng, đạt mức 347 khách hàng. Đây cũng là một kết quả khả quan chứng tỏ Chi nhánh cũng có những thành công trong việc giành lại thị phần hoạt động tài trợ XNK. Ta có thể nhận thấy có sự tăng lên rõ rệt về số lượng khách hàng sử dụng nhiều hơn 2 sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh qua các năm. Cụ thể, năm 2009, số lượng khách hàng sử dụng nhiều hơn 2 sản phẩm dịch vụ của Eximbank Hà Nội là 154 khách hàng, tăng 25 khách hàng so với năm 2008. Năm chỉ tiêu này đạt 127 khách hàng, tức là hơn con số đạt được năm 2009 là 63 khách hàng. Số lượng khách hàng sử dụng nhiều hơn 2 sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá đều đặn là tín hiệu đáng mừng về chất lượng hoạt động tài trợ XNK của Chi nhánh. Doanh nghiệp cảm thấy hài lòng và tin tưởng vào các nghiệp vụ của Chi nhánh thì mới tiếp tục sử dụng nhiều hơn 2 sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh. Vì vậy, chỉ tiêu này tăng chứng tỏ sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh đã ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.2.2.3. Dư nợ tín dụng tài trợ hoạt động tài trợ XNK.
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về dư nợ tín dụng tài trợ tài trợ XNK tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội năm 2008 – 2010
(Đơn vị:Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Dư nợ TTXNK
169,273
182,815
327,729
Tổng dư nợ tín dụng
830,177
1.081,108
1.491,713
Dư nợ TTXNK/Tổng dư nợ
0,2039
0,1691
0,2197
Tăng trưởng dư nợ TD TTXNK
13,542
144,914
Tốc độ tăng trưởng dư nợ TD XNK
8%
79,27%
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài trợ thương mại tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội các năm 2008 – 2010)
Qua bảng trên ta thấy dư nợ tín dụng tài trợ XNK của Chi nhánh qua các năm đều tăng nhưng với các tốc độ khác nhau. Năm 2009, dư nợ tín dụng đạt 182,815 tỷ VND. Mức tăng so với năm 2008 là 13,542 tỷ VND, tương đương 8%. Đây là mức tăng khá nhỏ. Điều này có thể lý giải bởi tình hình hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong năm gặp nhiều khó khăn, có sự giảm sút doanh số đối với một số loại hình tài trợ đóng vai trò quan trọng, chủ chốt, đặc biệt là giai đoạn đầu năm 2009. Tình hình chỉ thực sự khả quan hơn trong những tháng cuối năm khi nền kinh tế bắt đầu vực dậy nhờ cỏc gúi kớch cầu của Chính phủ và những nỗ lực tích cực của bản thân Chi nhánh trong việc đẩy mạnh các hình thức ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong năm 2010, Chi nhánh còn đạt được kết quả khả quan hơn khi mức tăng trưởng lên đến 144,941 tỷ VND, tăng 79,27% so với năm 2009. Nhìn chung, tín dụng tài trợ XNK vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng dư nợ tín dụng XNK giảm nhẹ xuống còn 16,91% trong năm 2009. Đó là vì trong năm 2009, cả dư nợ hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng đều tăng. Nhưng tốc độ tăng của dư nợ tín dụng đạt 30,23%, trong khi dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu chỉ tăng không đáng kể. Nhưng đến năm 2010, tỷ trọng này đã phục hồi và đạt mức 21,97%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là 79,27%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 37,98% của tổng dư nợ tín dụng nói chung. Có thể nói, tài trợ xuất nhập khầu ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ tín dụng tài trợ XNK tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội năm 2008 – 2010
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài trợ thương mại tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội các năm 2008 – 2010)
Cơ cấu các loại hình tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu có những thay đổi tích cực. Dù dư nợ tín dụng hoạt động tài trợ nhập khẩu vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu nhưng ta có thể thấy, qua các năm tỷ trọng dư nợ tín dụng nhập khẩu đều có sự tăng trưởng. Tỷ trọng dư nợ tín dụng từ 12,07% năm 2008 đã tăng lên 23,71% năm 2010. Hoạt động tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh ngày càng được nâng cao về chất lượng, mở rộng về quy mô, thu hút thêm nhiều khách hàng, Có thể coi đó là những thành tích mà Chi nhánh đạt được dù phải trải qua một giai đoạn thị trường đầy khó khăn và biến động. Cũng phải nói thêm rằng một phần là do nguyên nhân khách quan: tỷ giá USD tăng trong thời gian qua có lợi cho các doanh nghiệp XK và gây bất lợi cho doanh nghiệp NK dẫn đến nhu cầu tài trợ tăng trong khi nhu cầu tài trợ nhập khẩu giảm xuống.
2.2.3.4. Chỉ tiêu về dư nợ quá hạn và vòng quay vốn tín dụng TTXNK
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu về nợ quá hạn tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội năm 2008 – 2010
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Nợ quá hạn tài trợ XNK
1,86
1,43
2,06
Dư nợ tài trợ XNK
169,273
182,815
327,729
Tỷ lệ nợ quá hạn TTXK
1,1%
0,78%
0,63%
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài trợ thương mại tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội các năm 2008 – 2010)
Nợ quá hạn của Chi nhánh vào năm 2009 còn 1,43 tỷ đồng, giảm 0,43 tỷ so với năm trước. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm từ 1,1% xuống còn 0,78%. Năm 2010 dư nợ quá hạn tăng 2,06 tỷ đồng. Nhưng dư nợ tài trợ XNK năm 2010 cũng tăng nên tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 0,63%. Tỷ lệ nợ quá hạn nhìn chung tương đối nhỏ, chứng tỏ Chi nhánh thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro, đảm bảo hoạt động tài trợ XNK diễn ra an toàn và hiệu quả.
Bảng 2.9: Vòng quay vốn tín dụng tài trợ XNK tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội năm 2008 – 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Vòng quay vốn tín dụng
0,254
0,315
0,36
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài trợ thương mại tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội các năm 2008 – 2010)
Chi tiêu vòng quay vốn tín dụng cũng tăng khá ổn định: năm 2008 chỉ tiêu này là 0,254, năm 2009 đạt 0,315, năm 2010 đạt 0,36. Điều này chứng tỏ Chi nhánh sử dụng hợp lý các nguồn lực, khâu quản lý và tổ chức vốn tín dụng được thực hiện tốt, hiệu quả hoạt động tài trợ XNK luôn được duy trì và nâng cao.
2.2.3.5. Chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tài trợ XNK tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội năm 2008 – 2010
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Lợi nhuận từ tài trợ XNK
13,542
16,819
39,328
Lợi nhuận XNK/Dư nợ XNK
0,080
0,092
0,120
Tổng lợi nhuận
72,208
122,227
187,205
Lợi nhuận XNK/Tổng lợi nhuận
0,188
0,138
0,210
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội các năm 2008 – 2010)
Qua bảng ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tài trợ XNK qua các năm đều có sự tăng trưởng. Năm 2009, dù tình hình hoạt động tài trợ gặp nhiều khó khăn, doanh số tài trợ giảm ở một số nghiệp vụ nhưng lợi nhuận đạt mức 16,819 tỷ đồng, tăng 3.277 tỷ đồng, tương đương 24,2%. Đạt được điều này là nhờ sự cố gắng lớn của Chi nhánh trong việc giảm chi phí hoạt động. Đến năm 2010, con số này tăng 133,83%, đạt 39,328 tỷ đồng. Có thể nói công tác quản lý chi phí hoạt động của Chi nhánh được thực hiện tốt, đem lại đạt hiệu quả cao cho hoạt động tài trợ. Tỷ lệ lợi nhuận XNK/Dư nợ XNK tăng từ 0,08 lên 0,12 chứng tỏ khả năng sinh lời từ hoạt động tài trợ XNK ngày càng được nâng cao. Nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận XNK/Tổng lợi nhuận ta thấy tỷ lệ này giảm xuống vào năm 2009. Nguyên nhân là do lợi nhuận XNK năm này chỉ tăng nhẹ, trong khi tổng lợi nhuận lại tăng khá cao, gần gấp 3 lần tốc độ tăng của lợi nhuận XNK. Chỉ tiêu này vào năm 2010 đã được cải thiện rõ rệt, đạt 0,21. Nhưng nhìn chung hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu thể hiện vai trò to lớn trong việc đem lại nguồn lợi nhuận cao cho Chi nhánh.
2.3. Đánh giá kết quả chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Trong những năm qua, mặc dù chịu tác động không nhỏ từ cuộc suy thoái kinh tế ở trong và ngoài nước, cũng như sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
Thứ nhất, nhiều chỉ tiêu đánh giá của Chi nhánh tuy có sự sụt giảm so trong năm 2009, là năm chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính cũng như chứng kiến nhiều biến động bất lợi cho nền kinh tế trong nước như giảm sút về vốn đầu tư FDI, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu…, nhưng đến năm 2010, Chi nhánh đã chứng tỏ một nỗ lực đáng khích lệ nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng. Đó là các chỉ tiêu về doanh số tài trợ XNK, doanh số thanh toán L/C… Bên cạnh đú, cú một số chỉ tiêu như chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tài trợ, vòng quay vốn tín dụng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Đây là nỗ lực của Chi nhánh đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động tài trợ XNK.
Thứ hai, các hình thức tài trợ tại Chi nhánh ngày một đa dạng và linh hoạt. Những nghiệp vụ mới như bảo lãnh, bao thanh toỏn… dự chưa đóng vai trò chủ đạo trong việc đem lại nguồn thu nhập cho Chi nhánh nhưng việc phát triển các hình thức này là một hướng đi đúng đắn của Chi nhánh. Phát triển các hoạt động này góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tăng thêm sức cạnh tranh cho hoạt động tài trợ của Chi nhánh.
Thứ ba, cơ cấu khách hàng và lĩnh vực tài trợ đa dạng. Khách hàng của Chi nhánh là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Do đó, các khoản tài trợ của Chi nhánh không quá nhạy cảm với các biến động kinh tế xã hội. Cơ cấu khách hàng không quá tập trung vào một ngành mà phân bố tương đối đồng đều ở nhiều lĩnh vực như thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất và chế biến, khai thác khoáng sản, nông lâm nghiệp… Chiến lược này giúp Chi nhánh phân tán rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động tài trợ XNK.
Thứ tư, Chi nhánh đã quan tâm hơn đến lĩnh vực tài trợ xuất khẩu. Những năm qua, nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh đó cú sự tăng trưởng cả về doanh số và tỷ trọng. Tuy vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số tài trợ, nhưng sự cải thiện này chứng tỏ Chi nhánh đó cú chú trọng hơn trong việc phát triển mảng nghiệp vụ này nhằm hướng đến một cơ cấu tài trợ cân đối, hợp lý hơn.
Đạt được những kết quả trên là nhờ Chi nhánh tỏ ra khá nhạy bén với thị trường, nắm bắt được nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp để kịp thời đưa ra những định hướng chiến lược phát triển nghiệp vụ một cách đúng đắn, có hiệu quả. Chi nhánh đã khai thác tối đa tiềm lực, cố gắng điều hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và ngân hàng, hoàn thiện và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú.
Bên cạnh đó, Chi nhánh đã triển khai một số chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của mình. Cụ thể là Chi nhánh đã thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với những khách hàng có điểm xếp hạng tín dụng cao. Bằng việc giảm lãi suất, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ cú thờm cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn vay. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, Chi nhánh đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh ưu tiên cho vay tài trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ các khách hàng của mình trong việc thanh toán. Theo đó, Chi nhánh sẽ xem xét cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay bằng ngoại tệ nếu có nguồn ngoại tệ bù đắp và nhận nợ bằng ngoại tệ với mức lãi suất giảm 1,5%/năm đối với nhóm khách hàng xếp loại từ A đến AAA và giảm 1%/năm đối với nhóm khách hàng xếp loại từ B đến BBB so với lãi suất thông thường sau khi tiến hành chấm điểm xếp hạng khách hàng. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu vay bằng ngoại tệ có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi tối thiểu là 5%/năm đối với USD và 13%/năm đối với VNĐ.
Có thể nói Chi nhánh đang nỗ lực trong việc góp phần bình ổn tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và nội tệ. Nhiều khả năng trong thời gian tới sẽ có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường, dẫn tới khan hiếm nguồn ngoại tệ và tỷ giá bị đẩy lên cao. Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ góp phần hạn chế các tác động không đáng có nếu những dự báo trên xảy ra.
Ngoài ra, Chi nhánh có đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết, cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên được tuyển chọn, đào tạo về nhiều mặt, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ cao vào công việc. Đến với Chi nhánh, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng về thái độ cũng như chất lượng phục vụ và hiệu quả công việc mà đội ngũ nhân viên đem lại. Chớnh vỡ võy, Chi nhánh vẫn giữ vững được lượng khách hàng truyển thống cũng như thu hút được thêm khách hàng mới.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục trong hoạt động tài trợ XNK.
Thứ nhất, phát triển không đồng đều giữa các hình thức tài trợ. Trong các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu được triển khai tại Chi nhánh, bên cạnh những hình thức rất phổ biến như các nghiệp vụ liên quan đến L/C nhập khẩu thì một số nghiệp vụ không được áp dụng một cách rộng rãi. Ví dụ như nghiệp vụ bảo lãnh vì tính chất rủi ro nên chỉ tài trợ cho các khách hàng truyền thống và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong doanh số tài trợ.
Thứ hai, có sự mất cân đối giữa tài trợ xuất khẩu và tài trợ nhập khẩu. Trong khi doanh số tài trợ nhập khẩu đạt được những con số đáng kể thì tài trợ xuất khẩu chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn. Sự chênh lệch này có xu hướng ngày càng tăng trong tương lại. Cần phải nói rằng, hoạt động tài trợ xuất khẩu không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước và đem lại lợi ích cho xã hội.
Thứ ba, lợi nhuận từ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu qua các năm có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận. Tốc độ tăng của tỷ trọng cũng nhỏ. Điều này thể hiện hoạt động tải trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh vẫn đóng vai trò khiêm tốn, chưa trở thành một trong những nghiệp vụ quan trọng chủ yếu, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Thứ tư, đối tượng khách hàng mục tiêu của Chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do quy mô nhỏ nờn cỏc thương vụ thực hiện thanh toán qua ngân hàng có giá trị rất nhỏ, có những thương vụ chỉ khoảng vài nghìn USD. Đây là một hạn chế cho Chi nhánh trong việc triển khai mở rộng các hoạt động tài trợ. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chứa đựng nhiều rủi ro hơn vì năng lực tài chính còn hạn chế, tài sản đảm bảo cho thương vụ cũn ớt, hiểu biết và kinh nghiệm của doanh nghiệp về thanh toán quốc tế cũng hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện hợp đồng thường dễ xảy ra sai sót.
Thứ năm, quy mô nguồn vốn ngoại tệ còn nhỏ. Quy mô nguồn vốn ngoại tệ đóng vai quan trọng trong việc tăng số lượng khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Những năm qua, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng, gây cản trở đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, hạn chế năng lực cạnh tranh của Chi nhánh. Đặc biệt là dự báo trong những năm tới tỷ giá trên thị trường sẽ có nhiều biến động khiến khả năng huy động ngoại tệ của Chi nhánh có xu hướng giảm.
2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.
Nguyên nhân khách quan.
Môi trường pháp lý còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
Trong thời gian qua mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý điều chình hoạt động ngành ngân hàng nói chung và lĩnh vực TTQT và tài trợ XNK nói riêng nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa đáp ứng kịp các nhu cầu thực tiễn. Hệ thống cơ chế chính sách đang trong quá trình hoàn thiện còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ và ổn định, không đảm bảo sự rõ ràng và dự báo trước được. Các văn bản quy định về hoạt động XNK, thuế quan, hải quan còn rườm rà, chồng chéo, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thiếu tính thống nhất và còn nhiều điểm chưa rõ ràng, khó hiểu, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng trong việc sử dụng các phương thức tài trợ. Các quy định liên quan đến ngoại hối cũng được điều chỉnh thường xuyên khiến các ngân hàng khó có thể nắm bắt và áp dụng. Việc thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài được quy định chặt chẽ kiềm chế sự phát triển của hoạt động thanh toán, hạn chế hiệu quả của hoạt động tài trợ XNK.
Các tác động của tình hình kinh tế - xã hội.
Đặc thù của hoạt động XNK là chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động của tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Điều này thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 đến đầu năm 2009. Sự suy thoái của hàng loạt nền kinh tế lớn trên thế giới làm thu hẹp thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất nhập lập tức co cụm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Kim ngạch xuất nhập khẩu sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Ngoài ra, dòng vốn FDI chảy vào nước ta cũng suy giảm, đẩy các ngân hàng vào tình trạng khát thanh khoản, không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lạm phát trong nước tăng cao, tỷ giá biến động cũng tạo nên khó khăn cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Nền kinh tế thường xuyên ở trong tình trạng nhập siêu cũng là nguyên nhân gây nên sự mất cân đối trong cán cân thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh.
Môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong việc chiếm lĩnh thị phần tài trợ XNK gây không ít khó khăn cho Chi nhánh. Hầu hết cỏc cỏc ngân hàng đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tài trợ XNK trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Không chỉ có NHTM trong nước mà các ngân hàng nước ngoài cũng ngày càng quan tâm hơn đến lĩnh vực này. Các ngân hàng đều thực hiện nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, đồng thời áp dụng quy trình thủ tục đơn giản, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các hình thức tài trợ nhằm thu hút doanh nghiệp.
Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp XNK.
Hoạt động ngoại thương rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó các sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm của doanh nghiệp cũng góp phần hạn chế hoạt động tài trợ XNK. Khả năng tài chính yếu kém của doanh nghiệp cũng làm giảm khả năng nhận được tài trợ từ ngân hàng. Ngoài ra, đạo đức của các doanh nghiệp cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
Nguyên nhân chủ quan.
Hệ thống thông tin của ngân hàng chưa tốt.
Chi nhánh vẫn còn thiếu một hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả, cập nhật đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, biến động về lãi suất tỷ giá, xu hướng thị trường, giúp hoạch định phương hướng, chiến lược phát triển đúng đắn. Ta có thể thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh trong năm 2010 gặp nhiều khó khăn vì tỷ giá có nhiều biến động khó lường. Điều này thể hiện hệ thống thông tin hiện nay chưa hỗ trợ tốt hoạt động của Chi nhánh. Ngoài ra, hệ thống thông tin nội bộ ngân hàng để lưu trữ thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác cũng rất quan trọng.
Hoạt động Marketing ngân hàng chưa phát huy hiệu quả.
Bộ phận marketing còn nhiều hạn chế, chưa định hướng tới khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn để mở rộng quy mô thị phần cho vay xuất nhập khẩu. Thực tế, Eximbank Hà Nội triển khai không ít chương trình hỗ trợ về lãi suất, về khối lượng vay… dành cho các khách hàng lớn. Tuy nhiên các chính sách ưu đãi này vẫn chưa được phổ biến mụt cỏch rộng rãi, thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Chủ yếu, Chi nhánh vẫn thụ động chờ doanh nghiệp tìm đến giao dịch chứ chưa chủ động tìm kiếm khách hàng. Ngân hàng cũng chưa có các biện pháp khuyếch trương, nâng cao uy tín, hình ảnh, thương hiệu trong bói cảnh các ngân hàng trên địa bàn đang cạnh tranh gay gắt về lãi suất, chất lượng dịch vụ nhằm tăng thị phần.
Các dịch vụ đi kèm chưa phong phú, chưa tạo được uy tín cao.
Dịch vụ ngân hàng hoàn hảo luôn là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Các dịch vụ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch và là cơ sở cho khách hàng xây dựng quan hệ tín dụng với ngân hàng. Song các sản phẩm đi kèm của Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thống, các sản phẩm mới, hiện đại chưa được triển khai nhiều, nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như các dịch vụ khác chưa thể hiện được thế mạnh trong cạnh tranh. Hoạt động xuất nhập khẩu luôn tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá, điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Ví dụ như một số NHTM khác đã thực hiện một nghiệp vụ tài trợ có bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Sản phẩm này đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.
Công nghệ ngân hàng chưa phát triển.
Chi nhánh vẫn chưa quan tâm đúng mức vào việc đầu tư nâng cao công nghệ sử dụng trong ngân hàng. Trong quá trình thanh toán, những trục trặc về tốc độ xử lý thông tin, sự phối hợp không ăn khớp giữa hệ thống máy móc gây nên những khó khăn nhất định. Vì thế, để tăng hiệu quả hoạt động tài trợ XNK, Chi nhánh cần đầu tư để theo kịp những tiến bộ khoa học công nghệ trong và ngoài nước.
Hạn chế về nghiệp vụ huy động vốn và kinh doanh ngoại tệ.
Hoạt động huy động vốn và kinh doanh ngoại tệ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thanh toán và tài trợ. Chi nhánh chưa thực hiện các chính sách ưu đãi dành khách hàng gửi tiền nhằm thu hút nguồn vốn ngoại tệ. Đặc biệt trong thời gian qua, những biến động về tỷ giá cùng tâm lý găm giữ ngoại tệ của khách hàng khiến nguồn ngoại tệ luôn ở trong trạng thái căng thẳng và sự cạnh tranh trong việc huy động vốn ngoại tệ cũng gay gắt hơn. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh trong năm vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn, giảm sút về doanh số và lợi nhuận, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng và chất lượng tài trợ XNK.
Quan hệ đối ngoại và mạng lưới đại lý chưa phát triển
Tuy mạng lưới ngân hàng đại lý của Chi nhánh không ngừng tăng lên trong thời gian qua và Chi nhánh cũng mở rộng quan hệ đối ngoại với ngân hàng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Nhưng số ngân hàng đại lý của Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn so với một số NHTM khác như VCB, Agribank, Vietinbank…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua việc phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu về thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội có thể rút ra những kết luận sau:
Dù trong những năm gần đây, những biến động kinh tế - xã hội gây ra không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng nhưng nhìn chung các nghiệp vụ tại Chi nhánh vẫn được duy trì và phát triển khá tốt.
Công tác huy động vốn được thực hiện tốt đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Dư nợ tín dụng duy trì mức tăng trưởng ổn định. Hoạt động tài trợ xuất nhập cũng có nhiều đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đóng góp vào lợi nhuận hàng năm của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục về quy mô nguồn vốn, cơ cấu các hình thức tài trợ…
Là một trong những chi nhánh lớn, hoạt động có hiệu quả của hệ thống Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, Eximbank Hà Nội nên phát huy những lợi thế của mình, đưa ra các giải pháp hiệu quả, hạn chế tối đa những tồn tại dựa trên việc tìm hiểu về nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến ưu nhược điểm của chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 86.doc