Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa

Trong thời gian vừa qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.Lãi suất thường xuyên biến động, khách hàng lựa chọn ngân hàng rất kỹ, vì vậy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng. Đây là một trở ngại lớn đối với một ngân hàng quy mô khiêm tốn như NHTM cổ phần Hàng Hải, đặc biệt là NHTM cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa. Tuy nhiên ngân hàng đã vượt qua được những khó khăn đó. NHTM cổ phần Hàng Hải phát huy những thế mạnh về khách hàng, nhân lực và sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã vượt qua được giai đoạn đầy khó khăn này, và gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ.

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng. - Từ các nguồn thông tin bên ngoài về tín dụng Thông tin là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Do đó, số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định. Nếu thông tin không chính xác thì mọi quá trình thẩm định từ đầu cho đến cuối đều không có ý nghĩa cho dù ngân hàng sử dụng phương pháp hiện đại như thế nào. Thông tin chính xác là điều kiện để đưa ra những đánh giá đúng. Thông tin thiếu, không đầy đủ dẫn đến chất lượng thẩm định không tốt hoặc không thẩm định được, nhất là những thông tin không cân xứng có thể dẫn tới lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho ngân hàng. Do đó,việc thu thập thông tin chính xác là rất cần thiết. Ngoài ra bên cạnh việc có được các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời thì việc lựa chọn phương pháp xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin đúng mục đích cũng cần được quan tâm. Việc có được thông tin là rất quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính dự án , song để có thể thu thập, xử lý thông tin một cách có hiệu quả thì ngân hàng cần phải có các trang thiết bị và phần mềm hỗ trợ. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định Yếu tố này ảnh hưởng tới việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin của cán bộ thẩm định, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Vì hiện nay việc trang bị thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến: máy tính nối mạng toàn cầu, các phần mềm xử lý chuyên dụng, hệ thống cáp truyền nhanh, chính xác…. giúp ích rất nhiều cho các hoạt động của cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định không nhất thiết phải tính toán tỉ mỉ hay phải đến tận nơi để thu thập tài liệu nữa mà sẽ được máy tính xử lý và phân tích chính xác cụ thể từng chi tiết. Từ đó tiết kiệm thời gian, tăng tính khoa học, khách quan, toàn diện trong quá trình xác minh tính khả thi của dự án. Quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án. Qui trình và phương pháp thẩm định tài chính dự án chính là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành công việc của mình. Trong qui trình thẩm định dự án gồm nhiều nội dung khác nhau, mỗi nội dụng lại chứa đựng một phần về tài chính của dự án. Tính khoa học và logic trong qui trình và phương pháp thẩm định sẽ hạn chế khắc phục được những sai sót nhầm lẫn, đảm bảo cho công tác thẩm định tài chính dự án có được kết quả chính xác, tăng thêm ý nghĩa của của việc thẩm định. Vì vậy mà có thể nói qui trình và nội dung phương pháp thẩm định có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng của thẩm định tài chính dự án. Công tác tổ chức điều hành các hoạt động thẩm định tài chính dự án Công tác thẩm định là nghiệp vụ đòi hỏi tập hợp nhiều hoạt động khác nhau, liên kết chặt chẽ với nhau. Nên đòi hỏi có một sự phân công, sắp xếp, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối liên hệ giữa các cá nhân và các bộ phận trong quá trình thực hiện. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tài chính dự án nếu được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng lực, sức sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nhưng đồng thời, ngân hàng phải có cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định của bộ phận thẩm định. Tuy nhiên các quy định trên không được cứng nhắc, gò bó làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của từng cá nhân, làm giảm chất lượng thẩm định dự án. 1.6.2.2.Nhân tố khách quan Nhân tố khách quan, đó là những nhân tố bên ngoài tác động vào dự án làm cho chất lượng thẩm định tài chính dự án bị giảm sút. Các dự án có tuổi thọ dài thì những rủi ro do nhân tố khách quan mang lại rất khó dự báo như : tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật...các nhân tố này luôn thay đổi và nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và chủ dự án. Điều kiện kinh tế xã hội Nhân tố này có ảnh hưởng khá rõ tới chất lượng thẩm định. Một nền kinh tế xã hội phát triển lành mạnh, ổn định, thông tin thị trường được phản ánh một cách trung thực đầy đủ sẽ giúp cho cán bộ thẩm định nhanh chóng, kịp thời có được những thông tin cần thiết về thị trường nguyên - nhiên vật liệu của dự án, cũng như những thông tin về tình hình cung cầu sản phẩm của dự án trên thị trường… từ đó làm tăng độ chính xác trong những thông tin về dự án và tính chính xác, khách quan của kết quả thẩm định. Đồng thời thông tin đầy đủ chính xác thì thời gian thẩm định cũng được rút ngắn, làm tăng lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng, tiết kiệm thời gian cho chủ dự án. Môi trường pháp lý Không chỉ đối với hoạt động của ngân hàng nói chung, của công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng, mà đối với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, tác động của môi trường pháp lý là vô cùng lớn. Những căn cứ pháp lý là bảng chỉ dẫn cho các hoạt động kinh tế, giúp các hoạt động này đi đúng hướng và đúng mục tiêu của phát triển của cả cộng đồng. Do vậy một môi trường pháp lý ổn định, lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho công tác thẩm định được thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, trong khuôn khổ cho phép, thuận tiện cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Nhưng nếu môi trường pháp lý không tốt và chưa đồng bộ thì đây là một khó khăn lớn cho cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định sẽ gặp phải những thuẫn có thể phát sinh giữa các văn bản hướng dẫn, giữa những qui định… và điều này thực tế đã diễn ra rất nhiều (chẳng hạn như các quy định về hạch toán kế toán, về khấu hao,… ) các nhà thẩm định sẽ phải mất nhiều thời gian công sức hơn khi thực hiện công việc của mình. Đặc biệt sự chồng chéo hoặc khiếm khuyết trong quy định có thể là cơ hội cho những khách hàng (bản chất kinh doanh không tốt) dựa vào đó luồn lách để có được khoản vay mong muốn, nhưng lại không có khả năng hoàn vốn hay lãi dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng, và nền kinh tế. Chủ dự án Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định. Chủ dự án là những người làm việc trực tiếp với ngân hàng khi muốn vay vốn của ngân hàng và cũng là người nắm rõ về dự án nhất. Mà để thẩm định dự án thì vấn đề đầu tiên là ngân hàng phải thu thập thông tin về dự án. Những thông tin này không ở đâu khác, chính chủ dự án sẽ là người cung cấp trước tiên cho ngân hàng thông qua hồ sơ vay vốn. Do vậy chủ dự án cần cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khoa học và đầy đủ sẽ giúp cho việc thẩm định tài chính của dự án rất nhiều. Bên cạnh đó sự hiểu biết sâu rộng của chủ dự án, khả năng tổ chức, quản lý, sự nỗ lực của chủ dự án trong việc kết hợp với cán bộ tín dụng khi thẩm định cũng góp phần thúc đẩy quá trình thẩm định dự án diễn ra nhanh chóng, chính xác, làm tăng tính khả thi của dự án. Ngược lại chủ dự án thiếu năng lực tổ chức quản lý, trình độ và sự hiểu biết hạn hẹp, thiếu sự trung thực, không sẵn sàng cung cấp những thông tin cần thiết cho việc thẩm định… thì rất dễ làm cho kết quả thẩm định thiếu chính xác, dẫn đến vốn vay sử dụng không đúng mục đích hay làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư của dự án. Dẫn đến chất lượng thẩm định thấp ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Điều kiện môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên cũng tác động một phần nhỏ và quá trình thẩm định dự án. Để thu thập thông tin thì cán bộ thẩm định phải đi khảo sát thực tế tại nơi dự án dự định thực hiện. Điều kiện khí hậu, thời tiết cũng ảnh hưởng tới kết quả của việc thu thập thông tin và ảnh hưởng tới việc dự tính các chỉ tiêu của dự án, đặc biệt là đối với những dự án trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTM CỔ PHẦN HÀNG HẢI, CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI 2.1.Khái quát chung về NHTM cổ phần Hàng Hải, Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội 2.1.1.Tổng quan về NHTM cổ phần Hàng Hải, Chi nhánh Đống Đa Là trung tâm kinh tế lớn của cả nước – Hà Nội một thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt về phát triển khách hàng, sản phẩm, dịch vụ mới…. NHTM cổ phần Hàng Hải được thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08 tháng 06 năm 1991 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, giấy phép số 45/GP-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991. Ngày 12/7/1991,Ngân hàng chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Maritime bank có những cổ đông lớn là những tổ chức và tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh hàng đầu của Việt Nam : Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT), tổng công ty Hàng Hải Việt Nam(VINALINES), tập đoàn bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), cục Hàng Không Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX), công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO). Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, Maritime Bank đã khẳng định được vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực cấp tín dụng trên thị trường Việt Nam. Hiện nay mạng lưới hoạt động của Maritime Bank trên khắp cả nước, tập trung tại các tỉnh và các thành phố lớn đó là trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả ba miền Bắc, Trung , Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa được thành lập vào năm 2004 và chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm là số 47 A, Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Cùng với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của toàn hệ thống MSB Việt Nam, thì chi nhánh Đống Đa cũng đang dần khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn. Từ khi thành lập cho tới nay MSB Đống Đa luôn luôn là một trong ba chi Các sản phẩm dịch vụ ban đầu mới chỉ huy động vốn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, cho vay, chiết khấu, thì nay đã có thêm rất nhiều sản phẩm như tài trợ thương mại, hùn vốn đầu tư vào các dự án kinh tế, cho vay hợp vốn, các hình thức bảo lãnh, mở L/C,…Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy tính nối mạng 24/24, trụ sở khang trang. Về khách hàng, thì đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong đó đặc biệt quan tâm tới khách hàng thuộc ngành hàng hải, bưu chính viễn thông, hàng không, bảo hiểm. Đồng thời đẩy mạnh việc phát triển khách hàng là cá nhân. Vế cơ cấu tổ chức : Tính đến ngày 31/12/2008 toàn bộ chi nhánh MSB Đống Đa có 87 cán bộ nhân viên. Trong đó trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Số cán bộ nhân viên nữ chiếm hơn 50%. Dưới đây là mô hình tổ chức của chi nhánh Đống Đa : Kế toán trưởng Bộ máy Giúp việc Hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ Tổng Giám đốc Các phó Tổng Giám Đốc Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Các phòng hoặc ban chuyên môn nghiệp vụ 2.1.2.Những kết quả đạt được của NHTM cổ phần Hàng Hải-chi nhánh Đống Đa,Hà Nội trong những năm gần đây. Trong thời gian vừa qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.Lãi suất thường xuyên biến động, khách hàng lựa chọn ngân hàng rất kỹ, vì vậy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng. Đây là một trở ngại lớn đối với một ngân hàng quy mô khiêm tốn như NHTM cổ phần Hàng Hải, đặc biệt là NHTM cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa. Tuy nhiên ngân hàng đã vượt qua được những khó khăn đó. NHTM cổ phần Hàng Hải phát huy những thế mạnh về khách hàng, nhân lực và sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã vượt qua được giai đoạn đầy khó khăn này, và gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. 2.1.2.1.Tình hình huy động vốn Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 1.265,7 tỷ đồng tăng 101% so với cùng kỳ năm trước và đạt 189.5% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên lượng vốn huy động bằng ngoại tệ tuy có tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn huy động. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh. Tiền gửi không kỳ hạn tăng nhẹ so với năm 2007, đạt 1.036,5 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2004. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có bước tăng trưởng, đạt 135 tỷ đồng và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2007. Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh thì chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, hoạt động khuyến mại, quảng cáo để thu hút khách hàng, đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy mà ngân hàng duy trì được các khách hàng truyền thống, và ngày càng có nhiều khách hàng mới tìm đến các sản phẩm của ngân hàng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 99% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính viễn thông đạt 71 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2007. Khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành Bưu chính viễn thông và ngành Hàng hải. Nhận thấy rõ tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc hai ngành này, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, hoạt động quảng cáo:như ưu tiên lãi suất, có các chế độ khách hàng đặc biệt…để thu hút đối tượng khách hàng lớn này. Tính đến ngày 31/12/1008 tổng nguồn vốn huy động được từ đối tượng khách hàng này đạt 889 tỷ đồng chiếm 70,277% trong tổng nguồn vốn huy động. Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập, đến nay với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng,chính xác. Thanh toán quốc tế và dịch vụ bảo lãnh luôn là thế mạnh của Maritime Bank, giao dịch và kinh doanh ngoại tệ luôn là những mảng kinh doanh truyền thống của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập. Các hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng vững chắc với tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ Maritime Bank tính đến ngày 31/12/2008 đạt 55,76 tỷ đồng tăng 149% so với cùng kỳ năm 2007. Đối với chi nhánh Đống Đa thì thu nhập từ phí và dịch vụ đạt 2,347 tỷ đồng,bằng 124% so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng nhìn chung sản phẩm dịch vụ của MSB còn chưa phong phú so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên khó thu hút được khách hàng cá nhân đến giao dịch, vì vậy nên phí dịch vụ vẫn còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng cổ phần khác. 2.1.2.2.Tình hình cho vay Dư nợ cho vay của MSB tính đến ngày 31/12/2008 đạt 467 tỷ đồng,tăng 42,5% so với cùng kỳ năm 2007 và đạt 86% kế hoạch. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 70% tổng dư nợ, cho vay dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ. Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh Đống Đa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các nghành Hàng hải,Bưu chính viễn thông. Bằng sự năng động của một ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế , NHTM cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại .Dư nợ tập trung chủ yếu vào một số nghành như là : đóng tàu, các dự án xây dựng nhà ở, cho thuê…Chi nhánh Đống Đa đã đưa ra nhiều chính sách khách hàng phù hợp và đã bước đầu thu hút được các đối tượng khách hàng khác về hoạt động tại chi nhánh. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nhưng rủi ro là không thể tránh khỏi, trong năm 2008 có một số khoản nợ quá hạn với giá trị là 4,3 tỷ đồng. Hiện nay chi nhánh Đống Đa đang thực hiện các biện pháp để thu hồi vốn. 2.1.2.3.Tình hình kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế. Trong năm vừa qua, chi nhánh đã thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 908 tỷ đồng . Hoạt động thanh toán quốc tế so với năm 2007 vẫn được duy trì và phát triển tốt. Lượng L/C thanh toán qua MSB đã tăng và đạt tới 16,7 triệu USD, tăng 36%. Nhưng so với khả năng đáp ứng của ngân hàng thì số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này vẫn còn ít. Nguyên nhân có thể là do quy trình nghiệp vụ của ngân hàng còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế, chưa đáp ứng hết được các yêu cầu mà khách hàng đặt ra. 2.2.Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM cổ phần Hàng Hải, Chi nhánh Đống Đa trong thời gian qua. 2.2.1.Những quy định chung về công tác thẩm định tài chính dự án trung và dài hạn của NHTM cổ phần Hàng Hải. Trên cơ sở những qui định của ngân hàng Nhà nước như về cho vay (quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 của thống đốc NHNN), về bảo đảm tiền vay (quyết định 457)…. Kết hợp điều lệ ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tại quyết định số 219/QĐ-NH5 ngày 10-7-1997 và thực tế công tác cho vay tại ngân hàng ban quản trị ngân hàng đã đưa ra các qui định trong cho vay, bảo lãnh, giao dịch, ….áp dụng tại NHHH. Căn cứ vào quyết định số 13/QĐ – HĐQT và quyết định số 187/QĐ – TGĐ6 ngày 8-7-2002 qui trình thẩm định dự án nói chung và qui trình thẩm định tài chính dự án nói riêng bao gồm: a) Đánh giá tính pháp lý, địa điểm triển khai và tác động môi trường của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. b)Phân tích sự cần thiết của đầu tư -Quy hoạch phát triển kinh tế ngành của dự án, sự phù hợp của dự án trong xu thế phát triển ngành và vùng địa phương; -Sự cần thiết mở rộng quy mô và nhu cầu phát triển nội tại của khách hàng -Phân tích và đánh giá vị trí và ảnh hưởng của dự án trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng c) Đánh giá các yếu tố đầu vào của dự án: giá cả, nguồn cung cấp và tính ổn định của những yếu tố này d) Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án: -So sánh chu kỳ dương của sản phẩm dự án với thời gian hoàn vốn của dự án . -Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. -Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thị phần sản phẩm dự án. e) Kỹ thuật và công nghệ của dự án: - Hình thức đâu tư và công suất của dự án. -Xem xét việc lựa chọn thiết bị công nghệ và dây truyền công nghệ theo các nội dung: ý kiến của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền hoặc uy tín, tính đồng bộ của các bộ phận trong dây chuyền công nghệ mới và giữa dây chuyền công nghệ mới với hệ thống thiết bị sẵn có của khách hàng; tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị. -Xem xét khả năng cung ứng thiêt bị công nghệ của các nhà cung cấp. -Xem xét các giải pháp xây dựng (đối với dự án có phần xây dựng cơ bản). -Xem xét các vấn đề chuyển giao công nghệ. f)Tổ chức vận hành (khai thác) dự án: -Xem xét trình độ, kinh nghiệm của đơn vị, cá nhân lập dự án. -Xem xét các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, thi công về khả năng chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín, năng lực thi công và tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu của dự án. -Tiến độ thực hiện dự án : Phù hợp với thời gian trong thiết kế và các yếu tố liên quan từ đó xác định thời gian bố trí vốn đầu tư và kế hoạch thu hồi vốn. -Xem xét khả năng tổ chức quản lý dự án khi đi vào vận hành (khai thác). g)Phân tích kế hoạch tài chính của dự án: - Chi phí trong giai đoạn triển khai xây dựng cho dự án : Các hạng mục chi phí, cơ sở dự toán chi phí, lịch trình chi phí; - Các nguồn tài chính để thực hiện dự án : cơ cấu nguồn, tính hiện thực của từng nguồn ; tiến độ rút vốn. - Xác định giá thành sản phẩm, doanh thu tiêu thụ khi dự án đi vào vận hành khai thác. - Lợi nhuận hoạt động, lưu chuyển tiền tệ, các chỉ tiêu tài chính: NPV,IRR, điểm hoà vốn và xác định độ nhạy của dự án. h) Điều chỉnh kế hoạch tài chính dự án: về doanh thu, chi phí và xác định lại lưu chuyển tiền tệ, nguồn tiền trả nợ, thời gian hoàn vốn. i) Hiệu quả của dự án: - Lợi ích về hoạt động mức tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường, khuyến khích xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, tạo việc làm, năng suất, chuyển giao công nghệ, phát triển quản lý. - Hiệu quả khác. + Dự báo các khả năng rủi ro: - Rủi ro từ các tổ chức hoạt động của khách hàng : thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi sở hữu, thay đổi người điều hành hoặc bộ máy quản lý: thay đổi mô hình, ngành nghề hoạt động… -Rủi ro xảy ra thuộc về dự án : rủi ro về quy mô, rủi ro về phía nhà cung cấp, rủi ro trong quá trình thi công, triển khai dự án… - Các rủi ro khác : do sự thay dổi cơ chế, chính sách của nhà nước; rủi ro từ thị trường sản phẩm dự án, thị trường nguyên vật liệu; rủi ro về tiền tệ và các rủi ro khác có thể phán đoán. +Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro Cán bộ thẩm định trên cơ sở kết quả từ thẩm định dự án, kết hợp với : hồ sơ pháp lý của khách hàng; hồ sơ tài chính – phân tích tài chính của khách hàng, tình hình tổ chức và hoạt động của khách hàng; nguồn - kế hoạch - thời gian trả nợ; hình thức bảo đảm tiền vay. Để hình thành nên báo cáo kết quả thẩm định trình lên ban xét duyệt cho vay của ngân hàng. Ngân hàng xem xét những giải trình của cán bộ thẩm định để từ đó ra quyết định cho vay . 2.2.2.Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa, Hà Nội Để hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định dự án đẩu tư của chi nhánh,chúng ta sẽ xem xét thực trạng của một dự án đã được cán bộ chi nhánh thẩm định.Trong số các dự án mà chi nhánh thẩm định,có dự án “Đầu tư xây dựng nhà ở và văn phòng cao cấp ở đường Khuất Duy Tiên,Phường Thanh Xuân Bắc,Thành phố Hà Nội.” 2.2.2.1.Giới thiệu về dự án và khách hàng của dự án Giới thiệu về dự án: -Tên dự án: Đầu tư xây dựng khu nhà ở và văn phòng cao cấp -Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1 -Địa điểm đầu tư : D7 Đường Khuất Duy Tiên,Phường Thanh Xuân,Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. -Tổng diện tích của dự án 10.034,65 , trong đó diện tích xây dựng là 4.181 . -Loại hình đầu tư: Đầu tư mới. -Tổng vốn đầu tư dự án : 809.876.000.000 triệu đồng. Trong đó: +chi phí xây lắp : 465.924.000.000 đồng +Chi phí thiết bị : 213.931.000.000 đồng +Chi phí tư vấn đầu tư, xây dựng : 17.934.000.000đồng +Chi phí quản lý dự án : 8.314.000.000 đồng +Chi phí khác : 5.978.000.000 đồng +Lãi vay trong thời gian xây dựng : 97.795.000.000 đồng Giới thiệu về khách hàng vay vốn Bên vay vốn : Công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1 -Trụ sở :Tòa nhà D9, đường Khuất Duy Tiên, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội -Người đại diện : Ông Nguyễn Thành Phương , chức vụ : Tổng Giám đốc. Công ty cổ phần xây dựng số 1 ( tên giao dịch là Vinaconex 1) trước đây là doanh nghiệp Nhà Nước hạng 1, trực thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam – Vinaconex được Bộ Xây dựng thành lập từ năm 1973 và sau đó chuyển đổi thành Công ty cổ phần từ tháng 3 năm 2003,Nhà nước năm giữ 51% vốn điều lệ. Sau 33 năm phát triển và trưởng thành, Công ty cổ phần Xây dựng số 1 đã trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của nghành Xây dựng Việt Nam, xây dựng hàng trăm quy mô lớn thuộc các lĩnh vực của nền Kinh tế quốc dân. Nhiều công trình xây dựng của Công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng nhiều Huy chương Vàng chất lượng cao, nhiều dự án đầu tư phát triển khu đô thị, nhà ở cao tầng đáp ứng yêu cầu của khách hàng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. Trên thương trường, Công ty đã khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm. Công ty cổ phần Xây dựng số 1 luôn sẵn sàng nhận thi công và đầu tư phát triển dự án thuộc các lĩnh vực: -Xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình công cộng văn hóa, thể thao -Xây dựng giao thông, thủy lợi, sân bay bến cảng. - Xây dựng hạ tầng, cấp thoát nước, các công trình xử lý môi trường -Xây dựng các đường dây tải điện, trạm biến áp và lắp đặt hệ thống kỹ thuật thiết bị . -Thi công cơ giới. -Tư vấn và thiết kế đầu tư phát triển khu đô thị, nhà cao tầng, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp, kinh doanh dịch vụ đô thị nhà ở. -Sản xuất hoàn thiện nội thất, ngoại thất. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu và xuất khẩu lao động kỹ thuật Với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, tiến sỹ, thạc sỹ….có trình độ cao, giàu kinh nghiệm ..cùng những trang thiết bị hiện đại đã đem lại nhiều thành tích cao cho công ty. Đề nghị vay vốn tại ngân hàng -Số tiền đề nghị vay : 235.764.000.000 đồng -Thời gian vay : 36 tháng -Thời gian ân hạn : 9 tháng -Thời gian rút vốn : 18 tháng -Mục đích vay : Thực hiện dự án đầu tư nhà ở và văn phòng cao cấp -Tài sản đảm bảo : Bên cho vay đồng ý thế chấp và bên ngân hàng đồng ý nhận thế thấp các tài sản sau đây, thuộc quyền sỡ hữu, sử dụng hợp pháp của bên cho vay +Tài sản hình thành từ vốn vay là tất cả dự án +Tổng giá trị tài sản đảm bảo tự doanh nghiệp tính: 809.876.000.000 đồng. Hồ sơ pháp lý của dự án -Quyết định số 3643/QĐ-UBND ngày 18/9/2007 -Công văn số 6981/UBND-XDĐT của UBND Thành phố Hà Nội về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tổng hợp. -Công văn số 223/QHKTP1 của sở quy hoạch và đầu tư về việc điều chỉnh quy hoạch TMB và thiết kế kiến trúc sơ bộ công trình -Bản vẽ quy hoạch tổng hợp mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ kiến trúc công trình tại khu đất. -Giấy phép XD 90/GP/SXD do tổ xây dựng Hà Nội cấp ngày 29/6/2008 -Giấy phép hoạt động kinh doanh số 007/257/HĐHTKD ngày 29/8/2007. 2.2.2.2.Đánh giá về khách hàng vay vốn và dự án vay vốn Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1 a) Năng lực pháp lý : Công ty cổ phần Xây dựng số 1 – Vinaconex 1 được thành lập năm 2003, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số do 0100302982 do sơ kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 06/10/2003,và thày đổi lần bốn vào ngày 02/03/2006 vơi ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là : Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng; Thiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3222.doc.DOC
Tài liệu liên quan