Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hoá

MỤC LỤC

Trang

A.LỜI NÓI ĐẦU. 4

B. NỘI DUNG. 5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM. 5

1. TỔNG QUAN VỀ NHTM. 5

1.1. KHÁI NIỆM VỀ NHTM. 5

1.2. CHỨC NĂNG CỦA NHTM. 7

1.2.1.Trung gian thanh toán. 7

1.2.2. Chức năng tạo tiền. 8

1.2.3.Chức năng trung gian tài chính. 9

1.3. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM. 10

1.3.1. Nghiệp vụ nợ.( Nghiệp vụ tạo lập vốn). 10

1.3.2. Nghiệp vụ có( sử dụng vốn). 11

1.3.3. Nghiệp vụ trung gian. 13

2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG. 14

2.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG. 14

2.2. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 15

2.2.1. Căn cứ vào mục đích. 15

2.2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng. 16

2.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng . 17

2.2.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng. 17

2.2.5. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng. 18

2.2.5.1. Chiết khấu thương phiếu. 18

2.2.5.2. Cho vay. 18

2.2.5.3.Cho thuê tài sản( thuê- mua). 19

2.2.5.4. Bảo lãnh. 19

 2.3. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN. 20

 2.3.1. NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. 20

 2.3.1.1.Nguyên tắc tín dụng. 20

 2.3.1.2. Điều kiện vay vốn. 21

 2.3.1.3. Đối tượng cho vay. 21

 2.3.1.4. Thời hạn cho vay. 22

 2.3.1.5. Lãi suất cho vay. 23

 2.3.1.6. Mức cho vay. 23

 2.3.1.7. Giải ngân và thu nợ. 24

 2.3.2. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG. 25

 2.3.2.1. Đối với nền kinh tế. 25

 2.3.2.2. Đối với khách hàng( doanh nghiệp ). 27

 2.3.2.3. Đối với ngân hàng. 28

 3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG. 28

 3.1. Khái niệm. 28

 .3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 29

 .3.2.1. Chỉ tiêu định tính. 30

 3.2.2. Chỉ tiêu định lượng. 31

 3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM. 36

 .3.3.1.Nhân tố khách quan. 36

 3.3.2. Nhân tố chủ quan. 38

3.4. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng. 40

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH HOÁ 41

(NHĐT& PTTH). 41

1. KHÁI QUÁT VỀ NHĐT&PTTH. 41

1.1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH. 41

1.2. NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG VÀ BỘ MÁY TỔ CHỨC. 43

1.2.1.Nhiệm vụ chức năng. 43

1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 44

1.3.1. Kết quả chung. 44

1.3.3. Cơ cấu và tổ chức quản lý. 48

1.3.4. So sánh với những chỉ tiêu lớn với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. 49

1.3.5. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. 50

2. THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG TẠI NHĐT&PTTH 52

2.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 52

2.1.1. Tình hình huy động vốn từ nền kinh tế. 54

2.1.2. Nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng khác. 55

2.1.3. Nguồn vốn điều chuyển từ NHĐT&PT Việt Nam. 55

2.1.4. Phân loại theo tiên tệ 56

2.1.5. Phân loại theo thời gian 56

2.2.HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN: 57

2.2.1. Theo thời gian sử dụng vốn. 58

2.2.2. Theo thành phần kinh tế. 59

2.2.3. theo loại hình tiền tệ. 60

2.3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. 60

3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 61

ĐT& PTTH. 61

3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 61

3.2. HẠN CHẾ. 63

3.3. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ. 65

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHĐT& PT THANH HOÁ. 67

1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHĐT& PT THANH HOÁ. 67

2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHĐT&PTTH. 69

2.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÂM ĐỊNH DỰ ÁN. 69

2.2. ĐA DẠNG HOÁ PHƯƠNG THỨC CHO VAY. 69

2.3. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG HỢP LÝ. 70

2.4. THIẾT LẬP BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG. 71

2.5. THIẾT LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO. 72

2.6. ĐÀO TẠO THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC. 72

2.7. TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ. 73

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 74

3.1. ĐỐI VỚI NHĐT&PT VN 74

3.2. ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM 75

3.3. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 75

C. KẾT LUẬN 77

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề những món vay không đủ khả năng thu hồi và tránh được tình trạng trong cùng một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ quá hạn quá lớn và giảm tài sản một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, ngân hàng còn xem xét đến tỷ lệ mất vốn đê đánh giá và thiết lập quỹ dự phòng mất vốn. Tỷ lệ này được tính bằng công thức sau: Tổng dư nợ quá hạn được xoá nợ Tỷ lệ mất vốn = *100% Tổng dư nợ bình quân Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Nó cho thấy mọi cố gắng của ngân hàng để thu hồi vốn và nỗ lực của khách hàng trong việc hoàn trả món vay đã cam kết đã hết do đó ngân hàng phải thực hiệ khoanh nợ và xoá nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro. Cơ cấu vốn đầu tư. Việc phân tích cơ cấu vốn đầu tư chính là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các NHTM có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa bảo đảm an toàn vốn cho vay vừa có thể mang lại lợi nhuận cao nhất. Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay. Nếu xét về bản thân tín dụng thì nguồn trả nợ cho ngân hàng của người vay vê nguyên tắc được trích ra từ phần thu nhập do hoạt động SXKD của khách hàng, nó bao gồm các chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định và phần giá trị mới tạo ra. Tuy vậy, có nhiều tường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả, bị mất vốn, SXKD thua lỗ… nên người đi vay phẩi bán tài sản để trả nợ ngân hàng. Số tiền bán tài sản có thể đủ để trả nợ món vay, nhưng cũng có thể chỉ đủ trả một phần nợ vay. Số tiền thu được do khách hàng bán tài sản Tỷ lệ này được xác định = Tổng doanh số nợ Nhưng việc bán tài sản không phải lúc nào cũng thuận tiện vì trên thực tế có những tài sản khó bán hoặc đang trong thời kỳ giảm giá … Do vậy cũng là nguyên nhân gây ra khó khăn cho khoản vay, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Chỉ tiêu này thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa 3 lợi ích: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng được xác định theo công thức sau: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nọ bình quân Hệ số này phản ánh số vồng chu chuyển của vốn tín dụng hàng năm. Đối với khách hàng, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình SXKD của khách hàng càng tốt, có tình hình tài chính vững chắc. Đây là cơ sở để khách hàng thực hiện tốt những cam kết trên hợp đồng tín dụng. Đối với ngân hàng, thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cao hay thấp, chất lượng quản lý vốn tín dụng tốt hay xấu . Nếu vòng quay chậm chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt , thu hồi nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng. Chỉ tiêu thu nhập từ hạt động cho vay. Mục đích kinh doanh của bất cứ một NHTM nào cũng là lợi nhuận do vậy bất kỳ một khoản cho vay mà không đem lại thu nhập cho ngân hàng hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng thì không thể nói khoản vay đó có chất lượng cao. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Lãi từ hoạt động tín dụng Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Tổng thu nhập Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tốt, không những thu được vốn gốc và lãi mà uy tín của ngân hàng càng được khẳng định. Ngoài ra, NHNN còn quy định chỉ tiêu có tính chất bắt buộc đối với các NHTM như thủ tục, hồ sơ vay vốn, thời gian tối đa để ra quyết định đối với một khoản vay, biên độ tối đa, tối thiểu lãi suất cho vay so với mức lãi suất cơ bản, giới hạn vay tối đa với một khách hàng (< 15% vốn tự có), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu… Căn cứ vào các chỉ tiêu hàng quý, hàng năm, các NHTM tự phân tích đánh giá để xác định mức độ an toàn và chất lượng tín dụng của hệ thống qua đó NHNN có cơ sở để chỉ đạo các NHTM nâng cao chất lượng tín dụng trong từng khâu, từng mặt nghiệp vụ hoặc có biện pháp bắt buộc cụ thểđối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Đồng thời bản thân mỗi ngân hàng cũng thấy mặt được để phát huy và mặt chưa được để hạn chế. 3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM. NHTM là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động của nó ảnh hưởng đén mọi mặt của đời sống kinh tế-chính trị- xã hội. Do đó sự phát triển bền vững của hệ thông tài chính – tiền tệ quốc gia là điều kiện kiên quyết cho sự phát triển kinh tế của nước đó. Để nâng cao uy tín của mình thì bản thân mỗi ngân hàng phải quan tâm đến từng mặt nghiệp vụ nhất là vấn đề chất lượng tín dụng, một vấn đè hiện nay đang được quan tâm của nhiều cấp, ngành , nhiều bộ phận. Vì vậy việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là cần thiết. Nó bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 3.3.1.Nhân tố khách quan. -Nhân tố thuộc về chính sách, cơ chế. Cơ chế, chính sách của Nhà nước, của các ngành chưa đầy đủ, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, môi trường xã hội còn nhiều nhức nhối. Số đông khách hàng là hộ sản xuất có trình độ dân trí thấp, ít nắm bắt được thông tin tiếp thu kiên thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, do đó việc lựa chọn đối tượng khách hàng đảm bảo cho hoạt động tín dụng gây không ít khó khăn cho hoạt động của các NHTM . Hệ thống pháp luật là cơ sở điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Đối với ngân hàng thì sự tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như luật TCTD, Luật NHNN… Việc tuân thủ luật sẽ góp phần làm tốt chất lượng của khoản tín dụng. Môi trường kinh tế. Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế. Từng giai đoạn và biến cố kinh tế đều có những tác động đến hoạt động của ngân hàng: lạm phát, suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, thay đổi chính sách thuế, tỷ giá … đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chu kỳ kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và do đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Khi nền kinh tế vào thời kỳ tăng trưởng, SXKD phát triển từ đó tạo điều kiện cho tích luỹ nhiều hơn và tạo ra môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi hơn .Đồng thời bản thân doanh nghiệp cũng có nhu cầu mở rộng đàu tư dẫn đến nhu cầu vốn tăng trong khi vốn tự có của doanh nghiệp không đủ bù đắp cho quá trình này, họ phải đi vay vốn từ nhiều nơi trong đó có ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát tăng làm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng bị giảm sút. Mức độ phù hợp củ lãi suất ngân hàng với lợi nhuận cũng tác động tới chất lượng khoản vay. Khi lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng khách hàng vay sẽ trả nợ muộn, trây ì nhằm dùng vốn đó vào kế hoạch SXKD kì tiếp theo gây khó khăn cho việc thu nợ của ngân hàng. Môi trường chíh trị xã hội . Tình hình chính trị một quốc gia sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Sự vững mạnh của một nước sẽ góp phần củng cố sức mua đồng tiền của nước đó, thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế. Từ đó nhu cầu đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động của các chủ thể kinh tế tăng lên và thúc đẩy lưu thông tiền tệ. Chính những hoạt động này đã gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. khi chính trị của một nước bất ổn, chiến tranh công kích sẽ làm hoạt động sản xuất bị trì trệ, kết quả SXKD bị giảm sút, doanh nghiệp phá sản không trả được nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, đạo đức, tập quán thói quen và trình độ nhận thức của khách hàng cũng ảnh hưởng khong nhỏ đến chất lượng khoản vay. Môi trường xung quanh luôn biến động nếu khách hàng không có khả năng nắm bắt kịp thời để có những điều chỉnh cũng như nắm bắt cơ hội kinh doanh thì sẽ bị thất bại trong cạnh tranh. Mặt khác, thói quen tiêu dùng của người dân, sự thiếu hiểu biết của người dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Môi trường tự nhiên. Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như: thiên tai dịch hoạ … làm ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng,có thể làm cho ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn. 3.3.2. Nhân tố chủ quan. - Chính sách tín dụng: là một hệ thống các biện pháp nhằm để khuếch trương hay hạn chế tín dụng, đảm bảo mục tiêu kinh doanh của mỗi ngân hàng. một chính sách tín dụng đúng đắn, đầy đủ và linh hoạt sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra các quyết địnhcho vay và xây dựng danh mục cho vay hiệu quả, có thể đạt được nhiều mục tiêu đồng thời tránh được những sai làm trong hoạt động cho vay góp phần cải thiện chất lượng khoản vay. - Chất lượng cán bộ tín dụng và tổ chức bộ máy: Để đảm bảo chất lượng tín dụng được nâng cao thì đòi hỏi nhiều yếu tố trong đó con người là yếu tố trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì hoạt động ngân hàng cũng ngày càng tinh vi, phức tạp đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng trên thực tế. Trình độ của người cán bộ tín dụng, người quản lý điều hành có ảnh hưởng trực tiế đến chất lượng khoản vay. Khi cán bộ thiếu trách nhiệm với công việc được giao , tư duy về tín dụng còn hạn hẹp thì thường có những thiếu sót trong công tác thẩm định dẫn đến thực hiện không đúng quy định do đó dễ gây nên tranh chấp, mất vốn không đáng có làm giảm chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng còn đựoc thể hiện ở mô hình tổ chức sao cho phù hợp với khả năng chuyên môn của mỗi người. Quy trình tín dụng: Chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào việc có thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng không. Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng trong đó xây dựng các bươc đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ so đề nghị vay cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị. Do đó để ra được quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh và nâng cao hiệu quả tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quy trình cho vay vốn. Kiểm soát nội bộ : Là việc theo dõi , giám sát các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng để có những thông tin thường xuyên về tình hình tín dụng, qua đó phát hiện các vi phạm pháp luật, quy chế, thể lệ, chính sách, nguyên tắc cho vay và có biện pháp khắc phục kịp thời. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời các sai sót phát sinh trong quá trình thức hiện một khoản tín dụng. kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, chính sách, đúng pháp luậtđồng thời nắm bắt được những lệch lạc góp phần bảo đảm chất lượng của khoản tín dụng. Nhân tố thuộc khách hàng. Khách hàng là người trực tiếp sử dụng khoả vay từ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. nếu năng lực của khách hàng có hạn thì thì không dự đoán đúng những biến động của nhu cầu thị trường, không có kinh nghiệm quả lý … thì phương án SXKD không phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến gục ngã trong cạnh tranh làm mất khả năng trả nợ ngân hàng ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng. Hơn nữa hoạt động tín dụng là us kết hợp 3 yếu tố: nhu cầu khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ tín dụng trong đó tín nhiệm là nhân tố rất quan trọng, là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng trung thực, vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích sẽ giúp nhà quản trị ngân hàng dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng từ đó hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, xem xét từ khía cạnh trả nợ thì hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mới quan trọng nên ngân hàng chỉ cho vay với dự án, phương án khả thi. Tóm lại, tuỳ từng điều kiện mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng. Song chúng ta cần phải nắm bắt được những yếu tố tác động chủ yếu để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, uy tín của ngân hàng mình giúp cho ngân hàng có thể đứng vững trong cạnh tranh. 3.4. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng. Trên thế giới có nhiều cách đánh giá khác nhau về chất lượng tín dụng ngân hàng. Nhưng tại Việt Nam hiện việc quy định tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu định lượng như đã trình bày rất khó, do đó chỉ mang tính tương đối. Các phương pháp được sử dụng: Phương pháp định lượng: Đây là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu định lượng như đã trình bày ở mục 3.2.1 như tỷ lệ nợ quá hạn, cơ cấu vốn đầu tư, tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay, chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng... Nghiên cứu cụ thể và đem ra được một tiêu chuẩn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một điều cần thiết. Hiện tại sử dụng các chỉ tiêu này mới chỉ phần nào đánh giá chất lượng tín dụng trên những con số. Do đó ta cần đánh giá chất lượng tín dụng trên phương pháp khác. Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp nhằm đánh giá những yếu tố trừu tượng như: trình độ cán bộ tín dụng, nghiệp vụ tín dụng, việc đánh giá này phải được căn cứ trên tiêu chuẩn nhất định để có được tính đồng nhất trong toàn hệ thống, thuận lợi khi so sánh chất lượng tín dụng các kỳ. Thông thường để đánh giá đúng đắn chất lượng tín dụng của một ngân hàng người ta sử dụng thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá. Nếu sử dụng thang điểm 100 căn cứ vào mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu. cuối cùng ta tính tổng điểm cho chất lượng tín dụng như sau: CLTD = Dct1 + Dct2 + Dct3 + .. ..Dctn Trong đó Dct1,2,3.. điểm cho chỉ tiêu 1,2,3... Nếu tổng điểm CLTD <= 35 điểm đạt loại C. Nếu tổng điểm CLTD từ 36 đến 65 điểm đạt loại B. Nếu tổng điểm CLTD từ 66 điểm trở lên đạt loại A. Rõ ràng dùng hai phương pháp trên vẫn chưa đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do đó cần nghiên cứu ra những phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng hiệu quả hơn để đảm bảo đảm an toàn, hiệu quả cho ngân hàng cũng như nền kinh tế. CHƯƠNG II. Thực trạng về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá (NHĐT& PTTH). 1. Khái quát về NHĐT&PTTH. 1.1. Quá trình xây dựng và trưởng thành. Chỉ sau 3 tháng thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (26/4/1957), Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Thanh Hóa (tiền thân của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa), là một trong những cơ sở của một bộ phận cấp phát của Tài chính, với 17 cán bộ. Trải qua thời gian 49 năm, dù mang tên gọi nào, với mô hình nào, hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa cũng gắn liền với nhiệm vụ phục vụ và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Trong đó, 37 năm (từ 1957 – 1994) làm nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách cho XDCB, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa đã hòan thành xuất sắc không những nhiệm vụ cung ứng vốn mà còn kiểm tra, giám sát, tham gia chủ trương đầu tư, thẩm tra dự toán, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng hòan thành và quyết toán chương trình, góp phần đưa nhanh chương trình vào sử dụng, tiết kiệm, chống lãng phí, hạ thấp giá thành chương trình, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Những ngày đầu thành lập, bàn chân của cán bộ cấp phát chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa đã in dấu tại 30 chương trình lớn, nhỏ với tổng vốn 8,7triệu đồng. Đến năm 60, vốn đầu tư tăng lên 15 triệu cấp phát cho trên 50 công trình. Đến những năm 64-64 chi nhánh đã phát triển chi bộ lên đến 120 người, quản lý và cấp phát cho gần 70 chương trình XDCB với tổng vốn lên 165 triệu đồng. Trong những năm 65-75, khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ cấp phát đầu tư XDCB, vừa phục vụ xây dựng kinh tế với quốc phòng, vừa tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa- xây dựng CNXH ở miền Bắc. Ngày 24/6/1981, Hội đồng CP có quyết định 259 CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (thuộc Bộ Tài chính) thành Ngân hàng Đầu tư & xây dựng, thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và quỹ Đầu tư & xây dựng Thanh Hóa với nhiệm vụ chính là cấp phát XDCB các chương trình thuộc ngân sách. Cho vay vốn đầu tư XDCB các chương trình thuộc công việc sản xuất kinh doanh, quản lý và cấp phát XDCB các chương trình thuộc vốn tự có, cho vay vốn lưu động giữa các xí nghiệp xây lắp, kiểm sát, thiết kế. Năm 1986 – 1990, thực hiện kế hoạch đổi mới của Đảng và Nhà nước, Chi nhánh Thanh Hóa đã cấp phát và cho vay được 55.763 triệu phục vụ cho 3 công trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa. Vẫn tiếp tục nhiệm vụ phục vụ và quản lý cấp phát vốn XDCB cho đến hết tháng 12 – 1994, chuyển cho Bộ Tài chính. Đổi mới, chuyển sang hoạt động kinh doanh hiệu quả. Chi nhánh đã đổi mới mạnh mẽ từ tổ chức, cán bộ, phạm vi, hình thức hoạt động để góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện CNH-HĐH đất nước, đặc biệt là chuyển sang hoạt động kinh doanh phục vụ chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tự chịu trách nhiệm đảm bảo kinh doanh có lãi, thu hồi được vốn. Kết quả đạt được cụ thể: Về nguồn vốn hoạt động: năm 95 mới có 17,6 tỷ đến cuối năm 2003 là 779 tỷ đồng, tăng gần 44,2 lần. Về đầu tín dụng: tổng dư nợ năm 95 có 83,5 tỷ đồng, đến cuối năm 2003 là 1.028,5 tỷ đồng, tăng gấp 12,3 lần so với năm 95. Mở rộng dịch vụ Ngân hàng: tăng trưởng nhanh các dịch vụ bảo lãnh, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ lấy tin, làm đại lý thanh toán cho Ngân hàng á Châu . . . Kết quả tăng thu dịch vụ chiếm 25% lợi nhuận trước thuế năm 2003. Kết quả kinh doanh chi nhánh đều phấn đấu đạt và vượt kế hoạch Ngân hàng Trung ương giao từ 5% đến 10%. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Thu nhập, đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định và không ngừng cải thiện, những năm gần đây chi nhánh luôn được xếp loại kinh doanh khá, giỏi (2002 xếp loại xuất sắc) trong tòan hệ thống Ngân hàng ĐT&PT. 1.2. Nhiệm vụ chức năng và bộ máy tổ chức. 1.2.1.Nhiệm vụ chức năng. NHĐT& PTTH là một ngân hàng với truyền thống là luôn đi đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế hàng đầu. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thì ngân hàng cũng chiếm đa số. Ngay từ khi thành lập ngân hàng đã có truyền thống trong lĩnh vực đó với tên gọi là ngân hàng kiến thiết Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá. ở trong giai đoạn của thời kì đổi mới đất nước, tỉnh Thanh hoá cùng với sự phát triẻn chung của cả nước cũng đã và đang thay gia đổi thịt hàng ngày. Trong sự phát triển đó của tỉnh thì không thể thiếu vai trò của NHĐT& PTTH trong việc cung cấp nguồn vốn. Hầu hết những công trình, những dự án lớn đều có sự đầu tư vốn của ngân hàng. Trong những năm trước đây thì ngân hàng còn mang nặng tính tự cấp của Nhà Nước, nhưng cũng từ khi đổi mới thì ngân hàng đã thể hiện được vai trò của con chim đầu đàn trong việc làm ăn, kinh doanh tự hạch toán và đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Có thể nói ngân hàng đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, và nó là hiện thân cho mục tiêu phấn đấu của những mục tiêu lớn trong tỉnh Thanh Hoá. Sơ đồ tổ chức của NHĐT&PT Thanh Hoá Ban giám đốc Phòng kế hoạch NV Phòng thẩm định - QLTD Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kế toán Phòng tín dụng 1 Phòng tín dụng 2 Phòng dvkh dn Phòng dvkh cá nhân Phòng tổ chức HC Chi nhánh bỉm sơn Phòng điện toán 1.3. Tình hình hoạt động trong những năm vừa qua 1.3.1. Kết quả chung. Trong giai đoạn 5 năm (2001-2005) cùng với toàn hệ thống, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa đã tích cực thực hiện về đề án cơ cấu và kết quả chung đến cuối năm 2005 đã đạt được các mục tiêu so với năm 2000. Bảng a. Những kết quả chung của hoạt động tín dụng. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 So sánh 2005/2000 - Tổng Tài sản 749 756 802 874 980 11.000 Tăng gấp 1,47 lần - Nguồn vốn huy động 547 695 712 765 875 900 1,64 - Dư nợ tín dụng 621 714 740 785 890 910 1,47 Trong đó: tín dụng trung, dài hạn 55% 47% 43% 39% 35% 31% Đảm bảo cơ cấu KH - Tỉ lệ nợ quá hạn 0,3% 0,7% 1,2% 1,5% 2% 2,7% Thấp hơn KH giao - Thu dịch vụ 1,163 1,647 1,776 1.987 2,564 3,710 Tăng gấp 2,72 lần - LN trước thuế 3,698 5,873 6,888 8,102 9,772 10,500 Tăng gấp 2,84 lần Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005. Bảng b. Tách bạch cho vay TM và cho vay KHNN chỉ định. Đơn vị: tỷ đồng Loại dư nợ 2001 2002 2003 2004 2005 - Tổng dư nợ 714,5 869,9 1.029 871,7 910 1. Tín dụng TM 504 722,94 877,6 755,3 825,67 2. Tín dụng KHNN chỉ định 210,5 146,96 151,4 116,4 90,33 %dư nợ KHNN chỉ định/tổng dư nợ 29,46 16,89 14,71 13,35 9,86 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005. * Kết quả xử lý nợ tồn đọng: Nợ tồn đọng phát sinh trước 31/12/2000 được xử lý theo QĐ149 (số nhóm, biện pháp, kết quả xử lý . . .) Tổng số nhóm: 11 nhóm – Tổng số tiên 2080 triệu đồng. Biện pháp: B1 – chuyển sang khỏan phải thu B2 – chuyển hạch toán ngoại bảng. Kết quả: + Tín dụng TM: 950 triệu đồng. Trong đó thu hồi nợ 930 triệu đồng (xí nghiệp gạch Tự lực 612 triệu, công ty xây dựng Ba Đình 8 triệu, 5 tư nhân 309 triệu) và xử lý xóa nợ bằng DPRR cho xí nghiệp nuôi tôm xuất khẩu 20 triệu đồng). + Xóa nợ một số khoản tín dụng chỉ định: 1.132 triệu đồng, trong đó xóa nợ công ty tơ tằm 159 triệu, chè Bãi 929 triệu, cơ khí NN 44 triệu). 1.3.2. Lành mạnh hóa tổ chức và nâng cao năng lực Tài chính. + Tỉ trọng dư nợ cho vay/ tổng tài sản đến thời điểm 31/12/05: Tỉ trọng dư nợ cho vay/ tổng tài sản chuyển dịch theo hướng giảm dần (năm 2001 là 94,4%, 2005 là 83,27%). Nhưng còn ở mức cao so với tòan ngành (toàn ngành 2005 là 72,7%). Điều này phản ánh hoạt động chính vẫn là tín dụng. Bảng c. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng, cơ cấu khách hàng:% Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tỉ trọng dư nợ ngắn hạn 52,66% 56,9% 64,82% 67,3% 69% Tỉ trọng . . . trung, dài hạn 47,34% 43,1% 35,18% 32,7% 31% Tỉ trọng cho vay NQD 23,53% 20,92% 31,19% 37,3% 38,4% Tỉ trọng DN có TSĐB - - 40% 58% 61% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005. Cơ cấu dư nợ tín dụng đã có sự chuyển đổi hợp lý hơn gắn liền với định hướng đề án tái cơ cấu toàn ngành, tăng tỉ trọng khách hàng ngòai quốc doanh, tăng tỉ trọng dự nợ có tài sản ĐB (vượt chút..). + Tỉ trọng huy động vốn/ tổng tài sản đến thời điểm 31/12/2005. Tỉ trọng huy động vốn/ tổng tài sản chuyển dịch giảm dần (năm 2001 là 91,9%, năm 2005 là 81,8%), cao hơn so với toàn khối chi nhánh. Bảng d. Chuyển dịch cơ cấu huy động vốn: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tỉ trọng tiền gửi TC KT 20,14 18,6 19,72 28,33 28,88 Tỉ trọng tiền gửi Dân cư 79,86 81,4 80,28 71,67 71,12 Tỉ trọng tiền gửi Ngắn hạn 45,32 38,2 53,6 56,08 53,89 Tỉ trọng tiền gửi trung, dài hạn 54,68 61,8 46,4 43,92 46,11 Ti trọng tiền gửi VND 77,64 80,54 83,47 82,41 82 Tỉ trọng tiền gửi USD 22,36 19,46 16,53 17,59 18 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005. Cơ cấu nguồn vốn huy động đã có sự chuyển đổi theo định hướng theo đề án tái cơ cấu tòan ngành, phù hợp với yêu cầu triển khai cách huy động vốn theo thị trường. Qua đây, phản ánh hiệu quả hoạt động của chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng, chủ động cân đối được nguồn vốn. * Phân tích cơ cấu các khỏan thu. Thu từ lãi cho vay/ tổng thu: năm 2001 là 85,8%, đến năm 2005/88%, phản ánh nguồn thu nhập từ tín dụng là chủ yếu. Thu dịch vụ/tổng thu: 2001 là 2,8%, 2005 là 3%. * Phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động. + Lợi nhuận: Lợi nhuận và lợi nhuận bình quân đầu người luôn có xu hướng tăng. Lợi nhuận năm 2001 là 5.872 triệu thì đến năm 2005 là 10.500 triệu đồng; Lợi nhuận bình quân đầu người 2001 là 37 triệu thì đến năm 2005 là 62 triệu đồng. Tuy nhiên mức phấn đấu này vẫn còn thấp. + ROA: Xu hướng tăng hàng năm, phản ánh hiệu quả hoạt động ngày càng tăng, năm 2001 ROA là 0,49% thì năm 2005 là 0,9%, cao hơn mục tiêu tối thiểu tòan ngành. * Phân loại Tài sản có và trích DPRR. Thực hiện phân loại tài sản có hàng quý theo quyết định 488 và quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, làm cơ sở xác định số phải trích DPRR. Cụ thể: Bảng e. Trích dự phòng rủi ro. Đơn vị: triệu đồng. 2001 2002 2003 2004 2005 Số phải trích DPRR 1.535 7.328 6.041 79.366 46.430 Số phải trích DPRR trong năm 1.535 7.328 6.041 22.261 27.439 Số dư trích DPRR 3.557 9.890 15.319 13.033 40.472 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2005. Đến cuối năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện hòan thành trích hết DPRR cụ thể theo kết quả phân loại nợ 493. 1.3.3. Cơ cấu và tổ chức quản lý. + Về mạng lưới: Chi nhánh đã từng bước thực hiện phương án sắp xếp củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động kết quả kinh doanh theo định hướng lộ trình kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm 2001 – 2005 và kế hoạch 2005 – 2007. Ngòai Chi nhánh cấp 1 và một Chi nhánh cấp 2 Bỉm Sơn đã thường xuyên củng cố và p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32632.doc
Tài liệu liên quan