Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Danh mục bản biểu và sơ đồ

Lời mở đầu

Chương I: phương pháp luận về thẩm định dự án đầu tư

I. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 1

1. Dự án đầu tư 1

2. Thẩm định dự án đầu tư 1

2.1. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư 1

2.2. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư 2

2.3. Yêu cầu trong thẩm định dự án đầu tư 3

II. Nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng thương mại 4

1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 4

1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 4

1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại 4

1.3. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM 5

2. Nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM 6

2.1. Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM 6

2.2. Những nguồn thông tin để thẩm định 7

2.2.1. Thông tin thu thập được từ khách hàng 7

2.2.2. Thông tin do ngân hàng lưu trữ 8

2.2.3. Một số nguồn thông tin khác 9

2.3. Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định 9

2.3.1. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 9

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định 9

2.4. Quy trình thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng thương mại 11

3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng thương mại 13

3.1. Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn 13

3.1.1 Năng lực pháp lý của khách hàng 13

3.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng 13

3.1.3. Mô hình tổ chức, bố trí lao động 14

3.1.4 Quản trị điều hành của lãnh đạo 14

3.1.5. Quan hệ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng 14

3.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng 14

3.2. Thẩm định dự án đầu tư 23

3.2.1. Đánh giá sơ bộ theo các nội dung tài chính của dự án 23

3.2.2. Phân tích về thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm 24

3.2.3. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm đầu vào 26

3.2.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 26

3.2.5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 28

3.2.6. Thẩm định tổng vốn đầu tư 29

3.2.7. Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ 31

3.2.7.1. Phương pháp truyền thống 32

3.2.7.2. Phương pháp giá trị hiện tại ròng – NPV 32

3.2.7.3. Phương pháp chỉ số doanh lợi PI 33

3.2.7.4. Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR 34

3.2.7.5. Phương pháp thời gian hoàn vốn (Pay - back Period) 35

3.2.7.6. Phương pháp phân tích điểm hoà vốn của dự án 36

3.2.7.7. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án 38

3.4. Thẩm định rủi ro 39

3.5. Lập báo cáo thẩm định 39

Chương II Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I NHĐT & PTVN

I. Khái quát chung về Sở giao dịch I NHĐT & PTVN 40

1. Lịch sử hình thành và phát triển 4

2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I 41

3. Chức năng, quyền hạn của Sở giao dịch I 42

4. Tình hình hoạt động kinh 43

4.1. Đánh giá chung kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 43

4.2. Đánh giá các hoạt động cụ thể 43

4.2.1. Công tác huy động vốn 43

4.2.2. Công tác tín dụng 44

4.2.3. Công tác khách hàng 46

4.2.4. Hoạt động dịch vụ 46

4.2.5. ứng dụng công nghệ 47

4.2.6. Công tác quản trị điều hành 47

4.2.7. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 48

5. Khái quát về kết quả nghiệp vụ thẩm định 48

II. Thực trạng nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại Sở 49

1. Quy trình thẩm định 49

2. Nội dung thẩm định 52

2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 52

2.1.1. Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn tại Sở 52

2.1.2. Nhận xét 54

2.2. Thẩm định dự án đầu tư 60

2.2.1. Nội dung thẩm định 60

2.2.1.1. Thẩm định sơ bộ theo các nội dung tài chính của dự án 60

2.2.1.2. Thẩm định về thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm 61

2.2.1.3. Thẩm định tổng vốn đầu tư 64

2.2.1.4. Thẩm định về phương diện kỹ thuật 67

2.2.1.5. Thẩm định về tổ chức, quản lý thực hiện dự án 70

2.2.1.6. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ 71

2.3. Thẩm định rủi ro 76

2.4. Biện pháp bảo đảm tiền vay 77

2.5. ý kiến đề xuất 78

III. Nguyên nhân 78

1. Nguyên nhân chủ quan 78

2. Nguyên nhân khách quan 79

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I NHĐT & PTVN

I. Phương hướng và mục tiêu công tác thẩm định tại Sở giao dịch I 81

1. Nhận định môi trường kinh doanh 81

2. Phương hướng, mục tiêu năm 2003 81

II. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định 86

2. Nhóm giải pháp về phương pháp và nội dung thẩm định 86

2.1. Về phương pháp thẩm định 86

2.2. Về nội dung thẩm định 86

2.2.1. Trong nội dung thẩm định khách hàng vay vốn 86

2.2.2. Trong nội dung thẩm định dự án đầu tư 87

3. Nhóm giải pháp về nhân sự 90

4. Lập quỹ hỗ trợ cho nghiệp vụ thẩm định 92

5. Thành lập phòng thẩm định chuyên trách tại Sở 92

6. Tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ thẩm định 93

III. Khuyến nghị 94

1. Khuyến nghị đối với nhà nước và các bộ, ngành có liên quan 94

1.1. Cải thiện môi trường kinh tế 94

1.2. Cải thiện môi trường pháp lý 94

1.3. Hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán 95

1.4. Đối với các cơ quan chủ quản 95

2. Khuyến nghị đối với NHNN và NHĐT & PTVN 96

Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt kết quả tốt, riêng năm 2002 đã hoàn thành kế hoạch đề ra trong đó KHNN đạt 119 tỷ (185,94% KH giao), đặc biệt la thu thu hồi được nhiều khoản nợ quá hạn 18,5 tỷ và 700 triệu nợ khó đòi. - Năm 2002, tổng dư nợ quá hạn 47 tỷ (đồng ODA là 28 tỷ) trong đó : nợ tồn đọng 24 tỷ, nợ quá hạn thông thường là 23 tỷ - Xử lý nợ tồn đọng: Thực hiện công văn 3310 của TGĐ NHĐT& PT VN về việc xử lý nợ tồn đọng, SGDI Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển đã tích cực xử lý nợ tồn đọng, tính đến 31/12/2002 đạt kết quả như sau - Kết quả xử lý: Lập hồ sơ của 5 dự án đủ điều kiện trình lên đoàn thẩm định của liên bộ để xoá nợ số tiền là 1400 triệu, thu bằng tiền từ 31/12/2000 đến 10/2002 là 1363 tỷ . - Lập phương án chi tiết xử lý các khoản nợ còn là 33328 triệu báo cáo NHĐT&PTVN theo quy định - Lập phương án và biện pháp cụ thể để thu các khoản nợ của công ty ĐT& TM Vạn xuân. Công ty XNK Thanh Niên, công ty thiết bị điện tử, công ty cơ điện và phát triển nông thôn . - Liên tục trong các năm qua SGDI Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển đã thực hiện nghiêm chỉnh quy chế tính và xử lý rủi ro . 4.2.3. Công tác khách hàng Trong những năm qua, SGDI Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển đã cố gắng tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng tiền gửi, duy trì và củng cố quan hệ cập nhật thông tin khách hàng , nắm bắt được yêu cầu khách hàng Tuyên truyền đưa tin về các hoạt động của SGDI trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nghiên cứu thực hiện phân loại doanh nghiệp khách hàng để đưa các chính sách hợp lý . 4.2.4. Hoạt động dịch vụ - Thu ròng từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trong cá năm gần đây. Tính riêng trong năm 2002 thu ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 27,4 tỷ đồng tăng 11,48 KH giao, tăng 32,24% so với năm 2001. Các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán trong nước, chi trả tiền kiều hối, kinh doanh ngoại tệ đã có chiều hướng tăng trưởng mạnh cụ thể như sau - Công tác bảo lãnh : công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt. doanh số bảo lãnh năm 2002 đạt 1808,45 tỷ đồng số dư bảo lãnh qui đổi là 1964,6 tỷ tăng 80% so với năm 2001, tăng 6% so với kế hoạch giao. Thu từ dịch vụ bảo lãnh 9000 triệu đồng, chiếm 33,33% tổng thu dịch vụ trong cả năm . Thanh toán quốc tế: - Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2002 đạt 451 triệu USD bằng 101 % so với năm 2001, đạt 96,06 % KH năm 2002. Doanh số thanh toán XNK đạt 233 triệu USD, chuyển tiền đi và chuyển tiền đến (mậu dịch trog năm 2002 tăng trên 120 % so với nâưm 2001 về số món (10500 món) nhưng doanh số lại giảm (chỉ đạt 128,5 triệu USD). Thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc té 6,5 tỷ đồng bằng 148,09% năm 2001 và đạt 116,07% KH năm . - Kinh doanh ngoại tệ: doanh số mua bán qui đỏi đạt 460 tỷ, thu kinh doanh ngoại tệ đạt gần 7,2 tỷ đồng chiếm 26,27% thu dịch vụ, luôn đáp ứng đày đủ kịp thời với nhu cầu của khách hàng, với cạnh tranh trên thị trường. - Công tác kế toán kho quĩ : + Thanh toán trong nước với doanh số thanh toán rất lớn 100896 tỷ đồng qua nhiều kênh thanh toán như bù trừ thanh toán tập trung thanh toán liên ngân hàng ... Thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt trên 3 tỷ + Dịch vụ chuyển tiền kiều hối ngày một phát triển, số lượng tiền chuyển từ nước ngoài về cho thân nhân việt nam ngày một nhiều đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối từ Đài Loan về đem lại nguồn thu đáng kể cho SGDI và năng cao uy tín của SGDI tại thị trường Đài Loan + Ngày càng hoàn thiện và thực hiện tốt các hoạt đọng như thu đổi USD, EUR thanh toán thẻ visa, master card... 4.2.5. ứng dụng công nghệ Tiếp tục ứng dụng mở rộng hoạt động dịch vụ Home Banking, ATM đến các khách hàng, dịch vụ Website của SGD đi vào thử nghiệm, xây dựng chương trình trả lương tự động cho các công ty nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý một số quy trình nghiệp vụ cơ bản cho các phòng ban nghiệp vụ quản lý . 4.2.6. Công tác quản trị điều hành - Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như các quy định của ngành, hệ thống. - Chấp hành đầy đủ chế độ thông tin kịp thời, chính xác. - Thực hiện đúng chế độ phân cấp uỷ quyền. - Hàng tháng có sơ kết đưa ra mục tiêu giải pháp cho tháng, quý sau 4.2.7. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Tạo điều kiện cho cán bộ hoc hỏi năng cao trình độ. Hiện nay Sở giao dịch đã có 4 thạc sỹ và gần 30 đồng chí đang theo học cao học và nghiên cứu sinh. Dự kiến năm 2004 sẽ có hơn 30 thạc sỹ chiếm 12% tổng số cán bộ tại Sở giao dịch. - Có các buổi đi học tập các khoá học nghiệp vụ để phục vụ yêu cầu công tác như: các chuẩn mực kế toán quốc tế, văn thư lưu trữ... - Sắp xếp lại cho hợp lý đội ngũ cán bộ giữa các phòng, bổ sung cán bộ củ chốt từ cán bộ lãnh đạo của Sở đến các phòng ban, cơ bản mỗi phòng có 1 trưởng phòng, ít nhất 1 phó phòng để đảm bảo đủ người điều hành. 5. Khái quát về kết quả nghiệp vụ thẩm định Biểu 4: Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I (Đơn vị :Tỉ đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số dự án tiếp nhận 35 40 46 Số dự án để lại năm sau 1 2 0 Số dự án đã thẩm định 38 39 46 Số dư án duyệt 37 38 46 Số tiền cho vay (Doanh số cho vay) 3384 3451.6 4680.8 Số dự án được duyệt có phát sinh nợ quá hạn 3 1 0 Giá trị các dự án được duyệt có phát sinh nợ quá hạn 28.1 14.6 0 (Nguồn: báo cáo của Sở) Biểu 4 ở trên cho thấy số lượng dự án mà công tác thẩm định tiếp nhận tại Sở giao dịch liên tục tăng qua các năm từ 2000 đến 2002. Trong đó, năm 2002 là năm có nhiều dự án được tiếp nhận nhất: 46 dự án. Điều này đem đến một khối lượng công việc ngày càng lớn hơn cho các cán bộ đang thực hiện công tác thẩm định. Đương nhiên sẽ kéo theo những yêu cầu liên quan đến cường độ làm việc và trách nhiệm của các cán bộ thẩm định dự án. Tất cả phản ánh một điều là liên tục trong các năm qua, đội ngũ cán bộ đảm trách công tác thẩm định tại Sở giao dịch đã có những nỗ lực lớn trong việc cố gắng hoàn thành công việc của mình ngay cả khi khối lượng công việc liên quan đến thẩm định dự án tăng lên, đồng thời nó cho thấy được sự tiến triển nhất định trong trình độ và năng lực của các cán bộ thẩm định khi mà càng ngày thì họ càng phải tiếp xúc với số lượng dự án ngày càng nhiều hơn, giá trị dự án ngày càng lớn hơn, phát sinh nhiều dự án có mức độ phức tạp lớn hơn. II. Thực trạng nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại Sở 1. Quy trình thẩm định Quá trình thẩm định dự án tại Sở giao dịch được tiến hành thông qua hai phòng chức năng là phòng tín dụng và phòng nguồn vốn. Quá trình thẩm định dự án được thể hiện qua sơ đồ: Sơ đồ quy trình thẩm định cho thấy việc ra quyết định trong quá trình thẩm định đều dựa trên nguyên tắc thống nhất ý kiến chung, cụ thể: (1): Phòng tín dụng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ và giao lại cho phòng. Nếu đã đủ thì ký, giao nhận hồ sơ và vào sổ theo dõi. Phòng tín dụng giao cho một hay một số cán bộ tín dụng trực tiếp chịu trách nhiệm thẩm định. Sau đó cán bộ thẩm định sẽ lập tờ trình thẩm định và trình lên trưởng phòng tín dụng để thông qua nhằm rà soát lại nôị dung và kết quả thẩm định (2): Song song với công tác thẩm định tại phòng tín dụng, Nhóm thẩm định thuộc phòng Nguồn vốn tiếp nhận hồ sơ dự án tại phòng tín dụng và tiến hành thẩm định một cách độc lập theo nội dung quy trình do Sở quy định. Phòng nguồn vốn có trách nhiệm phản ánh kết quả thẩm định của mình Giám đốc Sở. Giữa nhóm thẩm định thuộc phòng nguồn vốn và cán bộ phòng tín dụng luôn có mối quan hệ trao đổi với nhau trong quá trình thẩm định. Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định tại SGD I Hồ sơ DAĐT Hội đồng TD DA thuộc quyền quyết định DA vượt quyền quyết định GĐ SGD Phòng TD Phòng nguồn vốn (1) (3) (7) (1) (2) (6) (6) (2) (4) (5) (3): Cán bộ tín dụng sẽ tổng hợp lại các chi tiết đã thẩm định về doanh nghiệp và dự án dựa trên báo cáo thẩm định của mình và phòng nguồn vốn để báo cáo lại ban giám đốc Sở. (4),(5): Sau khi xem xét báo cáo thẩm định của nhóm thẩm định và tờ trình thẩm định của phòng tín dụng về dự án, Giám đốc Sở giao dịch tham khảo ý kiến của phòng nguồn vốn và của Hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng họp thảo luận và lấy ý kiến chung của các phòng ban liên quan đến hoạt động cho vay để cân nhắc, xem xét mọi vấn đề và phân tích tài chính doanh nghiệp, đánh giá dự án, thảo luận về rủi ro mà dự án có thể gặp phải... Trên cơ sở báo cáo thẩm định, căn cứ vào hạn mức tín dụng được phân cấp để quyết định có trình lên NHĐT&PTVN duyệt hay không. (6): Nếu tổng vốn vay của dự án nằm trong hạn mức của Sở. NHĐT&PTVN sẽ uỷ nhiệm cho Sở giao dịch được quyền quyết định (7): Nếu vượt quá hạn mức cho vay hồ sơ sẽ phải chuyển lên NHĐT&PTVN. * Nhận xét về quy trình thẩm định dự án đầu tư của Sở: - Do đặc trưng riêng của Sở nên quy trình thẩm định dự án đầu tư của Sở có sự khác biệt rất nhiều so với quy trình thẩm định được trình bày ở phần lý thuyết. Theo lý thuyết, nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư trong NHTM do phòng thẩm định chuyên trách thẩm định. Nhưng do hiện nay Sở chưa có phòng thẩm định chuyên trách cho nên nghiệp vụ thẩm định được tiến hành một cách song song và độc lập giữa hai phòng là phòng tín dụng và phòng Nguồn vốn. Hơn nữa, hạn mức tín dụng mà Sở được phép cho vay do NHĐT&PTVN quy định cho nên kết quả thẩm định phải được trình lên NHĐT&PTVN duyệt. - Ưu điểm: quy trình thẩm định dự án, thẩm định năng lực của chủ đầu tư của Sở được tiến hành trên cơ sở phối hợp thống nhất để ra quyết định. Sự phối hợp thẩm định giữa phòng tín dụng và phòng nguồn vừa phát huy được tính độc lập nhưng đồng thời cũng tạo mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau. Việc các quyết định của phòng nguồn vốn được phòng tín dụng tham khảo đệ trình lên Giám đốc trước khi ra quyết định đã tránh được những sai sót đáng kể, cơ chế phối hợp hoạt động giữa hai phòng theo kiểu này đã thực sự tạo ra được một cơ chế tinh lọc hai lớp trong suốt quá trình thẩm định. Ngoài ra, với cơ chế vận hành như vậy còn góp phần đẩy nhanh được tiến độ thẩm định lên đáng kể, tạo điều kiện cho đối tác nhanh chóng xúc tiến hoạt động đầu tư của mình. - Nhược điểm: Do sự độc lập trong nghiệp vụ thẩm định giữa hai phòng Tín dụng và Nguồn vốn nên có thể dẫn đến những kết quả thẩm định trái ngược nhau dẫn đến sự không thống nhất trong việc ra quyết định, gây mất thời gian. Việc phụ thuộc vào hạn mức tín dụng do NHĐT & PTVN quy định sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Sở khi mà có những dự án đòi có tính khả thi cao nhưng lại có mức vốn vay vượt quá giới hạn của Sở. 2. Nội dung thẩm định Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I do NHĐT&PTVN quy định được đề cập trong văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng như văn bản hướng dẫn lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PTVN. Do đó về cơ bản, nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch cũng giống như nội dung thẩm định dự án đã trình bày ở phần lý thuyết. Căn cứ vào bộ hồ sơ khách hàng nộp, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo những nội dung sau: 2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 2.1.1. Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn tại Sở - Thẩm định hồ sơ pháp lý doanh nghiệp. Sơ lược các giai đoạn phát triển cùng với những thuận lợi và khó khăn... - Quan hệ tín dụng: - Tình hình tài chính doanh nghiệp: Lấy số liệu ít nhất là 3 năm hoạt động liên tiếp gần đây nhất của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp Căn cứ vào các chỉ tiêu trong bảng, cán bộ thẩm định đưa ra nhận xét + Về tài sản + Về nguồn vốn + Về khả năng thanh toán + Về kết quả sản xuất kinh doanh + Tình hình công nợ + Đánh giá về thị trường đang hoạt động và thị trường tiềm năng của công ty Biểu 5: Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp STT Chỉ tiêu Năm 200_ Năm 200_ Năm 200_ I/ Chỉ tiêu tài chính A. Tài sản 1. TSLĐ + ĐTNH 2. TSCĐ + ĐTDH - Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế B. Nguồn vốn 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn 3. Vốn CSH II/ Tình hình SXKD 1. Tổng doanh thu thuần 2. Lợi nhuận sau thuế III/ Chỉ tiêu kinh tế 1. Hệ số tài trợ (VCSH / NV) 2. Khả năng thanh toán - Chung - Dài 3. Cơ cấu TS – NV Hệ số nợ / Tài sản Hệ số nợ / Vốn CSH - TSCĐ / Tài sản 0 - TSLĐ / Tài sản 4. Khả năng sinh lời - ROA - ROE - Lợi nhuận sau thuế / DT 5. Vòng quay vốn lưu động 2.1.2. Nhận xét - Sự khác biệt so với lý thuyết: Do thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng như văn bản hướng dẫn lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT&PTVN nên về cơ bản nội dung thẩm định khách hàng tại Sở về cơ bản cũng giống như lý thuyết. Tuy nhiên, do đặc trưng riêng có của Sở nên trong nội dung thẩm định khách hàng cũng có những khác biệt nhất định: các nội dung cần thẩm định không tách rởi nhau được lồng ghép vào nhau. Ngoài các nội dung cơ bản mà lý thuyết đề cập thì tại Sở như: Năng lực pháp lý của khách hàng, ngành nghề sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động, quản trị điều hành của lãnh đạo, quan hệ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính... thì việc thẩm định khách hàng đối với nhiều dự án vay vốn còn bao gồm nhiều nội dung mới. Chẳng hạn như trong thẩm định khách hàng là công ty sản xuất nhựa Đông á ngoài các nội dung trên, Cán bộ thẩm định còn thẩm định về thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng của công ty, khả năng thanh toán công nợ... - Những mặt tích cực đạt được: + Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn được trình bày một cách khoa học với nhiều mặt, nhiều vấn đề được xem xét, đánh giá, phân tích giúp cho việc đưa ra những nhận định về khách hàng vay vốn được chính xác, rõ ràng. + Trong thẩm định uy tín của khách hàng, Sở luôn luôn phân tích rất kỹ quan hệ tín dụng của khách hàng với Sở cũng như với các tổ chức tín dụng khác. Đây là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì nó phản ánh quan hệ sòng phẳng trong vay mượn của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng trước đây qua đó có thể đánh giá, kiểm tra tính trung thực của khách hàng và từ đó có thể biết được ý muốn trả nợ của họ đối với ngân hàng hay không + Trước đây, trong phân tích tài chính doanh nghiệp Cán bộ thẩm định chỉ đơn thuần áp dụng phương pháp tỷ lệ để đánh giá thì hiện nay Sở đã thử nghiệm và áp dụng việc kết hợp phương pháp tỷ lệ với pháp mới, tiên tiến đó là phương pháp SWOT trong phân tích tài chính doanh nghiệp với dự án đầu tiên được áp dụng là thẩm định tình hình tài chính của công ty sản xuất nhựa Đông á. Việc kết hợp hai phương pháp này cho phép đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh. Qua đó giúp Cán bộ thẩm định có một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra một kết luận chính xác hơn. + Trong thẩm định tài chính doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ do các khách hàng cung cấp đã được Cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt trong phân tích, đánh giá thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính. Hầu hết trong các dự án mà Sở thẩm định thì tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được tính toán đầy đủ, có hệ thống (Biểu 4: Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp) đã giúp cho việc đánh giá tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng được chính xác. Điều này được thể hiện trong việc phân tích tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất nhựa Đông á Biểu 6: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty sản xuất nhựa Đông á: (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2001 % TS 31/8/2002 % TS A.Tài sản 5.435 100 11.094 100 1. TSLĐ& ĐTNH, trong đó 2.420 44.5% 3.789 34.15% - Tiền mặt 469 8.6% 535 4.8% - Các khoản phải thu 1.249 23% 1.262 11.37% - Tồn kho 697 12.8% 1.542 14% - TSLĐ khác 5 0.09% 450 4% 2. TSCĐ 3.004 55.3% 7.145 64.4% - Nguyên giá 3.241 7.659 - Hao mòn luỹ kế (237) (514) B.Nguồn vốn 5.435 11.094 1. Nợ phải trả 259 4.7% 4.797 43.2% a. Nợ ngắn hạn 259 4.7% 2.723 50.1% - Vay ngắn hạn 0 300 2.7% - Phải trả người bán 185 3.4% 2.317 20.9% - Phải trả khác 17 0.31% 106 0.9% b. Nợ dài hạn 0 1.969 17.7% 2. Vốn chủ sở hữu 5.176 95.2% 6.297 53% C. Kết quả SXKD % DT % DT 1. Doanh thu thuần 11.817 100% 20.096 100% 2. Giá vốn hàng bán 10.818 91.5% 17.645 87.8% 3. Lợi nhuận gộp 999 8.4% 2.451 12.2% 4. Chi phí quản lý DN 375 3.2% 467 2.3% 5. Lợi nhuận từ HĐ SXKD 540 4.57% 1.895 9.4% 6. Tổng lợi nhuận trước thuế 545 4.6% 1.770 8.8% D. Các chỉ tiêu khác 1. Thanh toán hiện hành 9.34 1.39 2. Thanh toán tức thời 6.65 0.83 3. Vòng quay hàng tồn kho 15.8 vòng 15 ngày 4. Kỳ thu tiền trung bình 13.3 vòng 18 ngày 5. Vòng quay vốn lưu động 4.5 vòng 6 vòng Theo bảng trên, cả bốn nhóm chỉ tiêu tài chính của công ty sản xuất nhựa Đông á đã được Cán bộ thẩm định tính toán đầy đủ, rõ ràng. Qua đó, các kết luận của Cán bộ thẩm định về tình hình tài chính của Công ty là tương đối chính xác. + Nếu như trước đây các thông tin về dự án, chủ đầu tư dùng để phân tích thường được cung cấp bởi chính chủ đầu tư, gây nên tình trạng quá trình thẩm định chỉ xoay quanh việc thẩm tra tính hợp lý, chính xác đại số của các số liệu thì hiện nay ngoài nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn, ngân hàng còn tiến hành thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên ngân hàng, các văn bản luật, thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, thông tin từ hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước, thông tin từ các cơ quan kiểm toán... Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, các cán bộ thẩm định của Sở còn được trang bị và hỗ trợ khá tốt với những phương tiện cần thiết như máy tính nối mạng, điện thoại, máy fax... Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thẩm định nhanh chóng có được những thông tin cần thiết, thu giảm thời gian thẩm định, mặt khác giúp cho các cán bộ dễ dàng hơn trong qúa trình thu nợ, quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng. Điều này cũng được cán bộ thẩm định sử dụng trong thẩm định Công ty sản xuất nhựa Đông á trong việc phân tích thị trường hoạt động và thị trường tiềm năng của công ty, tất cả những phân tích của Cán bộ thẩm định về thị trường của Công ty đều dựa trên những thông tin do Cán bộ thẩm định tự tìm hiểu. - Những hạn chế còn tồn tại: + Tuy đã có áp dụng phương pháp SWOT trong thẩm định tài chính doanh nghiệp nhưng mới chỉ là thử nghiệm. Còn phương pháp chủ yếu trong thẩm định tài chính doanh nghiệp vẫn là phương pháp tỷ lệ. + Một điều cũng đáng bàn đó là số liệu được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung là hơi ngắn: chỉ có ba đến bốn năm (ví dụ như dự án minh hoạ trên). Điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các cán bộ thẩm định trong việc nắm bắt được một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như độ lành mạnh của chính doanh nghiệp đó + Khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, mặc dù Cán bộ thẩm định có tiến hành lập các bảng số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp không được ngân hàng quan tâm trong khi báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới phản ánh ròng tiền thu - chi của doanh nghiệp, phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn các số liệu trên bảng cân đối kế toán chỉ là các số liệu ghi sổ. Cụ thể là trong phân tích Công ty Đông á, việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ dùng để đánh giá khả năng trả nợ vốn vay trên cơ sở dòng tiền của doanh nghiệp. + Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính chỉ có ý nghĩ khi nó dùng để phân tích và so sánh với các chỉ tiêu trung bình của ngành hoặc so sánh với một mức chuẩn nào đó để đối chứng hay kiểm tra chéo. Tuy nhiên tại Sở, việc tính toán và phân tích dựa trên các chỉ tiêu này mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm với nhau để đưa ra các nhận xét chung chung, mang tính hình thức, nhiều chỉ tiêu quan trọng không được cán bộ thẩm định quan tâm, tính toán. Chẳng hạn, trong phân tích tài chính doanh nghiệp, khối lượng tiền và các tài sản tương đương tiền là vấn đề mà ngân hàng đặc biệt quan tâm, từ đó, so sánh với số nợ ngắn hạn để biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong đánh giá khả năng thanh toán của công ty nhựa Đông á, Cán bộ thẩm định mới chỉ quan tâm đến khả năng thanh toán chung và khả năng thanh toán nhanh, hai chỉ tiêu này của năm 2002 tuy có giảm so với năm 2001 nhưng vẫn đạt ở mức an toàn. Nhưng Cán bộ thẩm định lại không tính chỉ tiêu thanh toán tức thời, chỉ tiêu này trong năm 2002 chỉ đạt 0.2 đây là mức quá thấp so với mức yêu câu thể hiên sự khan hiếm tiền mặt của công ty. Trong việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty, nếu tính chỉ tiêu chi phí/ doanh thu ta sẽ thấy: Năm 2001 tỷ lệ này là 95,4% có nghĩa là trong một đồng doanh thu thì chi phí chiếm tới 0,954 đồng, tỷ lệ này năm 2002 giảm xuống còn 90,6% nhưng vẫn còn cao so với mức chung của toàn ngành nhưng Cán bộ thẩm định lại kết luận công ty quản lý chi phí và giá thành tốt là chưa thật chính xác. + Nhiều nhận xét xủa cán bộ thẩm định còn mang tính chủ quan, chung chung. Điều này cũng thấy trong thẩm định công ty nhựa Đông á, chẳng hạn việc kết luận “chất lượng các khoản phải thu cao” là chưa có cơ sở bởi vì chất lượng các khoản phải thu không thể chỉ dựa vào chính sách khách hàng của công ty mà còn phải dựa vào đối tác của công ty. Trong đánh giá về đối thủ của công ty, Cán bộ thẩm định mới chỉ nêu ra được một nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh của công ty là không chủ động được nguồn sản phẩm mà chưa nêu ra được những mặt mạnh của ba doanh nghiệp này, sản phẩm chính của nó là gì, có ưu điểm gì so với sản phẩm của công ty, thị phần của họ là bao nhiêu...cũng như những thông tin về giá cả của sản phẩm, dự báo thị trường trong nước và quốc tế. + Mặc dù đã có cố gắng trong việc thu thập thông tin về khách hàng thông qua nhiều biện pháp như thu thập trực tiếp, thu thập gián tiếp song cơ sở thông tin chính dùng trong phân tích đánh giá dự án của Sở Giao dịnh chủ yếu dựa vào báo cáo của chủ đầu tư, trong khi các báo cáo này cho dù chính xác đi chăng nữa thì cũng không cập nhật do độ trễ thời gian nhất định. Các báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp nộp cho Sở Giao dịnh có nhiều loại khác nhau dẫn tới khó hệ thống, chuẩn hoá thông tin. Thêm vào đó, các báo cáo tài chính dự án và kế toán doanh nghiệp thực sự là chưa đủ độ tin cậy do có nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện kiểm toán bắt buộc. Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm lập dự án nên nguồn số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu, gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định. Việc không chủ động trong công tác thu thập thông tin gây nên tình trạng chất lượng thẩm định phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp - Yêu cầu đặt ra + Về phương pháp thẩm định: bên cạnh việc sử dụng phương pháp tỷ số là chủ yếu, Cán bộ thẩm định cần thiết phải kết hợp với các phương pháp thẩm định tiên tiến khác như phương pháp SOWT, DUPON... để đảm bảo kết quả thẩm định được chính xác. + Về thu thập thông tin: Cần chủ động trong khâu thu thập thông tin qua nhiều hình thức khác nhau như: tự điều tra về khách hàng, quan hệ với các ngân hàng bạn, lấy thông tin từ người quen, hoặc khi cần thiết có thể “mua” thông tin... + Về nội dung thẩm định: về cơ bản, nội dung thẩm định khách hàng tại sở là đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên trong từng nội dung cụ thể Cán bộ thẩm định cần lập luận một cách rõ ràng bằng cách bên cạnh những nhận định của mình cần phải đưa ra các dẫn chứng cụ thể, tránh tình trạng đưa ra những kết luận chung chung không có giá trị cao. Các chỉ số tài chính cần thiết phải được tính toán đầy đủ, phải so sánh với mức chung của toàn ngành mà doang nghiệp đang hoạt động để đưa ra những nhận xét. 2.2. Thẩm định dự án đầu tư 2.2.1. Nội dung thẩm định 2.2.1.1. Thẩm định sơ bộ theo các nội dung tài chính của dự án * Thực tế tại Sở, Khi đánh giá sơ bộ dự án, Cán bộ thẩm định thường tập trung vào đánh giá các vấn đề sau: - Luận chứng kinh tế kỹ thuật - Quyết định phê duyệt LCKTKT, giấy phép đầu tư - Giải trình tóm tắt của doanh nghiệp vay vốn * Như vậy, nội dung phần đánh giá sơ bộ tại sở cũng tương tự như trong phần lý thuyết đã trình bày. Cán bộ thẩm định chỉ đơn thuần kiểm tra những vấn đề cơ bản nhất của dự án. Vấn đề chính mà Sở quan tâm ở phần này là xem xét giải trình của chủ dự án về dự án của mình về quy mô đầu tư, quy mô vốn đầu tư cũng như dự kiến tiến độ triển khai dự án... Mục đích của viêc đánh giá sơ bộ này là giúp Cán bộ thẩm định hiểu một cách khái quát về dự án đầu tư, do đó đòi hỏi Cán bộ thẩm định phải đưa ra được những nhận xét hết sức cơ bản về dự án. Tuy nhiên tại Sở, việc nhận xét này chưa được Cán bộ thẩm định coi trọng. Chẳng hạn phần này trong thẩm định dự án cho vay đối với công ty nhựa Đông á, Cán bộ thẩm đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100827.doc
Tài liệu liên quan