Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 3

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.1.2 Các hoạt động của NHTM 4

1.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM 5

1.1.3 Phân loại tín dụng 7

1.2. Chất lượng của tín dụng ngân hàng 9

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 9

1.2.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM 10

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 11

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 13

1.2.4.1 Các yếu tố chủ quan 13

1.2.4.2 Các yếu tố khách quan 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á 17

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Bắc Á 17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Bắc Á 17

2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Bắc Á 18

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 20

2.1.4 Một số hoạt động của ngân hàng TMCP Bắc Á 21

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 21

2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn 24

2.1.4.3 Hoạt động đầu tư 26

2.1.4.4 Dịch vụ bảo lãnh 27

2.1.4.5 Dịch vụ chuyển tiền 28

2.1.4.6 Các hoạt động kinh doanh khác 29

2.1. 5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàngTMCP Bắc Á trong những năm gần đây. 30

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Bắc .32

2.2.1 Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng qua các chỉ tiêu 32

2.2.1.1 Các chỉ tiêu định tính 32

2.2.1.2 Các chỉ tiêu định lượng 33

2.2.2 Đánh giá chung về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Bắc Á 36

 2.2.2.1 Những kết quả đạt được 36

2.2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 41

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á 44

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng TMCP Bắc Á 44

3.1.1. Định hướng chung 44

3.1.2 Phương hướng cụ thể trong giai đoạn 2010-2015 45

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng 47

3.2.1. Giải pháp về tăng cường vốn để cho vay 47

3.2.2. Tuân thủ thực hiện nghiêm túc qui trình tín dụng 49

3.2.3. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro 54

3.2.4. Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát 57

3.2.5 Giải pháp về tổ chức nhân sự 58

3.2.6 Đẩy mạnh các hoạt động thuộc Marketing ngân hàng 59

3. 3 Một số kiến nghị 60

3.3.1 Đối với Nhà nước 60

3.3.2 Đối với ngân hàng 61

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008 2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nợ đủ chỉ tiêu 4650 98,75 6364 98,19 8925 97,39 Nợ cần chú ý 35 0,74 76 1,17 171 1,87 Nợ dưới tiêu chuẩn 8 0,17 24 0,37 32 0,35 Nợ nghi ngờ 7 0,15 7 0,11 17 0,18 Nợ có khả năng mất vốn 6 0,13 10 0,15 19 0,21 Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2007-2008-2009 Nhìn chung hoạt động cho vay đã thực hiện đúng định hướng chỉ đạo trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng lan rộng, các chi nhánh đã thực hiện tốt kế hoạch hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm tránh tối đa các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Mức tăng trưởng cho vay cao chủ yếu tập trung tại Hội sở chính do giải ngân các dự án đã cam kết từ trước. Trong năm 2008, Bộ phận quản lý rủi ro đã đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát rủi ro của hoạt động cho vay. Nhờ hoạt động hiệu quả trên cở sở nhận diện những rủi ro tiềm ẩn, hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng đã góp phần nâng cao chất lượng các món vay, quản lý rủi ro một cách khoa học và linh hoạt. Cuối năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,8% trên tổng số dư nợ, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,63% tổng dư nợ. Các chỉ số này mặc dù tăng nhẹ so với năm 2007 bởi những tác động tiêu cực chung của nền kinh tế nhưng nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn an toàn đã đặt ra. Tỷ lệ nợ đủ chỉ tiêu tăng so với năm 2008, chiếm 97,39% tổng dư nợ. Nền kinh tế Việt Nam năm 2009 tiếp tục chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng, Chính phủ đã thực hiện các chương trình kích thích kinh tế và có tác dụng tích cực tới hệ thống ngân hàng thương mại. Ngân hàng Bắc Á nhờ có bộ phận quản lí rủi ro đi vào hoạt động và rút ra được nhiều bài học trong năm 2008 , do vậy trong năm 2009 ngân hàng Bắc Á vẫn an toàn trên cơ sở tăng cường hệ hống quản lí rủi ro. Với tỷ lệ nợ xấu là 0,74%, đạt kế hoạch đặt ra là nhỏ hơn 1%. Tỷ lệ nợ đủ chỉ tiêu tăng lên so với năm 2008, đạt 97,39%. 2.1.4.3 Hoạt động đầu tư Ngân hàng có các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá, chứng khoán, góp vốn đầu tư dài hạn, đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Trong nền kinh tế suy thoái như hiện nay, ngân hàng đặt ra kế hoạch và chiến lược đầu tư thận trọng, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Do đó, hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu thực hiện đầu tư góp vốn vào các dự án có hiệu quả đã cam kết từ trước và đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Từ thành công do hoạt động đầu tư mang lại, ngân hàng tiếp tục phát huy thế mạnh đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng như thủy điện, bất động sản, khoáng sản, trồng rừng... trên cơ sở an toàn nhưng phải đảm bảo hiệu quả mang lại lợi ích nhiều nhất cho các cổ đông. Bảng 2.4 Tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng: Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Số tiền Tỷ lệ 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ 2009/2008 Góp vốn đầu tư dài hạn 176,6 263,3 1.49 534,5 2,03 Đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá: 184,5 273,7 1.48 897,7 3,28 a.CK sẵn sàng để bán 179,5 268,7 1.5 885,6 3,3 b.Cất giữ đến ngày đáo hạn 5 5 1 12,1 2,42 Tổng tài sản 361,1 537 1.49 1433 2,67 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính qua các năm2007-2009 Trong năm 2007, Bắc Á tiếp tục góp vốn liên doanh vào các dự án, mua cổ phần của các tổ chức khác đạt 176,6 tỷ đồng. Các dự án tổ chức mà ngân hàng tham gia góp cổ phần đang hoạt động rất có hiệu quả chung trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm qua. Ngoài ra, ngân hàng cũng tham gia thị trường chứng khoán với tổng mức đầu tư 184,5 tỷ đồng, trong đó chứng khoán sẵn sang để bán: 179,5 tỷ đồng; chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn: 5 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính năm 2008, các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá đạt 273,7 tỷ đồng (chiếm 45%) , góp vốn vào đầu tư dài hạn đạt 263,3 tỷ đồng (chiếm 44%), còn lại là chứng khoán kinh doanh đạt 66 tỷ (chiếm 11%) Sự sụt giảm vào đầu tư chủ yếu là từ khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác đến hạn trong năm đạt 1.700 tỷ đồng. Hơn nữa năm 2008 ghi nhận những khó khăn của thị trường chứng khoán, ngân hàng đã đặt ra kế hoạch, chiến lược đầu tư thận trọng, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Do vậy, hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu thực hiện góp vốn các dự án có cam kết từ trước và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng, Chính phủ đã thực hiện các chương trình kích thích kinh tế, hệ thống ngân hàng. Có sự gia tăng đầu tư trong năm 2009 so với năm 2008 tuy tỷ lệ gia tăng chưa đạt được cao như năm 2007. Hoạt động đầu tư chủ yếu vào giấy tờ có giá và chứng khoán gấp 3,28 lần xo với năm 2008 nhưng vẫn trên cơ sở tăng cường quản lí rủi ro tín dụng. Do đó ngân hàng vẫn chú trọng đầu tư góp vốn đàu tư dài hạn với số tiền 534,5 tỷ đồng, tăng 2,03 lần so với năm 2008. Kinh doanh an toàn vẫn là mục tiêu chung của các ngân hàng thương mại trong năm vừa qua. 2.1.4.4 Dịch vụ bảo lãnh Bằng những kinh nghiệm cùng với uy tín lâu năm trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, ngân hàng TMCP Bắc Á trong những năm qua đã trở thành bạn hàng đáng tin cậy nhất của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, với các nghiệp vụ bảo lãnh rất phong phú, thủ tục đơn giản, phí hấp dẫn cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.  - Các loại bảo lãnh: · Bảo lãnh vay vốn:  Bảo lãnh vay vốn trong nước.    Bảo lãnh vay vốn nước ngoài. · Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng. · Bảo lãnh dự thầu. · Bảo lãnh hoàn thanh toán. · Bảo lãnh tiền giữ lại. · Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. · Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. · Bảo lãnh bảo hành. · Bảo lãnh bảo dưỡng. · Các loại bảo lãnh khác. - Các hình thức bảo lãnh: · Phát hành bảo lãnh bằng thư, điện (telex/swift), phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác · Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu · Thông báo bảo lãnh · Các hình thức khác theo qui định của pháp luật 2.1.4.5 Dịch vụ chuyển tiền Chuyển tiền ra nước ngoài: Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài của ngân hàng TMCP Bắc Á sẽ tiết kiệm thời gian cho khách hàng và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. Dịch vụ này được sử dụng vào các mục đích: Chi phí cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc cho người thân. Đi công tác, du lịch, thăm viếng người thân ở nước ngoài. Trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài. Chuyển tiền cho người được thừa kế ở nước ngoài. Thanh toán các loại phí, lệ phí cho nước ngoài. Đi định cư ở nước ngoài. Những mục đích khác được pháp luật cho phép. Chuyển tiền nhanh trong nước: Qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống chuyển tiền điện tử, số tiền của khách hàng sẽ được chuyển tới tận tay của người nhận an toàn và nhanh chóng. Ngoài ra, ngân hàng TMCP Bắc Á đang tiến hành giao dịch chuyển tiền nhanh theo yêu cầu khẩn cấp của quý khách tại một số thành phố lớn. Đến với dịch vụ này của ngân hàng TMCP Bắc Á khách hàng sẽ rất hài lòng với thủ tục đơn giản, an toàn và chỉ cần 5 phút, tiền sẽ được chuyển tới tay người nhận. 2.1.4.6 Các hoạt động kinh doanh khác * Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi tác động từ khủng hoảng kinh tế khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng sụt giảm, hơn nữa sự cạnh tranh * Hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch Ngoài hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ, ngân hàng TMCP Bắc Á còn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn. Hiện tại NHTM phần Bắc Á đang trực tiếp đầu tư và quản lí Khách sạn Xanh (Green Hotel) đạt tiêu chuẩn 3 sao tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Với cơ sở vật chất 3 toà nhà 5 tầng (một toà nhà hướng ra biển), gần 200 phòng tiện nghi đầy đủ (27 phòng VIP, 6 phòng đặc biệt). Hệ thống nhà hàng được trang bị các thiết bị sang trọng, hệ thống ánh sáng và âm thanh hiện đại. Bao gồm một nhà hàng hướng ra biển với sức chứa 300-400 người và một nhà hàng sức chứa 100-150 trong khuôn viên vườn hoa cây cảnh rất đẹp và lãng mạn. Đặc biệt tại đây còn có rất nhiều các phòng riêng từ 5 đến 10 người hoặc từ 20 đến 40 người phục vục quý khách tổ chức tiệc chiêu đãi, ngoại giao, các buổi giao lưu văn nghệ, sinh nhật… Ngoài ra ngân hàng còn có bể bơi thông minh, quầy bar-cà phê, các dịch vụ vui chơi giải trí, siêu thị Maximark, tổ chức tham quan du lịch, bán hàng lưu niệm, đặt vé máy bay, tầu hoả… 2.1. 5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàngTMCP Bắc Á trong những năm gần đây. Năm 2008 thật sự là một năm khó khăn của thị trường tài chính Việt Nam trước sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của các khoản nợ dưới chuẩn Mỹ. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung của nền thế giới, tính đến cuối năm 2008, chỉ số Vn-index đã giảm 65% so với đầu năm. Phải đối mặt với khủng hoảng tài chính trong năm 2008 nhưng Ngân hàng Bắc Á dưới sự điều hành linh hoạt của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên ngân hàng đã từng bước vượt qua được khó khăn và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến năm 2008, Ngân hàng Bắc Á đã có hai lần tăng vốn điều lệ, lần thứ nhất tăng vốn điều lệ từ mức 940 tỷ đồng lên mức 1.016 tỷ đồng, lấy từ nguồn thặng dư vốn cổ phần. Lần thứ hai, vào cuối năm 2008, vốn điều lệ tăng lên đến 1.315 tỷ đồng do các cổ đông đóng góp. Tính chung cả năm, vốn điều lệ tăng 39,9% so với đầu năm, đáp ứng các yêu cầu về vốn điều lệ của ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ dẫn đến gia tăng năng lực vốn chủ sở hữu trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn là một sự cố gắng lớn của Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc và các cổ đông của ngân hàng. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bắc Á trong mấy năm gần đây được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bắc Á Đơn vị: Tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Số tiền Tăng (giảm)% Số tiền Tăng (giảm)% 1 Thu nhập lãi thuần 221.679 223.008 0,6 421.998 89,23 2 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 7.188 6.044 -15,92 16.091 166,23 3 Lãi thuần từ dịch vụ khác 1.437 2.693 87,4 3.363 24,87 4 Thu nhập từ vốn góp cổ phần 356 10.829 -96,96 - - 5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 174.743 123.399 -29,38 195.859 58,72 6 Chi phí hoạt động 50.472 88.981 76,3 186.540 109,64 7 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 10.139 438 42,2 772 76,23 8 Tổng lợi nhuận trước thuế 164.604 122.961 -25,3 229.876 86,95 9 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 44.848 33.077 -26,25 48.282 45,97 10 Lợi nhuận sau thuế 119.756 89.884 -24,96 161.396 79,56 Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của ngân hàng Bắc Á năm 2007-2008-2009 Trong năm 2007, ngân hàng Bắc Á đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong hoạt động kinh doanh cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, ngân hàng Bắc Á đã vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch về tăng trưởng, huy động vốn, mở rộng mạng lưới, dư nợ tín dụng và lợi nhuận. Kết quả kinh doanh của ngân hàng với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lên tới 106,78% từ 79.629 triệu đồng năm 2006 lên tới 164.604 triệu đồng năm 2007, tỷ lệ cổ tức trên vốn chủ sở hữu đạt mức tăng cao lên tới 26,91%. Tổng thu nhập cả năm 2008 đạt 1.427 tỷ đồng, tăng 812 tỷ đồng so với 2007, tương đương tăng 132% so với 2007. Trong đó, thu từ lãi và tương đương lãi 1.349 tỷ đồng, chiếm 95,5% tổng thu cả năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 122.961 triệu đồng, giảm 41643 triệu đồng, tương đương giảm 25,3% so với năm 2007. Lợi nhuận năm 2008 đạt thấp hơn 2007 và kế hoạch đề ra ban đầu nhưng là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh phải đảm bảo an toàn hoạt động, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ và chia sẻ khó khăn với khách hàng. Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2009 đạt 229.876 tỷ đồng tăng 86,95% so với năm 2008. Lợi nhuận năm 2009 cao hơn nhiều so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế đạt 161.396 tỷ đồng. Năm 2009 quả là một năm thành công vượt bậc của ngân hàng Bắc Á về doanh thu và lợi nhuận. Qua bảng trên có thể thấy, hầu hết các chỉ số của ngân hàng đều tăng cao trong năm 2009. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, ngân hàng Bắc Á vẫn luôn dành sự quan tâm lớn tới các hoạt động xã hội và cộng đồng nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Trong năm 2007, ngân hàng Bắc Á đã có một số hoạt động thiết thực như tài trợ xây dựng trường học, bệnh xá cầu cống cho vùng sâu vùng xa, ủng hộ đồng bào bị bão lụt và người nghèo… Đặc biệt, ngân hàng đã đang phối hợp với bảo tàng Lịch sử Quân sự và báo Tiền Phong phát động và tổ chức cuộc tìm kiếm và sưu tầm kỷ vật kháng chiến trên phạm vi toàn quốc trong khoảng thời gian 2008-2010. 2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Bắc Á 2.2.1 Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng qua các chỉ tiêu 2.2.1.1 Các chỉ tiêu định tính Trong nền kinh tế thị trường gay gắt và nhiều biến động, kéo theo sự chuyển biến sâu sắc trong ngành ngân hàng tài chính. Ngân hàng TMCP Bắc Á đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, thường xuyên sửa đổi qui chế qui trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh, cho ra các dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn luôn là điều mà Bắc Á chú trọng. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt được sự tăng trưởng và bền vững. Trong những năm qua, ngân hàng Bắc Á đã không ngừng mở rộng hoạt động với hơn 50 điểm giao dịch trên cả nước, ngày càng khẳng định vị thế lớn mạnh của mình. Phương châm tín dụng an toàn, bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh, cung cấp cho khách hàng dịch vụ đa dạng và tiện ích, phát huy tối đa nguồn lực tài chính trên cơ sở vững chắc và nâng cao khả năng sinh lời. Ngân hàng chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên để phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng. Ngân hàng đặt mục tiêu hàng đầu hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cán bộ với quan niệm nguồn nhân lực là nền tảng. Bên cạnh đó ngân hàng chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, hoạt động cộng đồng và xã hội. Ngân hàng luôn quán triệt một cách triệt để những qui định, qui chế của pháp luật. 2.2.1.2 Các chỉ tiêu định lượng * Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn Ý nghĩa của việc đánh giá hệ số này là nhằm so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với huy động vốn. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được. Vậy ở ngân hàng TMCP Bắc Á hệ số này trong những năm qua đạt mức bao nhiêu, tốt hay chưa tốt, ta hãy xem xét bảng sau. Bảng 2.6: Hệ số sử dụng vốn qua các năm Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1-Huy động vốn 11102 6529 12275 2-Sử dụng vốn 4709 6481 9164 Hệsố=(2)/(1)x100% 74,1% 99,26% 74,66% Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh ngân hàng TMCP Bắc Á Các số liệu đã cho thấy, mặc dù công tác huy động và sử dụng vốn qua các năm đều tăng song nhìn chung hệ số sử dụng vốn của ngân hàng vẫn ở mức chưa cao. Có sự vượt trội trong năm 2008, mức huy động vốn giảm đi so với năm 2007 do tình hình kinh tế chung gặp khó khăn, mức vốn huy động được sử dụng tối đa với hệ số 99,26%. Năm 2009 giảm thấp hơn 24,6% so với năm 2008. Nguyên nhân khiến cho Chi nhánh có hệ số sử dụng vốn thấp trong năm vừa qua có thể được lý giải là do những khó khăn của nền kinh tế, môi trường đầu tư không thuận lợi, số lượng dự án khả thi ít,…Đây cũng là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong hệ thống NHTM ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu như đem so sánh các hệ số trên với một số ngân hàng cùng hay khác hệ thống thì ngân hàng TMCP Bắc Á vẫn cao hơn so với các ngân hàng khác * Chỉ tiêu dư nợ Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) / Tổng dư nợ Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín. Bằng các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Bắc Á đã được trình bầy trong các phần trên, ta tính được vòng quay vốn tại như sau: Bảng 2.7: Chỉ tiêu dư nợ trong những năm gần đây Đơn vị: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 Nợ ngắn hạn 1904 3297 4215 Tổng dư nợ 4709 6481 9164 Chỉ tiêu dư nợ 40% 51% 46% Nguồn báo cáo thường niên ngân hàng Bắc Á năm 2007, 2008, 2009 Qua bảng trên cho thấy, chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn cao nhất ở năm 2008 với hệ số là 51%. Năm 2009 giảm xuống còn 46% nhưng vẫn ở mức cao hơn so với năm 2007. Năm 2009 nợ ngắn hạn chiếm 4215 tỷ trên tổng dư nợ là 9164 tỷ đồng. Nhìn chung tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ trung và dài hạn xấp xỉ nhau chứng tỏ ngân hàng có sự phân bổ đồng đều trong tín dụng cho vay. Nhu cầu vốn theo chiều sâu, đầu tư cho sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, lăp đặt trang thiết bị mới.. đang có xu hướng tăng lên. Nhưng căn cứ vào mục tiêu an toàn tín dụng của ngân hàng, Bắc Á vẫn cân đối các khoản nợ theo thời gian. Theo xu hướng, vốn đầu tư cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, vốn cho vay mua nhà chung cư, dự án nhà ở, mua ô tô, máy móc thiết bị thi công, văn phòng, xây dựng khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại... tạo nên dư nợ trung và dài hạn sẽ tăng lên trong thời gian tới. * Chỉ tiêu vòng quay vốn Hệ số sử dụng vốn = Huy động vốn / Sử dụng vốn Vòng quay vốn tín dụng trong năm được tính bằng tỷ lệ của doanh số thu nợ trong năm chia cho dư nợ bình quân trong năm. Bằng các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh tại ngân hàng đã được trình bầy trong Bảng 2.6, ta tính được vòng quay vốn như sau: 2,36 (2007); 1,01 (2008); 1,34 (2009). Biết rằng chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì nó phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong năm, với số vòng quay như vậy trong khi dư nợ của Bắc Á chủ yếu cho vay ngắn hạn thì kết quả thu được là rất đáng khả quan, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (trong vòng 1 năm các doanh nghiệp có thể quay vòng vốn từ 2 đến 4 lần, tức một chu kỳ chuyển vốn của doanh nghiệp là từ 3 đến 4 tháng). * Tình hình lãi treo Những năm qua Ngân hàng TMCP Bắc Á đã có nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo an toàn vốn, lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn nhung nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn vẫn tăng lên qua các năm Cụ thể: Bảng 2.8 :Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiển (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 5.989,2 0,13 9.618,6 0,148 17.628,3 0,192 Tổng dư nợ 4.709.365 100 6.481.099 100 9.164.235 100 Nguồn báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Bắc Á 2007,2008,2009 Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên trong năm 2007-2009. Điều này phản ánh chất lượng các khoản vay chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 0,13% năm 2007 với gần 6 tỷ đồng lên 0,192% với hơn 17 tỷ đồng năm 2009. Do đó ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến công tác thẩm định, quản lí rủi ro, kiểm tra giám sát các hoạt động cho vay nhằm giảm hơn nữa tỷ lệ nợ xấu, ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng. 2.2.2 Đánh giá chung về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Bắc Á 2.2.2.1 Những kết quả đạt được Thứ nhất, chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Bắc Á đang ngày càng phát triển. Tín dụng có vai trò quan trọng tiên phong hàng đầu trong các hoạt động của ngân hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong những năm gần đây, ngân hàng TMCP Bắc Á luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.9 Bảng phân tích chất lượng nợ cho vay các dự án đầu tư Đơn vị: tỷ dồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiển (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 4.649.775,5 98,7 6.364.568,8 98,2 8.935.129,1 97,5 2 Nợ cần chú ý 37.778,8 0,8 75.859,3 1,2 137.463,5 1,5 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 8.348,3 0,2 24.099,2 0,4 64.149,6 0,7 4 Nợ nghi ngờ 7.473,6 0,2 6.953,6 0,1 9.164,23 0,1 5 Nợ có khả năng mất vốn 5.989,2 0,1 9.618,6 0,1 17.628,3 0,19 6 Tổng 4.709.365,5 100 6.481.099,6 100 9.164.235 100 Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tổng nợ của ngân hàng tăng lên qua các năm từ 4.709.65,5 triệu đồng (năm 2007) lên 6.418.099,6 triệu đồng. Năm 2008 tuy nền kinh tế gặp khủng hoảng và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn nhưng tổng số tiền ngân hàng Bắc Á cho vay vẫn tăng lên. Tới năm 2009, nền kinh tế đã được phục hồi, ngân hàng tăng tổng nợ lên tới9.164.235 triệu đồng. Điều này phản ánh ngày càng có nhiều doanh nghiệp, có nhiều dự án vay vốn của ngân hàng để kinh doanh phát triển. Hơn nữa ngân hàng cũng đang cho vay những dự án có khả năng trả nợ cao và đúng thời hạn, điều này thể hiện ở số nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm trên 96,9%; đặc biệt số nợ đủ tiêu chuẩn năm 2007 lên tới 98,7%. Năm 2008 do kinh tế khủng hoảng trên tất cả mọi lĩnh vực nên hoạt động cho vay cũng kém hiệu quả hơn so với năm 2007, tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn giảm xuống còn 98,2% . Năm 2009 tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn còn 97,5%. Các khoản nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn tuy có tỷ trọng tăng dần qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số nợ của Ngân hàng. Tỷ trọng nợ nghi ngờ năm 2007 là 0,2%, giảm xuống còn 0,1% năm 2008 và giữ ở mức 0,1% năm 2009. Năm 2007 tổng nợ có khả năng mất vốn là 5.989,2 triệu đồng, tương đương với 0,1%; sang năm 2008 số tiền nợ có khả năng mất vốn là 9.618,6 triệu đồng tương đương với 0,1%. Năm 2009 tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng lên là 0,19% với số tiền 17.628,3 triệu đồng. Khả năng đảm bảo an toàn tín dụng củ ngân hàng Bắc Á tuy có phần giảm đi trong thời gian qua nhưng vẫn luôn giữ ở mức an toàn cho phép. Lượng tổng dư nợ tăng lên trong các năm. Vì vậy ngân hàng cần chú trọng hơn nữa công tác quản lí rủi ro tín dụng để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng. Ngoài ra, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007, đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phải phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi. Ngân hàng TMCP Bắc Á còn có kế hoạch trích dự phòng tín dụng cụ thể cho từng loại nợ để đề phòng khi rủi ro như sau Bảng 2.10: Trích dự phòng rủi ro tín dụng Nhóm Loại nợ Tỷ lệ dự phòng cụ thể (%) 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0 2 Nợ cần chú ý 5 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20 4 Nợ nghi ngờ 50 5 Nợ có khả năng mất vốn 100 Nguồn: ngân hàng TMCP Bắc Á Dự phòng cụ thể được tính theo số dư các khoản cho vay tại ngày 30 tháng 11 hàng năm trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo sau khi trừ đi các khoản chi phí phát mại tài sản đảm bảo dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể và được chiết khấu theo tỷ lệ quy định cho từng loại tài sản đảm bảo. Chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng ngày càng được chú trọng và có tác động tích cực đến tình hình cho vay của ngân hàng, nâng tổng số dự án xin vay vốn cao thêm, chất lượng dự án ngày càng được đảm bảo, số dự án xin vay vốn và những dự án được duyệt vay vốn ngày càng tăng lên. Bảng 2.11: Bảng số dự án xin vay vốn, số dự án được duyệt STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Số dự án xin vay vốn Dự án 148 215 327 2 Dự án đã được thẩm định Dự án 148 215 327 3 Số dự án được phê duyệt Dự án 135 208 311 4 Tổng số tiền xin vay vốn Tr. đ 5.162.860 6.700.213 10.467.987 5 Tổng doanh số cho vay Tr. đ 4.709.365 6.481.099 9.164.235 6 Doanh số thu nợ Tr. đ 53.600,7 106.912 12.829.929 Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á Dựa vào bảng số liệu ta thấy, trong những năm gần đây công tác thẩm định và quản lý rủi ro của ngân hàng làm việc ngày càng có hiệu quả hơn, thẩm định và cho vay chính xác hơn với những dự án tốt và bác bỏ những dự án không có khả năng trả nợ. Số dự án xin vay vốn ở ngân hàng cũng tăng lên đáng kể những năm gần đây. Số dự án xin vay vốn năm 2006 là 112 dự án, đến năm 2008 đã lên tới 215 dự án. Doanh số cho vay cũng tăng lên một cách nhanh từ năm 2006 đến năm 2008. Doanh số cho vay năm 2006 là 2.768 tỷ đồng, đến năm 2008 doanh số cho vay của ngân hàng lên tới 6.481 tỷ đồng tương đương với tăng 234 %. Bảng 1.12: Bảng tổng kết hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Bắc Á Năm Doanh số cho vay (triệu đồng) Doanh số thu nợ (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2007 4.709.365 53.600,7 1,1 2008 6.481.099 106.912 1,6 2009 9.164.235 128.299 1,4 Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á Biểu 2.2: Biểu đồ kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Bắc Á Đơn vị: tỷ đồng Như vậy, tỷ trọng thu nợ giảm mạnh ở năm 2007 và sang năm 2008 thì tỷ trọng này có sự tăng lên nhưng vẫn ở khả năng cho phép của ngân hàng. Đến 2009 tỷ trọng thu nợ lại giảm xuống.Từ tỷ trọng 1,1 % năm 2007 lên 1,6% năm 2008,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26030.doc
Tài liệu liên quan