MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TMT VÀ NHÀ MÁY ÔTÔ CỬU LONG 5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 5
1.1.1. Giới thiệu về Công ty 5
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty và Nhà máy ôtô Cửu Long 5
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty và Nhà máy ôtô Cửu Long 9
1.2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty 9
1.2.2 Cơ cấu sản xuất của Nhà máy ôtô Cửu Long 12
1.2.3. Cơ cấu bộ máy quản trị của Nhà máy ôtô Cửu Long 12
1.3. Những thành tựu chủ yếu mà Công ty đã đạt được 15
1.3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 15
3.1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy ôtô Cửu Long 20
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÔTÔ LẮP RÁP TẠI NHÀ MÁY ÔTÔ CỬU LONG 22
2.1 Các đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ôtô của Nhà máy 22
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm 22
2.1.2 Đặc điểm về công nghệ sử dụng 23
2.1.3 Đặc điểm đội ngũ lao động 25
2.1.4 Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu và các nhà cung ứng 27
2.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào hoạt động sản xuất tại Nhà máy 28
2.2.1 Quản trị chất lượng trong khâu mua vật tư đầu vào 28
2.2.2 Quản trị chất lượng sản phẩm ôtô 32
2.2.2 Quản trị chất lượng sản phẩm sau tiêu thụ 36
2.3 Các biện pháp Nhà máy đã thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm 37
2.3.1 Đầu tư cải tiến và hợp lý hoá qui trình sản xuất 37
2.3.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cử đi học ở nước ngoài 38
2.3.3 Phong trào sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, gia tăng động lực làm việc cho người lao động 39
2.4 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy ôtô Cửu Long 40
2.4.1 Ưu điểm 40
2.4.2 Hạn chế 41
2.4.3 Nguyên nhân 43
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÔTÔ CỬU LONG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ CỬU LONG 44
3.1 Phương hướng phát triển của Công ty và Nhà máy ôtô Cửu Long 44
3.1.1 Phương hướng phát triển chung 44
3.1.2. Chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty và Nhà máy ôtô Cửu Long 46
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng ôtô Cửu Long tại Nhà máy 47
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 47
3.2.2 Nâng cao trình độ đội ngũ lao động của Nhà máy 51
3.2.3. Nâng cao năng lực thiết kế của đội ngũ cán bộ kĩ thuật tại Nhà máy 57
3.4 Một số kiến nghị với nhà nước để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đóng mới ở Nhà máy ôtô Cửu Long 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2913 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng ôtô Cửu Long tại nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô - Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải (TMT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử lý, khắc phục.
2.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào hoạt động sản xuất tại Nhà máy
2.2.1 Quản trị chất lượng trong khâu mua vật tư đầu vào
2.2.1.1 Lựa chọn nhà cung ứng và mua sắm vật tư
Mua vật tư là khâu quan trọng đầu tiên đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thông suốt. Tại Nhà máy ôtô Cửu Long, quá trình mua vật tư được thực hiện như lưu đồ 1. Nguồn vật tư chính của Nhà máy được mua tư hai nguồn chính là mua vật tư trong nước (công tác nội địa hoá) và nhập ngoại.
Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các hợp đồng đã kí kết với khách hàng, căn cứ vào lượng vật tư tồn kho, Phòng Nội địa hoá xây dựng phương án mua hàng cho từng lô hàng trình Giám đốc Công ty xét duyệt. Sau khi phương án được duyệt sẽ chuyển đến cho các phòng, ban liên quan thực hiện. Tương tự như vậy, Phòng Xuất nhập khẩu cũng dựa trên những căn cứ trên để lập phương án mua hàng, sau đó trình Giám đốc xét duyệt.
Sau khi các phương án đã được xét duyệt, các Trưởng phòng Nội địa hoá và Xuất nhập khẩu sẽ tìm hiểu thông tin về các nhà cung cấp, xác định khả năng cung cấp của họ, giá cả, phương thức thanh toán và uy tín của nhà cung cấp trên thụ trường.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh đã duyệt
Các hợp đồng đã ký
Phương án mua vật tư, linh kiện
Vật tư tồn kho
Kế hoạch sản xuất của Nhà máy ôtô Cửu Long
Thông báo cho nhà cung cấp
(điện thoại, fax, đơn hàng)
Nhà cung cấp thông tin lại chào hàng, chấp nhận đơn hàng
Lựa chọn nhà cung cấp
Lập hợp đồng hoặc đơn hàng
Chuyển hợp đồng hoặc đơn hàng đã kí cho Nhà máy ôtô
Đặt cọc, ứng tiền (nếu có)
Nhận hàng
Kiểm tra hàng
Thanh toán / Thanh lý
Thông báo nhà cung ứng xử lý: Trả lại/ Xử lý
Lưu đồ 1: Qui trình mua vật tư của Nhà máy ôtô Cửu Long
Trên cơ sở tìm hiểu các nhà cung cấp, các Trưởng phòng sẽ tiến hành lựa chọn nhà cung cấp, lập hợp đồng hoặc đơn hàng. Vật tư sẽ được giao nhận theo hợp đồng đã kí. Riêng với vật tư nhập ngoại, trước khi nhận hàng, Phòng Xuất nhập khẩu phải mở L/C tại Ngân hàng. Vật tư sau khi được nhập về kho hàng, Nhà máy phải tiến hàng kiểm tra về cả số lượng và chất lượng. Các vật tư kém chất lượng bị phát hiện trong khi giao nhận sẽ được trả về nhà cung cấp ngay lập tức hoặc thông báo cho nhà cung cấp để xử lý. Đối với số lượng hàng không đạt yêu cầu hoặc tỉ lệ hỏng vượt quá tỉ lệ cho phép thì phải yêu cầu nhà cung cấp nhận lại hàng và phối hợp cùng tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa.
Biểu 10: Phát hiện và xử lý vật tư, thiết bị không đạt yêu cầu
Thứ tự
Công đoạn
Giới hạn mở
Người mở phiếu
Biện pháp xử lý
1
Mua vật tư
- Nhập khẩu linh kiện ôtô
Kiểm tra nếu có vật tư thành phẩm không đạt
- Phòng xuất nhập khẩu
- Báo cáo Giám đốc
- Thông báo Nhà cung cấp để xử lý
- Vật tư mua trong nước
Vật tư sản phẩm không đạt của một nhà sản xuất không được lớn hơn 3%
- Phòng XNK
- Nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Cửu Long
- Báo cáo Giám đốc
- Thông báo cho cơ sở sản xuất để xử lý
2
Vật tư, sản phẩm lưu kho trong quá trình sản xuất không đạt
Phát hiện hỏng là mở phiếu
- Phòng XNK
- Nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Cửu Long
- Mua bù (nếu cần)
- Thông báo Nhà cung cấp để xử lý
3
Hồ sơ giao nhận chứng từ không đạt yêu cầu
Vi phạm không quá 3 lần cho một hợp đồng mua bán
- Phòng XNK
- Phòng tài chính kế toán
- Sửa lại cho đúng
4
Sản phẩm vật tư trong quá trình giao cho khách hàng
Phát hiện không đạt là mở phiếu
- Phòng Kế hoạch kinh doanh
- Nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Cửu Long
- Sửa lại cho đạt hoặc đổi sản phẩm
- Đáp ứng nhu cầu của khách
5
Sản phẩm vật tư trong các công đoạn sản xuất
Tỷ lệ hỏng trong công đoạn kiểm tra
- Nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Cửu Long
- Thông báo cho Nhà cung cấp vật tư linh kiện và Nhà sản xuất.Tìm nguyên nhân và sửa lại để cung cấp
- Báo cáo cho Giám đốc Công ty (nếu cần)
6
Sản phẩm vật tư trong quá trình kiểm tra thành phẩm
Phát hiện phụ tùng chi tiết không đạt
- Phòng QLCL báo lỗi sau lắp ráp
- Thông báo cho Nhà máy
- Thông báo cho Nhà cung cấp tìm nguyên nhân sửa chữa cho đạt yêu cầu
- Báo cáo Giám đốc Công ty
Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng
Việc đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp sẽ chia làm hai bước.
- Bước thứ nhất: đánh giá ban đầu. Các trưởng phòng sẽ căn cứ vào lượng thông tin có được để chọn ra nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu của Công ty. Biểu 9 thể hiện những nhà cung cấp trong nước đã được Công ty lựa chọn sau khi đã phân tích kĩ lưỡng.
- Bước thứ hai: theo dõi nhà cung cấp. Mỗi nhà cung cấp sẽ có một phiếu theo dõi quá trình thực hiện bao gồm: hỏi giá, báo giá, các tài liệu do họ cung cấp về sản phẩm, thư từ giao dịch đàm phán, tiến độ giao hàng, trên cơ sở đó đôn đốc việc giao vật tư, hàng hoá kịp thời. Trong trường hợp nhà cung cấp không thực hiện đúng phải báo cho trưởng phòng Nội địa hoá, trưởng phòng XNK, Giám đốc, Phó giám đốc Công ty biết. Định kì 6 tháng một lần cán bộ theo dõi mua vật tư tổng hợp tình hình thực hiện hợp đồng của các nhà cung cấp, trình Trưởng phòng xem xét có tiếp tục hay loại bỏ nhà cung cấp đó.
2.2.1.2 Kiểm tra chất lượng vật tư
Tất cả vật tư mua về đều được kiểm tra đầy đủ tại kho. Đối với vật tư mua trong nước, Công ty uỷ quyền cho Nhà máy kiểm tra. Các vật tư nhập khẩu Công ty thuê giám định hoặc đơn vị phân tích kiểm tra. Phòng XNK, phòng Nội địa hoá và Nhà máy kiểm tra chất lượng theo mẫu, số lượng lô hàng nhập mua về theo đúng chức năng và quyền hạn đã được Giám đốc Công ty giao cho.Việc kiểm tra vật tư sẽ được thực hiện theo hai bước.
Bước 1: Kiểm tra số lượng: Việc kiểm tra số lượng vật tư sẽ được thực hiện bằng cách so sánh số lượng thực tế với số lượng qui định trong hợp đồng, hoá đơn và phiếu mua hàng (nếu có).
Bước 2: Kiểm tra chất lượng
Với linh kiện mua trong nước: Sau khi nhập linh kiện về kho sẽ tiến hành lắp ráp thử từ 2 – 5 xe hoàn chỉnh để xác định được sự đồng nhất giữa các linh kiện nhập khẩu với các linh kiện mua trong nước. Việc các định chất lượng linh kiện thực nhập so với các linh kiện mẫu do phòng Nội địa hoá, Nhà máy sản xuất, lắp ráp cùng tiến hành theo đúng chức năng của từng bộ phận.
Với linh kiện nhập khẩu: Sau khi nhập linh kiện về kho, Nhà máy phải tiến hành cho lắp thử 2 – 5 sản phẩm và kiểm tra các chỉ tiêu theo đúng qui định. Trong quá trình lắp ráp phát sinh chất lượng không đảm bảo, Nhà máy báo cáo lên Giám đốc Công ty để xem xét giải quyết.
Các số liệu kiểm tra sẽ được ghi chép và xử lý với các vật tư không phù hợp. Biểu 11: Tỷ lệ vật tư hỏng và xử lý vật tư hỏng tại Nhà máy
Đơn vị:%
Thứ
tự
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Quí I năm 2006
1
Vật tư trong nước
6
10
11
9
2
Vật tư ngoại nhập
5
8
7
7
Xử lý
3
Trả lại nhà cung cấp
37
23
27
13
4
Sửa chữa, khắc phục
63
77
73
87
Nguồn: tính toán từ số liệu của Nhà máy
Năm 2003, Nhà máy chưa có các thiết bị kiểm tra vật tư mà chủ yếu kiểm tra bằng tay và quan sát nên tỷ lệ vật tư chưa phù hợp bị phát hiện còn thấp (6% vật tư trong nước và 5% vật tư nhập ngoại). Bước sang năm 2004, Nhà máy đi vào hoạt động, với sự đầu tư bài bản hơn, đầy đủ các thiết bị kiểm tra hơn nên tỷ lệ vật tư chưa đạt yêu cầu có tăng lên (10% vật tư trong nước và 8% vật tư nhập ngoại), nhưng tỷ lệ này luôn ở mức chấp nhận được và Nhà máy có biện pháp xử lý kịp thời với các vật tư hỏng, đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên Nhà máy cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa mức độ nhập các vật tư hỏng để giảm chi phí xử lý. Đa phần vật tư hỏng Nhà máy đều có sự kết hợp với nhà cung cấp có biện pháp sửa chữa tại chỗ (chiếm trên 60% các vật tư nhập). Các vật tư này sau khi sửa chữa có thể được nhập kho và sử dụng. Các vật tư phù hợp được nhập kho và sẵn sàng cho việc tham gia vào quá trình sản xuất.
Như vậy, với việc kiểm tra gắt gao vật tư đầu vào đảm bảo cho vật tư khi tham gia sản xuất có chất lượng đạt yêu cầu Nhà máy đã đặt ra.
2.2.2 Quản trị chất lượng sản phẩm ôtô
2.2.2.1 Qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và các thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm
Việc kiểm tra và khắc phục sự cố về kĩ thuật cũng như chất lượng vật tư và sản phẩm luôn được thực hiện liên tục trong quá trình sản xuất. Qui trình và các thiết bị được sử dụng để kiểm soát chất lượng được mô tả trong biểu 12.
Biểu 12: Qui trình và thiết bị kiểm tra chất lượng trong sản xuất
Thứ tự
Nội dung kiểm tra
Thiết bị kiểm tra
Thứ tự
Nội dung kiểm tra
Thiết bị kiểm tra
1
Tổng thể: Số khung, số máy, đề can, mác xe
Quan sát bằng đèn chiếu sáng
13
Sàn, trần xe
Quan sát
2
Bề mặt Cabin, khung xe, thùng xe, chắn bùn
- Quan sát
- Thước mét
14
Đồng hồ tốc độ, nhiên liệu, nước làm mát và các đèn điện
Quan sát, thao tác, băng thử
3
Gương chiếu hậu
Quan sát
Kiểm tra bằng tay
15
Hẹ thống lái
Quan sát, cân lực, băng thử
4
Đèn chiếu sáng, tín hiệu, quạt thông gió
Quan sát, kiểm tra bằng tay và thiết bị
16
Hệ thống làm mát
Quan sát, dùng tay lắc
5
Hệ thống kính
Quan sát và vận hành
17
Hệ thống treo trước
Quan sát, dùng tay lực, cân lực
6
Bánh xe và may ơ
Quan sát, kiểm tra bằng thiết bị
18
Động cơ
Quan sát, dùng tay, lắng nghe cân lực
7
Gạt mưa, vòi phun nước, rửa kính, tấm chắn gió
Quan sát, vận hành
19
Hệ thống nhiên liệu
Quan sát, dùng tay
8
Ghế lái, ghế phụ, đai an toàn
Quan sát, thao tác thử
20
Hệ thống điện, khởi động
Quan sát, dùng tay
9
Vôlăng lái, cần số, cần phanh tay
Quan sát, thao tác thử
21
Hệ thống phanh
Quan sát, kiểm tra bằng máy
10
Bàn đạp, côn, phanh tay
Quan sát, thao tác thử
22
Hệ thống dây
Quan sát
11
Hệ thống điện, còi điện, còi hơi
Quan sát, thao tác thử
23
Hộp số, ly hợp
Quan sát, đi số chết kết hợp chạy thử, cân lực
12
Cửa lên xuống, tay vịn
Quan sát, thao tác thử
24
Hệ thống treo sau
Quan sát, cân lực
Nguồn: Phòng quản lý chất lượng
Các khâu kiểm tra chất lượng được thực hiện tại mỗi công đoạn sản xuất, sau khi sản phẩm qua công đoạn nào sẽ được kiểm tra tại cuối mỗi công đoạn. Sản phẩm của công đoạn này là đầu vào của công đoạn liền sau nó. Các bán sản phẩm này sẽ được kiểm tra ở cuối mỗi công đoạn, do bộ phận thực hiện cuối kiêm nhiệm. Nếu chưa đạt yêu cầu, thành phẩm sẽ được đưa trở về đầu công đoạn để sủa chữa. Với các vật tư đầu vào, việc kiểm tra sẽ được thực hiện trước, sau khi đạt yêu cầu mới đưa vào sản xuất. Sản phẩm cuối cùng là một chiếc ôtô được phân xưởng lắp ráp tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh.
Sản phẩm này trước khi được Đăng kiểm Việt Nam giám sát còn phải qua một công đoạn kiểm tra chất lượng lần cuối do bộ phận KCS của Công ty đảm nhiệm. Các thiết bị được bộ phận kiểm tra chất lượng do bộ phận KCS sử dụng để thực hiện việc kiểm tra được thể hiện qua biểu 13.
Biểu 13: Các thiết bị sử dụng để kiểm tra xe trước đăng kiểm
Thứ tự
Chỉ tiêu
Model
Năm sử dụng
Nước sản xuất
1
Thiết bị kiểm tra phanh
SL 580
2003
Đài Loan
2
Thiết bị kiểm tra tốc độ
SL 680
2004
Đài Loan
3
Bệ kiểm tra trượt ngang
SL – 500
2004
Đài Loan
4
Thiết bị kiểm tra độ ồn
SLM
2004
Italia
5
Máy kiểm tra đèn pha
432
2003
Italia
6
Máy phân tích khí xả động cơ Diezen
OPUS 50 – B
2003
Đài Loan
Nguồn: phòng Quản lý chất lượng
Công đoạn cuối cùng của quá trình trước khi xe được đưa đến cho bộ phận giao xe là đăng kiểm. Việc đăng kiểm sẽ do Đăng kiểm Việt Nam giám sát. Bộ phận Đăng kiểm sẽ thực hiện đăng kiểm với các thiết bị: Thân ngoài; thân trong, ống lò; mặt sàn, dầu; ống nước, ống lửa, ống cụt; các thiết bị đo lường; các thiết bị khống chế áp suất và các thiết bị phụ khác. Nếu phát hiện có sản phẩm lỗi xe sẽ được chuyển trở lại cho phân xưởng lắp ráp, nếu xe đã hoàn thiện sẽ đóng dấu đăng kiểm và cho nhập kho.
Như vậy, sau quá trình kiểm tra và đăng kiểm, đảm bảo 100% xe được nhập kho đủ tiêu chuẩn so với qui định đặt ra.
2.2.2.2 Phát hiện và xử lý các sản phẩm không đạt yêu cầu
Tình hình sản phẩm không đạt yêu cầu được thể hiện qua biểu 14. Qua biểu 14 ta thấy, trong 2 năm đầu, Nhà máy ôtô Cửu Long chưa xây dựng, khi dây chuyền sản xuất chưa đi vào hoạt động, Công ty TMT chỉ thực hiện lắp ráp thủ công với các thiết bị thô sơ, số sản phẩm sản xuất và số xe lỗi chiếm tỉ lệ rất lớn (50% trong năm 2002 và 65% trong năm 2003). Nhưng bước sang năm 2004, khi Nhà máy ôtô Cửu Long đi vào hoạt động, sản lượng đã tăng vọt (1600 sản phẩm năm 2004 và 3058 sản phẩm năm 2005) và tỉ lệ lỗi sản phẩm giảm xuống gần một nửa so với trước đó (31% năm 2004 và 25% năm 2005). Có được điều này là do Nhà máy đã có dây chuyền bán tự động, thời gian sản xuất rút ngắn, đồng thời với việc chuyên môn hoá trong sản xuất làm cho chất lượng xe cũng được cải thiện.
Biểu 14: Số lượng xe không đạt yêu cầu từ quá trình sản xuất
Thứ tự
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Số
lượng
(cái)
Tỉ lệ (%)
Số
lượng (cái)
Tỉ lệ (%)
Số
lượng
(cái)
Tỉ lệ (%)
Số
lượng (cái)
Tỉ lệ (%)
1
Tổng số xe
6
100
552
100
1600
100
3058
100
2
Số xe lỗi
3
50
359
65
488
30,5
765
25
Nguyên nhân
1
Độ ồn
1
17
86
15,6
127
8
194
6,3
2
Khí xả
2
33
143
26
196
12,3
256
8,4
3
Đèn pha
0
0
72
13
95
6
173
5,7
4
Khác
0
0
58
10,4
70
4,2
142
4,6
Nguồn: Nhà máy ôtô Cửu Long
Sơ đồ 5: Số xe sản xuất và số xe lỗi
Tỉ lệ xe bị lỗi tuy đã giảm qua các năm (năm 2005 giảm hơn 2 lần so với năm 2003) nhưng vẫn còn cao (chiếm 25% số xe sản xuất ra trong năm 2005), Nhà máy đang hoàn thiện hệ thống ISO của mình nên số lượng xe lỗi sẽ có xu hướng giảm trong những năm tới.
Quí I năm 2006, theo báo cáo của Nhà máy thì trong số 285 xe được sản xuất, chỉ có 15 xe bị lỗi (chiếm 5.26% tổng số xe sản xuất), đây là một tín hiệu đáng mừng về sản xuất cho Nhà máy, Nhà máy cần phát huy hơn nữa.
2.2.2 Quản trị chất lượng sản phẩm sau tiêu thụ
Các sản phẩm sau khi nhập kho sẽ được bảo quản rất cẩn thận. Khi có một hợp đồng xuất xe, bộ phận giao xe sẽ cung cấp cho khách hàng kết quả đăng kiểm chất lượng sản phẩm. Khách hàng được cấp phiếu bảo hành với các chế độ bảo hành khác nhau. Chế độ bảo hành sản phẩm đối với ôtô Cửu Long được thể hiện qua biểu 15.
Biểu 15: Chế độ bảo hành cho ôtô Cửu Long
Cụm chi tiết/ Tổng thành
Thời gian bảo hành
Động cơ
12 tháng hay 10.000km tuỳ điều kiện nào đến trước
Hộp số
6 tháng hay 6.000km tuỳ điều kiện nào đến trước
Các bộ phận khác của xe
3 tháng hay 3.000km tuỳ điều kiện nào đến trước
Nguồn: Phòng dịch vụ sau bán hàng
Các khách hàng khi đăng kí mua xe đều được các đại lý hướng dẫn kĩ lưỡng cách vận hành, sử dụng và bảo trì.
Biểu 16: Số lượng xe được bảo hành qua các năm
Thứ tự
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số lượng (chiếc)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng (chiếc)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng (chiếc)
Tỉ lệ
(%)
1
Số lượng xe tiêu thụ
315
100
927
100
1930
100
2
Số xe bảo hành
125
40
241
26
417
21,6
Nguyên nhân
1
Động cơ
18
14,4
23
2,5
36
1,9
2
Hộp số
28
8,9
43
4,6
63
3,3
3
Khác
79
16.7
175
18,9
318
16,4
Nguồn: Phòng Dịch vụ sau bán hàng
Trong trường hợp xe có hư hỏng trong thời gian bảo hành, khách hàng có thể mang đến các đại lý để thực hiện bảo hành. Qua biểu 16 ta thấy, số lượng xe cần bảo hành sau bán hàng có tỉ lệ giảm dần (40% năm 2003, 26% năm 2004, 21,6% năm 2005) điều đó nói lên chất lượng xe ôtô Cửu Long đã được cải thiện, cũng có nghĩa là chi phí cho hoạt động bảo trì, bảo dưỡng cũng giảm dần về số tương đối. Các sai hỏng do động cơ và hộp số giảm qua các năm, điều đó cho thấy lỗi kĩ thuật trong sản xuất cũng dần được cải thiện. Nhà máy luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm bớt chi phí cho hoạt động bảo hành.
2.3 Các biện pháp Nhà máy đã thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm
2.3.1 Đầu tư cải tiến và hợp lý hoá qui trình sản xuất
Nhà máy ôtô Cửu Long được đầu tư trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi Nhà máy vừa đi vào sản xuất, việc bố trí nhân công và dây chuyền công nghệ còn nhiều bất cập chưa hợp lý. Đội ngũ cán bộ kĩ thuật của Công ty TMT đã nghiên cứu và bố trí lại dây chuyền sản xuất như sơ đồ 2, qua đó đã làm giảm số lượng công nhân dư thừa và sản xuất hợp lý hơn, đồng thời sản lượng tăng lên. Năm 2004, trung bình một ngày có từ 13 đến 15 xe xuất xưởng, thì đến năm 2005, con số này đã là 19 xe/ngày. Bước sang đầu năm 2006, hiện tại sản lượng trung bình của Nhà máy một ngày là 24 xe. Các công đoạn của quá trình sản xuất đã được chuyên môn hoá hơn và từ đó làm tăng năng suất và tăng chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, Nhà máy luôn chú trọng công tác đầu tư cải tiến để tăng năng suất sản xuất. Năm 2005, Nhà máy đã đầu tư một loạt các công cụ, dụng cụ mới phục vụ cho các phân xưởng. Dựa trên nhu cầu của Nhà máy cũng như thực tế sản xuất, cùng với kinh nghiệm học hỏi được từ các dây chuyền lắp ráp và sản xuất xe tiên tiến, các cán bộ kĩ thuật của Nhà máy đã có những đề nghị đối với các thiết bị, dụng cụ mới. Loạt dụng cụ này được Nhà máy mua từ các nhà cung cấp có uy tín trong nước. Loạt dụng cụ mới này đã giúp Nhà máy giảm thời gian lắp ráp xe từ 12 giờ/xe xuống còn 7 giờ/xe. Các dụng cụ mới được mô tả trong biểu 17. Loạt dụng cụ phụ trợ mới này làm giảm thời gian của dây chuyền cũng như tăng tính chuyên môn hoá các công đoạn sản xuất, làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của dây chuyền.
Biểu 17: Dụng cụ mới phục vụ sản xuất
Thứ tự
Tên dụng cụ
Số lượng
1
Súng hơi
16
2
Súng bắn vít
24
3
Bộ hoá nhiệm
7
4
Súng phun sơn
14
5
Súng thổi khí
17
6
Súng bắn keo
32
7
Súng sấy
19
8
Máy đánh bóng
41
Nguồn: Nhà máy ôtô Cửu Long
Nhà máy không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị và nghiên cứu cải tiến, hợp lý hoá qui trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một điều kiện tiên quyết cho Nhà máy để có thể tăng năng suất, mở rộng qui mô và nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả cho sản phẩm ôtô Cửu Long.
2.3.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cử đi học ở nước ngoài
Công tác quản lý nguồn nhân lực luôn là một trong những mũi nhọn mà Công ty TMT cũng như Nhà máy ôtô Cửu Long xác định là chốt quyết định đến thành công cũng như thất bại của Công ty và Nhà máy.
Biểu 18: Số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng của Công ty TMT
Thứ tự
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1
Số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng
18
39
41
37
2
Số lượng cán bộ được cử đi học ở nước ngoài
4
12
8
7
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Chăm lo đến đời sống của người lao động cũng như cán bộ công nhân viên trong Công ty, hàng năm, Công ty luôn có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lao động và cán bộ. Dựa vào biểu 18, ta thấy số lượng cán bộ được đào tạo và cử đi học ở nước ngoài tăng lên đột biến (từ 18 người năm 2002 lên 39 người năm 2003). Sở dĩ có điều này là vì Công ty đã chuẩn bị nhân lực, cán bộ kĩ thuật cho Nhà máy ôtô Cửu Long đi vào hoạt động.
Bên cạnh được đào tạo về chuyên môn, các cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lý còn được đi tham khảo các Nhà máy lắp ráp ôtô tân tiến trong và ngoài nước. Chính đội ngũ lao động này là nguồn lực quan trọng giúp cho Nhà máy đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả. Số lượng cán bộ kĩ thuật của Nhà máy hiện tại có 12 người, trong đó có 4 cán bộ có trình độ trên đại học, còn lại đều có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Các cán bộ kĩ thuật này luân phiên được Nhà máy cử đi học thêm và tham quan các Nhà máy tân tiến trong nước và các nước trong khu vực (chủ yếu là Thái Lan). Trong số 6 sáng kiến cải tiến hợp lý hoá quá trình sản xuất của Nhà máy trong năm 2004 có đến 5 sáng kiến là của các cán bộ kĩ thuật.
2.3.3 Phong trào sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, gia tăng động lực làm việc cho người lao động
Ngay từ khi Nhà máy đi vào hoạt động, phong trào sáng kiến, cải tiến kĩ thuật đã được Ban lãnh đạo của Công ty TMT và Nhà máy ôtô Cửu Long khuyến khích thực hiện và thu được những thành công ban đầu.
Biểu 19: Phong trào sáng kiến, cải tiến kĩ thuật của Nhà máy ôtô Cửu Long
Thứ tự
Chỉ tiêu
2004
2005
Quí I/2006
1
Số lượng sáng kiến
6
4
1
2
Tổng tiền thưởng (đ)
21,000,000
17,000,000
5,000,000
3
Giảm chi phí nhờ cải tiến (ước tính) (đ)
235,000,000
187,000,000
45,000,000
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Khi Nhà máy đi vào hoạt động, số lượng cải tiến để hợp lý hoá quá trình sản xuất còn nhiều vì dây chuyền còn nhiều chỗ khuyếm khuyết. Nhưng sau khi dây chuyền đi vào sản xuất ổn định thì số lượng cải tiến giảm dần (6 cải tiến năm 2004 và 4 cải tiến năm 2005). Các cải tiến này đã làm giảm đáng kể một lượng chi phí bất hợp lý cho Nhà máy. Việc xét thưởng cho các cải tiến dựa trên lượng chi phí ước tính của cải tiến đó đóng góp vào quá trình. Bên cạnh đó, các cải tiến này còn làm tăng năng suất lao động và giảm thời gian hoàn thành sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm của Nhà máy. Đơn cử như trường hợp cải tiến trục cố định nắp nồi hơi. Trước đây với một lượng nồi hơi nhất định cần đến hai người với ba ngày làm việc, nhưng khi có nắp cố định nồi hơi thì chỉ cần một người trong vòng một buổi có thể hoàn thành.
Đi cùng với các phong trào cải tiến kĩ thuật, Nhà máy cũng chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, với phương châm “dùng lương cao để thu hút nhân tài”, đời sống của người lao động được cải thiện với mức lương bình quân của lao động trong Nhà máy ngày càng tăng (1,800,000đ năm 2004 và 2,100,000đ năm 2005). Đời sống tinh thần của người lao động cũng được quan tâm, các hoạt động thể thao, văn nghệ vẫn được duy trì và phát triển, làm cho người lao động yên tâm và hứng thú trong công việc, tạo điều kiện cho công việc trôi chảy, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.4 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy ôtô Cửu Long
2.4.1 Ưu điểm
Nhà máy ôtô Cửu Long được đánh giá là một trong những Nhà máy tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ôtô tải tại Việt Nam so với các nhà sản xuất trong nước. Sản phẩm ôtô Cửu Long của Nhà máy được người tiêu dùng đánh giá là thân thiện, hiệu quả và độ tin cậy cao. Để có được những điều đó, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Nhà máy đa nỗ lực không ngừng vì một mục tiêu phát triển chung. Qua một thời gian đi vào hoạt động, Nhà máy ôtô Cửu Long đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Thứ nhất, Nhà máy được đầu tư qui trình công nghệ tiên tiến và liên tục cải tiến qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Yếu tố công nghệ là một trong những thế mạnh của Nhà máy ôtô Cửu Long so với các nhà sản xuất và lắp ráp trong nước. Với dây chuyền hiện đại, đảm bảo cho các sản phẩm ôtô được lắp ráp và sản xuất có tính chính xác về kĩ thuật và độ an toàn lớn, bền, đẹp, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Bên cạnh đó, Nhà máy luôn tìm tòi, phấn đấu cải tiến qui trình sản xuất, hàng năm không những tiết kiệm được một khối lượng chi phí rất lớn cho Nhà máy mà còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tăng năng suất lao động. Điều này còn tạo niềm tin cho ban lãnh đạo của Nhà máy và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Nhà máy hăng say phấn đấu.
Thứ hai, lực lượng lao động của Nhà máy có trình độ tay nghề cao, nhiệt tình với công việc. Với qui mô hiện nay là 387 người, chiếm gần một nửa số lao động của toàn Công ty, trong đó số lượng công nhân kĩ thuật được đào tạo cơ bản là 299 người. Chính đội ngũ lao động giàu nhiệt huyết và sáng tạo này là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc đảm bảo cho Nhà máy hoàn thành được những chỉ tiêu đề ra, đồng thời chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao.
Lực lượng lao động của Nhà máy tương đối ổn định, tạo điều kiện dễ dàng cho việc sắp xếp, bố trí lao động. Bên cạnh đó, Nhà máy luôn có chế độ đãi ngộ rất tốt đối với lực lượng lao động, tăng động lực làm việc cho công nhân và thu hút nhân tài cho Nhà máy.
Thứ ba, việc áp dụng hệ thống ISO 9001: 2000 đã đạt được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Qua những phân tích về tình hình áp dụng ISO 9001: 2000 của Nhà máy, ta có thể thấy việc thực hiện đã có kết quả tốt, tỉ lệ sản phẩm hỏng đã giảm đi rõ rệt ( từ 65% năm 2003 xuống còn 25% năm 2005). Qui trình kiểm soát chất lượng từ công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối cùng của qui trình sản xuất đã đảm bảo cho chất lượng sản phẩm ôtô của Nhà máy đạt tiêu chuẩn so với qui định. Điều đó cũng tạo thuận lợi cho việc giảm chi phí bảo trì, bảo hành sản phẩm.
2.4.2 Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được,Nhà máy cũng còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Ban quản lý của Nhà máy đã nhìn nhận những khuyết điểm này và tìm cách khắc phục. Những vấn đề tồn tại về công tác chất lượng tại Nhà máy có thể nhận thấy như sau:
Một là, công tác quản lý chất lượng tuy được tăng cường nhưng còn nhiều khâu chưa triệt để. Trong giai đoạn đầu hoạt động, do phải tập trung vào việc hoàn thiện qui trình sản xuất, nên việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 còn nhiều thiếu xót. Điển hình như việc kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào, các phân xưởng vẫn phải tự kiểm tra, như thế vừa mất thời gian vừa phải bố trí một lực lượng kiểm tra cho riêng mỗi bộ phận. Nếu Nhà máy có một bộ phận kiểm tra vật tư riêng thì sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, còn nhiều công đoạn dư thừa chưa hợp lý, cần phải được cải tiến để giảm bớt thời gian sản xuất, số lượng công nhân chờ máy vẫn còn nhiều (trung bình khoảng 45 phút cho một sản phẩm), cần phải nghiên cứu bố trí lại cho hợp lý.
Hai là, tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36281.doc