Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiêp tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm: 3

1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. 3

1.2. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. 6

1.2.1. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp. 6

1.2.2. Tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. 6

1.2.2.1. Nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiêp. 6

1.2.2.2. Phương thức cho vay ngắn hạn doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. 6

1.2.2.3. Thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. 7

1.2.3. Tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. 9

1.2.3.1. Mục đích của cho vay trung và dài hạn. 9

1.2.3.2. Phương thức cho vay trung và dài hạn. 9

1.2.3.3. Thẩm định cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp. 9

1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. 11

1.3.1. Khái niệm. 11

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại: 12

1.3.3. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. 14

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. 16

1.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô. 16

1.4.1.1. Môi trường kinh tế: 16

1.4.1.3. Môi trường pháp lý: 16

1.4.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng thương mại. 17

1.4.2.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại: 17

1.4.2.2. Quy trình cấp tín dụng, mô hình quan trị rủi ro tín dụng. 17

1.4.2.3. Nhân tố con người. 17

1.4.2.4. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát các khoản tín dụng. 18

1.4.2.5. Thông tin tín dụng. 18

1.4.2.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng. 18

1.4.3. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp. 18

1.4.3.1. Các yếu tố tài chính. 18

1.4.3.2. Yếu tố phi tài chính: 19

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 21

2.1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 21

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của chi nhánh. 21

2.1.1.1 Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 21

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thang Long. 23

2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 25

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn: 25

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng: 27

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng: 30

2.2. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 32

2.2.1. Quy trình tín dụng đối với doanh nghiêp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 32

2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 33

2.2.2.1 Quy mô: 33

2.2.2.2. Cơ cấu: 34

 36

2.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 37

2.2.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng của Chi nhánh: 37

2.2.3.2: Vòng quay tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh: 37

2.2.3.3. Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh 38

2.2.3.4. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp: 39

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 39

2.3.1. Thành tựu đạt được: 39

2.3.2. Những mặt còn hạn chế: 41

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế: 41

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: 41

3.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan: 42

CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 44

3.1. Định hướng: 44

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 45

3.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch tín dụng đối với doanh gnhiệp. 45

3.2.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy trình tín dụng. 46

3.2. 3. Nâng cao chất lượng thông tin. 47

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định . 47

3.2.5. Nâng cao chất lượng của hệ thống định mức tín nhiệm. 49

3.2. 6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý các món vay. 49

3.2.7. Tăng cường hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. 51

3.2.8. Củng cố và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ với hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp. 51

3.2.9. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo và củng cố kiến thức về nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ tín dụng dưới nhiều hình thức. 52

3.2.10. Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng. 53

3.3. Kiến nghị. 54

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ. 54

3.3.1.1. Thiết lập một hành lang pháp lý ổn định, chặt chẽ. 54

3.3.1.2. Tăng cường hiêu quả quản lý vĩ mô nền kinh tế: 54

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 55

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiêp tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Từ năm 1990 đến năm 1994 nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có những thay đổi cơ bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước, huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ 01/01/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại. Từ đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có bước chuyển mình đổi mới phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước Ngày 03/04/1974 theo quyết định số 103/QĐ/TC/TCCB của Bộ tài chính thành lập Phòng chuyên quản trực thuôc Ngân hàng Kiến thiết trưng ương. Nhiệm vụ của Phòng là cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho việc xây dựng cầu Thăng Long. Trụ sở của Phòng được đặt ở xã Đồng Ngặc - Từ Liêm - Hà Nội với tên là Ngân hàng Kiến thiết trung ương – Phòng chuyên quản công trình cầu Thăng Long. Đến ngày 17/07/1981 theo quyết định số 75/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Nhiệm vụ của Chi nhánh lúc này là thu hút và quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện hạch toán và tiến hành cho vay, cấp phát thanh toán, quản lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp xây lắp có mở tài khoản tại Chi nhánh, thực hiện theo đúng chế độ chính sách, thể lệ và kế hoạch của của Nhà nước. Ngày 27/06/1988 Chinh nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thăng Long theo quyết định số 52/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến năm 1991 theo quyết định số 38/NH-QĐ ngày mùng 02/04/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam, đồng thời chuyển trụ sở làm việc đến Đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài thuộc xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội (nay là Đường Phạm Văn Đồng – Tư Liêm – Hà Nội) cho phù hợp với tổ chức bộ máy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ ngày 01/01/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép hoạt động như môt ngân hàng thương mại theo quyết định số 38/NH-QĐ ngày 10/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là bước ngoạt giúp Chi nhánh có được sự phát triển mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hoàn thành xuất sắc các nhiêm vụ và kế hoạch được giao. Hiện nay Chi nhánh cùng toàn thể Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho việc cổ phần hoá và thành lập tập đoàn tài chính. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thang Long. Cùng với sự phát triển, đổi mới của cả hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long không ngừng được hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tính đến hết năm 2007 Chi nhánh có 140 cán bộ, nhân viên trong đó có 79 nữ và 61 nam. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh bao gồm 14 phòng ban và 8 đơn vị trực thuộc thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: Phòng Tín dụng I Ban giám đốc Phòng Tín dụng II Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng Phòng Điện toán Phòng Hành chính Phòng kiểm soát nội bộ Phòng dịch vụ khách hàng Điểm giao dịch số 5,6,7 Phòng Tài chính kế toán Phòng giao dịch số 1,2,3,4,8 Phòng Tiền tệ kho quỹ Bộ phận Thanh toán quốc tế Phòng kế hoạch nguồn vốn Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Phát triển Thăng Long 2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Là một chi nhanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh là một bộ phận đóng góp vào sự phát triển và những thành tựu trên. Nằm trên địa bàn huyện Từ Liêm, nên đây cũng là thị trường hoạt động chủ yếu của Chi nhánh. Tính đến hết năm 2007 tổng tài sản của Chi nhánh đạt 2.960 tỷ đồng, tăng 390 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 15% so với năm 2006). Tài sản có sinh lời trong năm 2007 là 2782 tỷ đồng, chiếm 94% tổng tài sản và tăng 17% so với năm 2006. Đây là tỷ lệ hợp lý đối với một chi nhánh ngân hàng. Trong năm 2007 chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro (bao gồm cả thu nợ hệ thống nội bộ và thu khác) là 161 tỷ đồng tăng trưởng 144% so với năm 2006. Trong đó thu nợ hạch toán ngoai bảng (gốc) 75 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau dự phòng rủi ro là 51 tỷ đồng (gấp 3 lần năm 2006). Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người đạt 0,26 tỷ đồng trên 1 người. Trích dự phòng rủi ro toàn Chi nhánh là 110 tỷ đồng, trong đó dự phòng rủi ro trả Hội sở chính là 75 tỉ đồng. Năng suất lao động bình quân đạt 15,2 tỷ đồng trên người. Chênh lệch lãi suất bình quân trong năm trên 3%. 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn: Tất cả các doanh nghiệp muốn hoạt động đều cần có vốn. Trong lĩnh vực ngân hàng vấn đề tạo vốn để đảm bảo hoạt động là rất quan trọng. Không chi tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng, công tác huy động vốn còn tác động đến cả quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là điều kiện đáp ứng nhu cầu và tạo sự tin tưởng của khách hàng, phát triển mối quan hệ với khách hàng mới. Chính vì thế Chi nhánh luôn có nhiều biện pháp tích cực trong huy động vốn. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Cơ cấu(%) Số tiền Cơ cấu(%) Số tiền Cơ cấu(%) Tổng vốn huy động 2151 100 2427 100 2766 100 Theo loại hình Dân cư 813,1 37,8 873,7 36 948,7 34,3 Các tổ chức kinh tế 1337,9 62,2 1553,3 64 1817,3 65,7 Theo loại tiền VND 1688,5 78,5 1953,7 80,5 2304,1 83,3 Ngoại tệ 462,5 21,5 473,3 19,5 461,9 16,7 Theo kỳ hạn Trung và dài hạn 959,3 44,6 1012,1 41,7 984,7 35,6 Ngắn hạn 1191,7 55,4 1414,9 58,3 1781,3 64,4 Nguồn:Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thang Long. Từ bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm không ngừng tăng, với năm 2006 tăng 12,8% so với năm 2005 (tăng 276 tỷ đồng), và năm 2007 tăng 14% so với năm 2006 (tăng 339 tỷ đồng). Với tình hình cạnh tranh gay gắt, cung với quy mô vốn huy động lớn mức độ tăng trưởng vốn huy động như thế cũng là một sự cố gắng lớn của Chi nhánh. Đây cũng là nguồn vốn Chính cho mọi hoạt động của Chi nhánh qua các năm (Thể hiện qua sơ đồ trên) nó cũng phù hợp với tính chất nguồn vốn trong hoạt động ngân hàng. Trong đó theo loại hình gửi thì tỉ lệ loại hình tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm năm 2005 là 37,8%; năm 2006 là 36%; năm 2007 chỉ còn 34,3% (về lượng vẫn tăng), tương ứng tỉ lệ loại hình tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng (tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng chiếm tỉ trọng lớn hơn). Cũng như thế theo kỳ hạn tỉ lệ vốn huy động trung và dài hạn có xu hướng giảm năm 2005 là 44,6%; năm 2006 là 41,7%; năm 2007 xuống chỉ còn 35,6%; tương ứng tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn tăng. Hiện tượng này là bình thường, thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng: Trên cơ sở nguồn vốn huy động tương đối ổn định và không ngừng tăng, Chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động tín dụng. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động không thuận lợi, cùng với sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn ngày càng gia tăng. Nhưng với nỗ lực của mình hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã có được những kết quả khả quan với tổng dư nợ tín dụng tăng hàng năm. Hoạt động tín dụng của Chinh nhánh thể hiện cụ thể trong bảng 2: Bảng 2:Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Tăng giảm (%) Cơ cấu (%) Số tiền Tẳng giảm (%) Cơ cấu (%) Tổng dư nợ tín dụng 1531,3 100 1640 7,1 100 1763 7,5 100 Theo thành phần kinh tế Quốc doanh 811,6 53 721,6 (11,1) 44 528,9 (26,7) 30 Ngoài quốc doanh 719,7 47 918,4 27,6 56 1234,1 34,4 70 Theo thời hạn Ngắn hạn 1255,7 82 1295,6 3,2 79 1357,5 4,8 77 Trung và dài hạn 275,6 18 344,4 25 21 405,5 17,7 23 Theo tài sản đảm bảo Dư nợ có TSĐB 1102,5 72 1098,8 (0,3) 67 1057,8 (3,7) 60 Dư nợ không có TSĐB 428,8 28 541,2 26,2 33 705,2 30,3 40 Tỉ lệ nợ quá hạn / tín dụng nợ 3,3 2,5 1,4 Tỉ lệ nợ xấu/tín dụng nợ 15 10 4,7 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Trong mấy năm gần đây tỉ lệ nợ xấu, nợ qua hạn của Chi nhánh giảm mạnh: Năm 2005 tỉ lệ nợ xấu trên tín dụng nợ của Chi nhánh là 15%, năm 2006 giảm xuống còn 10%, và đến năm 2007 chỉ còn 4,7%. Cùng với đó tỉ lệ nợ quá hạn trên tin dụng nợ cũng giảm từ năm 2005 là 3,3%, sang năm 2006 giảm xuống còn 2,5% , và đến năm 2007 chỉ còn là 1,4%. Đây là nỗ lực lớn của của Chi nhánh trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường chất lượng hoạt động. Trong cơ cấu nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tỷ lệ dư nợ tín dụng của nhóm quốc doanh giảm nhanh tróng trong 3 năm 2005, 2006, 2007: từ năm 2005 chiếm 53% dư nợ tín dụng của Chi nhánh thì đến năm 2007 chỉ còn chiếm 30%. Và về tổng dư nợ tín dụng của nhóm quốc doanh cũng giảm: năm 2005 số dư nợ là 811,6 tỷ đồng, đến năm 2006 chỉ còn 721,6 tỷ đồng (tương ứng giảm 11,1% so với 2005), và đến năm 2007 giảm xuỗng còn 528,9 tỷ đồng (giảm 26,7 % so với năm 2006). Trong khi đó dư nợ tín dụng của khối ngoài quốc doanh không ngừng tăng qua các năm: năm 2005 tổng dư nợ tín dụng của khối là 719,7 tỷ đồng (chiếm 47% tổng dư nợ tín dụng), đến năm 2006 tăng lên 918,4 tỷ đồng (chiếm 56% tổng dư nợ tín dụng) tương ứng tăng 27,6% so với năm 2005, và sang năm 2007 lên tới 1234,1 tỷ đồng (chiếm 70% tổng dư nợ tín dụng) tương ứng tăng 34,4% so với năm 2006. Sự thay đổi này một phần do các doanh nghiệp quốc doanh là những khách hàng truyền thống của Chi nhánh giải thể hoặc cổ phần hoá. Đồng thời cũng là nhung nỗ lực của Chi nhánh trong việc đa dạng đối tượng khách hàng cho vay. Theo thời hạn tín dụng ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng có xu hướng giảm dần (mặc dù tổng dư nợ ngắn hạn vẫn tăng – năm 2006 tăng 3,2% so với năm 2005. và năm 2007 tăng 4,8% so với năm 2006), tương ứng tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng lên. Điều này là do tốc độ tăng cua dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng manh: năm 2006 tăng 25% so với năm 2005, năm 2007 tăng 17,7% so với năm 2006. Điều này đồng nghĩa với rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng tăng lên. Theo tài sản đảm bảo một điều nữa cần phải quan tâm khi đề cập tới mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh là: tỉ trọng dư nợ không có tài sản đảm bảo tăng đang tăng dần. Nếu như năm 2005 dư nợ không có tài sản đảm bảo chỉ chiếm 28%, thì đến năm 2006 đã là 33%, và đến năm 2007 đã lên tới 40%. Nguyên nhân chính là do tốc độ gia tăng nhanh dư nợ tín dụng không có tài sản đảm bảo (năm 2006 tăng 26,2% so với năm 2005, và năm 2007 tăng 30,3% so với năm 2006), và một phần cũng do dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo giảm nhe. Chi nhánh cần phải đảm bảo độ an toàn của các món vay không có tài sản đảm bảo là tuyệt đối, và cần xác định tỉ trọng tối đa của các món vay không có tài sản đảm bảo, để giữ vững đô an toàn trong hoạt động tín dụng. Cuối cùng mặc dù tổng dư nợ tín dụng tăng song so với tốc độ tăng của trung bình ngành trong giai đoạn là tương đối thấp (năm 2006 tăng 7,1% so với năm 2005, năm 2007 tăng 7,5% so với năm 2006). Tấc độ tăng như thê một phần do Chi nhánh đanh trong giai đoạn tăng cường chất lượng tín dụng (Tăng các hệ số an toàn vốn). Song Chi nhánh cũng cần có những biện pháp để dung hoà các vấn đề này. 2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng: Hướng tới là chi nhánh của một ngân hàng thương mại đa năng, Chi nhánh không ngừng triển khai, thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng bên cạnh các hoạt động truyền thống trên như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vu mua bán ngoại tê Và các hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh hiện có mức tăng trưởng rất nhanh: Tổng thu dịch vụ năm 2007 là 21h tỉ đồng bằng 175% năm 2006 và băng 272,1% năm 2005. Tất cả thể hiện trong bảng số liệu 3: Bảng 3: Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Tăng giảm (%) Cơ cấu (%) Số tiền Tăng giảm (%) Cơ cấu (%) Tổng thu dịch vụ 7,9 100 12,3 55,7 100 21,5 75 100 Thanh toán trong nước 0,25 3,2 0,5 100 4 1,4 180 6,5 Thanh toán quốc tế 2,7 34,2 3,4 25,9 27,6 3,9 14,7 18,1 Thu từ bảo lãnh 4 50,6 6,6 65 53,7 10,9 65,2 50,7 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 0,8 10,1 1,5 87,5 12,2 4,3 187 20 Thu từ các dịch vụ khác 0,15 1,9 0,3 100 2,5 1 233 4,7 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Từ bảng số liệu trên ta thấy được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của các hoạt động dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh. Nổi bật lên là hoạt động bảo lãnh chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu từ các hoạt động dịch vụ (Chiếm tỉ trọng hơn 50% trong các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh). Cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước (năm 2006 tăng100% so với năm 2005, và năm 2007 tăng 180% so với năm 2006), và dịch vụ Kinh doanh ngoại tệ (năm 2006 bằng 187,5% năm 2005, và năm 2007 bằng 287 % năm 2006). Dịch vụ thanh toán quốc tê mặc dù có tỉ trọng giảm trong doanh thu dịch vụ nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng ổn đinh trong 2 năm 2006, và 2007. Các dịch vụ khác tuy chưa đáng kể trong thu dịch vụ, song Chi nhánh đang định hướng ngày càng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ này thể hiện năm 2007 có tốc độ tăng trưởng là 233% so với năm 2006. Kết quả một số hoạt đông dịch vụ khác như: - Thanh toán lươnặnt động – cung cấp dịch vụ cho 21 đơn vị. - Phát hành 4000 thẻ ATM. - Phát triển được 10 đơn vị chấp nhận thẻ POS tại các đơn vị cửa hàng kinh doanh. - Khai thác phí bảo hiểm dạt 0,8 tỷ đồng. 2.2. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 2.2.1. Quy trình tín dụng đối với doanh nghiêp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. * Marketing, tiếp thi. -Chương trình tiếp thị khách hàng đối với doanh nghiệp là khách hàng mới. - Chương trình gặp gỡ khách hàng đối với doanh nghiệp là khách hàng hiện tại. - Rà soát thực hiện chương trình găp gỡ khách hàng. * Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đánh giá thẩm định hồ sơ: Giai đoạn này bao gồm phỏng vấn, đánh giá sơ bộ, kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng, kỉêm tra hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, chuyển sang quy trình thẩm định tín dụng. * Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn: - Tìm hiểu phân tích về khách hàng: Tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức bố trí lao động trong doanh nghiệp - Thẩm định đánh giá khả năng tài chính: Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính. Phân tích đánh giá tính linh hoạt và khả năng tài chính. - Xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng: Xem xét quan hệ tín dụng, xem xét quan hệ tiền gửi. *Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh. * Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt. * Các biện pháp tiền vay. - Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo. - Phân tích, thẩm định tài sản tiền vay. * Chấm đỉêm tín dụng và xếp hạng khách hàng. * Lập báo cáo thẩm định cho vay. * Xác định phương thức và nhu cầu cho vay. * Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Chi nhánh. * Phê duyệt khoản vay. * Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo. * Giải ngân. * Kiểm tra và giám sát khoản vay. * Thu nợ gốc, lãi và phí khoản vay. * Thanh lý hợp đồng tín dụng. * Giải chấp tài sản đảm bảo. * Tái thẩm định. 2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 2.2.2.1 Quy mô: Tín dụng đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tín dụng của Chi nhánh. Trong 3 năm 2005, 2006, 2007 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp luôn chiếm hơn 94% tín dụng của Chi nhánh. Cụ thể quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh thể hiện trên bảng 4: Bảng 4: Tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền Tăng giảm(%) Số tiền Tăng giảm (%) Doanh số cho vay doanh nghiệp 2150 2500 3,5 2800 12 Doanh số thu nợ doanh nghiệp 2105 2431,2 3,26 2738,9 12,66 Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp 1454,7 1554,7 1 1667,8 7,27 Tổng dư nợ tín dụng 1531,3 1640 1,09 1763 7,5 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn. Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh tăng qua các năm cùng với quy mô của tổng dư nợ và quy mô hoạt động của Chi nhánh. Đặc biệt năm năm 2007 quy mô dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh tăng mạnh so với năm 2006 (7,27%). Cùng với đó doanh số cho vay và doanh số thu nợ doanh nghiệp tăng tương ứng: Doanh số cho vay doanh nghiệp năm 2006 tăng 3,5% so với năm 2005 và 2007 tăng 12% so với năm 2006. Doanh số thu nợ doanh nghiệp năm 2006 tăng 3,26% so với 2005 và năm 2007 tăng 12,66%. 2.2.2.2. Cơ cấu: * Cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp theo thời hạn: Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh (tín dụng ngắn hạn năm 2007 chiếm 75.69%) . Trong 3 năm 2005, 2006, 2007 tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng (năm 2005 chiếm 18,05%, năm 2006 chiếm 22.15%, năm 2007 chiếm 24.31%), hay tỷ trọng tín dụng ngắn hạn giảm. * Cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh theo ngành nghề: Tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh tập trung rất lớn vào các doanh nghiệp xây lắp (luôn chiếm trên 59% trong 3 năm 2005, 2006, 2007). Điều này một phần do đặc điểm nhiệm vụ của Chi nhánh giai đoạn trước, do vậy Chi nhánh có nhiều khách hàng trong lĩnh vực xây lắp, cùng với kinh nghiệm cho vay trong lĩnh vực này. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực xây lắp giảm dần trong 3 năm 2005, 2006, 2007 (năm 2005 chiếm 63,06%, năm 2006 chiếm 61,05%, năm 2007 chiếm 59,14%) mặc dù dư nợ cho vay lĩnh vực xây lắp vẫn tăng. Như vậy đồng nghĩa tỷ trọng cho vay các lĩnh vực khác của Chi nhánh tăng, cùng với dư nợ tín dụng. Đây cũng là điều tất nhiên khi có sự đa dạng hoá trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng phù hợp với sự phát triển của Chi nhánh trong điều kiện hiện nay. Cụ thể cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp theo ngành nghề của Chi nhánh thể hiện ở bảng 5: Bảng 5: Cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp theo ngành nghề của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiêp 1454,7 100 1554,7 100 1667,8 100 Xây lắp 917,3 63,06 956,1 61,5 986,3 59,14 Thương mại 475,34 32,68 481,34 30,96 544,42 32,64 Ngành khác 62,06 4,27 117,26 7,54 137,08 8,22 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn. * Cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh theo thành phần kinh tế: Theo thành phần kinh tế cho vay các doanh nghiệp nhà nước và giảm mạnh qua các năm 2005, 2006, 2007. Đến năm 2007 dư nợ tín cho vay các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 31.71% dư nợ tín dụng đối với doanh nghiêp của Chi nhánh. 2.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 2.2.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng của Chi nhánh: Bảng 6: Hiệu suất sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Tổng dư nợ tín dụng Tỷ đồng 1531,3 1640 1763 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 2151 2427 2766 Hiệu suất sử dụng vốn % 71,2 67,6 63,7 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Như ta thấy ở trên hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh khá tốt: Năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh là 71,2%, năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh là 67,6% và năm 2007 là 63,7%. Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh có giảm mặc dù tổng dư nợ tín dụng vẫn tăng, hay tốc tăng của tổng nguồn vốn huy động nhanh hơn tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng. Đây có nguyên nhân từ việc Chi nhánh đang đa dạng hoá kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng (tăng cường mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại). 2.2.3.2: Vòng quay tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh: Ngược với hiệu suất sử dụng vốn giảm vòng quay tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh tăng trong 3 năm 2005, 2006, 2007: năm 2005 vòng quay tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh chỉ là 1,4 sang năm 2006 là 1,52 và đến năm 2007 là 1,59 vòng. Thể hiện tốc độ quay vòng tín dụng của Chi nhánh tăng lên, hay hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh hiệu quả hơn. 2.2.3.3. Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh Bảng 7: Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nợ quá hạn tín dụng của doanh nghiệp 49,7 40,80 24,5 Nợ quá hạn tín dụng của doanh nghiệp/Dư nợ cho vay doanh nghiệp (%) 3,42 2,62 1,47 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Nợ quá hạn tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 liên tục giảm, đặc biệt là năm 2007 giảm xuống chỉ còn 24,5 tỷ đồng (năm 2005 nợ quá hạn tín dụng của doanh nghiệp là 49,7 tỷ đồng, năm 2006 là 40,8 tỷ đồng). Như vậy sau 2 năm nợ quá hạn của Chi nhánh đã giảm hơn một nửa, trong khi đó dư nợ tín dụng của Chi nhánh không ngừng tăng trong 3 năm. Có được kết quả này là do nỗ lực của Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường hiệu quả hoạ động. Chính vì thế tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tín dụng của tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh đã giảm từ mức 3,42% năm 2005 đến năm 2007 xuống chỉ còn 1,47%. Đây là một tỷ đạt tiêu chuẩn chất lượng tín dụng trong hoạt động tín dụng khách hàng. 2.2.3.4. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp: Bảng 8: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Lợi nhuân từ cho vay dài hạn dài hạn doanh nghiệp 6,9 9,1 14,1 Lợi nhuận từ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp 29,8 37,3 45,7 Tổng lợi nhuận từ cho vay doanh nghiệp 36,7 46,4 59,8 Dư nợ cho vay doanh nghiệp 1454,7 1554,7 1667,8 Tỷ lệ sinh lời hoạt động cho vay doanh nghịêp (%) 2,52 2,98 3,59 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh tăng cùng với dư nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh. Cụ thể lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp năm 2005 là 36.7 tỷ đồng, đến năm 2006 tăng lên 46,4 tỷ đồng (tăng 9,7 tỷ đồng so với năm 2005, tươmg ứng tốc độ tăng là 26%), và đến năm 2007 đạt 59,8 tỷ đồng (tăng 13,4 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng tốc độ tăng 28%). Cùng với lợi nhuận từ cho vay doanh nghiệp tăng, tỷ lệ sinh lời hoạt động cho vay doanh nghiệp cũng tăng: năm 2005 tỷ lệ sinh lời hoạt động cho vay doanh nghiệp là 2,52%. Năm 2006 tỷ lệ sinh lời tín dụng cho vau doanh nghiệp là 2,98%. Và đến năm 2007 tỷ lệ này là 3,59%. Lại một chỉ tiêu nữa nói lên rằng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh đang có bước tiến vượt bậc. 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. 2.3.1. Thành tựu đạt được: Trong những năm gần đây hoạt động tín dụng (trong đó cho vay doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn) của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long có nhiều chuyển biến mạnh mẽ mang tính chất tích cực: Với nỗ lực của mình vốn huy động của Chi nhánh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 năm sau tăng hơn năm trước. Là tiền đề cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng của chi nhánh có thể hoạt động bình thường và hiệu quả. Chi nhánh đã có những biện pháp nhăm tăng khả năm huy động vốn: Tích cực đưa ra dịch vụ mới bổ trợ cho việc huy động vốn, triển khai tích cực chính sách huy động vốn của Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cùng với tổng dư nợ tín dụng, dư nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh không ngừng tăng trong những năm 2005, 2006, 2007: năm 2005 là 1454,5 tỷ đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7900.doc
Tài liệu liên quan