MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: 7
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 7
1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM 7
1.1.1.Khái niệm về NHTM 7
1.1.2. Các hình thức tín dụng của NHTM 7
1.1.2.1.Theo mục đích sử dụng tiền vay và của người vay 7
1.1.2.2. Theo thời hạn sử dụng tiền vay của người vay 8
1.1.2.3. Theo điều kiện đảm bảo 9
1.1.2.4. Theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay 9
1.1.2.5. Theo đối tượng tín dụng 9
1.1.2.6. Ngoài ra tín dụng còn được phân chia theo các cách sau 10
1.2 Chất lượng tín dụng của NHTM 10
1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng của NHTM 10
1.2.2 Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng của NHTM 11
1.3.2.1. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng. 11
1.3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư 12
1.3.2.3.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 12
1.3.2.4.Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng 13
1.3.2.5.Chỉ tiêu về nợ quá hạn 13
1.3.2.6. Chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng 14
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM 14
1.3.1 Các nhân tố chủ quan. 14
1.2.3.1. Những nhân tố thuộc về phía ngân hàng 14
1.2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng 17
1.3.2 Các nhân tố khách quan 18
1.2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế 18
1.2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý 19
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN YÊN LẠC 20
2.1 . KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN YÊN LẠC. 20
2.1.1 Sơ lược tình hình phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Lạc. 20
2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của của chi nhánh : 21
2.1.2.1 Nguồn vốn 22
2.1.2.2 : Sử dụng vốn : 23
Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn 23
2.1.2.3 Kinh doanh khác: 23
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng : 24
2.2.2.1. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng. 24
2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư 25
2.2.2.3.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 25
2.2.2.4.Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng 26
2.2.2.5.Chỉ tiêu về nợ quá hạn 26
2.2.2.6. Chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng. 28
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HIỆN NAY CỦA NHNo&PTNT YÊN LẠC 29
2.3.1. Kết quả đạt được. 29
2.3.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng mà NHNo&PTNT Yên Lạc. 31
2.3.3. Những tồn tại trong công tác tín dụng. 32
2.3.3.1 Nguyên nhân tồn tại: 32
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN YÊN LẠC 36
3.1- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN YÊN LẠC . 36
3.1.1- Phương hướng phát triển kinh tế của địa phương : 36
3.1.2 Định hướng tín dụng của NHNo&PTNT Yên Lạc năm 2010. 36
3.2.1 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT YÊN LẠC. 38
3.2.1.1 Xây dựng chiến lược khách hàng, chiến lược kinh doanh phù hợp tạo cơ sở đầu tư tín dụng. 38
3.2.1.2 Đổi mới qui trình thẩm định tín dụng 39
3.2.1.3 Sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế trong hoạt động tín dụng 39
3.2.1.4 Tăng cường công tác quản lý nợ, giải quyết nợ quá hạn (Nợ xấu) 40
3.2.1.5 Đa dạng hoá các hình thức tín dụng, tư vấn cho khách hàng về xây dựng các phương án, dự án SXKD. 41
3.2.1.6 Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát. 42
3.2.1.7 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ: 44
3.2.1.8 Tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương 44
3.2.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 45
3.2.2.1 Với nhà nước và chính quyền địa phương 45
3.2.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước 49
3.2.2.3 Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt Nam 49
KẾT LUẬN 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Lạc, Huyện Yên lạc , Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh :
Khách hàng của NHNo&PTNT đồng văn chủ yếu là hộ nông dân với số lượng lớn nhưng suất đầu tư nhỏ. Vài năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế số lượng khách hàng vay vốn đã tăng lên , mức đầu tư cũng đã tăng dần vì trên địa bàn đã bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có nhu cầu vay vốn rất lớn.
Tuy vậy, hoạt động TD chủ yếu là trên địa bàn nông thôn, các sản phẩm sản xuất ra đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên như : đất đai, thời tiết, khí hậu. Điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh thường xuyên đe doạ cuộc sống , mùa màng và chăn nuôi của nông dân.Vì vậy rủi ro trong quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng là rất lớn.
Tổng nguồn vốn hoạt động đến 31/12/2009 đạt tổng nguồn vốn (không kể ngoại tệ) của NHNo&PTNT Yên Lạc đạt 232.244.5 tỷ đồng,tăng 0.67 tỷ so với cùng kì năm trước. Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 411.530 tỷ bằng 102,9% kế hoạch, tăng so với đầu năm 101.763 tỷ, tốc độ tăng trưởng 32,85%.(Dư nợ cho vay Hỗ trợ lãi suất là 25 tỷ, trong đó dư nợ trung và dài hạn 350 triệu. Số tiền lãi được hỗ trợ 562 triệu, trong đó số tiền lãi trung và dài hạn được hỗ trợ 2 triệu). Với mục tiêu và giải pháp kinh doanh năm 2010 tổng nguồn vốn huy động tăng từ 20%- 25%, tổng dư nợ tăng từ 18%- 22%.
Hoạt động tín dụng vẫn là nghiệp vụ chính, chủ yếu và tạo ra trên 90% thu nhập của NHNo&PTNT Yên Lạc. Trong những năm qua, đầu tư tín dụng đã tăng khá và từng bước ổn định, chất lượng tín dụng được củng cố, đảm bảo đủ thu nhập theo chế độ và ngày càng cải thiện cho cán bộ nhân viên.
2.1.2.1 Nguồn vốn
Bảng 1: Nguồn vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Thời kỳ
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nguồn vốn huy động
229.324
231.574
232.244
Tiền gửi tổ chức kinh tế
13.258
5.78
28.322
12.23
9.944
4.28
Tiền gửi tiết kiệm
185.326
80.81
200.252
86.47
213.000
91.71
Tiền gửi kỳ phiếu
30.74
13.41
3.000
1.3
9.300
4.01
(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc)
Huy động vốn của NH Đồng văn tăng đều hằng năm , năm 2008 tăng 2.25% so năm 2007 và năm 2009 tăng 0.67% so năm 2008 . Số dư tiền gửi tiết kiệm cao hơn các hình thức huy động khác , đặc biệt so tiền gửi các tổ chức kinh tế , điều này có lợi cho ngân hàng vì số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm có thời gian dài và ổn định hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế . Và tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng rất đều đặn qua các năm cho thấy hướng đi đúng đắn trong phương pháp huy động vốn của ngân hang. Vì Ngân hang có địa bàn hoạt động ở nông thôn cho nên thường là chỉ có dân cư gửi tiền tiết kiệm và thường là gửi có kì hạn. Chỉ có một vài năm gần đây các doanh nghiệp bắt đầu phát triển cho nên tiền gửi của tổ chức kinh tế mới bắt đầu phát triển nhưng từ năm 2008 sang năm 2009 thì tiền gửi kinh tế lại giảm mạnh là do các doanh nghiệp trong thời gian đó vốn lưu động cũng rất khan hiếm do ảnh hưởng có khủng hoảng kinh tế nên tiền mặt của các tổ chức kinh tế được sủ dụng lien tục và gần như không có số dư trong tài khoản.
Và trong thời điểm hiện nay khi mà nhiều ngân hang thương mại đã mở chi nhánh về tận các địa phương thì việc độc quyền của ngân hang nông nghiệp đã không còn như trước nữa vì vậy để có thể đảm bảo về nguồn vốn huy động được ngân hang đã có những biện pháp rất kịp thời để có thể giữ được tăng trưởng về nguồn vốn như là có những biện pháp khuyến mãi để thu hút tiền gửi của khách hang mới và ưu đãi đối với các khách hang cũ. Đặc biệt gần đây bắt đầu từ ngày 19/03/2010 lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hang đã tăng một cách đáng kể từ mức lãi suất 9.0% - 9.8% lên 10% - 10.48%.
2.1.2.2 : Sử dụng vốn :
Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tăng giảm
2009/2008
Dư nợ
238.282
309.767
411.530
101.763
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc)
Hoạt động tín dụng các năm đều tăng năm 2007 tăng 30% năm 2008 sang năm 2008 chỉ tăng só 2009 là 32.85% như vậy mức tăng sử dụng nguồn vốn có chiều hướng tăng, mức tăng trưởng dư nợ hang năm tăng đều trên 30%. Đây là một con số đáng kinh ngạc khi mà mức tăng trưởng bình quân tổng dư nợ của các ngân hang thương mại trong 2 năm 2008 và 2009 chỉ ở mức 22% đến 25%. Nhưng tăng trưởng nguồn vốn huy động lại ở mức thấp. Đây là điều không tốt đối với một ngân hang thương mại điều này dẫn đến ngân hang phải sử dụng vốn của ngân hang cấp trên là nguồn vốn đi mượn không phải tự chủ của ngân hang.
2.1.2.3 Kinh doanh khác:
Bên cạnh hoạt động kinh doanh chủ yếu là tín dụng, ngân hàng nông nghiệp đã tích cực mở rộng các hoạt động khác theo hướng kinh doanh đa năng như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ngân quĩ, kinh doanh ngoại tệ…Kết quả năm 2009 phát triển tương đối tốt khi cơ chế chính sách của nhà nước cho các hộ có lao động đủ điều kiện đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đã chuyển tiền thông qua mở các tài khoản ngoại tệ . Từ đó các giao dịch chuyển tiền kiều hối đã phát triển mạnh , đi theo khối lượng tiền chuyển về đã có nhiều giao dịch mua ngoại tệ và được bán lại cho ngân hàng cấp trên . Tuy nhiên, các hoạt động khác của ngân hàng Yên Lạc mới tạo ra 5% trong tổng thu nhập. Vì vậy phải tiếp tục mở rộng kinh doanh theo hướng đa năng trong thời gian tới.
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng :
2.2.2.1. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng.
Bảng 3 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian.
Đơn vị : Tỷ đồng.
Chi tiêu
2007
2008
2009
Dư nợ
Tỷ lệ
Dư nợ
Tỷ lệ
Dư nợ
Tỷ lệ
Tổng dư nợ
238.282
309.767
411.530
Ngắn hạn
183.762
77.12%
228.977
73.91%
341.294
82.93%
Trung và dài hạn
54.52
22.88%
80.790
26.09%
70.236
17.07%
(Nguồn : Phòng kế hoach kinh doanh NHNo&PTNT Huyện Yên Lạc)
Từ bảng số liệu trên ta có thẻ thấy được nguồn vốn đầu tư vào cho vay trung và dài hạn của ngân hang là khá lớn , điều này là do đặc trưng của ngân hang nông nghiệp là cho vay phát triển nông thôn nên thời gian cho vay để các hộ gia đình kinh doanh phát triển kinh tế thường là dài. Vì vậy rủi ro tín dụng là rất lớn nhưng ngân hang vẫn phải chấp nhận vì mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn nước nhà.
Trong 2 năm 2007 và 2008 cho vay trung và dài hạn luôn chiếm trên 20% tổng dư nợ nhưng đến năm 2009 thì chỉ còn 17.07%. Điều này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên các ngân hang đã cho vay trung hạn ít hơn để tránh rủi ro.
Ngoài ra thì còn một số yếu tố khách quan như :
+ Nhà nước đã quy định mức lãi suất cho vay phù hợp với thông lệ quốc tế, tức là lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung hạn.Ngân hàng tránh được rủi ro trong kinh doanh ( rủi ro lãi suất, và biến động của thị trường).
+ NHNo&PTNT Yên Lạc được tham gia vào nhiều chương trình dự án. Tính đến 31/12/2006 đã tiếp nhận 9 tỷ đồng nguồn vốn trung hạn từ các chương trình dự án ADB, RDFII ... Đầu tư vào trương trình phát triển kinh tế của địa phương như trương trình chăn nuôi lợn hướng nạc , nuôi bò cao sản , đưa máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống vv..
2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư
Bảng 4 : Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
238.282
309.767
411.530
Nông nghiệp
214.454
90
247.813
80
349.8s
85
Thủ công nghiệp
11.914
5
15.488
5
20.577
5
Thương mại và dịch vụ
11.914
5
46.466
15
41.153
10
(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rất rõ ngành kinh tế mà ngân hang chủ yếu khai thác là ngành nông nghiệp. Điều này cũng là do đặc trưng của NHNo%PTNT là ngân hang có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam cho nên lượng tiền được giải ngân cho nganh nông nghiệp là rất lớn, hai địa phương Thị trấn Yên Lạc và Tam Hồng chuyển mạnh sang làng nghề kinh doanh sản xuất gỗ và kết hợp chăn nuôi đã tạo cho sự tăng trưởng mạnh cho đầu tư tín dụng ngắn hạn , chủ yếu vay theo hạn mức tín dụng. Tuy vậy trong mấy năm gần đây khi mà NHNo có xu hướng chuyển sang là một NHTM thì các ngành kinh tế khác cũng đã được NHNo chú ý và bắt đầu khai thác cho vay tuy tỷ trọng vẫn chỉ ở mức nhỏ.
2.2.2.3.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Bảng 5 : Kết quả thu nợ và cho vay qua các năm.
Đơn vị : Trỉệu đồng.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh số cho vay
380.231
495.650
558.820
Doanh số thu nợ
235.124
435.230
457.058
Vòng quay vốn tín dụng
0.98
1.4
1.11
(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy một năm thì vốn của NHNo Yên Lạc quay được trên dưới một vòng. Năm 2008 và 2009 vốn của NHNo Yên Lạc quay được 1.4 và 1.11 vòng. Đây là một con số đáng nể vì đây là thời điểm mà các NHTM rất khan hiếm vốn mà NHNo Yên Lạc lại có vòng quay vốn hơn 1 vòng trên 1 năm. Năm 2008 là 1.4 tức là NHNo Yên Lạc đã cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với năm 2009. Điều này là do năm 2009 để phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng đặc biệt là ngành ngân hang thì nhà nước đã quyết định đưa ra nhiều gói kích cầu trong đó có gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung hạn của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Điều này làm cho dư nợ cho vay trung hạn của NHNo Yên Lạc tăng nhanh hơn so với dư nợ cho vay ngắn hạn.
2.2.2.4.Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng
Bảng 6 : Lợi nhuận từ tín dụng qua các năm.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Lợi nhuận kế hoạch
27.321
35.518
45.976
Lợi nhuận thực tế
22.303
81.63
29.719
83.67
37.026
80.53
(Nguồn : Phòng kế toán ngân quỹ NHNo Yên Lạc)
Qua bảng số liệu ta có thê thấy được lợi nhuận dự thu từ lãi cho vay cao hơn nhiều so với lợi nhuận thực tế mà NHNo YênLạc thu được, điều này nói lên rằng đang có một số lượng không nhỏ các khoản nợ nhóm 1 chưa được trả lãi. Đây là một điều hết sức không tốt đối với 1 NHTM vì đặc biệt là NHNo Yên Lạc vì lợi nhuận từ tín dụng vẫn chiếm đến 90% tổng lợi nhuận từ kinh doanh của NHNo Yên Lạc.
2.2.2.5.Chỉ tiêu về nợ quá hạn
Bảng 7: Nợ quá hạn
Đơn vi : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
238.282
309.767
411.530
Nợ quá hạn
5.957
7.744
20.577
NQH/TDN
2.5%
2.5%
3.5%
Bảng 8 : Chi tiết nợ quá hạn theo thời gian.
Đơn vi : Triệu đồng
Thời gian
Năm 2007
Năm2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
NQH < 6 T
2.978
50
3.872
50
11.317
55
NQH từ 6T- 12 T
2.263
38
3.252
42
7.201
35
NQH >12 T
0.716
12
0.62
8
2.057
10
Tổng
5.957
7.744
20.577
(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc)
Từ bảng trên ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn của NHNo Yên Lạc hiện nay là hợp lý khi mà tỉ lệ nợ quá hạn cho phép của ngân hang nông nghiệp là 5% thì tỉ lệ 2.5% và 3.5% là tỉ lệ nợ quá hạn thấp hơn nhiều.
Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2009 của NHNo Yên Lạc lại tăng so với năm 2007 và 2008 một khoảng rất lớn lên tới 12.833 tỷ đồng. Số tiền nợ quá hạn gần gấp 3 lần so với năm 2008 đây là một biểu hiện xấu cho thấy chất lượng tín dụng trong năm 2009 là không tốt. Điều này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến các hộ nông dân và doanh nghiệp kinh doanh trong vùng, khiến công việc làm ăn kinh doanh không thuận lợi dẫn đến việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Nhận thấy nợ quá hạn tăng nhanh khiến hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nên NHNo Yên Lạc đã điều tra nguyên nhân gây quá hạn của các khoản vay để có hướng điều chỉnh thích hợp và đã có kết quả như sau :
Bảng 9 : Kết quả điều tra về nguyên nhân quá hạn.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I- Nguyên nhân chủ quan
0
0
0
0
0
0
1, Do CBNH cho vay sai chế độ.
0
0
0
0
0
0
2, Do CBNH lợi dụng xâm tiêu.
0
0
0
0
0
0
II- Nguyên nhân khách quan.
1.Do bất khả kháng
- Do thiên tai dịch bệnh
0.417
7
0.465
6
1.029
5
2. Do khách hàng vay vốn
- Do sử dụng vốn sai mục đích
1.191
20
1.549
20
4.115
20
- Do kinh doanh thua lỗ
3.932
66
5.188
67
14.404
70
- Do khách hàng chây ỳ
0.417
7
0.542
7
1.029
5
Tổng cộng
5.957
7.744
20.577
(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc).
Qua bảng số liệu cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng làm ăn thua lỗ không trả được nợ. Điều này nói lên rằng các CBTD cần phải xem xét dự án kinh doanh cẩn thận hơn trước khi quyết đinh cho vay. Nguyên nhân do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cũng là một nguyên nhân gây ra một lượng không nhỏ các khoản vay quá hạn. Điều này nói lên rằng khi đã cho vay các CBTD cần thường xuyên kiểm tra các hộ vay vốn để kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của họ. Tránh tình trạnh sử dụng sai mục đích dẫn đến chất lượng khoản vay không đảm bảo.
2.2.2.6. Chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng.
Từ bảng 1 và bảng 2 ta tính được chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng:
Bảng 10 : Tỉ lệ VSD/VHĐ.
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tỉ lệ VSD/VHĐ
103.9
133.76
177.18
(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc)
Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn mà ngân hang huy động được có tốc độ chậm hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng thường xuyên phải sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên, đây là điều không tốt vì như vậy ngân hàng sẽ không có được sự chủ động trong khai thác vốn để cho vay.
Bảng 11 : Doanh số cho vay ,thu nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tăng giảm
2009/2008
Doanh số cho vay
385.524
495.650
558.820
+ 63.17
Doanh số thu nợ
323.243
435.230
457.058
+ 21.828
Dư nợ
238.282
309.767
411.530
+ 101.763
(Nguồn: Báo cáo thống kê NHNo&PTNT Yên Lạc)
- Doanh số cho vay tăng đều qua các năm từ 2007 đến 2009. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh số cho vay còn chậm vì :
+ Trước diễn biến có chiều hướng xấu về chất lượng TD trong thời gian 2007 - 2009, NHNo&PTNT Yên Lạc đã tập trung củng cố chất lượng, xử lý những tồn tại phát sinh từ những năm trước để lại, coi nội dung giảm tỷ lệ nợ quá hạn và củng cố chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm.
+ Khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT là hộ nông dân chiếm 90% tổng số khách hàng, đã có biểu hiện chững lại. Mặt khác, một bộ phận đã được Ngân hàng cho vay lưu vụ nên doanh số cho vay giảm hơn.
+ Tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng đang là sức ép rất lớn trong việc mở rộng tín dụng. Tính đến 31/12/2008 mỗi cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT Yên Lạc phụ trách bình quân 390 hộ vay vốn với số dư bình quân 70 tỷ đồng.
+ Sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các NHTM và các quỹ tín dụng diễn ra trên diện rộng và gay gắt hơn. Một số khách hàng quan hệ tín dụng ở các NHTM khác.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HIỆN NAY CỦA NHNo&PTNT YÊN LẠC
2.3.1. Kết quả đạt được.
- Kinh doanh đạt kết quả cao cần phải tăng cường nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Với nhiều hình thức phong phú, thích hợp như: Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, phát hành tiết kiệm dự thưởng đa dạng hoá các loại tiền gửi tiết kiệm nên đã tăng trưởng được nguồn vốn 31/ 12/2009 đạt 232.244 tỷ.
- Tỷ trọng huy động vốn của NHNo&PTNT Yên Lạc so tổng khối lượng huy động của các tổ chức TD trên địa bàn chiếm 84.26%. Điều này cho thấy NHNo&PTNT Yên Lạc đảm bảo lòng tin với người gửi tiền, và xây dựng được kế hoạch thu hút vốn hiệu quả.
- Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế hộ ở Yên Lạc thực sự trở thành quan trọng trên lĩnh vực hoạt động tiền tệ - TD và là đối tượng trực tiếp thực hiện chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
+ Dư nợ cho vay tăng ổn định, tính đến 31/12/2009 tổng dư nợ của NHNo&PTNT đạt 411.530 tỷ đồng, tăng 32,85% so với năm 2008 .
+ Tỷ trọng cho vay kinh tế hộ chiếm đại bộ phận trong tổng dư nợ, đạt tỷ lệ 90%, trong khi vẫn bảo đảm có chọn lọc đáp ứng vốn để duy trì hỗ trợ cho các DN kinh doanh có hiệu quả.
- Hoạt động TD NH được đổi mới, đã chuyển hướng thực sự theo cơ chế thị trường: Phương thức hoạt động kinh doanh đa năng, tác phong lề lối hoạt động được đổi mới, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu chính cho việc tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vốn cao, khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, dư nợ tín dụng tăng trưởng liên tục và ổn định.
Cơ chế lãi suất áp dụng linh hoạt, trong khuôn khổ mức lãi suất do ngân hàng nhà Nước Việt Nam qui định, chính sách khách hàng luôn bám sát tín hiệu thị trường đã thu hút được nhiều khách hàng tốt kể cả gửi và vay vốn tạo ra thế và lực ngày càng cao, thúc đẩy kinh doanh ngày càng phát triển.
- Tín dụng góp phần thực hiện các chính sách xã hội, tập trung đầu tư vốn cho các chương trình dự án lớn như :
+ Mở rộng cho vay hộ gia đình, tư nhân, cá thể.
+ Cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên nhà nước và các hộ có thu nhập ổn định để giúp họ có vốn xây dựng nhà ở, mua sắm các phương tiện sinh hoạt, cải thiện đời sống.
+ Ngoài ra còn thực hiện nhiều hình thức tín dụng tài trợ từ các nguồn vốn tài trợ uỷ thác như các chương trình phục hồi và phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng ( IDA ); tín dụng nông thôn ADB; tài chính nông thôn RDF; tín dụng trồng cây ăn quả CFD...
2.3.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng mà NHNo&PTNT Yên Lạc.
- Thông qua các quy trình tín dụng, chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Yên Lạc đã đề ra các tiêu chuẩn phân tích đánh giá khoản vay sát thực tế. Việc hình thành một quy trình hợp lý như: Xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay, khả năng thanh toán gốc, lãi, tài sản thế chấp ... Từ đó khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn mới cho vay. Thực hiện xếp loại khách hàng thường xuyên để triển khai đã giúp cho CBTD đánh giá được từng khách hàng vay vốn, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Từ đó, công tác xét duyệt của cán bộ lãnh đạo cũng đơn giản hơn. Nhờ đó, mà các công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay được chặt chẽ hơn.
- Nhờ có công tác xếp loại khách hàng để biết được khả năng trả nợ khách hàng có tốt hay không. Đôn đốc, nhắc nhở khách hàng vay đến hạn thanh toán luôn được cán bộ tín dụng thực hiện sát sao.
- Để thu hồi các nợ của các khách hàng không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng đã yêu cầu người vay hoặc người bảo lãnh phải phát mại tài sản thế chấp để trả nợ cho Ngân hàng bằng cách thoả thuận với hộ vay cho tự bán tài sản đã thế chấp tiền vay để trả nợ , bên cạnh đó ngân hàng đã tiến hành làm các thủ tục pháp lý để khởi kiện theo trình tự của pháp luật khi thu hồi các khoản vay không khả năng trả nợ, chây ỳ.
Các thông tin tín dụng luôn được thông báo tới tất cả các hộ trong trong địa bàn thông qua phương tiện thông tin đài phát thanh địa phương , đảm bảo việc quản lý các khoản vay, khách hàng vay. Thực hiện chuyển tải CIC vào thứ sáu hàng tuần về NHNo&PTNT Tỉnh .
- Việc tăng cường huy động vốn luôn được chú trọng thông qua việc thông báo rộng rãi các hình thức gửi tiết kiệm , phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và hình thức rút tiền qua máy ATM, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu..
Tóm lại: Với kết quả mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, NHNo&PTNT Yên Lạc đã chủ động huy động các nguồn vốn để hoạt động với hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Đối tượng đầu tư ngày càng ngày càng mở rộng, cơ cấu tín dụng đổi mới tích cực theo hướng tăng cường cho vay sản xuất, nâng dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn, từng bước điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp với chiến lược kinh tế của địa phương. Cùng với sự tăng trưởng tín dụng đã chú trọng công tác kiểm tra kiểm soát, sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng mất vốn do đầu tư tín dụng.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở NHNo&PTNT Yên Lạc vẫn còn những hạn chế nhất định, đòi hỏi cần phải tiếp tục xem xét để không ngừng cải thiện chất lượng tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của kinh tế địa phương.
2.3.3. Những tồn tại trong công tác tín dụng.
Thứ nhất, Dư nợ tín dụng chưa cao, chưa phát huy hết khả năng của ngân hàng và tiềm năng của địa phương.
- Dư nợ bình quân đầu người mới đạt 10 tỷ đồng / người,
- Nhiều đối tượng đầu tư mới, nhiều khách hàng có tiềm năng chưa được khai thác như kinh tế trang trại, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, kinh tế hợp tác... Hầu hết NH đầu tư các hộ , còn các DN chưa được trú trọng .
- Chiến lược khách hàng và thị trường chưa được quan tâm đúng mức nên sức cạnh tranh trên thương trường còn nhiều hạn chế. chưa áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay .
- Sức ỳ trong kinh doanh còn lớn, một bộ phận cán bộ có tư tưởng sợ trách nhiệm, ngại cho vay. Một số ngân hàng cơ sở tập trung củng cố chất lượng, lo tài chính và thu nhập mà chưa thật sự chú trọng phát triển tín dụng.
Thứ hai, trong một số trường hợp việc chấp hành các chế độ, thể lệ tín dụng chưa nghiêm túc, còn vi phạm nguyên tắc điều kiện đối tượng cho vay khác: Cho vay thiếu vật tư đảm bảo, việc thực hiện chế độ về thế chấp tài sản còn nhiều sơ hở. Hồ sơ thế chấp cho vay còn nhiều trường hợp định giá tài sản như : đất đai , nhà cửa cao chưa tính được hết biến động của giá bất đôpngj sản thay đổi không có lợi cho nhà ngân hàng .
Thứ ba, Chưa phản ánh đúng thực chất của các khoản nợ do việc gia hạn nợ còn nhiều, chuyển nợ quá hạn chưa kịp thời, cho vay mới trả nợ cũ vẫn còn phát sinh.( Chủ yếu các khoản vay từ 10 triệu đồng trở xuống) .
+ Định kỳ hạn nợ không sát dẫn tới phải gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn.
+ Một số khoản cho vay trung hạn có phân kỳ hạn nợ, nhưng khi đến hạn không thu được đúng hạn ,chưa chuyển nợ quá hạn.
Thứ tư, còn tình trạng chưa tuân thủ các qui định như: cho vay chồng chéo một hộ chồng chủ hộ , sau hợp đồng TD khác vợ chủ hộ .
Thứ năm, Chưa sử dụng mạnh biện pháp xiết nợ để thu hồi nợ quá hạn, nhưng trên thực tế còn nhiều vướng mắc khi giải quyết tài sản , do vậy ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
2.3.3.1 Nguyên nhân tồn tại:
Thứ nhất : Nguyên nhân chủ quan của NHNo&PTNT tỉnh Yên Lạc :
- Đội ngũ cán bộ ngân hàng phần lớn được đào tạo có trình độ trung cấp , với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ngân hàng và đòi hỏi càng cao của hoạt động kinh doanh tiền tệ trong cơ chế thị trường thì lực lượng cán bộ hay một số ít cán bộ chưa kịp thời thích nghi với điều kiện mới. Mỗi khi cán bộ ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác của mình, chưa đưa ra được những quyết định kip thời, chính xác , cụ thể hoạt động tín dụng gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi
Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không, yêu cầu cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế hiện nay, việc phân công cán bộ tín dụng chỉ dựa trên cơ sở số lượng khách hàng, mức dư nợ hay phân theo địa bàn, Như vậy, sẽ rất khó khăn trong việc thu thập xử lý thông tin. Sự gia tăng các khoản nợ khó đòi là một bài học sâu sắc cho sự hiểu biết còn có bất cập của cán bộ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Việc chấp hành qui trình tín dụng chưa tốt, quá trình kiểm tra, kiểm soát các khoản tiền vay của khách hàng chủ yếu giao cho cán bộ tín dụng trực tiếp theo dõi, kiểm tra thu hồi nợ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận (thẩm định, kế toán, cán bộ tín dụng...). Mặt khác do địa bàn hoạt động rộng, mỗi cán bộ tín dụng cho vay 390 hộ, với dư nợ bình quân 70 tỷ đồng nên khó có thể theo dõi sát tình hình biến động trong quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng.
- Các phương tiện sử dụng nghiệp vụ và thông tin ở khu vực chưa được cải thiện, chất lượng thông tin cung cấp chưa cao nên việc phân tích đánh giá, nhận định tình hình khách hàng không chính xác, hạn chế hiệu quả tác nghiệp của cán bộ làm trực tiếp.
- Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát của cơ sở làm chưa thường xuyên, kể cả về nội dung và phương pháp, biện pháp xử lý; Chất lượng kiểm tra, sửa chữa sau kiểm tra chưa cao, xử lý chưa kiên quyết và dứt điểm.
+ Chính sách lãi suất, mức phí dịch vụ, chính sách đầu tư, quảng bá những sản phẩm dịch vụ mới chưa được tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Chính sách khách hàng cần được công bố rộng rãi, ưu tiên các khách hàng có quan hệ lâu dài, có uy tín bằng lãi suất, hạn mức, mức độ đảm bảo tiền vay. Việc xét bình chọn khách hàng phải có tiêu chí định tính, định lượng cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn.
+ Việc thu thập thông tin khách hàng, thu thập thông tin kinh tế xã hội của cán bộ chưa được thường xuyên. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chưa được cập nhật làm căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế khi phân tích kinh doanh, phân loại khách hàng.
+ Mức độ quan tâm chăm sóc khách hàng còn hạn chế. Cần có chế độ thưởng hàng năm (Có công bố công khai) cho các khách hàng có quan hệ tốt: Doanh số vay lớn, trả nợ sòng phẳng, sử dụng nhiều dịch vụ Ngân hàng để khuyến khích họ gắn bó với Ngân hàng. Việc tổ chức hội nghị khách hàng để có thể trực tiếp nắm bắt được nguyện vọng của khách hàng phải làm thường xuyên.
Thứ hai : Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, là yếu tố quan trọng làm giảm chất lượng tín dụng. Cụ thể là :
+ Một số văn bản pháp lý có liên quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25704.doc