Nguồn vốn đầu tư cho ngắn hạn chủ yếu là nguồn vốn tự huy động tại địa phương, nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Ngân hàng thế giới, nguồn vốn dịch vụ cho vay xoá đói giảm nghèo và một phần nhỏ của những năm , năm 1998 về trước là vốn vay NHNo & PTNT Việt Nam. Phương thức cho vay ngắn hạn được thực hiện cho vay từng lần trực tiếp giữa Ngân hàng và hộ vay vốn. Năm 2002 số dư nự là 253 tỷ đồng, tăng so với năm 2001 là 68,5 tỷ đồng, số hộ còn dư nợ là 49.572, do đó mức bình quân của 1 hộ vay vốn còn dư nợ là 5,1 triệu đồng.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột vị trí cao nhất và ổn định nhất trong các loại nguồn vốn ( biểu 3 dưới đây xẽ chứng minh điều này). Bên cạnh nguồn này thì còn có nguồn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế cũng chiếm một tỷ lệ lớn, có thể nói hai nguồn trên là hai nguồn chủ yếu của Ngân hàng. Đây cũng là điều đáng mừng vì nó là dấu hiệu cho thấy một sự phát triển của hệ thống ngân hàng hiện đại. Tăng dần tỷ trọng tiền gửi của các Tổ chức kinh tế, giảm dần tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó nguồn uỷ thác đầu tư và nguồn huy động ngoại tệ cũng tăng đáng kể góp phần vào sự tăng trưởng chung của tổng nguồn vốn:
+ Nguồn uỷ thác đầu tư năm 2000 là 177,3 tỷ đồng, năm 2001 là 211,8 tỷ đồng tăng so với năm 2000 là 34,5 tỷ đồng( tăng 19,5%), năm 2002 là 254,8 tỷ đồng tăng so với năm 2001 là 43 tỷ đồng( tăng 20,32%).
+ Nguồn vốn ngoại tệ mới bắt đầu huy động từ năm 2001 với 1, 495 tỷ đồng, năm 2002 là 17,11 tỷ đồng tăng so với năm 2001 là 15,615 tỷ đồng (tăng 1044,5%).
Như vậy cho thấy ngân hàng đã có biện pháp thích hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi có hiệu quả. Nổi bật hơn cả là việc điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng, cùng với phong cách phục vụ đã có sự tiến bộ. Điều đó khảng định được khả năng tự chủ của mình và đã hoàn toàn chủ động về vốn đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Biểu 2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên (2000 - 2002)
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số dư
%
Số dư
%
Số dư
%
Vốnhuy động
277,3
100
434,5
100
594,7
100
-Tiền gửi tiết kiệm
158,7
57,2
224,4
51,6
303,3
51
+Khôngkỳ hạn
11,5
4,1
12,4
2,9
15,2
2,6
+Có kỳ hạn
147,2
53,1
212
48,8
288,1
48,4
-Tiền gửi kỳ phiếu
25,8
9,3
32,6
7,5
49,2
8,3
-Tiềngửi cácTCKT
92,8
33,5
177,5
40,9
242,2
40,7
+Tiền gửi kho bạc
83,1
19,1
142,9
32,9
184,4
31
+Tiềngửi NHNg
0,5
0,18
1,6
0,37
1,5
0,3
+Tg khách hàng
39,2
14,1
33
7,6
56,3
9,4
(Nguồn: Báo cáo thống kê của NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên)
Qua bảng trên ta thấy:
*Huy động tiết kiệm: Đây là một nguồn quan trọng và chủ yếu của Ngân hàng, nó chiếm một tỷ trọng cao ( trên 50 %) trong tổng nguồn, với hai loại tiết kiệm có kỳ hạn ( 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng) và tiết kiệm không kỳ hạn trong đó tiết kiệm có kỳ hạn chiếm một tỷ trọng cao ( trên 90%) trong tổng nguồn tiết kiệm nguyên nhân là:
+ Đây là loại tiền gửi truyền thống của dân chúng.
+ Cơ chế lãi suất vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp với từng thời kỳ.
+ Vấn đề an toàn tài sản cao.
Trong những năm qua tỷ trọng nguồn tiết kiệm trên tổng nguồn vốn giảm, cụ thể là năm 2000 là 57,2%, năm 2001 là 51,6% giảm so với năm 2000 là 5,6%, năm 2002 là 51% giảm so với năm 2001 là 0,6%, còn nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng cho thấy Ngân hàng đang có chiều hướng phát triển theo kiểu Ngân hàng hiện đại.
* Nguồn vốn huy động kỳ phiếu: Thực chất đây là khoản vay của NHNo & PTNT, thực hiện bán kỳ phiếu phụ thuộc vào các dự án kinh tế lớn, đòi hỏi phải có nguồn vốn kịp thời hoặc do phải giải quyết vấn đề tài chính cuối năm của toàn hệ thống, do đó NHNo & PTNT Việt Nam giao chỉ tiêu cho các đơn vị thành viên thực hiện. Nguồn vốn này thể hiện trong báo cáo không ổn định và không lớn là phản ánh đúng thực tế chủ quan của NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên. Năm 2000 tỷ trọng là 9,3%, năm 2001 tỷ trọng là 7,5% giảm so với năm 2000 là 1,8%, năm 2002 tỷ trọng là 8,3% tăng so với năm 2001 là 0,8%. Tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên không phải bao giờ cũng bán kỳ phiếu mà theo từng đợt do NHNo & PTNT Việt Nam quy định kể cả lãi suất, số lượng bán ra. Thực tế bao giờ bán kỳ phiếu thì kỳ hạn của kỳ phiếu cũng trên 12 tháng và lãi suất cũng cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn.
*Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể năm 2000 tỷ trọng chiếm 33,5%, năm 2001 chiếm 40,9% tăng so với năm 2000 là 7,4%; năm 2002 tỷ trọng chiếm 40,7% giảm so với năm 2001 là 0,2%. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế bao gồm:
+ Nguồn tiền gửi của kho bạc nhà nước (KBNN): Đây là nguồn tiền dùng để chi ngân sách địa phương của KBNN tỉnh được chuyển qua các tài khoản tiền gửi của các kho bạc huyện mở tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện, bình thường họ chuyển tiền về trước khi các khoản chi cụ thể phát sinh, vì vậy luôn có khoản tồn tại các chi nhánh NHNo & PTNT cơ sở, nguồn này thường xuyên biến động, trong những năm qua mỗi năm đều tăng trên 40 tỷ đồng. Tỷ trọng của nguồn này trên tổng nguồn vốn cũng thường xuyên biến đổi; năm 2000 tỷ trọng là 19,1%, năm 2001 tỷ trọng là 32,9% tăng so với năm 2000 là 13,8%, năm 2002 tỷ trọng là 31% giảm so với năm 2001 là 1,9%. Qua số liệu trên ta thấy, nguồn tiền gửi từ kho bạc Nhà nước chiếm một tỷ trọng cao trong nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế( chiếm khoảng trên 90%).
*Nguồn tiền gửi của khách hàng: Hiện nay chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên có khoảng 300 tài khoản tiền gửi ngân hàng là của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chính trị hàng năm số dư bình quân trên các tài khoản khoảng 10 triệu đồng, ngoài ra còn có khoảng hơn 800 tài khoản của cá nhân, tổ hợp tác, hàng năm có dư bình quân trên các tài khoản này có khoảng 20 triệu đồng. Đây cũng chính là nguồn vốn cần quan tâm nên giải quyết tốt hơn nữa khâu phục vụ tạo thêm nhiều tiện ích trong thanh toán chuyển tiền cho khách hàng thì có thể tăng về nguồn này.
Bên cạnh nguồn vốn huy động truyền thống, ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn uỷ thác. Đây được coi là nguồn vốn rất có ưu thế so với nguốn vốn truyền thống. Nguồn vốn này ổn định, phí trả thấp hơn nguồn vốn truyền thống. Do đó Ngân hàng có thể chủ động được việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.
Tóm lại: Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên thời gian qua đã tăng nhanh nguồn vốn huy động, nâng cao tính chủ động để mở rộng cho vay góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn tăng hiệu quả kinh doanh.
3.2. Hoạt động tín dụng.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng tiến hành sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Đây là hoạt động quan trọng quyết định đến tính chất sống còn của mỗi Ngân hàng thương mại.Với mục tiêu kinh doanh có hiệu quả, an toàn vốn, đúng pháp luật, lợi nhuận hợp lý trên cơ sở phù hợp với chương trình và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên đã có nhiều hình thức cấp tín dụng hơn, bên cạnh hình thức cho vay cổ điển vẫn chiếm tỷ trọng cao, Ngân hàng còn có bảo lãnh, tín dụng chứng từ, .v.v..
Quy trình cho vay hiện đang áp dụng chủ yếu dựa vào quyết định 72/HĐQT về quy định cho vay đối khách hàng, tiếp đó là QĐ 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nghị định 178/NĐ - CP, Thông tư 06/TT NHNN và Quyết định 167/HĐQT về bảo đảm tiền vay.
Sơ đồ 4 : Quy trình cấp tín dụng tại NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên
Tiếp nhận
hồ sơ vay vốn
Cán bộ
tín dụng thẩm định
Trưởng phòng
tín dụng
Hội đồng thẩm định
(đối với món vay lớn)
Giám đốc
ra quyết định
Kế toán giải ngân và theo dõi sau khi cho vay
Kiểm tra
của phòngKiểm tra kiểm toán nội bộ
Thanh lý
hợp đồng tín dụng
Hoặc viết tắt ngắn gọn lại là:
CBTD Tr P. Tín dụng (HĐTĐ) GĐ KT- NQ
Hội đồng quản trị bao gồm:
+ Giám đốc: Chủ tịch hội đồng tín dụng.
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Thành viên.
+ Trưởng phòng kinh doanh: Thành viên.
+ Trưởng phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Thành viên.
+Trưởng phòng kế toán: Thành viên.
+ Phó phòng kinh doanh: Thư ký.
Hiện nay, tại NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên có hai loại nguồn vốn để cho vay, nguồn vốn nội địa do chi nhánh tự huy động hoặc xin điều chuyển từ cấp trên; nguồn vốn uỷ thác đầu tư nước ngoài theo các dự án Tín dụng nông thôn (WB 2561), Tài chính Nông thôn (WB 2855),… Lãi xuất và quy định tín dụng không khác biệt so với cho vay bằng vốn nội địa, tuy nhiên đối tượng cho vay hạn chế ở một số nhóm ngành.
Về đối tượng vay vốn của NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên hiện nay có các đối tượng sau đây: hộ sản xuất, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn, và một số hình thức cấp tín dụng khác như dịch vụ cầm đồ, cho vay tiêu dùng, đây là những nghiệp vụ hiện còn không đáng kể nhưng đây chính là lĩnh vực ngân hàng cần phải quan tâm ngày càng nhiều hơn nữa, có như vậy ngân hàng mới thực sự trở thành Ngân hàng phát triển trong tương lai.
Những năm qua Ngân hàng chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên đã tập chung chủ yếu cho vay doanh nghiệp và cho vay sản xuất nông nghiệp với 2 ngành chính là trồng trọt , chăn nuôi và hộ kinh doanh phục vụ sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm chính vẫn là các loại cho vay ứng trước (ngắn hạn và trung hạn) truyền thống.
Kết quả cho thấy:
Năm 2002 NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên đã đầu tư cho vay được một khối lượng vốn lớn thể hiện qua biểu sau:
Biểu 3: Dư nợ qua các năm tại NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên (2000 - 2002)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu phân tích
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số dư
Số dư
+,- %
Số dư
+,- %
Tổng dư nợ
293,0
384,7
31,3
535,0
39,1
a.Theoloại cho vay
- Dư nợ ngắn hạn
166,6
224,0
34,5
316
41,1
-Dư nợ trung, dài hạn
126,4
160,7
27,1
219
36,3
b.TheoThành phần KT
-Quốc doanh
9,7
18,6
91,6
42
25,8
-Ngoài quốc doanh
283,3
366.1
29,2
493
34,7
c.Theo ngành kinh tế
-Ngành nông nghiệp
272,8
322,7
21,9
442,5
37,1
- Ngành thuỷ sản
0,228
0,198
-13,1
0,178
- 10,1
- Ngành TN dịch vụ
2,2
12,3
459,1
22,7
84,5
- Ngành CN-TTCN
0,172
7,7
4376,7
11,5
49,4
-Ngành khác
17,6
41,8
137,5
58,1
40,0
d.Theo chất lượng TD
- Nợ trong hạn
291,4
382,8
31,3
532,4
39,1
- Nợ quá hạn
1,6
1,9
18,7
2,6
36.8
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm của NHNo & PTNT Tỉnh Hưng Yên)
Nhìn vào biểu trên ta thấy dư nợ đến ngày 31/12/2002 đạt 535,421 tỷ đồng tăng 150,751 tỷ đồng so với năm 2001, tốc độ tăng là 39,1 %. Dư nợ NHNo & PTNT chiếm trên 50% thị phần đầu tư tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn. Dư nợ cho vay trung, dài hạn đến ngày 31/12/2002 đạt 218,675 tỷ đồng chiếm 40,7% trên tổng dư nợ, so với 31/12/2001 giảm 1%.
Tín dụng doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Trên toàn tỉnh tính đến cuối năm 2002 đã có 15 Doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên. Năm 2002 đã cho vay 63,844 tỷ tăng 9 tỷ so với năm 2001. Số dư nợ đến 31 tháng 12 năm 2002 là 42 tỷ chiếm 7,8 % trên tổng dư nợ cho vay của NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên. Nhìn chung các DNNN có quan hệ tín dụng tốt, vay trả sòng phẳng không có nợ quá hạn hoặc có thì cũng chỉ tạm thời lúc chưa thu được tiền hàng. Tuy nhiên lĩnh vực này cần quan tâm để phát triển hơn vì tình hình kinh tế của tỉnh đang ngày càng phát triển và đây cũng là xu hướng phát triển của một Ngân hàng hiện đại.
Tín dụng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Trên toàn tỉnh tính đến năm 2002 có 130 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty TNHH: 55; Doanh nghiệp tư nhân có 65), số Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên là 31 đơn vị, trong năm 2002 đã cho vay được tương đối nhiều, dư nợ đến năm 31/12/2002 là 24 tỷ đồng chiếm 4,5% trên tổng dư nợ. Nhìn chung, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới bắt đầu có quan hệ tín dụng với Ngân hàng song dư nợ đã tăng rất nhanh qua các năm, cụ thể là năm 2002 dư nợ là 24 tỷ đồng tăng so với năm 2001 là 16 tỷ đồng. Cho nên hiện nay Ngân hàng đang tìm cách mở rộng mối quan hệ tín dụng với đối tượng này.
Tín dụng trang trại, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác: thị trường đầu tư này luôn là mối quan tâm được coi trọng. Năm 2002, đã cho nông dân vay 469 tỷ đồng, số hộ còn dư nợ là 76.070, bình quân dư nợ một món là 6,17 triệu đồng. Với các khách hàng này, NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên vừa áp dụng hình thức cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất, vừa áp dụng hình thức cho vay thông qua tổ do một số tổ chức đứng ra làm thế chấp (hộ nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh…). Trong năm đã cho vay thông qua các tổ chức này được 87,237 tỷ đồng tăng so với 2001 là 59,927 tỷ đồng. Số dư nợ ngày 31/12/2002 là 63,237 tỷ đồng, chiếm 16,4% trên tổng dư nợ NHNo, tăng so với 2001 là 5,3%.
Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác: Nhằm mở rộng tín dụng, ngoài những khách hàng truyền thống, NHNo &PTNT tỉnh Hưng Yên luôn coi trọng tất cả các loại hình khách hàng, đặc biệt là cho vay đời sống đối với cán bộ công nhân viên chức Nhà nước và người hưởng trợ cấp xã hội để tạo điều kiện ổn định cuộc sống và phát triển văn hoá. Năm 2002, NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên đã cho vay 33.668 tỷ đồng, số dư nợ đến 31/12/2002 là 43 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 3.322. Cho vay dịch vụ cầm cố được 13,548 tỷ đồng, số dư nợ đến ngày 31/12/2002 là 3,939 tỷ đồng. Đây là những dịch vụ mà ngân hàng đang cố gắng mở rộng và phát triển hơn nữa.
3.3. Thanh toán và các dịch vụ khác:
Ngoài hai mảng hoạt động lớn trên, thì NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên còn cung cấp một số loại dịch vụ khác như: chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng, chi trả kiều hối, bảo lãnh, mở L/C, mua bán ngoại tệ… Tuy nhiên, thu nhập từ các dịch vụ này còn nhỏ, trong năm 2001 thu nhập về hoạt động thanh toán là 0,489 tỷ đồng chiếm 1,27% tổng thu nhập; năm 2002, thu về hoạt động thanh toán là 0,643 tỷ đồng, chiếm 1,44% tổng thu nhập; các sản phẩm còn đơn điệu, thời gian thanh toán chậm, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ngày cao của khách hàng.
Bộ phận kế toán của ngân hàng đến nay đã cập nhật được toàn bộ hồ sơ tín dụng vào máy tính, phục vụ tốt cho quản lí khách hàng, quản lí dư nợ cũng như cung cấp thông tin cho lãnh đạo.
II. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên.
1. Thực trạng chất lượng tín dụng.
1.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu pháp quy tại Ngân hàng.
Dưới sự lãnh đạo của ban Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên đã nghiêm túc thực hiện các chỉ tiêu được quy định.
1.1.1. Chính sách lãi suất.
Ngân hàng luôn chấp hành đúng khung lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuỳ theo từng thời kỳ và từng đối tượng mà các mức lãi suất thay đổi, nhưng luôn nằm trong khung lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch tối đa giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi bình quân. Tuy việc thực hiện mức khống chế này đã gặp phải một số khó khăn vướng mắc vì nó đã hạn chế khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng. Mặt khác việc khống chế này sẽ tác động không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường vốn.
Điều quan trọng là trong cơ chế thị trường mỗi Ngân hàng thương mại có một chiến lược kinh doanh khác nhau, do đó điều tất yếu là lãi suất huy động nguồn vốn là khác nhau, trong khi đó lãi suất cho vay trên thị trường là gần giống nhau. Bởi vậy việc áp dụng mức chênh lệch về lãi suất này rất khó thực hiện.
1.1.2. Thực hiện các văn bản, thể lệ chính sách tín dụng:
Ban lãnh đạo NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên đã chỉ đạo và giám sát rất chặt chẽ việc thực hiện các văn bản, quy chế đối với các Ngân hàng cấp dưới trực thuộc và ngay tại hội sở Ngân hàng tỉnh. Vì vậy mà trong thời gian qua Ngân hàng đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế của Ngân hàng cấp trên đề ra. Đặc biệt về hoạt động tín dụng Ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc và quán triệt trong từng khoản tín dụng cả về mặt kỹ thuật nghiệp vụ( là công việc mà cán bộ tín dụng phải thực hiện theo yêu cầu và quy định cụ thể trong từng văn bản tín dụng) cũng như việc thực hiện quyền phán quyết của ban lãnh đạo Ngân hàng đối với từng khoản tín dụng.
1.1.3. Tình hình quản lý hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Ngân hàng No & PTNT tỉnh Hưng yên đã thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản, quy định, hướng dẫn của cấp trên. Hồ sơ đảm bảo tiền vay được Ngân hàng quản lý rất chặt chẽ, hồ sơ được sắp xếp thứ tự theo từng địa bàn và được tiến hành giao nhận một cách cẩn thận giữa Ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là giữa bộ phận tín dụng và bộ phận kế toán trên cơ sở bản kê các loại giấy tờ liên quan đến hồ sơ bảo đảm tiền vay. Kế toán lập phiếu nhập kho, thủ kho hoặc thủ quỹ căn cứ vào phiếu nhập kho kiểm tra lại và tiến hành nhập kho lưu giữ.
Theo quy định thủ kho không được phép xuất hồ sơ bảo đảm tiền vay khi không có phiếu xuất hoặc cho mượn khi chưa có ý kiến phê duyệt của Giám đốc.
1.1.4. Thời hạn vay vốn.
Do Hưng yên là một tỉnh nông nghiệp, cho nên nhu cầu vay chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn, nhận biết được tình hình đó cho nên trong những năm qua NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên đã đề ra chiến lược cho vay ngắn và trung hạn, do đó đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khi xác định thời hạn vay vốn của khách hàng, Ngân hàng đã xem xét rất kỹ lưỡng các vấn đề như :
+ Đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, thực tế cho thấy chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng chủ yếu là ngắn hạn, một năm có thể thực hiện được 3 đến 4 chu kỳ….
+ Khả năng tạo nguồn thu của khách hàng, vì đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là tương đối ổn định, do đó nguồn thu của khách hàng ổn định, vì vậy Ngân hàng có nhiều khả năng thu hồi được vốn đúng thời hạn.
+ Tính chất nguồn vốn của ngân hàng, Ngân hàng đã phân loại nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu vay của khách hàng một cách hợp lí, phát huy được thế mạnh của ngân hàng…
Trong những năm qua do thực hiện tốt các vấn đề trên, cho nên Ngân hàng luôn thu hồi được vốn đúng thời hạn, giảm thiểu rủi ro, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt.
1.1.5. Chỉ tiêu về mức độ đảm bảo.
Ngân hàng trong những năm qua, làm rất tốt công tác về đảm bảo tiền vay, duy trì được tỷ lệ giữa số tiền cho vay và giá trị tài sản đảm bảo vào khoảng 75%. Do đó đã hạn chế được rủi ro, thu hồi nợ đúng hạn, và trong năm qua không phải xử lí tài sản thế chấp của một món vay nào.
1.2. Tình hình đầu tư vốn và biến động khách hàng.
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, lấy sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn làm định hướng đầu tư. NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đa rạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm mở rộng đầu tư, thu hút khách hàng trên địa bàn tỉnh. Do đó Ngân hàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ, năm 2002 doanh số cho vay nên tới 622,88 tỷ đồng, tăng so với năm 2001 là 220,1 tỷ đồng( tăng 54,6%), đến ngày 31/12/2002 tổng số khách hàng là 76.140 tăng so với đầu năm 6.197 khách hàng, với tổng dư nợ là 535 tỷ đồng, bình quân mỗi khách hàng dư nợ 7 triệu đồng. Đặc biệt là trong những năm gần đây số doanh nghiệp quan hệ tín dụng với Ngân hàng tăng lên đáng kể, năm 2002 dư nợ của các doanh nghiệp là 68 tỷ, tăng so với đầu năm là 39,4 tỷ, đây là điều đáng mừng đối với Ngân hàng và trong thời gian tới Ngân hàng sẽ tích cực đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp hơn nữa, vì đây là một thị trường đầu tư hết sức thuận lợi của Ngân hàng.
Do tỉnh Hưng yên là một tỉnh thuần nông, cho nên trong các đối tượng vay vốn thì Hộ gia đình cá thể chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của Ngân hàng. Năm 2002 số dư nợ của Hộ gia đình cá thể là 425,8 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 92,7 tỷ đồng và chiếm 79,6% tổng dư nợ.
Trong đó:
1.2.1. Cho vay ngắn hạn.
Kinh tế hộ trong những năm qua được tập trung cho sản xuất lương thực chủ yếu là chi phí cho ngành trồng trọt tạo điều kiện để thâm canh tăng năng suất, tiếp đến là chăm sóc vườn cây công nghiệp, cây ăn quả như : Cây đay, dâu tằm, nhãn, vải, cam, táo... ở các vùng như: Kim Động, Tiên Lữ, Khoái Châu, Văn Giang... hoặc cho vay trồng cây ngắn ngày như cây đậu tương, lạc và các loại cây màu kinh doanh trên đất hai vụ lúa. Đầu tư cho các hộ chăm sóc đàn gia súc ( Trâu, Bò cho thịt, sữa... ) phát triển chăn nuôi đàn lợn, đàn gia cầm nuôi cá trên những diện tích ao hồ, hoặc trên những khu ruộng trũng cấy một vụ và các dịch vụ khác phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn vốn đầu tư cho ngắn hạn chủ yếu là nguồn vốn tự huy động tại địa phương, nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Ngân hàng thế giới, nguồn vốn dịch vụ cho vay xoá đói giảm nghèo và một phần nhỏ của những năm , năm 1998 về trước là vốn vay NHNo & PTNT Việt Nam. Phương thức cho vay ngắn hạn được thực hiện cho vay từng lần trực tiếp giữa Ngân hàng và hộ vay vốn. Năm 2002 số dư nự là 253 tỷ đồng, tăng so với năm 2001 là 68,5 tỷ đồng, số hộ còn dư nợ là 49.572, do đó mức bình quân của 1 hộ vay vốn còn dư nợ là 5,1 triệu đồng.
1.2.2. Cho vay trung và dài hạn.
Đến cuối năm 2002 dư nợ trung và dài hạn của các hộ đạt 172,8 tỷ đồng tăng 24,2 tỷ đồng so với năm 2001, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đạt 41% so với tổng dư nợ cho vay kinh tế hộ. Đối tượng chính của loại cho vay này được tập trung chủ yếu cho các hộ sản xuất nông nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, như máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa ngoài ra vốn trung hạn còn tập trung cho vay cải tạo vườn tạp cho vay trồng cây đặc sản như nhãn, vải, cho vay cải tạo ao hồ nuôi thả cá và làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm... Vốn chiếm 70% là cho vay trung hạn có thời gian phổ biến từ 3 - 5 năm; 30% vốn dài hạn chủ yếu là phục vụ cho trồng cây ăn quả như: Nhãn, vải thời gian phổ biến từ 5 - 10 năm, nguồn vốn cho vay trung hạn chủ yếu là nguồn huy động trên 12 tháng tại địa phương và một tỷ lệ cho phép nhất định của dự án phục hồi nông nghiệp 2561 ( WB ), dự án trồng cây nhãn, vải AFD của Chính Phủ Pháp và vốn cho vay xoá đói giảm nghèo. Về phương thức cho vay: Cán bộ Ngân hàng trực tiếp điều tra, thẩm định từng dự án và thực hiện cho vay, thu nợ đến từng hộ sản xuất kinh doanh, mức cho vay tuỳ theo nhu cầu của từng dự án song bình quân mỗi hộ còn dư nợ hiện nay 7,4 triệu đồng.
1.3. Tình hình nợ quá hạn.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn phát sinh nghĩa là khi đến hạn trả nợ khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng, kể cả trường hợp đã được Ngân hàng cho ra hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ. Khi đó Ngân hàng không thu hồi được nợ, rủi ro đe dọa Ngân hàng vì vốn Ngân hàng cho vay là vốn huy động, Ngân hàng phải cân đối nguồn vốn của mình mới cho vay, nhưng khách hàng lại không trả đúng hạn, gây khó khăn cho Ngân hàng. Vì vậy bất cứ một Ngân hàng nào đều mong muốn là không có nợ quá hạn xảy ra. Tuy nhiên nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng được coi là điều hiển nhiên, do đó hạn chế và ngăn chặn nợ quá hạn luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi Ngân hàng thương mại. Vì vậy ở NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên vấn đề nợ quá hạn được quan tâm và theo dõi thường xuyên nhằm nắm bắt kịp thời tình hình nợ quá hạn, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn một cách hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng.
Tình hình nợ quá hạn tại NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên được thể hiện qua các biểu sau:
Biểu 4: nợ quá hạn tại NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu phân tích
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số Dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số Dư
Tỷ trọng
1. Tổng dư nợ
293.043
384.700
535.000
2. Tổng dư Nợ quá hạn
1637
0,55
1900
0,49
2.600
0,48
+ Nợ quá hạn ngắn hạn
731
0,25
856
0,22
1256
0,22
+ Nợ quá hạn trung và dài hạn
906
0,3
1044
0,27
1344
0,25
3. Tỷ lệ NQH ngắn hạn/Tổng DN ngắn
0,43
0,38
0,4
4.Tỷ lệ NQN trung và dài hạn/ Tổng DN trung và dài hạn
0,71
0,65
0,61
(Nguồn số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên)
Nguồn số liệu từ Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm
Của NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên
Năm
Triệu đồng
Biểu 5: cơ cấu nợ quá hạn
Nợ quá hạn ngắn hạn
Nợ quá hạn dài hạn
Qua biểu trên ta thấy tổng dư nợ quá hạn của NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên tăng qua các năm: Năm 2001 tổng dư nợ quá hạn là 1.900 triệu đồng tăng 263 triệu đồng so với năm 2000, năm 2002 tổng dư nợ quá hạn là 2600 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 700 triệu đồng. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2000 là 0,55%, năm 2001 là 0,49% giảm so với năm 2000 là 0,06%, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2002 là 0,48% giảm so với năm 2001 là 0,01%. Tuy tổng dư nợ quá hạn có tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm qua các năm, do đó khối lượng tín dụng được mở rộng và chất lượng tín dụng được nâng cao qua các năm.
Để có được những kết quả trên, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng yên, không những tăng cường, mở rộng hoạt động kinh doanh, mà còn tích cực làm tốt công tác lựa chọn khách hàng, quản lí, giám sát nguồn vốn, chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt, cụ thể:
+ Năm 2000 tổng dư nợ quá hạn là 1,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,55% trong tổng dư nợ, giảm so với năm 1999 là 1,99%, số tuyệt đối giảm 1,4 tỷ đồng.
+ Năm 2001 NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên luôn quan tâm đến công tác thu nợ, đặc biệt là công tác thu nợ quá hạn. Năm 2001 tổng doanh số chuyển nợ quá hạn là 18,3 tỷ đồng, tổng doanh số thu nợ quá hạn là 18 tỷ đồng (trong đó thu nợ quá hạn khó đòi là 215 triệu đồng). Tổng dư nợ quá hạn là 1,9 tỷ đồng, chiếm 0,49% trong tổng dư nợ, so với năm 2000 dư nợ quá hạn tăng 263 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm 0,06%.
+ Năm 2002 : Cùng với việc mở rộng khối lượng tín dụng, NHNo & PTNT tỉnh Hưng yên luôn coi trọng chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh. Trong năm 2002, tổng doanh số chuyển nợ quá hạn là 19,986 tỷ đồng, nhưng chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33642.doc