Căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Đại Từ, thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng với phương châm mở rộng dư nợ trên cơ sở đảm bảo chất lượng, an toàn hiệu quả, nhằm phục vụ cho vay kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng đầy đủ vốn cho kinh doanh, dịch vụ. NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã đầu tư đúng hướng có trọng điểm góp phần phát triển kinh tế huyện nhà, ổn định an ninh chính trị, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn . kết quả đầu tư tín dụng được thể hiện qua bảng sau:
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bất cập, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc nghèo nàn lạc hậu, nguồn vốn kinh doanh thấp, dư nợ ít, nợ quá hạn cao, các Hợp tác xã là khách hàng chủ yếu thời gian này, lần lượt sáp nhập giải thể, làm ăn thua lỗ… Trước thực tế đó Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Đại Từ đã kiên trì, kiên quyết đổi mới, sắp xếp đội ngũ cán bộ lao động hợp lý, bộ máy quản lý được trẻ hoá, đào tạo lại cán bộ nhân viên có trình độ năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, từng bước trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, công nghệ mới, trụ sở làm việc được xây dựng khang trang từ trung tâm ngân hàng huyện đến các ngân hàng cấp 3 tạo được vị thế và uy tín trong kinh doanh.
Xác định thị trường kinh doanh chuẩn xác, đối tượng chủ yếu là nông nghiệp - nông thôn và nông dân, với phương châm "Đi vay để cho vay". Mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm mục đích gần dân, sát dân, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Do vậy kết quả kinh doanh ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn tạo điều kiện để Ngân hàng đầu tư mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế, cho vay cải tạo chè, vườn tạp, chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, kinh doanh vận tải…
Đến nay NHNo& PTNT Đại Từ đã có 5 điểm giao dịch trong đó có 4 ngân hàng cấp 3 và 1 trung tâm giao dịch tại ngân hàng nông nghiệp huyện, với 41 cán bộ công nhân viên. Các điểm giao dịch của ngân hàng đều có cơ sở vật chất, trụ sở làm việc tương đối khang trang, an toàn, với phương tiện làm việc hiện đại đó là hệ thống máy vi tính được nối mạng, máy đếm, máy soi, máy bó, thực hiện giao dịch nhanh chóng, an toàn, chính xác. Các điểm giao dịch đều thực hiện hầu hết các sản phẩm dịch vụ của NHNo& PTNT Việt Nam. Cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngân hàng cấp trên, sự phối kết hợp chặt chẽ với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đã giúp cho NHNo & PTNT Đại Từ thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cấp trên giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của huyện nhà.
Đến thời điểm 31/12 tổng nguồn vốn huy động là 105.869 triệu đồng, tổng dư nợ 90.072 triêụ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn (0,11% tổng dư nợ).
1.4.1.Tình hình huy động vốn.
Là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ dưới sự điều tiết quản lý của Nhà nước, hoạt động huy động vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nên công tác huy động vốn được ngân hàng nông nghiệp huyện Đại Từ đặc biệt quan tâm bằng các biện pháp giáo dục cán bộ, nhân viên nâng cao ý thức phục vụ, đối mới phong cách giao dịch, tạo tác phong công nghiệp, tạo sự thoải mái và thuận lợi nhất cho khách hàng gửi tiền, rút tiền. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn cả về hình thức, thời hạn, lãi suất huy động, tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền và tiếp thị rộng rãi để mọi người dân biết và tham gia. Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, tập trung khai thác các nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi. Ngân hàng nông nghiệp huyện Đại Từ đã tham gia bảo hiểm tiền gửi từ tháng 7 năm 2000 theo Nghị định 89/1999/NĐ -CP về bảo hiểm tiền gửi của Chính phủ đã tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng ký gửi tiền vào ngân hàng. Mặc dù trên địa bàn huyện có Kho bạc Nhà nước, Bưu điện, ngân hàng chính sách, mỏ than…cũng tham gia công tác huy động vốn với mức lãi suất cao hơn nhưng phong cách giao dịch nhiệt tình, thuận lợi, nhanh chóng và đa dạng hoá hình thức huy động nên nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp huyện Đại Từ luôn tăng trưởng khá thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tăng giảm so với năm 2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
(+,-)
(%)
1. TG tiết kiệm
62909
77,2%
81274
768%
18365
29.19
2.TG kho bạc
11997
14,7%
13047
12,3%
1050
8.75
3.TG các TCTD
29
0,03%
86
0,08%
57
196.55
4.TG thanh toán
3475
4,27%
6503
6,14%
3028
87.14
5. GT có giá
3063
3,80%
4959
4,68%
1896
61.90
Tổng nguồn HĐ
81473
100
105869
100
24396
29.94
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2004)
Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng khá. Tính đến ngày 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 105869 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 24396 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 29,94%, tăng trưởng lớn nhất là tiền gửi tiết kiệm 18365 triệu đồng, đạt mức 29,19% so với năm 2003, nói chung về tuyệt đối nguồn vốn huy động đều tăng song về tương đối thì không tăng bằng năm 2003 vì : Từ tháng 9/2004 chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,3% diễn biến của chỉ số này từ đầu năm được thể hiện: 3 tháng đầu năm tăng 4,9%, tháng 4 tăng 0,5%, hai tháng 5, 6 đều tăng 0,9%, tháng 7 tăng 05,%, tháng 8 tăng 0,6%, tổng hợp lại 8 tháng đầu năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,3% bình quân cho mỗi tháng là gần 1,04% . Trong khi lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cao nhất hiện nay là 0,65% như vậy lãi suất thực mà người gửi tiền được hưởng là -0,39% lợi tức do việc gửi tiền đem lại thực tế đã không bù đắp nổi những thiệt hại do sự tăng giá gây ra. Điều đó giải thích tại sao một bộ phận dân chúng chuyển hướng đầu tư sang các tài sản khác như gửi bằng ngoại tệ, mua vàng tích trữ và đặc biệt là đầu cơ bất động sản, điều đó làm cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn.
1.4.2. Tình hình sử dụng vốn:
Căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Đại Từ, thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng với phương châm mở rộng dư nợ trên cơ sở đảm bảo chất lượng, an toàn hiệu quả, nhằm phục vụ cho vay kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng đầy đủ vốn cho kinh doanh, dịch vụ. NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã đầu tư đúng hướng có trọng điểm góp phần phát triển kinh tế huyện nhà, ổn định an ninh chính trị, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn . kết quả đầu tư tín dụng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT huện đại từ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tăng giảm so với 2003
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
(+,-)
(%)
1. Cho vay ngắn hạn
- Doanh số cho vay
23040
37.64
38477
53.9
15437
67
- Doanh số thu nợ
29790
55.29
32269
51.1
2479
8.322
- D nợ cuối năm
24845
30.84
31059
34.5
6214
25.01
2. Cho vay trung dài hạn
- Doanh số cho vay
38170
62.36
32961
46.1
-5209
-13.6
- Doanh số thu nợ
24090
44.71
27559
43.6
3469
14.4
- D nợ cuối năm
55707
69.16
59013
65.5
3306
5.935
3. Tổng số
- Doanh số cho vay
61210
100
71438
100
10228
16.71
- Doanh số thu nợ
53880
100
63188
100
9308
17.28
- Dư nợ cuối năm
80552
100
90072
100
9520
11.82
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Đại từ)
Trong năm 2003 - 2004 chủ yếu bằng nguồn vốn tự huy động và một phần vốn vay NH cấp trên NHNo huyện Đại Từ đã cho vay 132648 triệu đồng. Doanh số thu nợ là 117068 triệu đồng. Dư nợ đến 31 tháng 12 năm 2004 là 90072 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 11,8%.
Hoạt động tín dụng 2 năm 2003 - 2004 NHNo huyện Đại Từ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ trước tới nay, để thể hiện tốc độ đầu tư thông qua việc cho vay, thu nợ, dư nợ, chiến lược đầu tư, chiến lược khách hàng và chiến lược kinh doanh bằng những con số thực cho thấy tốc độ doanh số cho vay của năm 2004 tăng gấp 1,167 lần, tốc độ thu nợ tăng 1,172 lần, dư nợ tăng gấp1,118 lần so với năm 2003. Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2004 về mặt tuyệt đối tăng 15437 triệu đồng. Về mặt tương đối tăng 67%. Ngược lại trong doanh số cho vay của trung dài hạn lại giảm về, mặt tuyệt đối giảm -5209 triệu đồng về mặt tương đối giảm -13%. Tổng doanh số cho vay của hai năm vẫn tăng trưởng đều về mặt tuyệt đối tăng 10228, tương đối tăng 16.71%. Vòng quay vốn tín dụng năm 2003 là 0.63, của năm 2004 là 0.74 điều đó giải thích răng chất lượng đầu tư vốn của ngân hàng là có hiệu quả chất lượng tín dụng tốt.
Bảng 3: dư nợ theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tăng giảm so với 2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
(+,-)
(%)
1. Doanh nghiệp Nhà nớc
150
0.1862
100
0.111
-50
-33.333
2. Doanh nghiệp NQD
1900
2.3587
1785
1.982
-115
-6.0526
3. Hộ sản xuất
78502
97.455
88187
97.91
9685
12.337
Tổng cộng
80552
100
90072
100
9520
11.818
(Nguồn:Báo cáo thống kê dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Đại từ)
NHNo Đại Từ đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, thực hiện mở rộng đầu tư tín dụng đúng hướng, phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng, an toàn vốn.
Qua bảng ta thấy ngân hàng đã chú trọng đầu tư cho hộ sản xuất năm 2004 tăng tuyệt đối là 9685 triệu đồng, tương đối là 12,33% so với năm 2003. Qua đó ta thấy ngân hàng đã đầu tư cho hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 97,45 trong tổng dư nợ trong khi đó đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 0,18% trong tổng dư nợ doanh nghiệp NQD là 2,35% trong năm 2003 còn sang năm 2004 các con số nay đã có sự thay đổi cụ thể là đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp NQD giảm còn đầu tư cho hộ sản xuất vẫn tiếp tục tăng qua đó ta thấy khách hàng chủ yếu của ngân hàng vẫn chủ yếu là hộ sản xuất.
Tiếp tục thực hiện quyết định 67, QĐ 178 của Chính phủ, văn bản 1627 NHNN, QĐ số 72 của chủ tịch HĐQT - NHNo VN. Thực hiện cho vay hộ sản xuất trực tiếp, phối kết hợp với tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, mở rộng cho vay kinh tế hộ ở nông thôn, thông qua tổ vay vốn dư nợ 90072 Triệu đồng, số hộ còn dư nợ là15000 hộ.
1.4.3 Các hoạt động khác của Ngân hàng.
Ngoài hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu cho NHNo&PTNT Đại Từ, ngân hàng còn mở rộng các sản phẩm dịch vụ như chuyển tiền điện tử ở 5/5 đơn vị giao dịch đảm bảo nhanh chóng an toàn chính xác, từ đó thu hút được khách hàng mở tài khoản, tiền gửi thanh toán qua ngân hàng ngày càng nhiều với doanh số hoạt động thanh toán qua ngân hàng 453501 triệu, tăng so với năm 2003 là 225287 triệu.
Chuyển tiền điện tử:
Chuyển tiền : 3389 món bằng 639195 triệu đồng
Nhận kiều hối : 388 món bằng 419466 triệu đồng.
Ngoài ra, ngân hàng òn làm tốt dịch thu hộ chi hộ một số công ty của Nhà nước và nước ngoài và một số sảm phẩm dịch vụ khác.
Tóm lại: Do làm tốt công tác tuyên truyển, quảng bá về các hoạt động ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, vì thế lượng khách hàng đến gửi tiền, thanh toán, chuyển tiền ngày càng đông, tạo thêm nguồn thu dịch vụ ngày càng lớn góp phần tăng tổng thu của đơn vị.
II. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở NH.NNo & PTNT huyện Đại Từ.
2.1. Việc thực hiện quy trình tín dụng tại NHNNo & PTNT huyện Đại Từ.
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định cho đối với khách hàng của NHNNo & PTNT Việt Nam, cán bộ tín dụng NHNNo & PTNT Đại Từ đã thực hiện cho vay theo quy trình sau:
- Cán bộ trực tiếp hướng dẫn nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, đối chiếu với danh mục hồ sơ theo quy định của NHNNo & PTNT Việt nam, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ, tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, viết báo cáo thẩm định trình trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng trình, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tiến hành tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình Giám đốc quyết định.
- Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay trong thời gian 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày làm việc đối với vay trung dài hạn. Trường hợp cho cay thì ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản)
Nếu không cho vay thì ngân hàng thông báo cho khách hàng biết.
- Hồ sơ vay vốn được Giám đốc ký duyệt và chuyển cho bộ phận kế toán hoạch toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (trường hợp cho vay bằng tiền mặt), cán bộ tín dụng vào sổ theo rõi cho vay, thu nợ.
Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm tiền vay (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản) tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng đã ký kết, căn cứ vào kết quả kiểm tra (được lập thành văn bản) truỳ theo mức độ vi phạm của khách hàng có thể tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay, thu nợ, trước hạn, chuyển nợ quá hạn, khởi kiện trước pháp luật.
Khi món vay của khách hàng đến hạn thì ngân hàng phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết số tiền, ngày đến hạn trả nợ trước khi đến hạn 10 ngày.
- Cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất các biện pháp sử lý khi cần thiết.
- Trường hợp nợ đến hạn, nhưng khách hàng chưa trả được nợ hoặc trả không hết nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thoả thuận và có văn bản đề nghị ra hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ gửi ngân hàng trước ngày đến hạn thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra báo cáo trường phòng tín dụng và Giám đốc quyết định.
Nếu đồng ý cho ra hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, ngân hàng và khách hàng thoả thuận, bổ sung vào hợp đồng tín dụng.
Nếu không đồng ý cho ra hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng thông báo cho khách hàng biết.
- Việc chuyển nợ quá hạn: Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được đúng hạn số nợ gốc hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được ngân hàng chấp thuận chuyển thì ngân hàng chuyển toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc lãi đúng hạn và không được ngân hàng chấp thuận ra hạn nợ gốc hoặc lãi, ngân hàng chuyển toàn bộ dư nợ gốc của toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn. Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, bị chấm dứt cho vay, ngân hàng phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.
Xử lý rủi ro: Trong trường hợp vốn vay bị thất bại do nguyên nhân bất khả kháng như: Bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, người vay bị chết, mất tích…. ngân hàng cùng khách hàng lập biên bản xác định mức độ thiệt hại, các văn bản chứng minh người vay bị chết, trốn, mất tích… Nhà nước có chính sách sử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng tuỳ theo mức độ thiệt hại.
2.2. Thực trạng Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Đại Từ.
Như đã nêu ở phần trên, NHNo & PTNT Đại Từ là một chi nhánh có điểm xuất phát thấp, số người đông, trình độ cán bộ không đồng đều, công nghệ lạc hậu, hoạt động kinh doanh gập nhiều khó khăn. Trong những năm qua với sự nỗ lực cao của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Đại Từ đã thực hiện tốt phương châm đi vay để cho vay nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hoạt động kinh doanh có tốc độ phát triển mạnh mẽ, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng để sản xuất kinh doanh, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để đánh giá sâu sắc chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất, ta đi nghiên cứu ở các chỉ tiêu sau:
2.2.1. Dư nợ cho vay hộ sản xuất
Bảng 4: dư nợ hộ sản xuất-tỷ lệ nợ quá hạn năm 2003 - 2004
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tăng giảm so với 2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
(+,-)
(%)
Dư nợ cuối năm
80552
100
90072
100
9520
11.8
Nợ quá hạn
77
100
101
100
24
31.2
1.Chia theo thời hạn vay
1.1. Dư nợ ngắn hạn
24845
30.84
31059
34.482
6214
25
Trong đó: nợ quá hạn
6
7.792
21
20.79
15
250
1.2. D nợ trung hạn
55707
69.16
59013
65.518
3306
5.93
Trong đó: nợ quá hạn
71
92.21
80
79.21
9
12.7
2. Theo ngành kinh tế
2.1. Nông nghiệp
59902
74.36
62293
69.159
2391
3.99
Trong đó: nợ quá hạn
25
32.47
50
49.5
25
100
2.2. Tiểu thủ CN
400
0.497
0
0
-400
-100
Trong đó: nợ quá hạn
0
0
0
0
0
2.3. Thơng mại DV
7089
8.801
16424
18.234
9335
132
Trong đó: nợ quá hạn
0
0
5
4.95
5
2.4. Tiêu dùng
13161
16.34
11355
12.607
-1806
-13.7
Trong đó: nợ quá hạn
52
67.53
46
45.54
-6
-11.5
3. Theo loại cho vay
3.1. Cho vay trực tiếp
12860
15.96
27109
30.097
14249
111
Trong đó: nợ quá hạn
17
22.08
71
70.3
54
318
3.2. Cho vay qua tổ nhóm
67692
84.04
62963
69.903
-4729
-6.99
Trong đó: nợ quá hạn
60
77.92
30
29.7
-30
-50
(Nguồn : Báo cáo thống kê cho vay theo thành kinh tế năm 2003-2004)
Qua bảng số liệu ta thấy NHNo&PTNT huyện Đại từ đã thực hiện đúng mục đích và chức năng của mình là chủ yếu cho vay kinh tế hộ sản xuất và kinh tế nông thôn trong đó cho vay nông nghiệp là 62293 triệu đồng chiếm 69,159% tỷ trọng dư nợ năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2391 triệu đồng. Ngoài ra NHNo&PTNT huyện Đại Từ còn cho vay tiểu thủ công nghiệp là 400 triệu đồng chiếm 0,49%, thương mại dịch vụ là 7089 triệu đồng chiếm 8,801%, tiêu dùng là 13161triệu đồng chiếm 16,34% trong tổng dư nợ, trong năm 2004 thì NHNo&PTNT huyện Đại Từ giảm đầu tư vào khu vực tiểu thủ công nghiệp, tiêu dùng thể hiện là tiêu dùng giảm -1806 triệu đồng so với năm 2003 giảm 13,7% so với năm 2003, thương mại dịch vụ ngân hàng đã không đầu tư trong năm 2004.
Nâng cao năng suất và hiệu quả lao dộng, NHNo&PTNT huyện Đại Từ trong nhưng năm qua đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội theo nghị quyết liên ngành số 2038/NQLN của TW Hội nông dân Việt Nam - TW Hội phụ nữ Việt Nam - NHNo & PTNT Việt Nam, để mở rộng cho vay kinh tế hội nông thôn qua tổ vay vốn, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân có vốn phát triển kinh tế.
Theo Quyết định 67/1999/QĐ - TTg, Nghị định 178/1999/NĐ - C P và các quy định hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Đại Từ đã áp dụng chi vay đến 10 triệu đồng với hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đến 30 triệu đồng đối với hộ gia đình, chủ trang trại sản xuất nông nghiệp mang tính sản xuất hàng hoá nằm trong vùng quy hoạch, không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản, nên dư nợ cho vay không có bảo đảm tăng cao, tạo điều kiện cho các hộ có vốn sản xuất kinh doanh , mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Qua phân tích ở trên cho thấy NHNo & PTNT Đại Từ đã thực hiện có hiệu quả công tác cho vay hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ có vốn phát triển sản xuất kinh doanh đa số các hộ sản xuất kinh doanh sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả trả nợ gốc, nợ lãi đúng hạn, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.
Điều đó thể hiện NHNo & PTNT Đại Từ đã thực hiện tốt chiến lược khách hàng, chủ động tiếp cận các hộ, khách hàng mới, khách hàng truyền thống để mở rộng đầu tư vốn, dư nợ qua 2 năm 2003 - 2004 có tốc độ tăng trưởng lớn, chất lượng tín dụng hộ sản xuất được nâng lên rõ rệt.
2.2.2 Dư nợ quá hạn hộ sản xuất.
Hoạt động tín dụng luỹ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đặc biệt trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất ở địa bàn huyện Đại Từ, tỷ lệ dư nợ vay ngành nông nghiệp cao nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chính vì vậy NHNo & PTNT Đại Từ đã tìm nhiều biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh, luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, tích cự đốn đốc thu hồi và xử lý những món nợ cho vay có khả năng giảm đến mức thấp nhất nợ quá hạn.
Bảng 5: phân loại nợ quá hạn theo thời gian và khả năng thu hồi
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Dư nợ quá hạn
101
0.11%
- Dư nợ đầu năm
80
- Nợ phát sinh trong năm
3.357
- Nợ quá hạn đã thu
3.336
-Trong đó QH từ 1 đến 91 ngay
101
0.11%
(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2004)
Phân tích nợ quá hạn theo thời gian và khả năng thu hồi đến thời điểm ngày 31/12/2004 cho thấy nợ quá hạn là 101 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0.11% .và theo phân tích từ các ngân hàng cấp 3 báo cáo lên, còn mang tính chủ quan, chưa thấy hết các yếu tố khó khăn trong thu hồi nợ. Nếu theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ trích rủi ro cho nợ có vấn đề là (50% cho nợ quá hạn dưới 6 tháng, 75% cho nợ quá hạn từ 6 - 12 tháng, 100% cho nợ quá hạn trên 12 tháng) thì tỷ lệ nợ khó thu của NHNo & PTNT Đại Từ sẽ là50.5 triệu đồng.
Qua phân tích trên cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi phải tính toán định lượng được trước những tồn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó tìm những giải phảp để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất đó, để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
2.2.3. Tình hình thu nợ hộ sản xuất.
Trong giai đoạn 2003 - 2004 NHNN Đại Từ đã thực hiện tốt các công tác thu hồi nợ, thể hiện ở doanh số nợ năm 2004 tăng 5.989 triệu đồng so với năm 2003, thông qua việc phân tích nợ đến hạn hàng tháng do kế toán sao kê từ ngày 10 - 15 của tháng trước từ đó lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ tín dụng phân tích đến từng món, phân nhóm thời gian để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đồng thời xử lý dứt điểm những trường hợp phát sinh.
Tỷ lệ thu nợ bằng nguồn thu thứ nhất của NHNo & PTNT Đại Từ trong 2 năm đều bằng 1, phản ánh khách hàng sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đúng mục đích có hiệu quả, trả nợ đúng hạn, chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Đại Từ là khá tốt.
- Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất =
Doanh số thu nợ hộ sản xuất
Dư nợ hộ sản xuất bình quân
+ Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất năm 2003 = 0,59
+ Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất năm 2004 = 0,7
Vòng quay vốn tín dụng năm 2004 cao hơn so với năm 2003 chứng tỏ NHNo & PTNT Đại Từ đầu tư cho vay đúng hướng, khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt.
Vòng quay vốn tín dụng NHNo & PTNT Đại Từ trong 2 năm tăng khá nhanh, thể hiện vòng quay vốn tốt, nâng cao hiệu suất vốn, đầu tư cho được nhiều khách hàng hơn có vốn để phát triển sẩn xuất kinh doanh
Tuy nhiên trong điều kiện đối tượng phục vụ chủ yêu của ngân hàng
là nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì vòng quay vốn tín dụng cần được nâng lên hơn nữa nhằm hạn chế rủi ro và sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn tín dụng.
- Tỷ lệ thu lãi:
Tỷ lệ thu lãi =
Tổng số lãi thu được
x 100%
Tổng số lãi phải thu
+ Tỷ lệ thu lãi năm 2003 =
38216,9
x 100 = 97,19%
39318,8
+ Tỷ lệ thu lãi năm 2004 =
43659,9
x 100 = 97,6%
44730,08
Đa số khách hàng vay vốn tại NHNo & PTNT Đại Từ đều là hộ sản xuất có thu nhập nhìn chung là thấp nhiều hộ tới điểm giao dịch từ 6 - 7km, cá biệt có xã dưới 15km, do vậy công tác đôn đốc khách hàng trả lãi gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo ngân hàng , cán bộ tín dụng luôn bám sất địa bàn nên các hộ vay nhỏ lẻ đều phối hợp cho vay qua tổ nhóm đối với xã, ở xã hàng tháng có tổ thu nợ lưu động, có lịch thu nợ, thu lãi vào một quý nhất định tại trụ sở các thôn xã, tạo thời gian thuận lợi cho khách hàng trong việc trả lãi hàng tháng và quan hệ vay vốn với ngân hàng . Đối với những xã ở liền kề điểm giao dịch đều được tiếp đón trả nợ, trả lãi, tại trụ sở ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn vốn cho toàn ngân hàng và khách hàng.
Tỷ lệ thu lãi qua nhiều năm cuả NHNo & PTNT Đại Từ đạt kết quả cao, luôn hoàn thành kế hoạch thu lãi từ 96% trở lên hầu hết các xã đêu thu gốc lẫn lãi, chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là khá tốt
2.3.Đánh giá Những kết quả đạt được.
2.3.1 Đánh giá những mặt được qua cho vay hộ sản xuất ở NHNo huyện Đại từ
2.3.1.1- Về phía Ngân hàng:
Những năm đầu mới chuyển sang cơ chế mới hoạt động của NHNo & PTNT huyện Đại Từ quá khó khăn, nguồn vốn ít, cho vay thấp do chưa có thị trường thu nhập của CBCNV không đảm bảo nhu cầu cuộc sống tối thiểu đặt NHNo & PTNT Đại Từ trong tình trạng tưởng như không thể tồn tại nhưng có chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành, với sự nỗ lực phấn đấu tìm tòi sáng tạo vận dụng của tập thể CBCNV nên những năm gần đây hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Đại Từ đã có thể nói là gặt hái được thành công biểu hiện: Cả huy động nguồn vốn và sử dụng vốn đều tăng trưởng khá qua các năm, chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố tốt hơn, từ đó tạo nên thu nhâp đảm bảo đời sống cho CBCNV.
- Kinh doanh dịch vụ ngày càng mở rộng, nguồn vốn, tín dụng tăng trưởng, tỷ lệ thu dịch vụ chiếm trong tông doanh thu ngày càng tăng.
- Từ chỗ kinh doanh có lãi nên ngành đã có điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ trở lại cho kinh doanh.
- Do trải qua những năm tháng vượt khó trong kinh doanh, trình độ cán bộ Ngân hàng Đại Từ đã được nâng nên đáng kể ( cả về lý luận và thực tiễn).
- NHNo & PTNT huyện Đại Từ đến nay đã có một thị trường tín dụng ở nông thôn rộng lớn có thể nói là lành mạnh và khá ổn định với 34 ngàn hộ nông dân.
- Chữ tín của NHNo & PTNT Đại Từ đối với nhân dân Đại Từ nói chung và khách hàng có quan hệ với Ngân hàng nói riêng được đề cao và trân trọng…
Từ những mặt được trên NHNo & PTNT Đại Từ đã góp phần nhỏ bé của mình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34206.doc