MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 3
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 6
1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Các đặc trưng cơ bản của tín dụng 9
1.2.3 Các loại tín dụng ngân hàng 10
1.2.3.1 Phân loại tín dụng theo thời gian 10
1.2.3.2 Phân loại tín dụng theo hình thức 12
1.2.3.3 Theo mức độ tín nhiệm với khách hàng 19
1.2.3.4 Phân loại theo mục đích 19
1.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng 20
1.2.4.1 Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất mở rộng, góp phần đầu tư phát triển 20
1.2.4.2 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho quá trình sản xuất 21
1.2.4.3 Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường chế độ hạch toán trong các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 21
1.2.4.4 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển ngành kinh tế kém phát triển, công cụ tài trợ cho ngành kinh tế mũi nhọn 22
1.2.4.5 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển 22
1.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng hàng thương mại 22
1.3.1 Khái niệm 22
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 24
1.3.2.1 Nhân tố thuộc về môi trường 24
1.3.2.2 Nhân tố thuộc về phía ngân hàng 25
1.3.2.3 Nhân tố thuộc về phía khách hàng 29
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 31
1.3.3.1 Các chỉ tiêu định tính 31
1.3.3.2 Các chỉ tiêu định lượng 32
1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN YÊN CHÂU 37
1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Yên Châu 37
1.1.1 Những thuận lợi 37
1.1.2 Những tồn tại và khó khăn 38
1.2 Tổng quan về tình hình hoạt động xủa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Châu 40
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 40
1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 41
1.2.2.1 Hoạt động huy động vốn 41
1.2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn. 44
1.2.2.3 Kết quả kinh doanh. 48
1.3 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo huyện Yên Châu 48
1.3.1 Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo Yên Châu trong thời gian qua. 48
1.3.2 Thực trạng chất lượng tại NHNo&PTNT Huyện Yên Châu. 50
1.3.2.1 Xem xét ở góc độ Ngân hàng qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng: 50
1.3.2.2 Phân tích chất lượng TD theo thành phần kinh tế và ngành KT. 52
1.3.3 Nguyên nhân của nợ quá hạn, nợ cơ cấu. 54
1.3.3.1 Nguyên nhân từ phía môi trường. 54
1.3.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng. 55
1.3.3.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 55
1.3.4 Những biện pháp mà NHNo Yên Châu đã thực hiên để nâng cao chất lượng tín dụng. 56
1.3.5 Đánh giá chất lượng tín dụng tại NHNo Huyện Yên Châu. 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO YÊN CHÂU 59
2.1 Phương hướng và nhiệm vụ 59
- Nguồn vốn tăng trưởng 25% so với năm 2008 59
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. 60
2.2.1 Nâng cao công tác thẩm định trước khi cho vay. 61
2.2.2 Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát các khoản vay. 65
2.2.3 Các biện pháp khác. 65
KẾT LUẬN 70
73 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Yên Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ngân hàng. Một quy trình hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao thu nhập cho mỗi ngân hàng. Thông qua quy trình tín dụng sẽ giúp các ngân hàng thiết kế các thủ tục cho vay với các nhóm khách hàng khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng và an toàn cho ngân hàng.
Trong quy trình tín dụng thì có thể nói thẩm định tín dụng là bước quan trọng nhất. Đó là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, phương thức sản xuất kinh doanh để ra quyết định tín dụng. Mục đích cua việc thẩm định là nhằm giúp ngân hàng có các kết luận chính xác về tính khả thi hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những khả năng rủi ro có thể xảy ra để quyết định cho vay hay từ chối đồng thời xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao và tạo điều kiện cho ngân hàng có thể quản lý tốt chất lượng tín dụng của mình.
Chất lượng nhân sự
- Năng lực cán bộ: Cán bộ tín dụng là người phải tiếp xúc với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Do đó cán bộ tín dụng phải là người am hiểu về nhiều lĩnh vực phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng, phải có khả năng phân tích tài chính, phân tích ngành và phân tích những biến động của nền kinh tế Từ đó có thể đưa ra những phán quyết hợp lý và giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong khâu quyết định cho vay.
- Tư cách đạo đức của cán bộ: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định dự án vay vốn khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, trực tiếp giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức cán bộ tín dụng không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của món vay và khả năng thu hồi nợ. Mặt khác trong hoạt động tín dụng cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng. Do đó một cán bộ ngân hàng có tư cách đạo đức, có trình độ, không chỉ am hiểu nghiệp vụ ngân hàng mà còn hiểu biết về khách hàng, có khả năng tư vấn cho khách hàng, có thể tạo ra ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng. Từ đó thu hút khách hàng và tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát
Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay mà không lường hết những rủi ro, bất trắc xảy ra thì dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ và phá sản đối với các ngân hàng thương mại. Một trong những hoạt động nhằm giúp cho ngân hàng hạn chế được những rủi ro trên là công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra. Công tác này không chỉ thực hiện đối với khách hàng mà còn thực hiện với bản thân ngân hàng. Thông qua công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ có thể loại trừ được những cán bộ biến chất, gây thất thoát tài sản, làm mất uy tín của ngân hàng. Đồng thời thông qua kiệc kiểm soát ngân hàng sẽ biết được khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích, đúng tiến độ hay không, quá trình kinh doanh có những bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ không từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng.
Công tác thu thập và xử lý thông tin
Vai trò của thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng. Vai trò của thông tin đối với ngân hàng nói chung và đặc biệt là trong hoạt động tín dụng lại càng quan trọng. Thông tin về khách hàng là căn cứ để ngân hàng tiến hành cấp tín dụng. Do đó khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng quyết định thành công của hoạt động tín dụng. Thông thường, những khách hàng có thể không trả được món vay lại là người luôn muốn đi vay. Họ sẵn sàng chấp nhận một mức lãi suất cao và do đó họ dễ dàng được lựa chọn cho vay nhất. Đây chính là sự lựa chọn đối nghịch trong hoạt động tín dụng. Trong trường hợp khác, khách hàng khi đã có món tiền vay có thể thực hiện những hoạt động không mong muốn theo quan điểm của các ngân hàng, như vậy việc họ có thể đầu tư vào các dự án có độ rủi ro lớn và dẫn đến mất khả năng trả nợ. Đây chính là rủi ro đạo đức. Để có được những khoản vay chất lượng ngân hàng phải vượt qua những vấn đề về lựa chọn đối nghịch va rủi ro đạo đức này. Mà nguyên nhân của những vấn đề này là do thông tin không hoàn hảo, ngân hàng không thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng của mình. Vai trò của công tác thu thập và xử lý thông tin không được coi nhẹ. Mặt khác, với một hệ thống thông tin tín dụng hoàn chỉnh có thể giúp cho ngân hàng có được cái nhìn sâu rộng, toàn diện hơn về môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong hoạt động của mình.
1.3.2.3 Nhân tố thuộc về phía khách hàng
Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng thì, góp phần vào sự tăng tưởng và phát triển kinh tế xã hội thì vai trò của ngân hàng là hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, tình hình tài chính lành mạnh sẽ có khả năng hoàn trả vốn vay của ngân hàng khi đến hạn qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng. Nhóm nhân tố này phụ thuộc vào năng lực cả khách hàng, tư cách đạo đức của khách hàng.
Năng lực của khách hàng
Trước hết năng lực, trình độ của khách hàng là khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn đòi hỏi của tín dụng. Điều kiện tín dụng được đưa ra nhằm chuẩn hoá khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn đồng thời đảm bảo khả năng vay vốn của ngân hàng. Năng lực của khách hàng được đánh gía trên các mặt sau:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực này biểu hiện ở nhiều góc độ và được các ngân hàng khác nhau đánh chấp nhận ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của họ, nhưng nó biểu hiện trên các chỉ tiêu cơ bản về số tương đối và tuyệt đối được tính toán đối với khách hàng. Đó là:
+ Quy mô và chất lượng vốn tự có
+ Các khoản phải trả;
+ Các khoản phải thu;
+ Thời gian thanh khoản và sự ổn định gía cả của hàng tồn kho;
+ Sự thay đổi thanh khoản của khách hàng trong năm;
+ Lợi nhuận và sự ổn định của nó;
+ Các tài sản vô hình: sự tín nhiệm, nhãn hiệu bản quyền, bằng sáng chế, các đặc quyền được hưởng từ phía ngân hàng, thị trường,
+ Các tỷ số cơ bản đựoc xét đến:
Tỷ số khả năng thanh toán;
Các tỷ số hoạt động;
Các tỷ số ổn định tài chính;
Các tỷ số sinh lời.
Như vậy năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở mức vốn tự có của doanh nghiệp và tỷ trọng nguồn vốn tự có trên vốn huy động. Ngoài ra năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán đối với các khoản nợ, số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định. Vì vậy năng lực tài chính của khách hàng càng cao thì khả năng thanh toán của khách hàng càng tốt tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp biểu hiện giá trị công cụ lao động mà chủ yếu là tài sản cố định, biểu hiện cụ thể của quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, các nhu cẩu trước đây. Nghiên cứu năng lực sản xuất của doanh nghiệp cho biết quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự phù hợp của quy mô đó với thị trường, cơ cấu và khả năng làm chủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực thị trường và năng lực sản xuất tạo nên khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Một điều kiện tín dụng đòi hỏi doanh nghiệp phải có sản xuất ổn định, phải kinh doanh có lãi, có năng lực sản xuất và quản lý đáp ứng một trình độ nhất định theo yêu cầu của thi trường.
Năng lực thị trường của doanh nghiệp
Năng lực thị trường của doanh nghiệp được lượng hoá theo các mặt: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm như thế nào, có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không. vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mối quan hệ với nhà cung cấp và tiêu thụNghiên cứu năng lực thị trường của doanh nghiệp cho biết khả năng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp cũng như định hướng đầu tư của doanh nghiệp.
Tư cách đạo đức của khách hàng
Đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu như khách hàng có tư cách đạo đức không tốt, cố tình lừa đảo ngân hàng, cung cấp thông tin sai lệch làm cho sự đánh giá khách hàng của ngân hàng không chính xác dẫn đến các khoản tín dụng không lành mạnh, hoặc khách hàng chây ỳ không trả nợ sẽ là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng
1.3.3.1 Các chỉ tiêu định tính
Việc đánh giá định tính chất lượng tín dụng ngân hàng là rất khó khăn và không có chỉ tiêu nào cụ thể. Các ngân hàng khác nhau thì sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau phù hợp với ngân hàng mình. Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên một số tiêu chí như sau:
+ Việc cấp tín dụng có đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo quy định của chính ngân hàng và của ngân hàng nhà nước không.
+ Việc cấp tín dụng có dựa trên các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng hay không. Các nguyên tắc đó là:
Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích đã thoả thuận vơí ngân hàng, không trái với quy định của pháp luật và các quy định của ngân hàng cấp trên.
Ngân hàng tài trợ trên phương án hoặc dự án có hiệu quả.
+ Vốn vay có đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng hay không
+ Uy tín và vị thế mà ngân hàng tạo dựng được trong kinh doanh.
1.3.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn chính là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn hoặc tính cả tiền lãi quá hạn so với tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ = Nợ quá hạn/ tổng dư nợ.
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng dư nợ có bao hiêu đồng nợ quá hạn
Cho vay với bản chất không thể thiếu là phải có thời hạn hoàn trả, là yếu tố quan trọng để đánh gía chất lượng cho vay. Khi một khoản vay được phát ra không được trả đúng hạn đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì đều phải chuyển sang nợ quá hạn. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, thể hiện tính an toàn trong cho vay của các ngân hàng thương mại không được đảm bảo vì những khoản nợ này có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn vì những nguyên nhân khác nhau như sử dụng vốn sai mục đích, thua lỗ trong kinh doanh từ phía khách hàng Do đó nợ quá hạn phát sinh là điều khó tránh khỏi. Để đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh gía chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là không tốt, độ an toàn tín dụng không cao. Tuy nhiên tỷ lệ này không xét đến các khoản tín dụng có nguy cơ quá hạn. Do đó các khoản cho vay tăng nhanh thì tỷ lệ này có thể không phản ánh chính xác chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ tăng lên trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kì hạn trả.
Mặt khác các ngân hàng thương mại cũng cần chú ý khi sử dụng chỉ tiêu này. Bởi lẽ chỉ tiêu này có thể bị làm biến dạng thông qua việc giãn nợ, đảo nợ hoặc do định kì hạn nợ không đúng. Để đánh giá nợ quá hạn của ngân hàng một cách đầy đủ hơn người ta có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi/ tổng dư nợ; Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi/ Tổng dư nợ; Nợ khó đòi/ tổng dư nợ
Để phân tích chất lượng tín dụng người ta chủ yếu phân tích nợ quá hạn và chia theo các tiêu thức sau:
- Theo thời hạn: Theo thời gian nợ quá hạn được phân chia theo số ngày quá hạn của khoản nợ tính từ thời điểm chuyển sang nợ quá hạn.
- Theo khả năng thu hồi: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi.
- Theo thành phần kinh tế.
Ở Việt Nam hiện nay theo quy định của ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ là một chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng.
Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNH, thì ít nhất mỗi quý một lần trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo tổ chức tín dụng phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngáy làm việc cuối cùng của tháng, quý trước đó. Đồng thời tổ chức tín dụng phải phân loại nợ xấu, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ công tác quản lý chất lượng rủi ro tín dụng.
Theo quyết định này thì nợ được chia làm 5 nhóm và nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3-5.
-Nợ nhóm 1:Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm
+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn.
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và theo tổ chức tín dụng là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
+ Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi quá hạn và nợ gốc và lãi của các kì hạn nợ tiếp theo trong tối thiểu 6 tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và có hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làn khoản nợ bị qúa hạn đã được xử lý khắc phục đồng thời tổ chức tín duụng có đầy đủ cơ sở đánh gía là khách hàng có khẳ năng trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại thì tổ chức tín dụng có thể phân loại khoản nợ đó vào nợ nhóm 1.
-Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 - dưới 90 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thời hạn đã cơ cấu lại.
Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã đã cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Tổng dư nợ bình quân
Vòng quay vốn tín dụng không chỉ ra trực tiếp chất lượng tín dụng nhưng nó phản ánh khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng càng nhanh. Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng, chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích của ngân hàng, khách hàng và nhà nước.
Trong hoạt động tín dụng các khoản vốn được cấp cho nhiều loại khách hàng, nhiều đối tượng khác nhau. Do vậy việc tính toán chỉ tiêu này chỉ có một tính chất tương đối nhưng lại có một ý nghĩa lớn trong việc đánh gía chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn
Chất lượng tín dụng không chỉ là các khoản tín dụng lành mạnh, không có nợ quá hạn mà còn là khả năng đáp ứng tốt nguồn vốn vay của ngân hàng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chất lượng tín dụng có liên quan mật thiết đến số lưọng khách hàng có quan hệ vay vốn. Chât lượng các khoản tín dụng càng cao càng thu hút được nhiều khách hàng và ngược lại.
Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng.
+ Chất lượng tín dụng tốt làm tăng khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng thu hút thêm nhiều khách hàng bởi sự đa dạng và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, nâng cao uy tín của ngân hàng tạo được sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.
+ Chất lượng tín dụng tốt còn làm tằng khả năng sinh lợi của các sản phẩm dịch vụ do giảm sự chậm trễ, chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và làm giảm thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay từ đó cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN YÊN CHÂU
1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Yên Châu
1.1.1 Những thuận lợi
Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên: 86.000km2 và có đường biên giới giáp với nước bạn Lào anh em: 47 Km với 5 dân tộc anh em chung sống: Kinh, Thái, Sinh Mun, Khơ Mú, Hơ Mông; dân số hiện nay gần 65.000 người. Là một huyện đặc biệt khó khăn nằm trong một tỉnh hiện nay là một trong 7 tỉnh nghèo nhất nước. Cả huyện được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng I với 6 xã và 1 thị trấn, vùng II với 4 xã, vùng III với 4 xã đặc biệt khó khăn; GDP bình quân đầu người dân của huyện chỉ bằng 1/3 GDP của cả nước.
Những năm qua huyện Yên Châu đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ - Ngành TW, các tổ chức phi chính phủ cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, như: Chính sách đầu tư phát triển 6 tỉnh miền núi phía bắc đặc biệt khó khăn, Khởi công thuỷ điện Sơn La, nâng cấp quốc lộ 6, nhựa hoá các đường liên xã, nâng cấp và cải tạo các đường liên bản, chương trình nước sạch, nâng cấp và xây dựng mới các trường học, đầu tư phát triển lưới điện vươn tới từng bản, chính sách hỗ trợ lãi suất, ưu đãi đầu tư cho phát triển các loại cây con như Chè, Mía, Dâu tằm, Bông, chăn nuôi đại gia súc
Bên cạnh đó UBND huyện đã và đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cây trồng vật nuôi theo hướng tập chung, tăng cường nguồn lực ổn định cho các doanh nghiệp trong tỉnh từ thu mua - chế biến - xuất khẩu từ đó cải thiện đời sống người dân trong huyện mà mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.
Từ những chủ trương đúng đắn trên, những năm qua nền kinh tế huyện luôn tăng trưởng cao, năm 2008 vừa qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng theo hướng tích cực và khá toàn diện. Tổng sản phẩm GDP của Huyện tăng 12,4% so với năm 2007, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế đã có cải thiện Cơ cấu kinh tế trong từng ngành, từng lĩnh vực đã có sự chuyển dịch tích cực. Trong đó: khu vực Nông - Lâm nghiệp chiếm 56% tăng 9,5% so với năm 2007, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 19% tăng 15,2%, dịch vụ chiếm 25% tăng 18.6%.
- Sản xuất nông nghiệp được duy trì và phát triển khá toàn diện, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 6.112 ha bằng 96% kế hoạch năm, sản lượng lương thực đạt 43.990 tấn.
- Các loại cây công nghiệp chủ yếu như: Chè, Dâu tằm, Bông, Mía ... tiếp tục được củng cố. Tổng diện tích đạt: 826 ha tăng 4,7% so năm 2007 trong đó Chè: 190 ha, Bông 112 ha, Dâu 86 ha,. Ngoài ra diện tích cây ăn quả: 430 ha tăng so năm 2007 là 2,01%.
- Chăn nuôi được quan tâm phát triển kể cả về cơ cấu đàn và nâng cao chất lượng con giống, so với năm 2007 đàn Trâu tăng 5,8%, đàn Bò tăng 9,2%, đàn Lợn trên 2 tháng tuổi tăng 6,15%, gia súc khác tăng 6,3%, riêng gia cầm giảm 1,6% do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trong năm 2007.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội còn những yếu kém cần được khắc phục.
1.1.2 Những tồn tại và khó khăn
Mặc dù tốc độ kinh tế tăng trưởng cao nhưng thực tế Yên Châu vẫn là một Huyện nghèo đặc biệt khó khăn của Sơn La, thu nhập bình quân đầu người vẫn chi đạt 1/3 GDP của cả nước, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Nền kinh tế Huyện phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá tập trung còn chậm, mức tăng trưởng giữa các vùng, các ngành chưa đồng đều, lợi thế về đất đai - khí hậu chưa được khai thác triệt để tương xứng với tiềm năng sẵn có.
- Công tác điều tra cơ bản quy hoạch sản xuất nhất là sản xuất Nông - Lâm nghiệp còn yếu, cùng trên một vùng hoặc tiểu vùng quy hoạch còn trùng lặp các loại cây trồng vật nuôi, nên gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng đầu tư. Khi có sự biến động của khí hậu - thời tiết hay của thị trường thì thường thường có tình trạng hộ sản xuất tự ý phá bỏ để chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác làm gây khó khăn cho việc thu hồi vốn đầu tư.
- Năm qua có nhiều chương trình dự án được hoạch định, xây dựng nhưng mới chỉ dừng ở hình thức tổng thể, thiếu các dự án chi tiết cụ thể. Do vậy, không có đủ điều kiện để Ngân hàng tham gia đầu tư làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng.
- Dịch bệnh ở gia cầm, tuy chỉ xẩy ra một số địa điểm nhỏ nhưng nhưng đã gây tâm lý lo lắng cho người dân, làm người dân lúng túng trong chuyển dịch vật nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sông của nông dân.
- Các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện không có; còn các cơ sở chế biến của tỉnh chưa đủ năng lực thực hiện thu mua, chế biến. Nên hầu hết các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt người sản xuất phải tìm cách tự tiêu thụ. Do đó họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá cả, nhất là những thời kỳ giá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất.
- Tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động phức tạp, đầu năm 2008 nhà nước chống sự lạm phát tăng giá cả, đến cuối năm 2008 nhà nước có chính sách kích cầu làm hạn chế suy thoái nền kinh tế.
- Bên cạnh đó nhiều vấn đề xã hội bức xúc: tình trạng nghiện hút, cờ bạc, chưa được đẩy lùi; ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa được nâng lên một cánh rõ rệt.
- Ngoài ra, trên địa bàn huyện hoạt động có Ngân hàng CSXH và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có cùng mục tiêu kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng theo cơ chế mở. Cho nên đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, nhất là đối với hoạt động huy động vốn.
1.2 Tổng quan về tình hình hoạt động xủa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Châu
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Châu (NHNo Yên Châu ) trước năm 1988 được gọi là Chi Điếm Ngân hàng Nhà nước Yên Châu trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Sơn La, hoạt động với chức năng là một Chi nhánh ngân hàng trung ương cơ sở. Sau khi chuyển đổi nền kinh tế năm 1986, đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển các nghành nghề, các lĩnh vực khác nhau của đất nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ngày 08/07/1988 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 66/NHNN trong đó quyết định tổ chức lại NHNN tỉnh Sơn La thành ngân hàng chuyên doanh mang tên (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La) trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam còn các Chi Điếm ở các huyện được tổ chức lại thành các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc sự quản lý của NHNo&PTNT Tỉnh và là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT Việt Nam.
Đến nay NHNo Huyện Yên Châu là một Chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước cấp 2 của NHNo Việt Nam và trực thuộc sự quản lý của NHNo Tỉnh Sơn La, có trụ sở hiện nay tại Tiểu khu I - Thị trấn Yên Châu - Huyện Yên Châu - Tỉnh Sơn La.
NHNo&PTNT Huyện Yên Châu hoạt động với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là:
- Huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện bằng đồng việt nam và đồng ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác theo quy định của NHNo Việt Nam.
- Dùng số vốn huy động được cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế trên địa bàn.
- Ngoài ra còn thực hiện một số chức năng và nhiệm vụ khác.
*. Về Bộ máy tổ chức.
- Ban lãnh đạo NHNo Yên Châu gồm có: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc
+ Giám đốc phụ trách công tác chung và công tác Kế toán - Ngân quỹ.
+ Phó giám đốc phụ trách công tác Tín dụng.
Cơ cấu tổ chức NHNo Yên Châu được bố trí thành 2 phòng: Phòng Nghiệp Vụ - Kinh doanh 13 cán bộ và phòng Kế toán - Ngân quỹ 8 cán bộ.
Sơ đồ tổ chức NHNo Huyện Yên Châu
Ban Gi¸m ®èc
Phßng KÕ to¸n - Ng©n quü
Phßng NghiÖp vô - Kinh doanh
1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo Yên Châu, đã có những bước tăng trưởng khá cao, điều này thể hiện rõ thông qua công tác huy động vốn, cho vay...
1.2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với Ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác NH không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiêp vụ kinh doanh của mình. Bởi vì với đặc chưng hoạt động của NH, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà lại là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó ngoài vốn ban đầu cần thiết - tức là vốn điều lệ theo luật định - thì NH phải thường xuyên quan tâm tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng này, những năm qua công tác huy động vốn của NHNo Yên Châu không ngừng được nâng cao:
Bảng 1: Kết quả hoạt động huy động vốn của NHNo Yên Châu trong 3 năm.
Đơn vị :Tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2441.doc