MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 3
1.1.1Khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm 4
1.1.2.1 Hoạt động kinh doanh có điều kiện 4
1.1.2.2 Tư cách trung gian tài chính 4
1.1.3 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 7
1.1.3.1 Khái niệm 7
1.1.3.2 Bản chất 8
1.1.3.3 Vai trò 8
1.1.3.4 Phân loại tín dụng 9
1.1.3.5 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng 12
1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 13
1.2.1 Khái niệm 13
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 14
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 19
1.3.2 Các nhân tố khách quan 21
1.3.2.1 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp, khách hàng 21
1.3.2.2 Môi trường kinh tế 22
1.3.2.3 Môi trường chính trị, xã hội 23
1.3.2.3 Môi trường pháp lý 23
1.3.2.3 Môi trường tự nhiên 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1.Khái quát chung 25
2.1.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Quân đội 25
2.1.2. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân 26
2.1.2.1 Sơ lược quá trình phát triển 26
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự 27
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 29
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 29
2.1.3.2 Tình hình cho vay 31
2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ 33
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 33
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thanh Xuân (MB Thanh Xuân ) 35
2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ 35
2.2.1.1 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng 35
2.2.1.2 Cơ cấu dư nợ theo thời gian 36
2.2.1.3 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền 37
2.2.2 Lượng khách hàng 38
2.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn vay 39
2.2.4 Tình hình nợ quá hạn 39
2.2.5 Vòng quay vốn tín dụng 41
2.2.6 Kết quả đạt được 41
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thanh Xuân (MB Thanh Xuân ) 42
2.3.1 Đánh giá chung 42
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 43
2.3.2.1 Hạn chế 43
2.3.2.1 Nguyên nhân 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH THANH XUÂN 47
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh 47
3.1.1 Phương hướng hoạt động chung 47
3.1.2 Định hướng hoạt động đầu tư 48
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 49
3.2.1 Ngân hàng đảm bảo sự bình đẳng giữa các khách hàng 49
3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng 49
3.2.3 Nhanh chóng củng cố, hoàn thiện việc thu nợ 50
3.2.4 Đảm bảo và nâng cao chất lượng thẩm định theo đúng quy trình 52
3.2.5 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt 53
3.2.6 Tăng cường biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro 53
3.2.7 Kiên quyết xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu 55
3.2.8 Tăng cường công tác kiểm tra. Kiểm soát nội bộ 56
3.2.9 Chuẩnt hóa đội ngũ cán bộ 56
3.2.10 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 57
3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại MB Thanh Xuân 58
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 58
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước& Ngân hàng Quân đội 59
3.2.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 59
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 63
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%. Ngân hàng TMCP Quân đội đã triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định 493 về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN, tích cực thu hồi nợ đọng và kết quả đạt được rất khả quan.
Với mục tiêu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm hướng đến sự tiện lợi cho khách hàng. Ngân hàng TMCP Quân đội đang dần hoàn thiện, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộng quan hệ hợp tác để mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với hoạt động dịch vụ thẻ của mình và bắt đầu từ cam kết giữa VCB – Viettel – MB.
Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Thanh Xuân (MB Thanh Xuân )
2.1.2.1 Sơ lược quá trình phát triển
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội- Chi nhánh Thanh Xuân (MB Thanh Xuân) được thành lập ngày 3/4/1997 có trụ sở tại 475 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội. Về tổ chức hiện nay gồm 2 phòng là: Phòng tín dụng và phòng kế toán, biên chế hiện nay gồm 23 cán bộ nhân viên. Phòng tín dụng có 13 cán bộ cùng giúp đỡ và kết hợp với nhau để hoàn thành công việc, phòng kế toán có 10 người chịu quản lý trực tiếp của một kiểm soát sàn, tất cả mọi hoạt động của nhân viên trong chi nhánh đều chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc Khi mới thành lập ngân hàng là phòng giao dịch. Từ tháng 3 năm 2005 ngân hàng chuyển thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội Việt Nam. MB Thanh Xuân thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ ngân hàng và đầu tư trên mọi lĩnh vực. Nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh là từ hoạt động cho vay các doanh nghiệp trực thuộc quân đội, các doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân trên địa bàn Hà Nội.
Buổi đầu thành lập, MB Thanh Xuân gặp rất nhiều khó khăn như sự non trẻ của mình so với các ngân hàng thương mại nhà nước, nền kinh tế đất nước chưa ổn định và đang bước sang nền kinh tế thị trường, một số doanh nghiệp quan hệ với ngân hàng làm ăn thua lỗ….Tuy nhiên MB Thanh Xuân cũng có một số thuận lợi như: Trụ sở tại tuyến phố chính, khu đông dân cư, có nhiều khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp làm ăn có uy tín và có quan hệ lâu dài với ngân hàng như: Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty Xây dựng 472, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Hà, Công ty Xây Lắp 665, Công ty Xây dựng 99, Công ty CPXDPT nhà Hà Nội….. Hơn nữa, MB Thanh Xuân có giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên khá trẻ, có trình độ chuyên môn cao và rất năng động, nhiệt tình trong công việc. Vì vậy MB Thanh Xuân có được những thành công lớn trong thời gian gần đây: Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và không ngừng gia tăng lợi nhuận… đã góp phần nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức - nhân sự
Lĩnh vực hoạt động của MB Thanh Xuân
MB Thanh Xuân thực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.
Huy động tiền gửi tiết kiệm.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.
Cho vay Treasury đối với MB Việt Nam.
Chiết khấu thương phiếu trái phiếu và các giấy tờ có giá.
Làm dịch vụ thanh toán giữa khách hàng và các ngân hàng.
Thực hiện kinh doanh ngoai tệ, thanh toán quốc tế.
Thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế dưới nhiều hình thức.
Dich vụ bảo lãnh .
Dịch vụ ngân quỹ.
Cơ cấu tổ chức nhân sự:
Giám Đốc
Phòng
Tín Dụng
Phòng
Kế Toán
Kiểm Soát
Sàn
Lê Trung Hiếu
Nguyễn Văn Khoa
Lê Thị Thỏa
Nguyễn Trung Kiên
Nguyễn Anh Tuấn
Trần.T.Thanh Huyền
Nguyễn Thị Tươi
Đặng Thùy Linh
Nguyễn.T.Hồng Lợi
Dương Thị Lệ Chi
Nguyển Bảo Trung
Nguyễn Thị Hiền
Trần Trọng Oanh
Trần.T.Phương Thảo
Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn.T.Hồng Sen
Hồ .T. Thanh Huyền
Nguyễn Mỹ Hoa
Nguyễn Kiều Oanh
Nguyễn Thu Thủy
Trần Hải Anh
Nguyễn Tuấn Anh
Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Thanh Xuân (MB Thanh Xuân )
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định quy mô cho vay, năng lực thanh toán và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Trong những năm qua MB Thanh Xuân rất coi trọng công tác huy động vốn, với mục tiêu xây dựng cơ cấu vốn hợp lý với chi phí huy động thấp và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được, đồng thời nâng cao hiêu quả kinh doanh. Nhất là thời gian gần đây, khi lạm phát tăng cao và việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn thì ngân hàng không ngừng gia tăng lãi suất huy động tiền gửi, có nhiều chương trình khuyến mại dự thưởng như: Hái lộc đầu xuân, lãi suất cao – rút gốc linh hoạt…, và đặc biệt ngân hàng gắn lion với khẩu hiệu: “ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – Vững vàng tin cậy” đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Thực tế công tác huy động vốn tại MB Thanh Xuân được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại MB Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng nguồn vốn huy động
520.461
100
736.471
100
844.629
100
1. Tiền gửi không kỳ hạn
118.152
22,7
155.564
21
181.610
21,5
2. Tiền gửi có kỳ hạn
48.984
9,4
79.105
10,8
95.774
11,3
3. Tiền gửi tiết kiệm
334.884
64,3
472.729
64
536.438
63,5
4. Tiền gửi ký quỹ các loại
18.441
3,6
29.073
4,2
30.807
3,7
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
- Tổng nguồn vốn huy động của MB Thanh Xuân năm 2006 là 736.471 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 216.010 triệu đồng, với tốc độ tăng 41.5% vượt kế hoạch 19,5%. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng 37.412 triệu đồng, tương ứng 31,6%; tiền gửi có kỳ hạn tăng 30.121 triệu đồng, tương ứng 61,5%; tiền gửi tiết kiệm tăng 137.845 triệu đồng với tốc độ tăng 41.2%; tiền gửi ký quỹ các loại tăng 10.632triệu đồng với tốc độ tăng 57.6%.
Qua bảng trên ta thấy kết quả huy động vốn năm 2006 tăng khá cao so với năm 2005 (41.5%) và tăng khá đều ở các lĩnh vực và phương thức huy động. Có được kết quả này là do trong năm nền kinh tế của đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng tăng trưởng khá cao và ổn định đã tạo ra nguồn thu nhập của dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội ngày càng tăng, tiết kiệm trong dân cư tăng; kéo theo nhu cầu thanh toán qua ngân hàng, nhu cầu về các sản phẩm tiết kiệm, nhu cầu về bảo đảm an toàn tài sản…trong dân cư tăng nên lượng tiền gửi vào ngân hàng lớn hơn. Hơn nữa, điều quan trọng hơn dẫn đến thành công trong việc huy động vốn là do sự nỗ lực của chính ngân hàng. Ngay từ đầu năm nhận được chỉ tiêu của sở giao dịch và với kế hoạch, mục tiêu mà chi nhánh đã ra thì cán bộ công nhân viên của chi nhánh xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong cả năm hoạt động. Do vậy với kinh nghiệm và sự nỗ của cả chi nhánh đã đưa ra các biện pháp: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, quảng cáo và tài trợ cho các hoạt động phong trào của địa phương nên đã tạo được niềm tin cho đông đảo khách hàng.
- Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 là 844.629 triệu đồng tăng 108.158 triệu đồng với tốc độ tăng 14,7% đạt 94,6% kế hoạch năm. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng 20.046 triệu đồng, với tốc độ tăng 16,7%; tiền gửi có kỳ hạn tăng 16.669 triệu đồng, tốc độ tăng là 21.1%; tiền gửi tiết kiệm tăng 63.709 triệu đồng, tốc độ tăng 13.5%; tiền gửi ký quỹ các loại tăng 1734 triệu đồng, với tốc độ tăng 6%.
Như vậy, tuy năm 2007 nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa đạt chỉ tiêu đề ra nhưng tổng nguồn vốn huy động vẫn tiếp tục tăng và tăng đều trên các mặt, qua đó phản ánh cơ cấu hoạt động và tăng trưởng hợp lý của chi nhánh. Nguyên nhân mà ngân hàng chưa đạt chỉ tiêu huy động vốn là do năm 2007 lạm phát của Việt Nam tăng cao nên mức lãi suất tiền gửi không hấp dẫn khách hàng vì không đủ bù đắp mức lạm phát của nền kinh tế, trong khi đó thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản rất sôi động và hấp dẫn khách hàng hơn do năm 2006 hầu hết mọi người chơi chứng khoán đều có lợi nhuận lớn.
2.1.3.2 Tình hình cho vay
Trên cơ sở nguồn vốn huy động ổn định và tăng trưởng qua các năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn tại chi nhánh. Cụ thể được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Tình hình cho vay tại MB Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng doanh số cho vay
623.322
645.826
742.091
Tổng dư nợ cho vay
296.127
100
340.955
100
477.613
100
Dư nợ theo kỳ hạn và khác
- Dư nợ ngắn hạn
178.645
60,3
215.672
60,2
298.762
62,5
- Dư nợ trung hạn
77.301
26,1
83.890
27,5
108.676
22,7
- Dư nợ dài hạn
19.828
6,7
20.638
6,1
35.302
7,4
- Dư nợ tài trợ, ủy thác…
405
0,15
471
0,15
516
0,12
- Dư nợ chiết khấu
19.948
6,75
20.239
6,05
34.357
7,28
Dư nợ theo loại tiền tệ
- VNĐ
236.863
79.98
279.905
82.09
385.386
80.69
- Ngoại tệ quy VNĐ
59.264
21.02
61.050
17.91
92.227
19.31
Nợ quá hạn
13.719
100
15.663
114,2
7.391
46,73
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ
4,6%
4,59%
1,55%
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Qua bảng số liệu về tình hình cho vay ta thấy:
- Tổng doanh số cho vay năm 2006 là 645.826 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 22.504 triệu đồng với tốc độ tăng là 3,6%. Với tổng dư nợ là 340.955 triệu đồng, tăng so với năm trước là 44.828 triệu đồng, tốc độ tăng là 15,14% đạt 102,5% so với kế hoạch. Nguyên nhân của tình hình nay là do trong năm MB Thanh Xuân đạt được kết quả cao trong công tác huy động vốn với tốc độ tăng trưởng trong huy động vốn là 41,5% và do sử dụng tốt nguồn vốn huy động. Hơn nữa theo chủ trương của MB Thanh Xuân là chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với DNVVN.
- Năm 2007 tổng doanh số cho vay là 742.091 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 96.265 triệu đồng với tốc độ tăng là 14,9%. Với tổng dư nợ là 477.613 triệu đồng, tăng 136.658 triệu đồng, với tốc độ tăng là 40,1% đạt 110,6% so với kế hoạch. Nguyên nhân tình trạng này là do trong năm MB Thanh Xuân chỉ đạo tăng cho vay ngắn hạn để tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng và do ngân hàng đã khai thác tốt nguồn vốn huy động.
Trong cơ cấu dư nợ thì trong cả 3 năm dư nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn, cụ thể:
+ Dư nợ ngắn hạn năm 2006 là 215.672 triệu đồng, tăng so với 2005 là 37.027 triệu đồng với tốc độ tăng là 20,7%, đồng thời giảm tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn.
+ Dư nợ ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006 tăng 83.090 triệu đồng với tốc độ tăng là 38,5%. Tổng dư nợ trung và dài hạn tăng nhưng tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn giảm.
Qua phân tích và bảng số liệu ở trên ta thấy dư nợ cho vay tại MB Thanh Xuân có xu hướng tăng lên, trong đó tăng nhiều về dư nợ cho vay ngắn hạn nhưng nhìn chung tỷ lệ dư nợ cho vay ổn định và không thay đổi nhiều. Điều đó chứng tỏ MB Thanh Xuân vẫn chưa tăng được nhiều trong cho vay ngắn hạn, điều này do MB Thanh Xuân là ngân hàng trực thuộc quân đội nên doanh nghiệp Nhà nước chiếm một tỷ lệ khá lớn mà các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn nhiều.
Phân tích về cơ cấu loại tiền vay cho thấy trong cả 3 năm dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu và tỷ trọng này có xu hướng ổn định. Mặt khác tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ quy VNĐ là khá lớn chiếm khoảng 20% trong cấc năm. Tỷ lệ này là khá lớn so với các ngân hàng khác. Đó là do MB Thanh Xuân nằm trên địa bàn kinh tế phát triển nên nhu cầu về ngoại tệ là khá lớn để thanh toán các hợp đòng xuất khẩu, cho cá nhân vay đi du học, du lịch….Hơn nữa đó là do ngân hàng đang đa dạng hóa loại hình cho vay phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ
Bảng 3: Hoạt động dịch vụ tại MB Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(06/05)
Số tiền
Tỷ lệ
(07/06)
Thu phí bảo lãnh
865,2
100%
1.025,4
118,5%
1.821,9
177,7%
Thu dịch vụ thanh toán
722,1
100%
1.272,1
176,2%
1.603,1
126 %
- Thu về TTQT
405,6
100%
655,6
161,6%
977,6
149,1%
- Thu dịch vụ thu hộ, chi hộ
316,5
100%
616,5
194,8%
625,5
101,5%
Thu về dịch vụ ngân quỹ
0,07
100%
0,2
285 %
0,16
80 %
Tổng
1.587,37
100%
2.297,7
144,7%
3.425,16
150,2%
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Ngoài hoạt động cơ bản là cho vay thì MB Thanh Xuân cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ… Trong 3 năm qua chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện trong bảng 3.
Qua bảng trên cho ta thấy hoạt động dịch vụ cũng tăng trưởng khá nhanh, như năm 2006 tăng 144,7% so với năm 2005, năm 2007 tăng 150,2% so với năm 2006. Đây cũng là nguồn lớn làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, chiếm khoảng 20% tổng lợi nhuận hàng năm. Một lần nữa ta lại thấy tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đều trên các loại hình dịch vụ khác nhau chứng tỏ ngân hàng có chủ trương phát triển đều trên các lĩnh vực hoạt động.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh Xuân
Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của MB Thanh Xuân trong những năm qua mà kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh là khá cao và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của MB Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Tỷ lệ
(05/05)
Năm 2006
Tỷ lệ
(06/05)
Năm 2007
Tỷ lệ
(07/06)
Tổng thu nhập
11.721
100%
18.373
156,8%
23.037
125,4%
Tổng chi phí
5.579
100%
10.355
185,6%
9.969
96,3%
Lợi nhuận
6.142
100%
8.018
130,5%
13.068
170,0%
Biểu đồ 2: Kết quả kinh doanh của MB Thanh Xuân từ 2005- 2007
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Với những cố gắng và nỗ lực của mình, năm 2005 MB Thanh Xuân đã đạt mức lợi nhuận là 6.142 triệu đồng, đó là do trong năm chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và tăng cường cho vay, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình. Năm 2006 thu nhập của chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (56,8%) nhưng do tốc độ tăng chi phí rất cao (85,6%) đồng thời nợ quá hạn phát sinh lớn làm tốc độ tăng lợi nhuận chỉ đạt 30,5%, tăng 1876 triệu đồng so với năm 2005. Có được kết quả này là do trong năm nguồn vốn huy động tăng 216.010 triệu đồng với tốc độ tăng 41,5% so với năm 2005. Đến năm 2007 tuy mức tăng thu nhập không cao so với năm 2006 (25,4%) nhưng nguồn vốn này được sử dụng hiệu quả và ngân hàng đã quản lý tốt chi phí làm chi phí giảm 3,7% chỉ bằng 96,3% so với năm 2006; từ đó giúp lợi nhuận tăng cao, tăng 5050 triệu đồng với tốc độ tăng 70%, một tốc độ tăng rất ấn tượng. Có được kết quả này là do MB Thanh Xuân đã nâng cao chất lượng khoản vay, quản lý tốt nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đến hạn kịp thời và sử lý tốt các khoản nợ quá hạn, đồng thời tăng nguồn thu từ các dịch vụ của ngân hàng.
Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Thanh Xuân (MB Thanh Xuân )
Tình hình cho vay, thu nợ
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì hai khâu quan trọng nhất là huy động vốn và cho vay. Hoạt động cho vay của ngân hàng đã không ngừng mở rộng, tốc độ tăng trưởng bình quân những năm qua là 28,7%. Đây được coi là mức tăng trưởng cao so với mức bình quân chung của ngành ngân hàng.
Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng:
Bảng 5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Số dư
Số dư
± %
Tín dụng DN
-
171
249
145.76
Tín dụng bán lẻ
-
171
187
109.959
Tổng
-
341
436
255.72
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Qua bảng ta thấy quy mô tín dụng của chi nhánh không ngừng tăng lên. Sự tăng trưởng tín dụng này không phản ánh hoàn toàn chất lượng tín dụng của chi nhánh tuy vậy đây là một dấu hiệu rất khả quan.
Cụ thể hơn, khi phân loại hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng, chúng ta thấy tín dụng doanh nghiệp luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này là phù hợp với thực tế khách hàng. Năm 2006, tín dụng doanh nghiệp chiếm 50% tổng dư nợ của ngân hàng nhưng đến năm 2007 tỷ trọng này là 57,1 %. Điều này khẳng định rõ hơn tính định hướng tín dụng của ngân hàng là hướng tới khối khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên tương quan của khối khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng không nhỏ, vẫn thể hiện quan điểm đúng đắn của MB là đa dạng các đối tượng khách hàng.
2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian
`Bảng 6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
- Dư nợ ngắn hạn
178.645
60,3
215.672
60,2
298.762
62,5
- Dư nợ trung hạn
77.301
26,1
83.890
27,5
108.676
22,7
- Dư nợ dài hạn
19.828
6,7
20.638
6,1
35.302
7,4
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Khi xét cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian, chúng ta có thể nhận thấy rằng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh tăng lên nhanh chóng và chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ. Tỷ trọng này thay đổi không đồng đều qua các năm nhưng ta vẫn nhận thấy rõ vai trò chủ đạo của tín dụng ngắn hạn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh (khoảng 30 %). Điều này là do tín dụng trung và dài hạn thường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các khoản vay ngắn và không đảm bảo được các điều kiện xin vay của ngân hàng như thiếu tài sản đảm bảo, hoặc các thông tin tài chính không đủ để.
Để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả thì ngân hàng cần phải thu hút khách hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế như hiện nay, đặc biệt là thời kỳ lạm phát cao, môi trường đầu tư không minh bạch, các tổ chức tín dụng trên thị trường cạnh tranh gay gắt làm hạn chế quy mô tín dụng của các ngân hàng. Do vậy ngân hàng cần có những biện pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng mà vẫn đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng .
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
Bảng 7: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
- VNĐ
236.863
79.98
279.905
82.09
385.386
80.69
- Ngoại tệ quy VNĐ
59.264
21.02
61.050
17.91
92.227
19.31
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Qua bảng trên, ta thấy cho vay bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên. trong đó cho vay bằng nội tệ có tốc độ tăng mạnh hơn. Năm 2007, cho vay bằng nội tệ tăng 80.69% so với năm 2006, năm 2006 cho vay bằng nội tệ tăng 79.98% so với năm 2006.
Cho vay bằng ngoại tệ chủ yếu là đồng USD, năm 2007 cho vay bằng nội tệ tăng 19.32% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng này là năm 2007 là năm bùng nổ của phát triển sản xuất kinh doanh, cùng với nó là lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn đều tăng cao.
2.2.2 Lượng khách hàng:
Bảng 8: Số lượng khách hàng vay vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng KH
Tỷ trọng (%)
Số lượng KH
Tỷ trọng (%)
Số lượng KH
Tỷ trọng (%)
1.Khu vực Nhà nước
-
-
24
4
21
4
- DN lớn
-
-
4
1
6
1
- DNVVN
-
-
20
3
15
3
2.KV ngoài quốc doanh
-
-
29
5
27
5
- DN lớn
-
-
1
0
2
0
- DNVVN
-
-
28
5
25
4
3. Hộ gia đình
-
-
240
41
250
42
- Hộ tiêu dung
-
-
225
38
220
37
- Hộ kinh doanh cá thể
-
-
15
3
30
5
Tổng
-
-
586
100
596
100
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Qua bảng trên, ta thấy khách hàng chủ yếu của MB Thanh Xuân là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình. Trong đó khách hàng của khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phát triển này luôn theo đúng định hướng của MB đã đặt ra là phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, cùng với Ngân hàng thương mại CP Quân đội, chi nhánh Thanh Xuân trong thời gian qua đã tung ra rất nhiều sản phẩm khách hàng cá nhân như du học nước ngoài (tại chỗ), mua nhà mua ôtô… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường và thu hút nhiều khách hàng thêm lượng khách hàng. Vì vậy MB Thanh Xuân luôn có một số lượng khách hàng cá nhân lớn, đặc biệt là các hộ gia đình có nhu cầu về tiêu dùng.
2.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn vay
Bảng 9: Hiệu suất sử dụng vốn vay của chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Số dư
Số dư
Tổng nguồn vốn huy động
520.461
736.471
844.629
Tổng dư nợ cho vay
296.127
340.955
477.613
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
56,89
46,30
56,55
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn” đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay, cho biết ngân hàng đã cho vay được bao nhiêu trên tổng nguồn vốn huy động được. Hệ số sử dụng vốn luôn luôn lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Nếu hệ số này càng tiến gần tới 1, càng thể hiện khả năng mà ngân hàng có thể cho vay trên vốn huy động là tốt.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy “Hiệu suất sử dụng vốn” của chi nhánh có sự thay đổi không ổn định qua các năm. Năm 2005 là 56,89%, năm 2006 là 46,30%, đến năm 2007 đạt 56,55%. Nguyên nhân là do vào cuối năm 2006 và trong năm 2007 cùng với sự hưng phấn của trị trường chứng khoán khiến nền kinh tế trở nên sôi động hơn và cùng với nó là cuộc đua lãi suất làm nguồn vốn huy động tăng nhanh. Tuy vậy với những con số trên “Hiệu suất sử dụng vốn” của chi nhánh chưa phải là cao.
2.2.4 Tình hình nợ quá hạn:
Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
296.127
340.955
477.613
Nợ quá hạn
13.719
15.663
7.391
Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ
4,6 %
4,59 %
1,55 %
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Tỷ lệ “Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ”, tỷ lệ này càng thấp thì tín dụng của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng cao nó phản ánh sự tăng trưởng quy mô tín dụng của mỗi ngân hàng có lành mạnh hay không. Khi dư nợ tín dụng có tăng nhưng khả năng thu hồi nợ không cao hay không thu hồi được nợ, tỷ lệ nợ quá hạn cao thì hoạt động tín dụng không được coi là có chất lượng.
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ “Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ” của chi nhánh ở giai đoạn đầu ở mức rất cao, vượt ngưỡng 2%. Tuy vậy tỷ lệ này có xu hướng giảm và sang năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn là 1,55 %. Kết quả này cho thấy đã tích cực trong việc thu nợ khó đòi và có biện pháp xử lý nợ quá hạn một cách có hiệu quả.
Cụ thể nợ quá hạn của chi nhánh trong thời gian qua diễn biến như sau:
Năm 2006 nợ quá hạn là 15.663 triệu đồng triệu đồng với tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ là 4,59% tương đương với tỷ lệ của năm 2005 nhưng về số tuyệt đối thì nợ quá hạn tăng 1.944 triệu đồng. Nguyên nhân của tình trạng này là do năm 2006 dư nợ tăng cao kéo theo nợ quá hạn cũng tăng, mặt khác trong năm một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nên chua trả được nợ. Vì thế năm 2007 MB Thanh Xuân đã kìm chế được nợ quá hạn ở mức thấp cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể, nợ quá hạn giảm xuống còn 7.391 triệu đồng, giảm so với 2006 là 8.272 triệu đồng và bằng 47% so với năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,55%. Có được kết quả trên là do trong năm MB Thanh Xuân đã thực hiện tốt chỉ thị số 08/CT-NHNN 14 của Thống đốc NHNN Việt Nam về rà soát toàn bộ các khoản vay kể cả nợ trong hạn, tìm mọi biện pháp thu hồi số nợ quá hạn. Hơn nữa trong năm MB Thanh Xuân rất chú trọng đến công tác thẩm định và giải ngân.
Tuy năm 2007 MB Thanh Xuân đã đẩy lùi được nợ quá hạn, nhưng nhìn chung nợ quá hạn của chi nhánh còn khá cao so với so với các ngân hàng khác, thể hiện chất lượng cho vay là chưa tốt và còn khá nhiều rủi ro. Nguyên nhân là do các khách hàng của MB Thanh Xuân chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nên làm ăn chưa hiệu quả, thu hồi vốn chậm, mặt khác các khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu vay vốn để đầu tư xây dựng cơ bản nên làm ăn gặp nhiều rủi ro và tỷ lệ vay vốn trung và dài hạn còn khá lớn. Vì vậy mà trong định hướng hoạt động trong thời gian tới MB Thanh Xuân đề ra là giảm cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và tăng tăng cho vay trong lĩnh vực thương mại và sản xuất.
2.2.5 Vòng quy vốn tín dụng
chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng cho vay của ngân hàng. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 11: Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số thu nợ
Trđ
623.322
645.826
742.091
Dư nợ bình quân
Trđ
104.920
114.854
136.323
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
1,96
2,14
2,32
(Nguồn – Các báo cáo của phòng tín dụng MBThanh Xuân năm 2005, 2006, 2007)
Số liệu bảng 11 phản ánh hệ số vòng quay vốn tín dụng tại MB Thanh Xuân có xu hướng tăng lên theo thời gian từ 2005-2007. Hệ số vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Xu hướng tăng lên của chỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của MB Thanh Xuân ngày càng nhanh. Nguyên nhân của thực trạng này là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Đây là kết quả cho những lỗ lực của MB Thanh Xuân trong công tác quản lý vốn và thu nợ. Điều đó chứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2857.doc