Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TP Thái Nguyên

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

NHƯ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 3

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3

1.1.1. Khái niệm về tín dụng NHTM 3

1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 3

1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 4

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế 4

1.1.3.2. Đối với ngân hàng 7

1.1.3.3. Đối với khách hàng 7

1.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng 7

1.1.4.1. Thời hạn tín dụng 8

1.1.4.2. Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 8

1.1.4.3. Mục đích sử dụng vốn 9

1.1.4.4. Xuất xứ tín dụng 9

1.1.4.5. Phương pháp hoàn trả 9

1.1.4.6. Theo hình thái giá trị của tín dụng 10

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 10

1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng 10

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng 11

1.2.2.1. Đối với nền kinh tế 12

1.2.2.2. Đối với ngân hàng thương mại 13

1.2.2.3. Đối với khách hàng 14

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 14

1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính 15

1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 16

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng 19

1.2.4.1 Nhân tố khách quan 20

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan 23

CHƯƠNG 2 30

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP TH THÁI NGUYÊN 30

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT THÁI NGUYÊN 30

2.1.1. Tổng quan về hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh TP Thái nguyên 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Chi nhánh TP Thái Nguyên. 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng NHNo&PTNT chi nhánh TP Thái nguyên. 34

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT TP Thái nguyên. 37

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 37

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 39

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT TP Thái nguyên. 41

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN. 42

2.2.1. Về mặt định tính 42

2.2.2. Về mặt định lượng 42

2.2.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ 43

2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn 46

2.2.2.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu 47

2.2.2.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 48

2.2.2.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 49

2.2.2.6. Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 50

2.2.2.7. Chỉ tiêu mức sinh lời từ hoạt động tín dụng 51

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN. 52

2.3.1. Kết quả đạt được 52

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 53

2.3.2.1. Những hạn chế 53

2.3.2.2. Nguyên nhân 54

CHƯƠNG 3 57

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN 57

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI. 57

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN. 58

3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 58

3.2.2. Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cấp tín dụng 58

3.2.3. Kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản vay 59

3.2.4. Chủ động giải quyết nợ có vấn đề 61

3.2.5. Chấp hành đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay 64

3.2.6. Chủ động phân tán rủi ro 65

3.2.7. Tham gia bảo hiểm tín dụng 66

3.2.8. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 66

3.2.9. Chú trọng công tác bồi dưỡng, tuyển chọn và quản lý nhân sự tín dụng 68

3.2.10. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh NHNo & PTNT TP Thái nguyên. 69

3.2.11. Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng 70

3.2.12. Đẩy mạnh công tác huy động vốn 71

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 73

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 73

3.3.2. Kiến nghị với NHNN 73

3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 74

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TP Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thị trường của khách hàng tức là xác định được vị trí của khách hàng, sản phẩm của họ trên thị trường như thế nào, từ đó biết được tính khả thi của phương án, dự án… biết được đơn vị đó có đứng vững trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển không. + Năng lực sản xuất: Nguồn trả nợ của khách hàng chủ yếu là từ kết quả của quá trình sản xuất, lợi nhụân của phương án, dự án mang lại. Do vậy, năng lực sản xuất của khách hàng quyết định đến số lượng và chất lượng đầu ra của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận, đầu vào và cả đầu ra – nguồn thu dùng để trả nợ ngân hàng. + Năng lực quản lý: Cơ cấu hệ thống quản trị, ban lãnh đạo, trình độ kinh nghiệm, phương pháp quản lý của cán bộ lãnh đạo… có ảnh hưởng tới tính chất, khả năng hoạt động của khách hàng. Ÿ Phẩm chất đạo đức của khách hàng Trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tư cách đạo đức quyết định thiện chí trả nợ và điều này quyết định đến hoạt động trả nợ của khách hàng. Có trường hợp khách hàng vay vốn nhưng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt bằng những thủ thuật tinh vi. Nhiều trường hợp do làm ăn thua lỗ cũng nảy ra ý định lừa đảo, không trả nợ ngân hàng. Hịên nay, tình trạng các khách hàng vay vốn, nhất là các doanh nghiệp luôn đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp các số liệu không chính xác, trung thực, mặc dù số liệu này đã được cơ quan chức năng kiểm duyệt. Không những thế nhiều doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán thống kê gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình kinh doanh cũng như việc quản lý vốn của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP TH THÁI NGUYÊN --------—–-------- 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT THÁI NGUYÊN 2.1.1. Tổng quan về hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh TP Thái nguyên 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Chi nhánh TP Thái Nguyên. Tháng 12- 1986 Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đờng lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trờng định hớng XHCN. Từ đó hệ thống Ngân hàng đợc coi là khâu then chốt của quá trình đổi mới vì Ngân hàng là huyết mạch, đồng thời là tấm gơng phản ánh bộ mặt của nền kinh tế. Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng bộ trởng (nay là Thủ tớng Chính phủ ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (NHNoVN) thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trớc pháp luật. Ngân Hàng Nông Nghiệp và PTNT TP Thái Nguyên là một đơn vị hạch toán đôc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào Ngân Hàng Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Thái Nguyên, Ngân Hàng Nông Nghiêp và PTNT Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng kể từ khi thành lập cho đến nay Ngân Hàng đã và đang hoạt đông kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Kể từ khi hoạt động cho đến nay Ngân Hàng đã hoà nhập của cả hệ thống Ngân Hàng trong nền kinh tế thị trờng. Hơn nữa Ngân Hàng không chỉ đứng vững trong canh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiêu quả ngày càng cao Thái Nguyên là một tỉnh trung du - miền núi phía Bắc, phía Nam giáp thủ đô Hà nội, Đông giáp tỉnh Bắc ninh, Đông Bắc giáp Lạng Sơn và Cao Bằng, Tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích đất tự nhiên 3.541 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 94.527 ha. Tỉnh được phân chia theo địa giới hành chính bao gồm 1 thành phố, 1 Thị xã và 7 huyện với 180 xã, phường. Dân số của tỉnh khoảng 1.083 ngàn ngời, có 231.392 hộ gia đình, trong đó số hộ nghèo chiếm khoảng 9,85%. Dân c sống tập trung ở khu vực thành phố, thị xã với mật độ đông nhất ở thành phố Thái nguyên là 1.323 ngời/km2 gấp 18 lần huyện có mật độ dân nhỏ nhất. Số ngời trong độ tuổi lao động: 550.954 người. Trong toàn tỉnh có 80 xã khu vực II và 36 xã khu vực III, an toàn khu và đặc biệt khó khăn. Trước đây, Thái nguyên đã từng là thủ phủ của khu Việt bắc, là một trong những trung tâm công nghiệp nặng của miền Bắc XHCN với liên hợp các xí nghiệp gang thép (nay là Công ty Gang thép Thái nguyên). Hiện nay, công ty này đang được chính phủ quan tâm tái đầu tư với tổng số vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng. Thái nguyên còn có thế mạnh về sản xuất chè xuất khẩu, có nhiều nguồn tài nguyên quý như quặng, than…tạo điều kiện để phát triển sản xuất công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Cách trung tâm của tỉnh 20km về phía nam, khu công nghiệp mới Sông công đang đợc xây dựng, tạo ra nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thái nguyên còn là một trong những cái nôi đào tạo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật. Với 6 trường đại học và hàng chục trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, hàng năm cho ra trường hơn 1000 cử nhân khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên cho đất nước. Thành phố Thái nguyên có 8 xã và 17 phờng, với diện tích tự nhiên 170 km2, dân số 225 ngàn ngời, là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Thái nguyên, nơi tập trung nhiều cơ quan, trường học, nhà máy xí nghiệp quan trọng của tỉnh và trung ương. Từ năm 2002 Thành phố Thái nguyên được nhà nước công nhận là Thành phố loại II. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và các ngành thương mại dịch vụ. Trong những năm đầu của thập kỷ này, Thành phố Thái nguyên gặp nhiều điều kiện khó khăn do cơ sở kỹ thuật hạ tầng vẫn ở tình trạng thấp kém, hầu hết các đơn vị SXKD đều có trình độ công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thờng có rét đậm, rét kéo dài, bão lũ xảy ra nhiều, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, trong những năm qua, thành phố Thái nguyên đã thu được nhiều thành tựu: Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, cơ sở hạ tầng đợc xây dựng, cải tạo, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong các năm qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cùng với tăng trởng kinh tế ở mức tương đối cao, cơ cấu kinh tế của Thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng mục tiêu đã đề ra. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2000 - 2010: - Đến năm 2010, GDP toàn tỉnh tăng gấp đôi năm 2000. Nguồn lực con người, năng lực công nghệ kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, tiềm lực kinh tế quốc phòng được tăng cường, ngân sách Nhà nước trên địa bàn vừa đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên vừa góp phần chi cho đầu tư phát triển. - Thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được định hình về cơ bản. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng cao, tỷ lệ nông nghiệp còn khoảng 55%. - Đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được cải thiện rõ rệt, cơ bản không còn hộ nghèo. Về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT TP Thái Nguyên: Cơ chế chính sách đã dần đợc bổ sung tưởng đối đồng bộ và thông thoáng. Địa bàn kinh doanh có tiềm năng có thể khai thác để huy động nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ và các dịch vụ ngân hàng khác. Hơn nữa, chi nhánh thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành của thành phố và ban lãnh đạo NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Trong môi trường kinh doanh thuận lợi như vậy nhưng ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Thái Nguyên cũng gặp phải một số khó khăn như: - Giá cả thị trường biến động phức tạp, đặc biệt là giá vàng, đô la và thị trường bất động sản tăng cao làm cho tâm lý người dân muốn tích luỹ bằng vàng, đô la và bất động sản gây bất lợi cho việc huy động vốn trong dân cư. - Trụ sở làm việc tuy ở vị trí thuận lợi nhưng không phù hợp với giao dịch kinh doanh Ngân hàng nên công tác huy động nguồn vốn còn bị hạn chế. - Phải cạnh tranh quyết liệt với các Ngân hàng thương mại cùng hoạt động trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có ưu thế lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô hoạt động, về thị phần, về lãi suất... Do đó trong thời gian trước mắt hoạt động kinh doanh đối với Ngân hàng No&PTNT TP Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng NHNo&PTNT chi nhánh TP Thái nguyên. Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhanh TP Thái guyên GIÁM ĐỐC Phó giám đốc phụ trách kế toán Ngân hàng cấp III Quang trung Ngân hàng cấp III Mỏ Bạch Ngân hàng cấp III Hoàng văn Thụ Ngân hàng cấp III Gia sàng Ngân hàng cấp III Gang Thép Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng hành chính Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT TP Thái Nguyên có trụ sở tại số nhà 10 đuờng Cách Mạng Tháng Tám - Thành Phố Thái Nguyên, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 3 phòng nghiệp vụ là phòng tổ chức hành chính phòng kế toán - ngân quỹ và phòng tín dụng hoạt động rộng khắp trên 26 phường, xã và trung tâm của thành phố Thái Nguyên, ngoài ra còn 5 phòng giao dịch ở các phường trên địa bàn Thành Phố. Với nhiệm vụ chủ yếu là huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội đồng thời đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, thực hiện thanh toán chuyển tiền và các dịch vụ tiện ích khác. - Tổng số cán bộ công nhân viên lao động hiện nay: 54 ngời - Đoàn viên công đoàn: 54/54 cán bộ công nhân viên - Số trình độ đại học: 27 chiếm 50% - Số có trình độ cao đảng trung cấp: 27 chiếm 50% Mô hình tổ chức bộ máy Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT TP Thái Nguyên. *Ban giám đốc: Công tác chỉ đạo điều hành trong hoạt động kinh doanh vô cùng quan trọng trong bất cứ một đơn vị nào. Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT TP Thái Nguyên bao gồm 01 đồng chí giám đốc phụ trách các phòng giao dịch, phòng kinh doanh tại hội sở và một đồng chí phó giám đốc phụ trách kế toán và các phòng ban tại Ngân Hàng TP. Hoạt động của ban giám đốc căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trong năm mà ngân hàng No &PTNT tỉnh Thái Nguyên đã giao để đa ra các biện pháp chỉ đạo hoạt động. Từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của đơn vị, áp dụng các giải pháp thích hợp, để nâng cao hiệu quả, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Hàng năm, ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT TP Thái Nguyên tổ chức đại hội công nhân viên chức, nhằm phát huy mọi nguồn lực và sáng tạo của tập thể đơn vị, nêu cao tính tự chủ của mỗi cá nhân trên tinh thần dân chủ bàn bạc, tôn trọng ý kiến xây dựng đồng thời đi đến thống nhất trong hành động, làm cơ sở cho ban giám đốc chỉ đạo điều hành. Hàng tháng, quý có chơng trình công tác cụ thể, thực hiện kiểm điểm những việc hoàn thành và cha hoàn thành, tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời để đem lại kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn kỳ trước, đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho cán bộ nhân viên. Đồng thời, theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT TP Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giữ vững truyền thống đoàn kết nội bộ; sự phối kết hợp thống nhất giữa ban giám đốc với chi bộ Đảng và công đoàn, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong chỉ đạo kinh doanh của đơn vị. Làm tốt công tác quản lý cán bộ, thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đờng lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ngành ngân hàng phù hợp với phương châm hoạt động " Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lợng, hiệu quả ". *Phòng kế toán - ngân quỹ: Là phòng có chức năng quan trọng trong bất kỳ một ngân hàng nào, phòng kế toán với 11 cán bộ trong đó 06 ngời ở hội sở và 05 ngời ở các phòng giao dịch, 1 người thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình là giám sát, quản lý và cung cấp thông tin cho ban giám đốc chỉ đạo kịp thời hoạt động kinh doanh. Phòng kế toán đợc giao nhiệm vụ hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của ngân hàng cũng như của khách hàng có liên quan. Các nghiệp vụ của phòng kế toán bao gồm : - Nhận tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ của cá nhân, các tổ chức kinh tế và các tổ chức chính trị xã hội... - Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT nhanh chóng - an toàn - chính xác, với mức phí hợp lý... - Kinh doanh mua bán và chuyển đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, đại lý chuyển tiền nhanh... và các dịch vụ tiện ích khác. - Hạch toán các khoản cho vay, thu nợ, thu lãi, phân loại và theo dõi trạng thái nợ để báo cáo cho lãnh đạo có hớng giải quyết kịp thời … - Hạch toán và theo dõi sự biến động tài sản của đơn vị, trích khấu hao theo quy định của ngành và theo quy định của Bộ tài chính; theo dõi các khoản chi tiêu nội bộ, quản lý các quỹ của đơn vị… - Hàng tháng, quý, năm định kỳ làm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lên bảng cân đối kế toán và xác định kết quả tài chính mà đơn vị đã đạt đợc để trình lên ban giám đốc và ngân hàng cấp trên, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của kỳ sau… *Phòng tín dụng: Được sự phân công chỉ đạo của Giám Đốc trong công tác, phòng tín dụng gồm có 25 cán bộ. trong đó có 10 ngời làm việc tại hội sở 15 ngời ở các phòng giao dịch, thực hiện chức năng chính là cho vay với mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật Nhà nước và của ngành ngân hàng nói chung, của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ trong phòng cũng kết hợp tuyên truyền quảng bá, tiếp thị thương hiệu của đơn vị tới những khách hàng đang có quan hệ tiền gửi - tiền vay và tìm kiếm thêm khách hàng mới. *Bộ phận hành chính: Là chi nhánh cấp II đến nay chỉ có 54 cán bộ, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT TP Thái Nguyên có phân công 03 cán bộ làm công tác hành chính kiêm lái xe ô tô, chịu trách nhiệm về mua sắm văn phòng phẩm, đa và nhận công văn. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT TP Thái nguyên. 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Theo TPKT 4.023 100 5.905 100 7.275 100 1. Tiền gửi các TCKT 1.444 35,9 2.458 41,6 4.528 62,3 2. Tiền gửi dân cư 1.491 37 2.355 39,9 2.367 32,5 3. Tiền gửi các TCTD 88 2,2 92 1,6 380 5,2 4. Tiền gửi uỷ thác đầu tư 1.000 24,9 1000 16,9 0 0 II. Theo nội tệ, ngoại tệ 4.023 100 5.905 100 7.275 100 1. VND 3.136 78 4.853 82,2 6.230 85,6 2. Ngoại tệ 887 22 1052 17,8 1.045 14,4 III. Theo kỳ hạn 4.023 100 5.905 100 7.275 100 1. Không kỳ hạn 985 24,5 1.278 21,6 1.982 27,2 2. Kỳ hạn dưới 12 tháng 820 20,4 859 14,5 291 4 3. Kỳ hạn trên 12 tháng 2.218 55,1 3.768 63,9 5.002 68,8 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007) Hoạt động huy động vốn luôn là một hoạt động quan trọng của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và là một hoạt động không thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình. Một nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy động vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn trong các năm qua tại ngân hàng đã tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2006 đạt 5905 tỷ đồng, tăng 1882 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2005, tương đương 146,8%, đạt 121% kế hoạch 2006 ( kế hoạch nguồn vốn NHNo & PTNT Việt Nam giao cho NHNo & PTNT TP Thái nguyên năm 2006 là 4900 tỷ đồng). Năm 2007, mặc dù thị trường vốn không ổn định tuy nhiên Chi nhánh đã chủ động tích cực đảm bảo ổn định nguồn vốn và tăng trưởng. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn đạt 7275 tỷ đồng, tăng 1370 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2006 tương đương 123,2%, đạt 115% kế hoạch năm 2007 là 6350 tỷ đồng. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn a) Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ đạo của NHNo & PTNT TP Thái nguyên Bảng thống kê sau sẽ cho ta biết sơ lược về tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT TP Thái nguyên: Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Theo TPKT 1.876 100 2.057 100 2.841 100 1. Kinh tế QD 1.161 62 1.244 60 1.519 54 2. Kinh tế NQD 660 35 757 37 1.167 41 3. Cho vay tiêu dùng 55 3 56 3 155 5 II. Theo thời hạn vay 1.876 100 2.057 100 2.841 100 1. Dư nợ NH 988 53 1.269 62 1.731 61 2. Dư nợ T,DH 888 47 788 38 1.110 39 III. Theo loại tiền 1.876 100 2.057 100 2.841 100 1. Dư nợ nội tệ 1.101 59 978 48 1.451 51 2. Dư nợ ngoại tệ 775 41 1.079 52 1.389 49 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm 2005, 2006, 2007 tổng dư nợ tại NHNo & PTNT TP Thái nguyên có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005, tổng dư nợ là 1876 tỷ đồng, năm 2006 là 2057 tỷ đồng, năm 2007 là 2841 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh từ năm 2006 là 757 tỷ đồng đến năm 2007 là 1167 tỷ đồng và dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng nhanh từ 56 tỷ đồng năm 2006 lên 155 tỷ đồng năm 2007. Tuy nhiên, năm 2006 dư nợ đối với nội tệ có sự giảm sút từ 1101 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 978 tỷ đồng năm 2006, dư nợ trung dài hạn cũng giảm từ 888 tỷ đồng năm 2005 xuống 788 tỷ đồng năm 2006. Qua bảng số liệu ta còn thấy, dư nợ phân theo thời gian đa phần là dư nợ ngắn hạn. b) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào trong công tác kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện cho doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế cùng với phí dịch vụ thu được ngày càng tăng lên. Bảng 2.3. Hoạt động Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1.Doanh số mua ngoại tệ 299 369 366 2. Doanh số bán ngoại tệ 313 372 380 3. Doanh số thanh toán ngoại tệ 442 550 540 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007) Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế năm 2006, 2007 đều tăng so với năm 2005. Năm 2006, chuyển tiền kiều hối là 3,9 triệu USD đạt 205% so với năm 2005 bằng 117% kế hoạch năm 2006 trong đó Western Union là 1,2 triệu USD đạt 388% so với năm 2005 bằng 240% so với kế hoạch năm 2006. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh triển khai một số dự án lớn của các khách hàng truyền thống. Năm 2007, doanh số mua bán và thanh toán ngoại tệ có phần giảm sút so với năm 2006. Doanh số chuyển tiền kiều hối Western Union là 896 nghìn USD, giảm 304 nghìn USD so với năm 2006. 2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT TP Thái nguyên. Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng thu hoạt động 406 576 808 2. Tổng chi hoạt động 340 498 728 3. Lợi nhuận trước thuế 66 78 80 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng qua các năm: năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 78 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so với năm 2005 còn năm 2007 con số này là 80 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng so với năm 2006. Như vậy, mức độ tăng lợi nhuận trước thuế qua các năm có xu hướng giảm: năm 2006 so với năm 2005 tăng 12 tỷ đồng nhưng năm 2007 so với năm 2006 chỉ tăng 2 tỷ đồng. Xảy ra hiện tượng này là do cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng cao khiến cho việc huy động các nguồn vốn có lãi suất rẻ đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn từ các thị trường chứng khoán trở nên khó khăn hơn dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Vì vậy, nguồn vốn năm 2007 tăng cao song thu nhập không bằng so với năm 2005. Tuy nhiên, đây là tình trạng chung của các ngân hàng thương mại nếu coi hoạt động tín dụng và huy động vốn là hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng mà không tính đến phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác. Năm 2007, lợi nhuận tăng đạt kế hoạch đề ra là do Chi nhánh đã phát triển các dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán quốc tế…Đồng thời, mở thêm các dịch vụ mới như phonebanking, chi trả kiều hối… giúp tăng trưởng nguồn thu. Đây có thể nói là điều đáng mừng trong công tác chỉ đạo và thực hiện đường lối chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ viên chức NHNo & PTNT TP Thái nguyên. 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN. 2.2.1. Về mặt định tính Nhìn chung, Chi nhánh NHNo & PTNT TP Thái nguyên trong những năm vừa qua đều thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, tuân thủ quy trình tín dụng và thu hút được một lượng lớn khách hàng: Về cơ chế chính sách, luật pháp của Nhà nước: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo & PTNT Việt Nam trong những năm qua Chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước qua luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN. Về quy trình nghiệp vụ: cán bộ tín dụng đã thực hiện tương đối chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng theo đúng trình tự các bước trong Sổ tay tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam. Về khả năng thu hút khách hàng: do Chi nhánh nằm trong khu vực đông dân cư nên bên cạnh những khách hàng truyền thống Chi nhánh còn có những khách hàng tiềm năng lớn. Đặc biệt Chi nhánh đã chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng. Đây chính là tiền đề để ngân hàng mở rộng thị phần, phân tán rủi ro góp phần vào quá trình cải thiện chất lượng tín dụng. 2.2.2. Về mặt định lượng Ngoài những tiêu thức trên, để đánh giá đầy đủ chất lượng tín dụng tại Chi nhánh người ta rất quan tâm đến các yếu tố định lượng như: 2.2.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ Nhìn chung, trong mấy năm gần đây, tín dụng tăng trưởng khá mạnh. Nếu dư nợ cho vay năm 2005 là 1.876 tỷ đồng thì đến cuối năm 2007 dư nợ là 2.841 tỷ đồng, tăng 965 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 51,4%. Đây là một kết quả tốt cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.876 100 2.057 100 2.841 100 1. Kinh tế QD 1.161 62 1.244 60 1.519 54 2. Kinh tế NQD 660 35 757 37 1.167 41 3. Cho vay tiêu dùng 55 3 56 3 155 5 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005- 2007) Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế 2007 2006 2005 Kinh tế QD Kinh tế NQD Cho vay tiêu dùng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007) Cơ cấu đầu tư của ngân hàng trong những năm qua đã có sự thay đổi về tỷ trọng đối với thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh từ 62% năm 2005 giảm xuống còn 60% năm 2006 và năm 2007 còn 54%; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 35% năm 2005 lên 37% năm 2006 và năm 2007 là 41%; cho vay tiêu dùng năm 2005, 2006 đều là 3% nhưng đến năm 2007 con số này tăng lên 5,5%. Như vậy, đầu tư đối với thành phần kinh tế quốc doanh có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng, nhường chỗ cho kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân gia tăng, cùng với việc chi nhánh đã chuyển hướng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng song tỷ lệ này còn quá khiêm tốn. Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.876 100 2.057 100 2.841 100 1. Dư nợ NH 988 53 1.269 62 1.731 61 2. Dư nợ T,DH 888 47 788 38 1.110 39 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2007) Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng theo thời gian (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007) Theo thời hạn vay, qua bảng 2.6 và biểu đồ 2 ta thấy: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ (>50%). Nếu như năm 2005 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ đạt 53% thì đến năm 2006 con số này đã lên tới 62%, năm 2007 con số này giảm xuống còn 61%. Dư nợ trung, dài hạn về số tuyệt đối có tăng nhưng về tỷ trọng trong tổng dư nợ có sự giảm sút. Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.876 100 2.057 100 2.841 100 1. Dư nợ nội tệ 1.101 59 978 48 1.451 51 2. Dư nợ ngoại tệ 775 41 1.079 52 1.389 49 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2007) Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng theo loại tiền 2007 2006 2005 Dư nợ nội tệ Dư nợ ngoại tệ (Nguồn: Báo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25027.doc
Tài liệu liên quan