MỤC LỤC
Lờinói đầu_____________________________________________________1
Chương I : Vấn đề chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại
và phát triển của Ngân hàng Thương mại _____________________________3
Đ1.Chất lượng tín dụng ngân hàng – Sự đòi hỏi
khách quan của nền kinh tế thị trường____________________________3
1.1. Chất lượng hoạt động và sự phát triển
của nền kinh tế thị trường______________________________3
1.2. Ngân hàng thương mại và mối quan hệ
của nó với nền kinh tế________________________________3
1.3. Tín dụng ngân hàng và sự cần thiết
của chất lượng quan hệ tín dụng________________________ 5
1.3.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng_______________________5
1.3.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng____________________5
1.3.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng______________________7
Đ2. Tiếp cận vấn đề chất lượng tín dụng
của Ngân hàng Thương mại___________________________________10
2.1. Khái quát về chất lượng tín dụng_________________________11
2.2. Nhìn nhận chất lượng quan hệ tín dụng dưới một số góc độ____11
2.2.1. Nhìn nhận chất lượng quan hệ tín dụng như chất lượng một mối quan hệ kinh tế__________________________________11
2.2.1.1. Quan điểm của NHTM____________________13
2.2.1.2. Nội dung xem xét________________________15
2.2.2. Nhìn nhận chất lượng quan hệ tín dụng như chất lượng một mối quan hệ pháp lý_______________________________________24
2.2.2.1. Quan điểm của NHTM____________________24
2.2.2.2. Nội dung đánh giá________________________26
2.2.3. Nhìn nhận chất lượng quan hệ tín dụng như chất lượng một mối quan hệ kinh tế – xã hội_________________________________31
2.2.3.1. Quan điểm của NHTM____________________31
2.2.3.2. Nội dung đánh giá________________________34
2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng______________39
2.3.1. Đối với ngân hàng. ______________________________39
2.3.2. Đối với khách hàng. _____________________________40
2.3.3. Đối với nền kinh tế. _____________________________40
2.4. Tầm quan trọng và mục tiêu của việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng quan hệ tín dụng_________________________________40
2.4.1. Tầm quan trọng_________________________________40
2.4.2. Mục tiêu của NHTM_____________________________43
2.4.2.1. Khả năng sinh lời_________________________44
2.4.2.2. Thế lực trên thị trường_____________________44
2.4.2.3. An toàn trong kinh doanh__________________45
2.5. Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng_____46
2.5.1. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia. ______________46
2.5.2. Nhân tố pháp luật_ ______________________________47
2.5.3. Nhân tố thuộc về khách hàng ______________________47
2.3.4. Nhóm nhân tố về phía ngân hàng___________________48
2.6. Những rủi ro trong tín dụng ngân hàng____________________49
2.6.1. Rủi ro do thiếu vốn khả dụng______________________50
2.6.2. Rủi ro do mất khả năng thanh toán__________________50
2.6.3. Rủi ro chính sách_______________________________50
2.6.4. Rủi ro hối đoái_________________________________50
2.6.5. Rủi ro lãi suất__________________________________51
2.6.6. Rủi ro trong thanh toán___________________________51
2.6.7. Rủi ro tín dụng _________________________________52
2.7. Tổ chức quản lý chất lượng quan hệ tín dụng_______________53
Chương II : Thực trạng chất lượng quan hệ tín dụng
tại NHCT khu vực Hoàn Kiếm____________________________________56
Đ1.Những nét khái quát về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ________56
1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Công thương Việt Nam___________56
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm_________________________59
1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành____________________59
1.2.2. Đặc điểm về môi trường hoạt động và khách hàng______61
1.2.3. Cơ cấu tổ chức_________________________________61
1.2.4. Các hoạt động nghiệp vụ__________________________65
1.2.5. Tình hình tài chính______________________________67
Đ2. Thực trạng vấn đề chất lượng tín dụng
tại NHCT khu vực Hoàn Kiếm________________________________69
2.1. Hoạt động huy động vốn_______________________________69
2.2. Hoạt động tín dụng___________________________________70
2.2.1. Quy mô tín dụng________________________________72
2.2.2. Chất lượng quan hệ tín dụng_______________________76
2.2.3. Về quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng____________82
2.3. Những hạn chế ,tồn tại và nguyên nhân. __________________92
2.3.1. Những hạn chế, tồn tại . __________________________92
2.3.2. Nguyên nhân___________________________________92
Chương III : Một số kiến nghị nhằm cải thiện
chất lượng quan hê tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng_____________97
Đ1. Vấn đề tổ chức___________________________________________98
Đ.2. Vấn đề thông tin_______________________________________100
Đ3. Công tác thẩm định______________________________________102
Đ4. Các biện pháp an toàn tín dụng_____________________________103
Đ5. Việc áp dụng các chế tài tín dụng___________________________103
Đ6. Việc giải quyết nợ quá hạn________________________________104
Đ7. Một số vấn đề liên quan đến chiến lược khách hàng_____________108
7.1. Vấn đề phân loại khách hàng__________________________108
7.2. Vấn đề chế độ tín dụng với khách hàng thuộc
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh____________________109
7.3. Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng ngân hàng____________110
7.3.1. Tín dụng ngắn hạn________________________110
7.3.2. Tín dụng trung , dài hạn____________________111
7.4. Áp dụng lãi suất thích hợp_________________________111
Kết luận chung_______________________________________________115
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a khách hàng về tư cách pháp nhân, thể nhân, năng lực điều hành, sản xuất kinh doanh, uy tín đạo đức, khả năng tài chính, khả năng thanh toán và cả khả năng tổ chức quản lý.
2.5.4. Nhóm nhân tố về phía ngân hàng.
Chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của khách hàng và ngân hàng. Muốn vậy chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn. Đối với các NHTM, một chính sách tín dụng đúng đắn phải có khả năng đảm bảo được khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng trên cơ sở tuân thủ pháp luật và đường lối, chính sách của Nhà nước.
Công tác tổ chức của ngân hàng.
Tổ chức ngân hàng cần được đảm bảo ổn định, linh hoạt trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay, đồng thời quản lý tốt nghiệp vụ tài sản nợ,tài sản có của ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Do hoạt động tín dụng là loại hình kinh doanh tiền tệ có rủi ro nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận của toàn ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng. Việc thiết lập các mối quan hệ tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát triển và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến tín dụng khi cần thiết.
Thông tin tín dụng:
Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng của ngân hàng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến người cho vay. Thông tin tín dụng càng nhanh nhậy, chính xác thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng càng lớn.
Chất lượng nhân sự.
Công tác tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đạt được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, liên quan đến dự án đầu tư để đạt được hiệu quả trong từng món cho vay và phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra. Yêu cầu đói với cán bộ tín dụng là phải có trình độ năng lực để phân tích được những điểm thật giả, mạnh yếu của khách hàng và dự án để đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, trách nhiệm nghề nghiệp, đó là điều cần thiết đối với người làm công tác quản lý.
Kiểm soát nội bộ.
Kiểm soát nội bộ đầy đủ, thường xuyên để phát hiện nhanh chóng những thiếu sót trong việc thực hiện các quy trình tín dụng của các cán bộ ngân hàng, qua đó có các biện pháp để xử lý kịp thời, ngăn chặn những rủi ro đối với hoạt động tín dụng.
2.6. Những rủi ro trong tín dụng ngân hàng.
ở mục 2.3.2.3 chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động ngân hàng, và chúng ta đã biết rằng khi xảy ra, nó không những gây thiệt haị tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả kinh tế xã hội. Mà đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro luôn tiềm ẩn ở mọi nghiệp vụ hoạt động, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng hoạt động trong điều kiện đó sẽ gặp rất nhiêù khó khăn, nếu thất bại sẽ bị đào thải. Bất cứ rủi ro nào của khách hàng cũng có thể xem là nguyên nhân dẫn đến rủi ro của ngân hàng, bởi vì nó ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của NHTM , gồm có các loại sau đây:
Rủi ro do thiếu vốn khả dụng.
Rủi ro do mất khả năng thanh toán.
Rủi ro chính sách.
Rủi ro hối đoái.
Rủi ro lãi suất.
Rủi ro trong thanh toán.
Rủi ro tín dụng.
2.6.1. Rủi ro do thiếu vốn khả dụng.
Ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro này khi thiếu vốn hoặc có những vốn bị “đóng băng”, không đủ vốn đối với nhu cầu cho vay và đầu tư cho nền kinh tế. Do đó, ngân hàng sẽ dễ để mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận, thậm chí có khả năng mất khách hàng khi họ phải đến một ngân hàng khác mong được đáp ứng kịp thời các món vay. Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến để mất khách hàng gửi tiền, vì khi ngân hàng thiếu vốn sẽ làm giảm lòng tin của người gửi tiền, khả năng huy động vốn của ngân hàng vì thế mà kém đi.
2.6.2. Rủi ro do mất khả năng thanh toán.
Đây là loại rủi ro ngân hàng gặp phải khi có những biến động xấu về chế độ chính trị hay do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trầm trọng, người dân hoang mang lo sợ Nhà nước phá giá đồng tiền nội tệ nên ồ ạt rút tiền ở ngân hàng, làm cho ngân hàng không đủ tiền dự trữ để thanh toán, tức là mất khả năng thanh toán. Một lý do khác là tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay và đầu tư của ngân hàng quá lớn, kinh doanh thua lỗ triền miên cũng có khả năng dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Trường hợp này đã từng xảy ra ở một số NHTM lớn có bề dày lịch sử của các nước Nhật, Anh, Canada...
2.6.3. Rủi ro chính sách.
Khi ngân hàng thực hiện những hoạt động kinh doanh với những đối tác nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài, chúng ta phải luôn luôn lưu ý đến những rủi ro về chính trị, đây chính là những rủi ro chính sách mà chúng ta chỉ có thể làm giảm nhẹ nếu thực sự quan tâm đến.
2.6.4. Rủi ro hối đoái.
Là rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động kinh tế chính trị của một đất nước. Đây là những biến động từ bên ngoài mà ngân hàng không lường trước gây thiệt hại cho ngân hàng, do vậy một NHTM nhất thiết phải luôn có một lượng ngoại tệ dự trữ hợp lý. Lượng dự trữ quá ít sẽ không đảm bảo nhu cầu thanh toán, còn ngược lại nếu dự trữ quá lớn thì khi có biến động giá theo chiều không lợi cho đồng nội tệ sẽ làm cho ngân hàng bị thiệt hại.
2.6.5. Rủi ro lãi suất.
Cho dù có theo đuổi chiến lược quản lý nào, ngân hạng cũng khó có thể hoàn toàn loại bỏ được một trong những loại hình rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm nhất : rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thị trường thay đỏi, ngân hàng thấy rằng những nguồn thu chính từ danh mục cho vay cũng như chi phí đối với tiền gửi và các nguồn vay đều bị tác động. Ngoài ra,sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi giá trị vốn hủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, lãi suát thay đổi tác động đến toàn bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập của ngân hàng.
2.6.6. Rủi ro trong thanh toán.
Trong những năm gàn đây, máy vi tính được áp dụng rộng rãi và trở thành công cụ quan trọng không thể thiếu trong các khoản thanh toán của NHTM. Nhiều thể thức thanh toán ra đời: ngân phiếu thanh toán, séc cá nhân, thẻ thanh toán, séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Rủi ro thanh toán xảy ra khi thanh toán bị nhầm lẫn, thiếu sót do con người hoặc máy móc bị hư hỏng, khách hàng bắt bồi thường và làm giảm uy tín của ngân hàng
2.6.7. Rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng
Không thu được lãi đúng hạn
Không thu đủ vốn cho vay
Lãi treo phát sinh
Nợ quá hạn phát sinh
Lãi treo đóng băng.
2. Miễn giảm lãi
Nợ không có khả năng thu hồi
2. Xoá nợ
Không thu đủ lãi
Không thu được vốn đúng hạn
Loại rủi ro này chiếm tỷ trọng lớn trong các loại rủi ro của ngân hàng, bởi vì cho vay và đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80%) trên tổng cho vay và đầu tư của một ngân hàng. Ngân hàng cho vay dưới hình thức là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và ngân hàng mang vốn đầu tư liên doanh liên kết.
Món nợ khi đến hạn không thu được vốn và lãi gọi là nợ quá hạn, nợ quá hạn tròn 12 tháng trở thành nợ khó đòi, làm thất thoát vốn của ngân hàng. Ngân hàng đầu tư vốn vào các dự án hay liên doanh liên kết làm ăn không có hiệu quả bị thua lỗ, bị thất thoát tài sản... dẫn đến rủi ro của ngân hàng.
Trong mấy năm qua, hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trở ngại, tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi, bị lừa đảo ở một số NHTM tăng với tóc độ cao làm cho hoạt động đầu tư vốn cho nền kinh tế bị chững lại, ngân hàng giảm thu nhập, bị mất vốn, làm mất uy tín của ngân hàng không những đối với khách hàng trong nước mà còn đối với các nhà đâù tư nước ngoài. Bởi vậy vấn đề nâng cao chất lượng quan hệ tín dụng, phòng ngừa rủi ro được mỗi ngân hàng đặc biệt chú ý và là vấn đề thiết thực cấp bách nhất trong hoạt động của mình, nó không chỉ liên quan tới việc tồn tại và phát triển của ngân hàng nói riêng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế đất nước nói chung.
2.7. Tổ chức quản lý chất lượng quan hệ tín dụng
Khi một ngân hàng bắt tay vào việc thực hiện quản lý chất lượng quan hệ tín dụng thì điều đòi hỏi cơ bản là phải có một chính sách chất lượng đúng đắn, có một tổ chức và những phương pháp để thực thi. Mọi ngân hàng cần xây dựng và vạch rõ chính sách về chất lượng của mình và có biện pháp để thực hiện chính sách đó. Nội dung của chính sách đó cần được thông báo cho mọi cán bộ nhân viên, Việc chuẩn bị và thực hiện một chính sách đúng đắn về chính sách cùng với việc liên tục theo dõi sẽ làm cho công việc được tiến hành trôi chảy, giảm bớt các sai sót lãng phí.
Mọi người từ cán bộ lãnh đạo đến những nhân viên trẻ tuổi nhất đều đóng một vai trò trong công việc này và một trong các mục đích chủ yếu của một chính sách chất lượng hiệu quả là đảm bảo rằng mọi người dều quan tâm đến chất lượng . Cách đề cập truyền thống đối với nhiều quy trình là dựa vào kiểm tra chất lượng để phát hiện và loại bỏ những kết quả công việc không phù hợp với yêu cầu. Quá trình này nếu chỉ dừng lại ở việc kiểm tra phát hiện thì việc thanh tra sau là một điều tốn kém, không đáng tin cậy và phi kinh tế. Chiến lược tránh lãng phí bằng cách xây dựng và điều hành một hệ thống nhằm phòng ngừa những sai sót có thể xảy ra là một chiến lược hiệu quả hơn. Theo đó, ban lãnh đạo phải hết lòng thực hiện cuộc cải tiến về chất lượng đang được tiến hành, chứ không chỉ thi hành một bước cải tiến trên một phương diện nào đó.
Mũi nhọn chính của việc quản lý chất lượng là làm cho các bộ phận, cá nhân trong đơn vị thực hiện tốt các công việc, thực hiện việc phòng ngừa là chính chứ không phải là sửa chữa các sai sót. Trong một bộ máy như thế không một cá nhân nào hoặc một phòng nào đảm nhận việc quản lý chất lượng, họ phải thực hiện tốt công việc được giao của mình và chỉ có người lãnh đạo chủ yếu của công ty phải chịu trách nhiệm chung về chất lượng .
Đồng thời, với việc khẳng định các mục tiêu của chính sách tích cực về chất lượng, cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong cơ cấu ban lãnh đạo và có hai lãnh đạo then chốt cần được chú ý :
Cán bộ điều hành cấp cao : Cán bộ lãnh đạo cần giao thêm cho một lãnh đạo cao cấp phụ trách chung về chất lượng giống như một lãnh đạo trong ngân hàng được phân công phụ trách về kinh doanh, hạch toán kế toán...Cần phải coi chất lượng giống như bất cứ chức năng quản lý chủ yếu nào khác, có một tuyến trách nhiệm và chỉ huy rõ ràng lên đến một nhân vật phụ trách ở cấp cao nhất của tổ chức.
Cấp giám sát tuyến thứ nhất : Hay còn gọi là những giám sát viên. Những người này có điều kiện nắm vững liệu các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trên thực tế có hoạt động tốt hay không. Muốn thúc đẩy chất lượng trước hết phải quản lý một cách hiệu quả, theo đó, cấp này có trách nhiệm :
Hướng dẫn cấp dưới về những phương pháp và thủ tục phù hợp
Thông báo cho họ biết về những nguyên nhân có thể gây ra sai sót (như nợ có vấn đề, nợ quá hạn...) và những phương pháp cần thiết để ngăn chặn điều đó
Giám sát việc đưa ra các phương pháp và hướng dẫn áp dụng vào hệ thống chất lượng .
Khởi xướng các biện pháp cần thiết để cải tiến phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ, ...trong lĩnh vực công tác mà người đó chịu trách nhiệm
Đồng thời, các cán bộ quản lý và giám sát tuyến có thể nâng cao thêm tính hiệu quả của họ trên tư cách là huấn luyện viên nếu bản thân họ đã được đào tạo về cách huấn luyện.
Tuy nhiên, nếu mục tiêu và nhiệm vụ đã được xác định nhưng chưa xác định được cách đạt tới và giải quyết chúng thì quản lý chất lượng vẫn chỉ là một lý thuyết suông. Cần phải có phương pháp thực hiện và khi xây dựng phương pháp chúng ta phải tiêu chuẩn hoá rồi sau đó áp dụng nó trong lý luận và thực tiễn hoạt động ngân hàng.
Chương II : Thực trạng chất lượng quan hệ tín dụng tại NHCT khu vực Hoàn Kiếm
Đ1.Những nét khái quát về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
1.1. Sự ra đời của ngân hàng Công thương Việt Nam
Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường từ 1986. Cùng với sự thay đổi lớn lao của nền kinh tế xã hội trong cả nước, cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và từng ngân hàng nói riêng đã đổi mới một cách nhanh chóng để phù hợp với cơ chế mới và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần.
Theo quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày21/9/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được chuyển từ mô hình một cấp sang mô hình hai cấp. Cùng với sự ra đời của các ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam , từ 1/7/1988, Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN - VIETINCOMBANK) đã được ra đời và bắt đầu đi vào hoạt động.
Trong tình hình chung của đất nước, NHCTVN đã có những sự thay đổi cho phù hợp.Từ tháng 8/1992 NHCT đã nghiên cứu sửa đổi điều lệ của mình để có một công cụ quan trọng cho ngươì quản lý điều hành theo pháp luật.Theo đó, sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN ngày càng phát triển và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống NHTM (NHTM) Việt Nam. NHCTVN là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, đóng góp một phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra, đồng thời tham gia vào việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Cho đến nay, hệ thống NHCTVN đã có mạng lưới rộng khắp trong toàn quốc bao gồm: trụ sở chính và hai Sở giao dịch, 69 chi nhánh phụ thuộc, 27 chi nhánh trực thuộc, 153 phòng giao dịch và 378 quỹ tiết kiệm, 86 cửa hàng vàng bạc đặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố, các trung tâm kinh tế và khu công nghiệp phát triển trong cả nước. NHCTVN có quan hệ đại lý với 450 ngân hàng và các tổ chức tiền tệ của hơn 50 quốc gia trên khắp các châu lục và khu vực kinh tế trên thế giới, đồng thời là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu á (ABA), Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Hiệp hội Viễn thông tài chính Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và Tổ chức thẻ VISA quốc tế. Ngoài ra, NHCTVN còn tham gia góp vốn liên doanh với nước ngoài như IndoVina Bank, Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC)... Hơn nữa , NHCTVN còn là một trong những sáng lập viên và đại cổ đông của Sài Gòn Công thương Ngân hàng.
Với đội ngũ gần 12000 cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn có trình độ cao và yêu nghề, NHCTVN đã và đang phục vụ một cách nhiệt tình đối với các khách hàng của ngân hàng, chủ yếu là các tổ chức kinh tế trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch và khách hàng cá nhân tại các khu tập trung dân cư (thành phố, thị xã). Nhằm mục tiêu trở thành “Ngân hàng phục vụ toàn dân”, NHCT đã nghiên cứu, xây dựng và áp dụng chiến lược khách hàng theo hướng luôn xem sự thành công của khách hàng là sự thành đạt của ngân hàng . Hàng loạt chính sách chế độ về nghiệp vụ kinh doanh đã được ban hành và thực thi như : Chế độ tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, chế độ tín dụng đối với các tổ chức kinh té ngoài quóc doanh, chế độ tín dụng ngoại tệ, cơ chế quản lý và phát hành kỳ phiếu có mục đích, kỳ phiếu vàng, ngoại tệ...Ngân hàng đã đề ra nguyên tắc hợp tác, cùng có lợi và phát triển. Trong quan hệ với khách hàng , ngân hàng có sự lựa chọn và ưu đãi đối với các khách hàng lớn và quan tâm đúng mức tới khách hàng vừa và nhỏ. Tất cả các chính sách nghiệp vụ đó đã tạo cho ngân hàng có những bước đi vững chắc thích nghi với cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ một cơ chế bao cấp lâu dài sang cơ chế thị trường không phải là một con đường bằng phẳng dễ đi. Hiện tại hoạt động kinh doanh của NHCT tuy có khởi sắc nhưng chưa thực sự vững chắc trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong các nghiệp vụ kinh doanh, tín dụng vẫn là nghiệp vụ chủ yếu và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng . Sự vận động của thị trường đòi hỏi hoạt động tín dụng phải năng động nhạy bén và đặc biệt là phaỉ có chất lượng bởi lẽ trong cơ chế thị trường, chính chất lượng hoạt động chứ không phải là lợi nhuận trước mắt là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng .
Mặt khác, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển nhờ sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế và chính sách mở cửa của Chính phủ. Như chúng ta đã biết, để phát triển kinh tế cần có 3 yếu tố : tiền vốn, lao động và khoa học kỹ thuật, trong đó hai yếu tố sau sẽ dễ dàng có được nếu như đã có vốn, từ đó có thể thấy vai trò của tiền vốn đối với sự phát triển kinh tế nước ta là rất quan trọng. Trong điều kiện mà NHTM là một trong số ít các hình thức tổ chức tín dụng đang hoạt động ở Việt Nam, đang thực hiện việc tập trung và phân phối vốn tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống NHTM nói chung và NHCTVN nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phats triển của nền kinh tế nước ta. Để thúc đẩy sự phát triển đó, phải chú trọng rất nhiều vấn đề một cách đồng bộ. Bên cạnh những vấn đề như : chất lượng nguồn vốn, tìm kiếm một cơ cấu tài chính hợp lý, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh ngân hàng ... chất lượng quan hệ tín dụng cũng là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm xem xét.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCTHK) là một chi nhánh của NHCTVN, có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước tháng 3/1988, NHCTHK thuộc về NHCT thành phố Hà Nội - thực hiện nhiệm vụ chính được giao là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn của quận Hoàn Kiếm. Nhưng kể từ sau chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/7/1987 của HĐBT, thực hiện Điều lệ của NHCTVN, ngày 26/3/1988, NHCTHK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCTHK như ngày nay.
Do NHCTHK là một chi nhánh của NHCTVN nên bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chức năng của một chi nhánh thì ngoài ra NHCTHK còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một NHTM. NHCTHK có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, NHCTHK đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Từ năm 1988 đến năm 1992, NHCT HK cũng như các ngân hàng khác để chịu ảnh hưởng do những tồn tại của cơ chế quản lý tập trung, tuy là đơn vị hạch toán kinh doanh nhưng vẫn bó hẹp trong phạm vi của đơn vị cấp ba phụ thuộc khâu trung gian ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Đồng thời, trong giai đoạn này tình hình kinh tế nước ta cũng có những diễn biến xấu: lạm phát phi mã, kèm theo đó là sự sụp đổ, phá sản của một loạt các quỹ tín dụng nhân dân, nên trong những năm này hoạt động của NH chưa thu được lợi nhuận.
Năm 1996 về trước, NHCT HK chủ yếu cho vay ngoài quốc doanh (>90%) nhưng giai đoạn 1996-1997 do hoạt động kinh doanh ngoài quốc doanh sa sút, khách hàng tan rã, nợ quá hạn nhiều, đồng thời ngân hàng cũng chịu nhiêù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như sự cạnh tranh ngày một gay gắt của các ngân hàng cùng kinh doanh trên một địa bàn hoạt động nên họat động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Cuối năm 1997, ngân hàng bắt đầu chuyển đổi chiến lược kinh doanh, sàng lọc khách hàng ngoài quốc doanh và cho vay quốc doanh. Do vậy, đến năm 1998 thì ngân hàng bắt đầu hoạt động kinh doanh có lãi (1998: lãi 21 tỷ), 1999-2000 là thời kỳ phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng ( lãi 2000 là 24 tỷ)và giai đoạn 2001-2002 tiếp tục phát triển ổn định (lãi 2002 là 42 tỷ).
Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, hiện tượng thiểu phát diễn ra liên tục trong nhiều tháng liền, sức mua của thị trường giảm sút , nhiều ngành sản xuất hàng hoá có mức bán thấp. Cán cân thương mại trong tình trạng thiếu hụt, cuối năm 2000 tỷ giá ngoại tệ tăng liên tục làm cho sản xuất kinh doanh trong nước không ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng.
Trong bối cảnh như vậy, hướng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và các định hướng lớn cuả ngành, với sự chỉ đạo hướng đẫn chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước và NHCTVN trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ hoạt động của chi nhánh, NHCTHK với phương châm kinh doanh “vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà , mọi doanh nghiệp” đã bằng những biện pháp thích hợp vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo vốn đầu tư tín dụng có hiệu quả nên hoạt động của chi nhánh vẫn tiếp tuc phát triển ổn định và đạt được những kết quả tốt đẹp đóng góp vào sự phát triển của ngành NH nói riêng cũng như kinh tế đất nước nói chung.
Như vậy trải qua quá trình hoạt động trên 10 năm, NHCTHK đã không chỉ hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường mà hơn nữa còn đứng vững trong cạnh tranh, không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao.
1.2.2. Đặc điểm về môi trường hoạt động và khách hàng
NHCTHK có địa bàn hoạt động chính tại quận Hoàn Kiếm, là một quận thuộc khu trung tâm thương mại lớn nhất của Hà Nội gồm 18 phường với hơn 22 vạn dân và diện tích là 425 km2. Mặt khác, nằm trong khu trung tâm kinh tế-văn hoá-xã hội của cả nước, NHCTHK có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình.
Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư trong địa bàn và lại hoạt động trên lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên hầu hết khách hàng của NHCTHK là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất và các cá nhân. Bên cạnh đó, NHCTHK không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trong hệ thống. Hơn nữa, trên địa bàn quận còn có Hội sở chính của NHCTVN nên các cơ quan, xí nghiệp lớn của các Bộ, Sở và các doanh nghiệp có tầm cỡ khác thường mở tài khoản và giao dịch tại Hội sở chính này.
Nhìn chung, khách hàng chủ yếu của NHCTHK là các đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, còn lại là một số rất ít các đơn vị kinh tế quốc doanh.Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, ngân hàng đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà...
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, NHCTHK có 227 cán bộ trên tổng số 1,2 vạn cán bộ của toàn bộ hệ thống NHCT. Trong đó có trên 40,8% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. NHCTHK có 9 phòng, hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc.
Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
Giám đốc
( Nguyễn Hữu Thuỷ )
Phó giám đốc I
( Phạm Thị Mai )
Phó giám đốc II
( Lê Tuyết Mai )
Phó giám đốc III
( Nguyễn Thị Huy )
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kinh tế đối
ngoại
Phòng
GD Đồng
Xuân
Phòng
TCKT
Phòng
Điện toán
Phòng
Kiểm tra nội bộ
Phòng
Nguồn
vốn
Phòng
Ngân
qũi
Phòng
Hành
chính
1.2.4. Các hoạt động nghiệp vụ
Huy động vốn : mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước:
Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng.
Các hình thức huy động vốn khác như tiềp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và các cá nhân.
Đặc biệt là dịch vụ tiết kiệm điện tử lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.
Tín dụng :
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có với quy mô lớn và thời hạn hoàn vốn dài.
Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giao nhận hàng.
Các chương trình vay vốn ưu đãi: cho vay bằng Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF), các hiệp định tín dụng khung và đặc biệt là chương trình cho vay sinh viên với lãi suất ưu đãi.
Thanh toán quốc tế :
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ bằng các phương thức:
Thư tín dụng (L/C): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận, chiết khấu và thanh toán L/C...
Nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)...
Chuyển tiền điện tử
Chuyển tiền kiều hối
Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch
Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ , ngoại hối:
Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao chất lượng quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.doc