MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương I: Cho vay hộ gia đình và chất lượng cho vay hộ
gia đình của NHTM 2
1.1. Cho vay hộ gia đình của NHTM 2
1.1.1. Khái niệm và vai trò của kinh tế hộ gia đình 2
1.1.2. Cho vay hộ gia đình của NHTM 3
1.2. Đối tượng cho vay: 5
1.3. Các điều kiện cho vay 5
1.4. Các phương thức vay vốn 6
1.5. Lãi suất và thời hạn cho vay: 6
1.6. Tài sản đảm bảo cho khoản vay: 7
1.7. Hồ sơ vay vốn: 7
1.7.1. Hồ sơ pháp lý: 7
1.7.2. Hồ sơ khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng: 7
1.8 Chất lượng cho vay hộ gia đình của NHTM 10
1.8.1. Khái niệm cho vay hộ gia đình của NHTM 10
1.8.2. Các tiêu thức đánh giá cho vay hộ gia đình 10
1.8.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ gia đình 12
Chương II : Thực trạng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh. 14
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Sài Gòn thương tín 14
2.1.1. Khái quát chung 14
2.1.2. Sự thành lập 15
2.1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín 17
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch/Chi nhánh cấp 1 18
2.2. Thực trạng cho vay hộ gia đình tại Sacombank chi nhánh Bắc Ninh 21
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh 21
2.2.2. Thực trạng cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank Bắc Ninh 29
2.2.3. Đánh giá về chất lượng cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank Bắc Ninh 31
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong
cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank 33
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh và quyết định cho vay
hộ gia đình của Sacombank Bắc Ninh 33
3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay
hộ gia đình 34
3.2.1. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng. 35
3.2.2. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng. 37
3.2.3. Nâng cao chất lượng phân tích hoạt động tín dụng 38
3.2.4. Tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. 40
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 43
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nhỏ lẻ.
Về chất lượng cho vay thì cho vay hộ tiêu dùng do đơn giản hơn đối với cán bộ tín dụng nên cũng it rủi ro mất vốn hơn, nhưng vì các khoản vay quá nhỏ lẻ và số lượng nhiều nên việc quản lí các khoản vay khá phức tạp. Nhận thấy được sự khác biệt giữa cho vay cá nhân hộ gia đình với cho vay các doanh nghiệp, một số ngân hàng thương mại đã có sự phân chia các phòng ban riêng để thực hiện và quản lí cho vay cá nhân, hộ gia đình.
1.8.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ gia đình
-Chiến lược cho vay của các NHTM
Nếu các NH chú trọng cho vay hộ gia đình và cá thể thì sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn, cũng như các thủ tục cho vay nhanh gọn, tạo điều kiện nhất cho khách hàng.
- Nguôn vốn hiện tại của ngân hàng
Nhân tố này thật ra ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định cho vay của ngân hàng trong cho vay cá thể, hộ gia đình vì lượng tiền vay không lớn và ngân hàng có thể đáp ứng được, tuy nhiên nếu ngân hàng khó khăn về vốn thì cũng sẽ phải áp dụng chính sách hạn chế cho vay đối với khách hàng cá nhân vì ưu tiên đối tượng vay vốn của các ngân hàng nhìn chung vẫn là khối các doanh nghiệp.
-Nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình
Nhân tố này tuỳ thuộc phần lớn vào chính sách vĩ mô của nhà nước cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Nếu như chính sách kích câu của nhà nước áp dụng thì nhu câu vay tiêu dùng và sản xuất nhỏ lẻ của các hộ gia đình chắc chắn sẽ gia tăng. Bên cạnh đó một số chính sách mới áp dụng ( ví dụ giảm thuế nhập khẩu đối với xe ôtô) cũng là tác nhân làm cho lượng vay của cá nhân hộ gia đinh tăng mạnh
-Hạn chế của ngân hàng dành cho các đối tượng cho vay
Ngân hàng thương mại vào thời điểm này đa phần đều không hạn chế đối tượng cho vay, nhưng cũng có sự khác biệt trong yêu cầu đối với khách hàng. Ví dụ như yêu cầu về thu nhập tối thiểu, về tài sản đảm bảo đối với khoản vay… và các ngân hàng khác nhau thì có sự khác biệt. Ví dụ các ngân hàng khác có thể bắt thế chấp tài sản đảm bảo khi vay, nhưng VIBank thì lại cho vay không cần tài sản đảm bảo. Những sự khác biệt này tạo nên sức cạnh tranh của các ngân hàng đồng thời thể hiện mức độ quan tâm của ngân hàng với lĩnh vực này đến đâu
-Thủ tục cho vay của các ngân hàng thương mại
Càng ngày các thủ tục cho vay của các NHTM càng gọn nhẹ hơn, thể hiện ở mức độ cạnh tranh trong cho vay. thể hiện ở chỗ không chỉ thủ tục đơn giản mà còn cạnh tranh nhau về thời gian hoàn tất thủ tục vay. Ngân hàng Á Châu ACB cho vay khách hàng chỉ trong vòng 9 giờ đồng hồ, ngân hàng An Bình cho vay với thời gian nhanh hơn trong 4h. So sánh con số này với con số 48h cho vay siêu tốc của Eximbank năm ngoái để thấy rằng không chỉ quan tâm nhiều hơn đến cho vay cá nhân hộ gia đình mà việc xử lí các khoản vay cũng chuyên nghiệp hơn hẳn.
Chương II : Thực trạng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh.
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Sài Gòn thương tín
2.1.1. Khái quát chung
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập vào năm 1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại TP.HCM với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2003, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 740 tỷ đồng, và trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 1250 tỷ đồng.
Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân
Năm 2002, lần đầu tiên Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đầu tư vào một ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam với tỷ lệ 10%/vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn nước ngoài thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc).
Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 Chi nhánh và 1 Hội sở lúc thành lập, tính đến thời điểm hiện nay mạng lưới hoạt động của Sacombank đã phát triển lên trên 105 điểm giao dịch trải đều khắp các tỉnh/thành kinh tế trọng điểm trong cả nước: miền Bắc - duyên hải miền Trung - và miền Nam.
Sự ra đời và phát triển của Sacombank trong giai đoạn đất nước đang trên đường đổi mới hiện đại hoá, công nghiệp hoá đã thực sự cho thấy đây là một ngân hàng đáng chú ý vì nếu chúng ta tìm hiểu kĩ con đường mà Sacombank đã đi trong suốt chặng đường gần 15 năm kể từ năm 1991 đến nay thì sẽ thấy được điều này. Đó là tâm huyết, lòng nhiệt tình và quyết tâm xây dựng một ngân hàng lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tài chính tiền tệ của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những người đã góp công sức và bàn tay xây dựng những nền móng đầu tiên của ngân hàng . Đây cũng chính là lý do khiến em đã quyết định xin thực tập tại ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín và em mong rằng những thông tin mà em tìm hiểu được sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình thực tập.
2.1.2. Sự thành lập
Năm 1990 xảy ra cơn khủng hoảng về tài chính tiền tệ, hầu hết các HTX tín dụng trên toàn quốc đều mất khả năng chi trả, lâm vào tìng trạng phá sản mà nguyên nhân chính là do sự sụp đổ của Xí nghiệp sản xuất nước hoa Thanh Hương và một số doanh nghiệp huy động vốn khác. Người dân mất lòng tin vào các HTX tín dụng nên đã ồ ạt đến rút tiền dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt của các HTX tín dụng. Các xã viên HTX thành lập nên HTX tín dụng với số vốn ít ỏi, kiến thức không đủ để hoạt động, lại tiến hành quảng cáo rầm rộ để thu hút tiền gửi của người dân với mức lãi suất tiết kiệm 10%/ tháng, lãi suất cho vay là 12%/tháng (riêng Thanh Hương thì lãi suất tiền gửi là 12%/tháng và những tháng cuối cùng trước khi phá sản tăng lên 15%/tháng). Khách hàng vay chấp nhận với lãi suất chóng mặt và thời hạn chỉ có 3 tháng, khi hết hạn, khách hàng lại đi vay ở các HTX tín dụng khác để trả nợ. Quy trình cho vay rất dễ và không có tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng thì không đủ trình độ thẩm định ngân hàng cho vay và cho vay các doanh nghiệp chỉ bằng con dấu đỏ… Tình trạng lời giả, lỗ thật là phổ biến, tiền thì cứ chạy từ HTX tín dụng này sang HTX tín dụng khác, HTX nào cũng lời nhưng cuối cùng thì HTX nào cũng âm vốn.
Trước tình hình chung như thế, 4 đơn vị: Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp, trung tâm tín dụng Tân Bình, HTX tín dụng Lữ Gia, HTX tín dụng Thành Công là những đơn vị được Ngân hàng Nhà Nước tái cấp phép để duy trì hoạt động, tuy chưa mất khả năng chi trả nhưng cũng vào tình trạng không lối thoát, nợ quá hạn quá cao và không phát triển được, đã sáp nhập lại thành Ngân hàng TMC Sài Gòn Thương Tín vào ngày 21-12-1991 dù trên mình mang đầy gánh nặng của những tồn tại trước đó. Như vậy với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, những con người mới và những quyết tâm mới cùng xây dựng ngân hàng ngày một lớn mạnh, tập trung giải quyết những tồn tại cũ để duy trì sự tồn tại và đảm bảo hoạt động bình thường như: chuyển Hội sở từ quận Gò Vấp về quận 11, tăng cường năng lực tài chính trước hết bằng cách tăng vốn điều lệ, phát hành kỳ phiếu để tăng nguồn vốn hoạt động, đổi tên và chuyển địa bàn hoạt động các chi nhánh từ các địa điểm HTX tín dụng cũ ở ngoại vi trung tâm thành phố có vị trí khang trang và thuận lợi hơn. Đồng thời phát triển các mặt, mở rộng mạng lưới, huy động thêm nguồn vốn đẩy mạnh tín dụng, lấy hiệu quả mới để khắc phục tồn tại cũ. Hiện nay ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã thực sự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính ngân hàng và được đánh giá là ngân hàng lớn mạnh về nhiều mặt trong khối các ngân hàng TMCP, với mạng lưới hoạt động mở rộng từ khắp các quận huyện Tp. Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Cần Thơ và gần 20 tỉnh thành khác ở phía Nam của Tổ quốc, cùng hệ thống đại lý với hàng trăm chi nhánh của các ngân hàng thương mại có uy tín trên khắp các châu lục. Công nghệ tin học đã được hiện đại hoá với chương trình quản lý tập trung mạng diện rộng SmartBanhk và là thành viên chính thức của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu…SACOMBANK được xem là một kiến trúc khá hoàn mỹ được đặt trên một nền móng tương đối vững chắc, ngày càng phát triển đi lên cùng với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước.
2.1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
a. Cơ cấu tổ chức của toàn ngân hàng
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH
PH.
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
PH.
HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
PH.
CHÍNH SÁCH
PHÁP CHẾ
PH.
TÍN
DỤNG
PH.
KTRA
KTOÁN
PH.
KINH DOANH
TIỀN TỆ
PH.
Tài chính
KTOÁN
KHU VỰCTÂY NAM BỘ
BAN KIỂM SOÁT
PH.
TTNĐ
&
QUỸ
TT
CNTT
&
NHĐT
TRUNG TÂM THẺ
PH.
TTOÁN
QTẾ
PHÒNG MARKETING
SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH CẤP 1
KHU VỰC TRUNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ
KHU VỰC MIỀN BẮC
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng quản lý tín dụng
Phòng kế toán và quỹ
Tổ hành chính
CÁC TỔ NGHIỆP VỤ
PHÒNG GIAO DỊCH
CHI NHÁNH CẤP 2
TỔ TÍN DỤNG NGOÀI ĐỊA BÀN
CN CẤP 2 NGOÀI ĐB
ĐẠi HỘi ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘi ĐỒNG QUẢN TRỊ
b. Mô hình quản lý theo khu vực
TRỢ LÝ PHÓ TGĐ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KHU VỰC
TỔ KD TIỀN TỆ
TỔ KTRA KTOÁN
TỔ THẨM ĐỊNH
TỔ CN THÔNG TIN
TỔ HÀNH CHÍNH
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch/Chi nhánh cấp 1
a. Chức năng hoạt động của Sở giao dịch/chi nhánh
- Thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định về phạm vi hoạt động được phép của Sở giao dịch/ Chi nhánh. Các quy định, quy chế của Ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ.
- Tổ chức công tác hạch toá kế toán và an toàn kho quỹ theo quy định của ngân hàng Nhà nước và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của Ngân hàng.
- Phối hợp các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra mọi mặt hoạt động tại Sở giao dich/Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc phù hợp theo quy định, quy chế của Ngân hàng.
- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.
- Xây dựng kế hoạc kinh doanh của Sở giao dich/Chi nhánh theo định hướng kế hoạch phát triển chung tại khu vực và của toàn Ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Tổ chức công tác hành chínnh quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Thực hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của cán bộ nhân viên toàn Sở giao dịch/Chi nhánh một cách tốt nhất.
b. Cơ cấu tổ chức
Sở giao dịch/Chi nhánh do Giám đốc phụ trách, giúp Giám đốc có tối thiểu một Phó Giám đốc, bao gồm các Phòng nghiệp vụ Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sau:
Phòng Dịch vụ khách hàng;
Phòng Quản lý tín dụng;
Phòng Kế toán và Quỹ;
Tổ Hành chính quản trị;
Phòng giao dịch.
Giám đốc
Sơ đồ tổ chức:
Phó Giám đốc
Tổ Hành chánh quản trị
Phòng Kế toán và Quỹ
Phòng Quản lý tin dụng
Phòng Dịch vụ khách hàng
Bộ phận Tổng hợp
Bộ phận Kiểm soát tín dụng
Bộ phận Tín dụng doanh nghiệp
Bộ phận Quỹ chính
Bộ phận Quản lý nợ
Bộ phận Tín dụng cá nhân
Bộ phận Thanh toán quốc tế
Bộ phận Dịc vụ và Tiền gửi
Bộ phận Kinh doanh vàng,ngoại tệ
Bộ phận Quan hệ khách hàng
CN cấp 2 ngoài địa bàn
CN cấp 2
Phòng GD
Tổ TD ngoài địa bàn
2.2. Thực trạng cho vay hộ gia đình tại Sacombank chi nhánh Bắc Ninh
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Tình hình kinh tế xã hội đó ảnh hưởng đến sự phát triển của chi nhánh nhưng chi nhánh vẫn tồn tại và phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm (2006-2010) và thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nền kinh tế Việt Nam đó cú những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.17% cao hơn mức bình quân qua 20 năm đổi mới. Kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 40 triệu USD, tăng 22% so với năm trước, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt 10.2 tỷ USD. Cũng là năm diễn ra sự kiện kinh tế chính trị quan trọng là Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hoạt động ngân hàng cũng có những chuyển biến tích cực, hoạt động tiền tệ, tín dụng tiếp tục phát triển tốt góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, luật các tổ chức tín dụng đó và đang dần hoàn thiện, tiến hành cổ phần hoá các NHTM quốc doanh tạo động lực mạnh mẽ, đòi hỏi từng tổ chức tín dụng phải từng bước đổi mới để tăng tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế. Trong công tác huy động vốn của tổ chức tín dụng các kênh huy động vốn ngày càng phát triển cũng thu hẹp thị phần của các ngân hàng, một khối lượng vốn không nhỏ chuyển sang đầu tư vàng và chứng khoán khi giá vàng biến động mạnh và thị trường chứng khoán bùng nổ. Việc mở rộng quy chế về hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam đồng thời nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với thế mạnh về vốn và dịch vụ chất lượng cao được thành lập mới và mở rộng thêm mạng lưới hoạt động là thách thức không nhỏ đối với các NHTM quốc doanh. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO mặc dù tạo nhiều cơ hội song cũng gây không ít những thách thức đối với hệ thống ngân hàng mà đặc biệt là ngân hàng Sacombank khi bề dày trên địa bàn đô thị cũng nhỏ.
Tuy hoạt động trong điều kiện vô cùng khó khăn của nền kinh tế thị trường song Ngân hàng Sacombank đã phát triển không ngừng và dần khẳng định được uy tín và vị thế của mình không những trong nước mà cả trên trường quốc tế.
Từ những thuận lợi khó khăn nêu trên, chi nhánh đó nỗ lực khắc phục và thực hiện đúng định hướng của Hội đồng quản trị Sacombank, đảm bảo hiệu quả quản lý kinh doanh, điều hành tác nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
a. Kết quả hoạt động kinh doanh các năm.
a.1. Công tác nguồn vốn.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh về công tác nguồn vốn.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng nguồn vốn
4470(KH: 5536.3)
4023(KH: 4000)
5905(KH: 4900)
Theo loại tiền:
- Nguồn vốn nội tệ
- Nguồn vốn ngoại tệ
3197(KH: 3666.1)
1273(KH: 1870.2)
3136(KH: 3200)
888(KH: 800)
4854(KH: 4000)
1052(KH: 900)
Theo kỳ hạn:
- Không kỳ hạn
- Kỳ hạn dưới 12 tháng
- Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
918
1376
2176
985
820
2219
1278
859
3768
Theo thành phần kinh tế:
- Tiền gửi dân cư
-Từ tổ chức kinh tế
- Từ các tổ chức tín dụng
- Từ uỷ thác đầu tư
- Huy động trái phiếu SACOMBANK
1153
1551
766
1000
1491
1444
88
1000
1771
3550
585
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm
Đánh giá công tác huy động vốn:
- Năm 2006:
Tổng nguồn vốn năm 2005 giảm 446 tỷ đồng so với năm 2004, đạt 101% kế hoạch. Trong đó: nguồn nội tệ giảm 62 tỷ đồng, đạt 98% so với kế hoạch. Nguồn ngoại tệ giảm 385 tỷ đồng, đạt 111% so với kế hoạch.
Theo kỳ hạn: nguồn vốn không kỳ hạn tăng 66 tỷ đồng, chiếm 24% tổng nguồn vốn. Có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 556 tỷ đồng, chiếm 20% tổng nguồn vốn. có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 43 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nguồn vốn.
Theo thành phần kinh tế: Tiền gửi dân cư tăng 338 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn. Các tổ chức kinh tế giảm 107 tỷ đồng, chiếm 36% tổng nguồn vốn. Các tổ chức tín dụng giảm 678 tỷ đồng, chiếm 2% tổng nguồn vốn. Tiền gửi uỷ thác đầu tư chiểm 25% tổng nguồn vốn.
Như vậy, Nguồn vốn huy động tại chi nhánh chỉ đạt 90% so với năm 2005 và đạt 101% so với kế hoạch TW giao. Nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn vốn giảm so với năm trước:
+ Nhu cầu sử dụng vốn của một số đơn vị kinh tế có nguồn tiền gửi thanh toán lớn đặc biệt là ngoại tệ.
+ Lãi suất huy động của một số ngân hàng khác hệ thống cao hơn.
+ Nguồn vốn tiền gửi dân cư tăng 338 đó bù đắp được phần nào lượng tiền gửi từ TCTD sụt giảm. Nguồn tiền gửi từ tiết kiệm dân cư tăng là do chi nhánh thực hiện nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng và cơ chế lãi suất thay đổi kịp thời so với các TCTD trên địa bàn có phần nào hấp dẫn nhằm vào thị hiếu của người dân.
- Năm 2007: Tổng nguồn vốn tăng 1882 tỷ đồng, đạt 121% so với kế hoạch trong đó: Theo loại tiền: nội tệ tăng 1718 tỷ đồng, đạt 121% so với kế hoạch. Ngoại tệ tăng 164 tỷ đồng, đạt 117% so với kế hoạch.
Theo kỳ hạn: không kỳ hạn tăng 294 tỷ đồng, chiếm 22% tổng nguồn vốn. Có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 39 tỷ đồng, chiếm 15% tổng nguồn vốn. Có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 698, chiếm 63% tổng nguồn vốn.
Theo thành phần kinh tế: Từ dân cư tăng 280 tỷ, chiếm 33% tổng nguồn vốn. Từ các tổ chức tăng 1018 tỷ, chiếm 66%.
Như vậy, nguồn vốn tăng trưởng cao đạt 147% so với năm 2006. Thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn bằng ngoại tệ. Làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn. Biến động lãi suất trên thị trường được theo dõi sít sao để có định hướng và kế hoạch cụ thể để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.
a.2. Công tác tín dụng
Bảng kết quả kinh doanh tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
TH
KH
TH
KH
TH
KH
Tổng dư nợ
2200
2032.3
1876
2420
2057
2300
Theo loại tiền:
- Nội tệ
-Ngoại tệ
1066
1134
1101
775
978
1079
Theo thành phần kinh tế:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Cho vay tiêu dùng
1752
400
48
1161
660
55
1245
757
56
Theo thời gian:
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
1200
1000
988
888
1269
788
Tổng nợ xấu
2789
6750
9785
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm
Đánh giá công tác sử dụng vốn:
- Năm 2006: Tổng dư nợ giảm 324 tỷ đồng so với năm 2004, đạt 78% so với kế hoạch. Trong đó:
Theo loại tiền: Nội tệ tăng 34 tỷ, chiếm 59% tổng dư nợ.
Theo thành phần kinh tế: DN nhà nước giảm 592 tỷ, chiếm 62% tổng dư nợ. DN ngoài quốc doanh tăng 260 tỷ, chiếm 35%. Cho vay tiêu dùng tăng 7 tỷ, chiếm 3% tổng dư nợ.
Theo thời gian: Ngắn hạn giảm 212 tỷ, chiếm 53% tổng dư nợ. Trung, dài hạn giảm 111 tỷ, chiếm 47% tổng dư nợ.
Nợ xấu chiếm 0.36% tổng dư nợ.
Như vậy, Năm 2006 tổng dư nợ của chi nhánh bằng 85% so với năm 2005 và chỉ đạt 78% so với kế hoạch TW giao. Dư nợ chiếm 2.2% thị phần các TCTD trên địa bàn Bắc Ninh:
+ Dư nợ theo loại tiền có sự chuyển dịch cơ cấu: dư nợ ngoại tệ giảm là do dư nợ của tổng công ty xăng dầu vỡ cho vay bằng ngoại tệ cú chênh lệch lãi suất thấp. Chi nhánh phải chủ động đàm phán với khách hàng để chuyển sang cho vay bằng nội tệ giúp tăng chênh lệch lãi suất.
+Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng đó có sự tăng trưởng về tỷ trọng. Chi nhánh đó chuyển hướng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng.
+ Dư nợ trung và dài hạn vượt 2% so với giới hạn cho phép của TW là do chi nhánh giảm dư nợ ngắn hạn nên dẫn đến tăng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn song về cơ bản không đổi.
+ Chất lượng tín dụng là thấp so với năm 2005, tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng 0.36% tổng dư nợ.
- Năm 2007: Tổng dư nợ tăng 181 tỷ so với năm 2006, đạt 89% so với kế hoạch. Trong đó:
Theo loại tiền: Nội tệ giảm 123 tỷ đồng so với năm 2006, chiếm 48% tổng dư nợ. Ngoại tệ tăng 304 tỷ, chiếm 52% tổng dư nợ.
Theo thành phần kinh tế: DN nhà nước tăng 84 tỷ, chiếm 61%. DN ngoài quốc doanh tăng 96 tỷ, chiếm 36%. Cho vay tiêu dùng tăng 1 tỷ, chiếm 3% tổng dư nợ.
Theo thời gian: Ngắn hạn tăng 281 tỷ, chiếm 62%. Trung, dài hạn giảm 100 tỷ, chiếm 38% tổng dư nợ.
Nợ xấu: chiếm 0.48% tổng dư nợ.
Như vậy, Tổng dư nợ năm 2007 tăng trưởng 10% so với năm 2006.
+ Dư nợ có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay TCTD trên địa bàn Bắc Ninh. Chi nhánh đó tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định bảo đảm chất lượng khoản vay.
+ Thực hiện tốt công tác cơ cấu và phân loại nợ theo quyết định 493, rà soát dư nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lượng tín dụng.
+ Đảm bảo mức dư nợ từng thời kỳ cân đối với mức tăng trưởng của nguồn vốn đảm bảo cân đối vốn theo quyết định 115/QĐ-HĐQT-KHTH.
+ Chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cổ phần, công ty TNHH nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh lên 90 doanh nghiệp.
+ Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro.
b. Đánh giá hoạt động trong công tác điều hành
Với kết quả đạt được trong năm qua, cũng đó thể hiện sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp uỷ quyền, ban giám đốc, ban chấp hành công đoàn trong mọi lĩnh vực công tác từ phương pháp điều hành, lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo đến cán bộ tác nghiệp đảm bảo đúng quy định.
- Chủ động triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng kinh doanh của ngành, các văn bản của NHNN, Sacombank. Xác định rõ mục tiêu và giải pháp hiệu quả theo cơ chế kinh doanh thị trường để mỗi cán bộ trong chi nhánh hiểu rõ và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra.
- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ, khai thác và sử dụng tốt các chương trình phần mềm mới; trên cơ sở các lớp tập huấn cho cán bộ nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ.
- Trong năm qua, từ các phòng giao dịch, chi nhánh Bắc Ninh đã biết tranh thủ sự gíúp đỡ hiệu quả của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và các ngành nên hoạt động của chi nhánh có nhiều thuận lợi, những mặt yếu kém sớm được phát hiện và chỉnh sửa.
-Xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp trong kinh doanh, giáo dục đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ có tác phong giao dịch hoà nhã với khách hàng, chống mọi biểu hiện tiêu cực gây sách nhiễu với khách hàng, không tuân thủ nguyên tắc chế độ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
c. Những mặt còn tồn tại
- Nguồn vốn từ dân cư mặc dù tăng trưởng so với năm 2006 song tốc độ tăng trưởng còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn dẫn đến giảm tỷ trọng so với năm 2005 chưa đạt kế hoạch TW giao.
- Nguồn vốn ngoại tệ tại chi nhánh vẫn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, từ dự án chưa huy động được từ các tổ chức kinh tế khác khiến sử dụng vốn ngoại tệ phải sử dụng nhiều vào nguồn vốn ngoại tệ của TW khiến tăng chi phí đầu vào, giảm thu nhập của chi nhánh .
- Công tác đầu tư cho vay tuy đó chú trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng song về cơ bản chưa có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu cho vay.
- Chất lượng tín dụng chưa cao, nợ xấu tăng so với năm 2006 chủ yếu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, làm ăn thua lỗ, không thu được tiền hàng.
- Chi nhánh chưa tự túc được nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà phải mua lại của TW và phải trả phí mua bán nội bộ dẫn đến giảm thu nhập rũng hoạt động dịch vụ, số lượng khách hàng xuất khẩu tại chi nhánh cũng thấp.
- Số lượng phòng giao dịch hiệu quả hoạt động còn chưa cao. Nguồn vốn chưa tương xứng với địa bàn hoạt động.
- Các dịch vụ thanh tóan vẫn giữ vai trò chính mang lại thu nhập dịch vụ cho chi nhánh, chưa có các dịch vụ mới mang tính đột phá, nghiệp vụ thẻ tín dụng mới dừng ở mức giới thiệu, chưa có nhiều điểm chấp nhận thẻ, chưa có sự phát triển mang tính hệ thống.
- Công tác điều hành kế hoạch theo cơ chế mới chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng nghiệp vụ.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận phân tích thông tin còn hạn chế khiến cho công công tác dự báo dự đoán chưa được chuẩn xác.
2.2.2. Thực trạng cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank Bắc Ninh
Có thể nói chi nhánh Sacombank Bắc Ninh chưa thật sự quan tâm đến việc cho vay cá nhân và các hộ gia đình. Điều này thể hiện rõ qua kết quả tín dụng các năm lần lượt là 2005, 2006, 2007
Theo thành phần kinh tế:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Cho vay tiêu dùng
1752
400
48
1161
660
55
1245
757
56
Nguồn: Sacombank Bắc Ninh
Không có số liệu chính thức về cho vay hộ gia đình nhưng qua số liệu cho vay tiêu dùng năm 2007 ta có thể thấy được dư nợ cho vay chỉ tăng 1 tỷ, tăng 1,8% so với năm liền kề với nó.
Ta thấy cho vay tiêu dùng chỉ chiếm lần lượt là 2,1%; 2,7%; 2,6% lần lượt 3 năm 2005, 2006, 2007. Đó là một con số rất ít ỏi so với các thành phân kinh tế khác. Mặc dù từ trước đến nay thì chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay các doanh nghiệp nhà nước chứ không phải đã có chiến lược chuyển bớt nguồn vốn sang vay cá thể.
Cho vay cá thể là một thị trường còn rất mới mẻ với hệ thống ngân hàng. Hầu như ngân hàng chưa quan tâm đến lĩnh vực này. NHNN có lợi thế rất lớn về mạng lưới hoạt động, việc triển khai cho vay hộ gia đình ở nông thôn. Việc cạnh tranh với các ngân hàng khác tại các đô thị khu dân cư tập trung lớn trong lĩnh vực vay tiêu dùng. Tại các tỉnh thành phố nhỏ và các vùng nông thôn thì Sacombank chưa có lợi thế về cho vay cá thể, hộ gia đình. Mạng lưới chi nhánh còn ít so với các hệ thống ngân hàng khác như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh đã triển khai cho vay hộ gia đình khá nhiều tại địa bàn, Từ sơn và các huyện lân cận. Tuy nhiên cho vay các hộ gia đình tại các địa bàn này chủ yếu phục vụ cho mục đích tăng gia sản xuất như trồng trọt chăn nuôi, kinh tế hộ gia đình và phát triển các nghề thủ công truyền thống chứ chưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9030.DOC