Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long

Xét về doanh số thu nợ đã đạt 3740 tỷ VNĐ năm 2006. Trong đó thu nợ quá hạn 42.7 tỷ VNĐ năm 2006. Sang năm 2007 doanh số thu nợ đạt 9835 tỷ VNĐ tăng 6095 tỷ VNĐ so với năm 2006. Trong đó thu nợ quá hạn 31.5 tỷ VNĐ. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn: nợ quá hạn phát sinh thường do các đơn vị kinh doanh theo mùa vụ, khách hàng thực hiện phương án kinh doanh không đúng theo tiến độ dự tính của phương án. Vì vậy việc thu hồi vốn thường chậm so với dự tính trên phương án. Ngoài ra do cho vay tiêu dùng trả nợ bằng lương của khách hàng thường định kì thu nợ theo hàng tháng. Vì vậy khi khách hàng gặp khó khăn đột xuất hoặc đi công tác dẫn đến việc trả nợ không đúng kì hạn nên phải chuyển nợ quá hạn. Khả năng thu hồi nợ quá hạn: chi nhánh Thăng Long sẽ cố gắng tận thu tất cả các khoản nợ quá hạn dưới 360 ngày. Chi nhánh luôn chấp hành quy định về chuyển nợ quá hạn, không có trường hợp nào đến hạn mà không chuyển nợ quá hạn.

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao. 2.3. Phòng tín dụng. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn nông nghiệp cấp trên theo phân cấp ủy quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám Đốc cho phép nhân rộng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam trực thuộc trên địa bàn. - Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao. 2.4. Phòng Kế toán - Ngân quỹ. - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao. 2.5. Phòng hành chính - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Thực thi pháp luật có liên quan an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế cả Ngân hàng nông nghiệp. - Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Thực hiện công tác cơ bản, sửa chữa, TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách nhà nghỉ của cơ quan. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. - Thực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam giao. 2.6. Phòng tổ chức cán bộ. - Xây dựng quy dịnh lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. - Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam. - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hàng trong vịêc bổ nhiệm, miễn nhịêm, khen thưởng kỷ lụât cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao. 2.7. Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ. - Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam và các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, Ngân hàng nông nghiệp. - Giám sát việc chấp hành các quy định của khách hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành Ngân hàng. - Báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. - Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam . - Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao. 2.8. Nhiệm vụ của phòng giao dịch. - Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ (khi được Tổng giám đốc cho phép) của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về các hình thức huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành theo quyết định số 404/HĐQT_KHTH ngày 10/10/2001 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng trình cho Sở giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trực tiếp quản lý, xét duyệt cho vay. - Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng đã được Giám đốc Sở giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý trực tiếp phê duyệt. - Theo dõi chặt chẽ các khoản dư nợ, phân tích nợ quá hạn để chủ động thu và đề xuất phương án xử lý nợ quá hạn. - Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền. - Thực hiện thu chi tiền mặt. - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt tài sản trang thiết bị làm việc. - Tuyên truyền, giải thích các quy định về huy động vốn và thủ tục cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam. Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động Ngân hàng phản ánh kịp thời cho giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh NHNo trực tiếp quản lý. - Tổng hợp, báo cáo thống kê, theo quy định của Giám đốc Sở giao dịch. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao dịch giao. 3 . Về hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long Trong hoạt động huy động vốn : Khai thác và cung ứng đối với mọi thành phần huy động vốn trong nước và nước ngoài của mọi tổ chức , dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn , phát hành chứng chỉ tiền gửi , tráI phiếu , kỳ phiếu … ngắn hạn và dài hạn tiếp nhận vốn tài trợ ,vốn uỷ thác đầu tư từ ngân sách nhà nước , từ các tổ chức quốc tế quốc gia và cá nhân trong nước và ngoài nước cho các chương trình , dự án đầu tư cho phát triển kinh tế Nông nghiệp và phát triển nông thôn . Đối với hoạt động tín dụng : cho vay ngắn hạn , dài hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ , cho vay trung và dài hạn với các mục tiêu hiệu quả , hoặc mục tiêu tài trợ tuỳ tính chất và khả năng nguồn vốn , chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá , bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác . Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác : làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng đối ngoại : Thanh toán quốc tế , kinh doanh ngoại hối , chi trả kiều hối , thực hiện tín dụng ngoại tệ mua bán , thu đổi ngoại tệ . Một số hoạt động khác : làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng , cầm cố bất động sản và động sản : Thu , chi tiền mặt , đại lý mua , bán tráI phiếu cho chính phủ …, làm tư vấn về tàI chính , tiền tệ , về xây dựng các dự án đầu tư và quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng . Qua hơn 10 năm thành lập và đổi mới chi nhánh Thăng Long đã thu được những thành quả đáng khích lệ và biểu dương : - Trong hoạt động kinh doanh tín dụng Các hoạt động cho vay , huy động vốn nội tệ , ngoại tệ , ngắn hạn , trung và dàI hạn đều tăng trưởng mạnh Hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo , quyết định đến sự thành bại của ngân hàng , chiếm trên 90 % tổng thu nhập . Dư nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu là ở các doanh nghiệp Nhà nước , phần lớn là các tổng công ty 90 , 91 và các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh . Dư nợ lành mạnh tăng trưởng nhanh . - Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Ngân hàng từ một chi nhánh hầu như không có liên quan đến lĩnh vực thanh toán nay đã vươn lên vị trí cao trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp , thu được nhiều biểu phí cho ngân hàng . Bên cạnh đó nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ và các nghiệp vụ khác cũng phát triển đồng bộ , đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh . - Công tác nguồn vốn Chi nhánh Thăng Long đã tạo được nguồn vốn ổn định và lớn dủ khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn đối với mọi khách hàng ,đồng thời có đủ vốn để chuyển cho các ngân hàng trong cùng hệ thống đang thiếu vốn . Như vậy , chi nhánh Thăng Long đang ngày càng tụe hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cảu thị trường với mục tiêu trở thành một ngân hàng hiện đại đa chức năng . III. Một số kết quả trong hoạt động của chi nhánh NHNNo&PTNT Thăng Long. 1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Thăng Long NHNo & PTNT Huy động vốn: Đối với một Ngân hàng thì nguồn vốn là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Bảg 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thăng Long. Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng nguồn vốn Phân theo đơn vị tiền tệ Bằng nội tệ Bằng ngoại tệ quy đổi VNĐ Phân theo ngành Tiền gửi dân cư Tiền gửi: TCKT; TCXH Vốn uỷ thác đầu tư Tiền gửi, vay khác Phân theo thời hạn Không kỳ hạn Kỳ hạn dưới 12 tháng Kỳ hạn trên 12 tháng 8261.5 7092.8 1168.7 1432.6 3517.8 1363.7 1947.4 4361.5 1586 2314 100% 87 13 17 42 17 24 53 19 28 10728.9 9269 1459.9 1290.9 5495.1 1625 2317.9 4936.1 2853.5 2939.3 100% 86 14 12 51 15 22 46 27 27 Nguồn vốn: 10728.9 tỷ VNĐ, tăng 30% so với năm 2006, trong đó: Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền: Nội tệ: 9269 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 86% tổng nguồn vốn, tăng 30% so với năm 2006. Ngoại tệ quy đổi theo VNĐ: 1459.9 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 14% tổng nguồn vốn, tăng 25% so với năm 2006. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Nguồn vốn không kỳ hạn: 4936.1 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn, tăng 13% so với năm 2006. Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng: 2853.5 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 80% so với năm 2006. Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 2939.3 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 26% so với năm 2006. Phân loại nguồn vốn: Tiền gửi dân cư: 1290.9 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 12% tổng nguồn vốn, giảm 11% so với năm 2006. Tiền gửi TCKT, TCXH: 5495.1 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 51% tổng nguồn vốn, tăng 45% so với năm 2006. Vốn uỷ thác đầu tư: 1625 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn, tăng 9% so với năm 2006. Tiền gửi, vay khác: 2317.9 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 22% tổng nguồn vốn, tăng 16% so với năm 2006. Cho vay: Cho vay là một chỉ tiêu quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng dễ phát sinh rủi ro nhất do môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, tính chất khách quan phức tạp. Dựa vào bảng sau chúng ta có thể nhìn nhận về các khoản cho vay của chi nhánh: Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh Thăng Long. Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) 1. Doanh số cho vay 4923651.2 100% 11781920.8 100% Ngắn hạn 3939332.8 80 8762812.5 74 Trung dài hạn 984318.4 20 3019108.3 26 2. Doanh số thu nợ 3740050.6 9835012.2 Ngắn hạn 3398872.1 91 7277657.4 74 Trung dài hạn 341178.5 9 2557354.8 26 3. Tổng dư nợ 2398860.1 4345768.7 Ngắn hạn 1423015.1 59 2879838 66 Trung dài hạn 975845 41 1465930.7 34 4. Dư nợ quá hạn 42707.6 31557.5 Ngắn hạn 30565.6 72 23240.1 74 Trung dài hạn 12142 28 8317.4 26 Nhìn vào tình hình cho vay vốn của chi nhánh Thăng Long ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm. Năm 2007, doanh số cho vay đạt 11781.9208 tỷ VNĐ tăng 6858.2696 tỷ VNĐ so với năm 2006. Trong đó: doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2007 đạt 3019 tỷ VNĐ tăng 2035 tỷ VNĐ so với năm 2006. Xét về doanh số thu nợ đã đạt 3740 tỷ VNĐ năm 2006. Trong đó thu nợ quá hạn 42.7 tỷ VNĐ năm 2006. Sang năm 2007 doanh số thu nợ đạt 9835 tỷ VNĐ tăng 6095 tỷ VNĐ so với năm 2006. Trong đó thu nợ quá hạn 31.5 tỷ VNĐ. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn: nợ quá hạn phát sinh thường do các đơn vị kinh doanh theo mùa vụ, khách hàng thực hiện phương án kinh doanh không đúng theo tiến độ dự tính của phương án. Vì vậy việc thu hồi vốn thường chậm so với dự tính trên phương án. Ngoài ra do cho vay tiêu dùng trả nợ bằng lương của khách hàng thường định kì thu nợ theo hàng tháng. Vì vậy khi khách hàng gặp khó khăn đột xuất hoặc đi công tác dẫn đến việc trả nợ không đúng kì hạn nên phải chuyển nợ quá hạn. Khả năng thu hồi nợ quá hạn: chi nhánh Thăng Long sẽ cố gắng tận thu tất cả các khoản nợ quá hạn dưới 360 ngày. Chi nhánh luôn chấp hành quy định về chuyển nợ quá hạn, không có trường hợp nào đến hạn mà không chuyển nợ quá hạn. Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 2398.8 tỷ VNĐ, trong đó: dư nợ ngắn hạn 1423 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 59%/tổng dư nợ; dư nợ trung và dài hạn 975.8 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 41%/tổng dư nợ. Đến năm 2007, tổng dư nợ đạt 4345.7 tỷ VNĐ. Trong đó, năm 2007: dư nợ ngắn hạn 2879.8 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 66%/ tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn: 1165.9 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 34%/ tổng dư nợ. Xét về nợ quá hạn đến 31/12/2006 là 42.7 tỷ VNĐ. Sang năm 31/12/2007, nợ quá hạn là 31.5 tỷ VNĐ, chiếm 0.73%/ tổng dư nợ, giảm 11 tỷ VNĐ. Thanh toán quốc tế: Hoạt động Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Thăng Long năm 2007 tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Với sự ưu việt, đổi mới và hiện đại khi áp dụng mạng Korebank trong giao dịch, doanh số thanh toán đã tăng vượt mức kế hoạch năm 2007. Đánh giá lại cả một năm hoạt động có những mặt đựoc và chưa được như sau: Bảng 3: Tình hình TTQT của chi nhánh Thăng Long. Đơn vị tính: USD Doanh số Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ (%) đạt được so với năm trước Số món Số tiền Số món Số tiền Hàng xuất khẩu 56 2.016.528 158 5.723.199 284 Hàng nhập khẩu 993 190.466.326 1223 451.752.763 237 Dự án 03 78.585.000 9 731.640.000 931 Trả kiều hối 87 557.125 139 784.381 141 Điều chuyển vốn 45 20.718.257 87 38.090.577 184 Tổng số 1184 292.323.236 1616 1227.990.920 Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: 4.063.164.946 VNĐ. Trong đó: Thu từ dịch vụ TTQT: 2.840.999.365 VNĐ. Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 1.222.165.581 VNĐ. Dựa vào bảng trên cho ta thấy, tổng doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh Thăng Long năm 2007 với tổng số 1616 món đạt 1228 tỷ USD, tăng so với năm 2006. Trong đó hàng nhập khẩu: 1223 món đạt 451.7 tỷ USD, tăng 237% so với năm 2006; thanh toán hàng xuất khẩu: 158 món đạt 5.7 tỷ USD tăng 284% so với năm 2006; thanh toán kiều hối : 139 món đạt 784 triệu USD tăng 141 % so với năm 2006 ; điều chuyển vốn: 87món đạt 38 tỷ USD, tăng 184% so với năm 2006. Trong năm 2007 chi nhánh hoạt động với tăng trưởng mạnh về cả số lượng và chất lượng. Tổng doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh Thăng Long năm 2007 đạt 1228 tỷ USD, tăng so với năm 2006. Tổng thu về phí dịch vụ TTQT là: 4036.1 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: Thiếu cán bộ làm nghiệp vụ giao dịch cũng như để thực hiện mở rộng dịch vụ TTQT, mạng giao dịch cũng chưa kết nối trực tiếp dịch vụ này giữa trung tâm và chi nhánh. Tăng trưởng về doanh số xuất khẩu chưa cao do gặp khó khăn khi cạnh tranh với các ngân hàng bạn về lãi suất, cơ cấu đầu tư gửi tiền trên tài khoản, thế chấp L/c vay vốn, hoa hồng ngoại tệ,... Báo có ngoại tệ, nội tệ của trụ sở chính với chi nhánh chậm tạo nên tâm lí ảnh hưởng không tốt tới chất lượng dịch vụ dẫn đến mất khách hàng. Dịch vụ Westerm Union tuy đã phát triển nhưng chưa thật sự được chú trọng và có hiệu quả thấp do chính sách quảng cáo cũng như việc bố trí quầy, bàn giao dịch và các phương tiện khác. Mua bán ngoại tệ: Bảng 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Thăng Long. Đơn vị tính: USD Doanh số Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ % Mua vào 151.873.750 327.182.155 215 Bán ra 216.545.725 330.477.847 152 Lãi 2.261.650.876 2.568.777.468 114 Dựa vào bảng trên, trong năm 2007 hoạt động mua vào đạt 327 tỷ USD, với tỷ lệ 215% so với năm 2006, bán ra 330.4 tỷ USD, với tỷ lệ 152% so với năm 2006. Thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 2568.7 tỷ USD, tăng 114% so với năm 2006. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như: Giá bán ngoại tệ của chi nhánh nói chung còn cao so với giá bán của các NHTM trên cùng địa bàn do chưa có cơ chế mạnh dạn khuyến khích kinh doanh các ngoại tệ khác ngoài đồng USD để bù đắp giá. Lượng mua bán ngoại tệ lớn, yêu cầu của khách hàng mua ngoại tệ trả nợ vay nhiều cùng với áp lực thanh toán hàng nhập khẩu nên trong một số trường hợp không gom đủ ngoại tệ để thực hiện yêu cầu của khách hàng dẫn đến chậm trả nợ, thiệt hại cho khách hàng. Mức cho vay ngoại tệ với doanh số quá cao vì lãi suất vay ngoại tệ thấp hơn nội tệ tạo áp lực lớn đối với hoạt động mua bán ngoại tệ trong thanh toán và trả nợ vay. Kết quả kinh doanh: Với một mạng lưới hoạt động rộng khắp trong thành phố Hà nội năm 2007 chi nhánh đã đạt được một số kết quả như sau: Trong năm 2007 : tổng thu về tiền măt là 182.102.447 triệu VNĐ; về ngoại tệ là 189.260.862 USD, và 1.871.793 EURO. Tổng chi về tiền mặt là 18.312.474 triệu VNĐ; về ngoại tệ là 183.915914 USD, và 151.190 EURO. Điều đó cho ta thấy: tổng thu chi tiền mặt năm 2007 tăng 42% so với năm 2006; tổng thu chi USD năm 2007 tăng 29% so với năm 2006; tổng thu chi EURO năm 2007 tăng 184% so với năm 2006; tổng nộp tiền mặt năm 2007 tăng 156% so với năm 2006. Số tiền giả đã phát hiện được trong năm với tổng số là 26.104.000 VNĐ. Trả tiền thừa cho khách hàng về tiền mặt là 140 món với số tiền 114.010.000 VNĐ; ngoại tệ 2 món với số tiền là 260 USD. Với số liệu tổng hợp trên cho thấy: so với năm 2006 khối lượng công việc ngày càng nhiều, chất lượng công việc ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ của toàn chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và giữ được an toàn tuyệt đối tài sản. Tuy khối lượng thu chi lớn như trên, nhưng hàng ngay vẫn duy trì đều đặn nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. 2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long 2.1. Thực trạng tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh Thăng Long: Bảng 5: Doanh số cho vay và mức dư nợ TDH tại chi nhánh Thăng Long. Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Trung dài hạn Tỷ trọng(%) Trung dài hạn Tỷ trọng(%) Tổng DS cho vay - Cho vay TDH 4923651.2 984318.4 100% 20 11781920.8 3019108.3 100% 26 Tổng dư nợ cho vay - Dư nợ TDH 2398860.1 975845 100% 41 4345768.7 1465930.7 100% 34 Bảng 6: Dư nợ theo thành phần kinh tế. Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Tổng Tỷ trọng(%) Tổng Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay 2398860.1 100% 4345768.7 100% 1. DNQD 2. DNNQD 1453834.2 945025.9 61 39 2147887.3 2197881.4 49 51 Theo bảng 5 & 6, cho ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2006, doanh số cho vay trung dài hạn chưa đến 984.3 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 20% trên tổng doanh số cho vay. Sang năm 2007, doanh số này mặc tăng lên 3019.1 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 26%. Về mức dư nợ tăng so với năm trước, năm 2006 mức dư nợ là 975.8 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 41%, thì sang năm 2007 mức này tăng lên tới 1465.9 tỷ VNĐ, mức tăng cao hơn năm trước. Còn về số tương đối thì: tổng doanh số cho vay tăng 139,29%, tổng dư nợ là 81,16% điều đó có thể nói rằng một năm hoạt động thành công của chi nhánh. Về cơ cấu cho vay trung dài hạn của chi nhánh Thăng Long trong thời gian qua cho vay các thành phần kinh tế vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn và tập trung vào doanh nghiệp nhà nước. Trong hai năm vừa qua phần lớn chi nhánh Thăng Long cho vay ưu thế về bên doanh nghiệp quốc doanh cao hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân của thực trạng trên là: do các dự án vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa phần không thoả mãn các điều kiện vay vốn ( về tài sản thế chấp, về vốn tự có,…). Hơn nữa, đây là một thị trường đầy phức tạp, luôn tiềm ẩn những vấn đề rủi ro khó có thể lường trước được,… Mặt khác, sự năng động của một số đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh thường đồng nghĩa với sự táo bạo, xem thường pháp luật, sử dụng vốn sai mục đích nên dễ đưa Ngân hàng trở thành nạn nhân của những món nợ khó đòi. Do đó, nhận biết được nguy cơ rủi ro của khu vực kinh tế này mà chi nhánh đã thận trọng trong việc cho vay đối với khu vực này, tỷ lệ cho vay đối với khu vực này thường thấp hơn so với các doanh nghiệp quốc doanh. Nhưng nhìn lại trong 2 năm gần đây chi nhánh đã mở rộng đối với các khoản cho vay của mình đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó năm 2006 đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 945 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 39%/tổng dư nợ cho vay và sang năm 2007 đã tăng lên 2197.8 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 51%/tổng dư nợ cho vay. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHNNo&PTNT Thăng Long việc nghiên cứu chất lượng tín dụng đòi hỏi phải được xem xét trên quan điểm Ngân hàng và khách hàng, cả về lợi ích thuần tuý và lợi ích xã hội. Có như vậy, chất lượng tín dụng mới được phản ánh một cách đầy đủ và khách quan: Đối với Ngân hàng: Chất lượng tín dụng được xem xét trên nhiều chỉ tiêu chung như: Chỉ tiêu dư nợ, chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu vòng quay của vốn, … Bảng 7: Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Tổng Tỷ trọng(%) Tổng Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay 2398860.1 100% 4345768.7 100% 1. DNQD 2. DNNQD 1453834.2 7945025.9 61 39 2147887.3 2197881.4 49 51 Tổng doanh số thu nợ 3740050.6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12140.doc
Tài liệu liên quan