Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

MỤC LỤC

 

KÝ HIỆU VIẾT TẮT ĐÃ DÙNG

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHUƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3

I. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. 3

1. Khái quát về ngân hàng thương mại. 3

2. Nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. 3

2.1. Nghiệp vụ huy động vốn. 3

2.2. Nghiệp vụ có. 5

2.3. Nghiệp vụ trung gian. 6

3. Vai trò của ngân hàng thương mại. 7

3.1. Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế. 7

3.2.Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. 8

3.3. Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp. 8

II. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. 9

1. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. 9

2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. 10

3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 12

3.1. Chỉ tiêu định tính. 12

3.2. Chỉ tiêu định lượng. 12

3.3. Chỉ tiêu rủi ro tín dụng. 16

4. Các nhân tố ảnh huởng đến chất lượng tín dụng. 22

4.1. Các nhân tố khách quan. 22

4.2. Các nhân tố chủ quan. 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM. 27

I. Vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 27

1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 27

2. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 30

3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 38

3.1. Tình hình chung. 38

3.2. Cơ cấu lao động của ngân hàng. 39

4. Những kết quả đạt được về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 2 năm 2007, 2008 và Quý III/2009. 40

II. Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 43

1. Tình hình huy động vốn. 43

2. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng. 44

3. Thực trạng một số tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng. 46

4. Đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 49

4.1. Những tồn tại, hạn chế của chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 49

4.2. Nguyên nhân về tồn tại, hạn chế của chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 51

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM. 54

I. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 54

1. Định hướng phát triển của ngân hàng. 54

2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. 55

II. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 55

1. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế quá nợ. 55

2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. 60

3. Chiến luợc con nguời, nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực. 60

4. Các giải pháp hỗ trợ. 61

4.1. Về phía nhà nước. 61

4.2. Về phía ngân hàng. 63

III. Một số kiến nghị. 64

1. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 64

2. Đối với ngân hàng Nhà nuớc. 65

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương tại thành phố Cảng Hải Phòng. Thời kỳ 1992–1994: Maritime Bank phát triển mạnh việc thực hiện giao dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng về chất lượng dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế. Năm 1995: Tại Hội sở chính Maritime Bank đã thực hiện việc tách riêng Trung tâm Điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành Hệ thống với Hội sở đảm nhận việc trực tiếp giao dịch, kinh doanh. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên áp dụng mô hình tổ chức này. Năm 1996: Maritime Bank đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước. Năm 1997: Với sự bảo lãnh của Chính phủ, Maritime Bank đã thu xếp được 28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các công trình giao thông của Việt Nam. Thời kỳ 1998–2000: Cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh. Năm 2001: Maritime Bank là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Maritime Bank là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay. Thời kỳ 2002-2004: Là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của Maritime Bank. Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, cũng như toàn thể CBNV, Maritime Bank đã vượt qua gian nan, thử thách để khẳng định vị thế của mình. Tháng 8/2005: Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá hàng đầu của cả nước. Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Maritime Bank. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường. Năm 2006-2007: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụ và Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Kinh doanh Nguồn vốn và Khối Quản lý rủi ro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu. Năm 2008-2009: Maritime Bank tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt động tại Hội sở chính để đảm bảo quản trị rủi ro và hiệu quả theo chuẩn mực hoạt động của toàn hệ thống gồm Hội sở chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh, Phòng giao dịch, theo đó Các Ủy ban / Ban được thành lập: Ủy Ban ALCO gồm Ban quản lý vốn và tài sản, Ban quản lý rủi ro thị trường, Ban quản lý rủi ro hoạt động; Ban cố vấn điều hành; Ban thư ký; Ủy ban tín dụng; Hội đồng xử lý rủi ro; Ủy ban đầu tư. Ngoài ra các Khối nghiệp vụ cũng được hoàn thiện hơn gồm: Khối dịch vụ; Khối Nguồn vốn; Khối công nghệ Ngân hàng; Khối quản lý tài chính; Khối khách hàng doanh nghiệp; Khối khách hàng cá nhân; Khối quản lý tín dụng và đầu tư; Khối quản lý rủi ro. Năm 2009: Maritime Bank đã tiến hành xây dựng hệ thống định hạng tíndụng nội bộ với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đảm bảo hoạt động phân tích và đánh giá tín dụng được thực hiện thống nhất trong toàn bệ thống theo các nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp. Hệ thống định hạng tín dụng nội bộ dự kiến được hoàn thành vào tháng 6/2009. Năm 2009: Maritime Bank thuê Hãng tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ là McKinsey&Company xây dựng chiến lược kinh doanh và thương hiệu cho toàn Ngân hàng. Maritime Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở nước ta. Với kinh nghiệm 16 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và có cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập. Maritime Bank đã được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Là Ngân hàng Thương mại cổ phần duy nhất của Việt Nam được World Bank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án trên. Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Maritime Bank luôn hướng tới phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế. Chú trọng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ, học hỏi sáng tạo để vươn tới sự thành công. Thiết lập các quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Bảo hiểm. Đem lại giá trị ngày càng cao cho cổ đông, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Vốn điều lệ: 2.240.000.000.000 đồng Giấy phép hoạt động: Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 08/6/1991. Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 055501 do Trọng tài kinh tế TP.Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đã được thay thế bằng Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, thay đổi lần thứ 9 ngày 27/3/2009. Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu: Ngân hàng TMCP Hàng Hải phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam, với tôn chỉ phát triển “Tạo lập giá trị bền vững” dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầy tâm huyết, các kênh phân phối đa dạng cùng các sản phẩm phong phú và năng động của một ngân hàng hiện đại. 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Sơ đồ bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam: Nguồn: . Báo cáo thường niên 2008 – NHTMCP Hàng Hải Việt Nam Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chỉ đạo gián tiếp Cơ cấu bộ máy quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam: * Đại hội đồng Cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Maritime Bank, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Maritime Bank quy định. * Hội đồng Quản trị: Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. * Ban Kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. * Các Hội đồng, Ủy ban: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội đồng và một Ủy ban, bao gồm: Hội đồng tín dụng: Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác. Ủy ban ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Hội đồng Xử lý Rủi ro: Phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử lý rủi ro, và miễn giảm lãi theo quy định. Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Trưởng phòng Kế toán và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. * Các phòng ban chức năng: - Phòng Dịch vụ khách hàng: + Chức năng: Quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật và của MSB. + Nhiệm vụ: Thực hiện việc huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các cá nhân, tổ chức (trừ các tổ chức tín dụng và định chế tài chính), bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng và dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của các Đơn vị kinh doanh MSB (giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay; liên hàng nội bộ; chỉ tiêu nội bộ). Thực hiện thu, trả phí đối với các sản phẩm dịch và dịch vụ ngân hàng. Cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế và mua bán ngoại tệ với khách hàng. Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ, bảo đảm nâng cao thương hiệu và hình ảnh của MSB đối với khách hàng. Duy trì khả năng thanh toán của Chi nhánh tại mọi thời điểm; thực hiện nhận hoặc gửi vốn trong nội bộ MSB theo quy định về cân đối và điều hòa vốn kinh doanh của MSB. Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, tồn quỹ tiền mặt. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá theo quy định của MSB trong trường hợp đc giao. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của MSB. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về khuyến mại khách hàng, giá cả dịch vụ và phương án guy động vốn. Thực hiện việc lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh. Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh. - Phòng Tín dụng: + Chức năng: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và cấp tín dụng khác cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB. + Nhiệm vụ phát triển khách hàng, thẩm định và quản lý tín dụng: Phát triển khách hàng tín dụng và tài trợ thương mại; trực tiếp quản lý và giao dịch với khách hàng tín dụng. Xây dựng, thẩm định và thực hiện chính sách tín dụng của MSB đối với từng khách hàng, bảo đảm phù hợp với thị trường tín dụng trên địa bàn. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với khách hàng, bao gồm: Tiếp thị và phát triển khách hàng, thu thập thông tin (tài chính và phi tài chính), lập tờ trình thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, giải ngân khoản vay. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và các nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ thương mại khác cho khách hàng(trừ trường hợp do phòng tài trợ thương mại hoặc các đơn vị khác trực tiếp thực hiện). Thực hiện việc quản lý các khoản tín dụng và thu hồi nợ, kể cả các khoản tín dụng có dấu hiệu bất thường và nợ xấu. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của MSB và bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của MSB cho khách hàng. Thực hiện việc lập kế hoạch về tín dụng của chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. - Phòng Tài trợ thương mại: + Chức năng: Quản lý và thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại cho khách hàng theo quy định của pháp luật và của MSB. + Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại đối với khách hàng trên địa bàn để cung cấp sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại cho khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán SWIFT. Khai thác và sử dụng hạn mức tài trợ thương mại của các ngân hàng đại lý dành cho MSB. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại của MSB. Xây dựng và thực hiện chính sách thông tin, tiếp thị, phát triển thị trường và khách hàng tài trợ thương mại trên địa bàn được giao. Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh. - Phòng Nguồn vốn và Thanh toán: + Chức năng: Quản lý, cân đối, điều hòa vốn của toàn hệ thống; quản lý, thực hiện nghiệp vụ thanh toán tập trung trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của MSB. + Nhiệm vụ: Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng; tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đồng tài trợ và ủy thác đầu tư. Thực hiện kinh doanh trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường mở. Cân đối vốn cho hoạt động kinh doanh của sở giao dịch. Điều hòa vốn cho hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống MSB. Thực hiện kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng. Thiết lập và duy trì trạng thái ngoại hối tại sở giao dịch và của MSB. Khai thác các tiện ích và hạn mức tài trợ của các ngân hàng khác dành cho MSB. Tổ chức và thực hiện công việc thanh toán tập trung trong và ngoài nước trên toàn hệ thống. Lập các báo cáo liên quan đến công việc nguồn vốn và thanh toán của MSB. Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc sở giao dịch. - Phòng Giám sát tín dụng: + Chức năng: Giám sát việc tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi do tín dụng, việc quản lý và xử lý nợ xấu đối với các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh theo quy định của pháp luật và của MSB. + Nhiệm vụ: Giám sát việc tuân thủ trong quá trình lập hồ sơ tín dụng, bảo đảm đúng chính sách, thẩm quyền và các điều kiện cấp tín dụng khác theo quy định và yêu cầu phê duyệt. Giám sát việc tuân thủ các điều kiện về giao dịch bảo đảm (hồ sơ pháp lý, định giá và quản lý tài sản bảo đảm). Giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng. Thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi đối với từng khoản nợ, trong trường hợp được giao xử lý. Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh. - Phòng Tài chính - Kế toán: + Chức năng: Quản lý và thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp, quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB. + Nhiệm vụ: Thực hiện công việc kế toán tổng hợp. Thực hiện việc quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ. Thực hiện tạo lập và kiểm soát các báo cáo kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính. Tổng hợp kế toán, kiểm soát đối chiếu với báo cáo tổng hợp nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ, bảo đảm cân đối, chính xác và đầy đủ; tập hợp, đóng và lưu trữ chứng từ nghiệp vụ kế toán. Thực hiện nhiệm vụ thông tin tại địa bàn được giao (trừ trường hợp do phòng công nghệ thông tin hoặc các đơn vị khác trực tiếp thực hiện). Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh. - Phòng Hành chính - Tổng hợp: + Chức năng: Quản lý và thực hiện công việc hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân, tổng hợp tại chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB. + Nhiệm vụ: Thực hiện công việc văn thư, lưu trữ văn bản và quản lý con dấu, hồ sơ pháp lý của chi nhánh. Thực hiện công việc lễ tân và soạn thảo văn bản quản lý, điều hành theo chỉ đạo của giám đốc chi nhánh. Quản lý hồ sơ nhân sự và thực hiện công việc tuyển dụng, đào tạo. Quản lý hồ sơ tiền lương và thực hiện các nghiệp vụ về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác đối với người lao động. Quản lý tài sản, công cụ lao động. Thực hiện các báo cáo thống kê và tổng hợp. Thực hiện công việc hành chính, quản trị. Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện nội quy lao động và văn hóa doanh nghiệp. Thực hiện công việc bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt và vệ sinh cơ quan. Làm đầu mối duy trì, phát triển thương hiệu và hình ảnh của MSB tại nơi giao dịch và trên địa bàn được giao (trừ trường hợp do văn phòng MSB hoặc các đơn vị khác thực hiện). Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh. - Tổ Công nghệ thông tin: + Chức năng: Quản lý và vận hành hệ thống tin học tại địa bàn được giao, bảo đảm an toàn, thông suốt và bảo mật theo quy định của pháp luật và của MSB, dưới sự điều hành của phòng cống nghệ thông tin MSB và giám đốc chi nhánh. + Nhiệm vụ: Duy trì hệ thống tin học đáp ứng kịp thời đầy đủ các yêu cầu sử dụng trong quản lý, điều hành và phục vụ kinh doanh. Quản lý khai thác và sử dụng các thiết bị tin học tại địa bàn được giao. Thực hiện công việc tin học phục vụ cho hoạt động tại địa bàn được giao. Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của tổ. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB, theo yêu cầu của phòng công nghệ thông tin MSB và giám đốc chi nhánh. - Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận khác: Phòng giao dịch được tổ chức và hoạt động theo quy định tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch, ban hành kèm theo quyết định số 142/QĐ-TGDD2 ngày 04/5/2006 của tổng giám đốc. Tùy theo yêu cầu kinh doanh cụ thể, các chi nhánh có thể có các bộ phận nghiệp vụ khác như: Bộ phận Thẻ. Bộ phận Tiếp thị khách hàng. Bộ phận Kinh doanh ngoại hối. Quỹ tiết kiệm. Tổ Tín dụng. Điểm Giao dịch. Các bộ phận nghiệp vụ khác. Các bộ phận này có thể trực thuộc giám đốc chi nhánh hoặc trực thuộc các phòng chi nhánh và được tổ chức hoạt động theo quy định của tổng giám đốc. 3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. 3.1. Tình hình chung. Là một trong các Ngân hàng cổ phần được thành lập đầu tiên tại Việt Nam (Giấy phép thành lập số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam và đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Maritime Bank rất đa dạng, có chính sách riêng tập trung vào danh mục khách hàng mục tiêu bao gồm các cá nhân và các doanh nghiệp. Việc huy động vốn: Maritime Bank là Ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung vào hai khu vực thị trường. Về hoạt động tín dụng: Ngay từ những ngày đầu thành lập, Maritime Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng hải, Hàng không và Bưu chính viễn thông, Thuỷ sản và Chế biến hàng xuất khẩu. Bằng sự năng động của một Ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21 khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế. Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của Maritime Bank ngày càng được cải thiện. Đối tượng khách hàng cá nhân của Maritime Bank là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Cung ứng dịch vụ ngân hàng: Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập; dịch vụ ngân quỹ an toàn và thanh toán nhanh và tiện ích đã tạo nền tảng cho sự phát triển của Maritime Bank. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác. Thanh toán quốc tế và dịch vụ bảo lãnh luôn là thế mạnh của Maritime Bank, giao dịch và kinh doanh ngoại tệ luôn là những mảng kinh doanh truyền thống của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập. Dự án thẻ đang được Maritime Bank khẩn trương triển khai với quy mô lớn. Các dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang được triển khai trong toàn hệ thống Maritime Bank. Các giao dịch với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính: Với mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng, với yêu cầu chủ động thanh khoản, hoạt động huy động vốn thị trường liên ngân hàng đã được Maritime Bank chú trọng một cách đặc biệt trong những năm gần đây. Nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng mạnh trong năm 2007, 2008 và cả trong năm 2009 và đã tạo điều kiện thuận lợi cho Maritime Bank trong khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Với tốc độ tăng trưởng trên đã khẳng định vị thế của Maritime Bank trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam và cũng đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp của chiến lược phát triển Maritime Bank trở thành một ngân hàng thương mại đa năng trên thị trường tài chính và tiền tệ. Lợi thế huy động vốn nêu trên đã tạo điều kiện cho Maritime Bank tái đầu tư vào thị trường tiền tệ và tài chính một cách an toàn và hiệu quả, tạo thêm nguồn thu lợi nhuận lớn cho các Cổ đông. Các hoạt động khác: Cùng với sự phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam, Maritime Bank đã và đang xúc tiến việc thành lập các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, liên kết liên doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, mua bán nợ v.v... 3.2. Cơ cấu lao động của ngân hàng. - Tổng số cán bộ, nhân viên: Tính đến ngày 30/9/2009, tổng số cán bộ nhân viên của Ngân hàng là 1.551 người ( tại ngày 31/12/2008 là 1.382 người). Tất cả các nhân viên của Ngân hàng đều là thành viên Công đoàn. Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các nhân viên và Công đoàn, và chưa có bất kỳ các vấn đề nào về quan hệ lao động hoặc đình công. - Theo cấp quản lý Cán bộ quản lý: 323 người (Bao gồm: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng) Nhân viên: 1.228 người - Theo trình độ học vấn Trên đại học: 50 người Đại học: 1.280 người Cao đẳng, trung cấp: 125 người Trình độ khác: 96 người 4. Những kết quả đạt được về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 2 năm 2007, 2008 và Quý III/2009. * Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 và Quý III/2009 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009 Tổng giá trị tài sản 17.569.024 32.626.054 47.735.080 Tổng vốn huy động 15.478.512 29.877.406 43.771.750 Tổng dư nợ 6.527.868 11.209.764 19.062.753 Tổng thu nhập hoạt động 436.215 802.906 1.088.940 Lợi nhuận trước thuế 239.859 437.008 698.153 Chi phí thuế TNDN 67.013 120.358 126.817 Lợi nhuận sau thuế 172.846 316.650 571.336 Tỷ lệ chia cổ tức 15% 12,5% - Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2009. * Các chỉ tiêu khác: Bảng 2: Các chỉ tiêu về thu nhập ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009 Thu nhập lãi thuần 354.049 726.312 972.785 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 41.121 59.300 51.984 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 6.989 10.354 28.288 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 498 (8.717) (11.734) Lãi thuần từ hoạt động khác 33.054 8.650 46.741 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 504 7.007 875 Tổng thu nhập hoạt động 436.215 802.906 1.088.940 Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2009. Bảng 3: Chi phí kinh doanh ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 30/9/2009 Chi phí hoạt động 138.296 291.595 265.335 Lương và chi phí liên quan 58.665 124.757 118.669 Chi phí khấu hao 11.244 14.673 16.106 Chi khác 68.387 152.165 130.560 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 58.060 74.303 125.452 Tổng 196.356 365.898 390.787 Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2009. * Về tỷ lệ khấu hao TSCĐ: Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian ước tính sử dụng và đảm bảo phù hợp với Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, cụ thể: Bảng 4: Khấu hao TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Quí III/2009 Nhà cửa, vật kiến trúc 2% - 10% 2% - 10% 2% - 10% Máy móc thiết bị 10% - 20% 10% - 20% 10% - 20% Phương tiện vận tải 10% - 10% 10% - 10% 10% - 10% Tài sản hữu hình khác 12% - 33% 12% - 33% 12% - 33% Các tài sản cố định vô hình 10% - 25% 10% - 25% 10% - 25% Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2009. * Hoạt động đầu tư: Các khoản đầu tư của MSB bao gồm Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (trái phiếu, cổ phiếu) và góp vốn cổ phần đầu tư dài hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26762.doc
Tài liệu liên quan