MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung và dài hạn. 3
1.1.1.Khai niệm về tín dụng trung và dài hạn. 3
1.1.2. Các loại hình tín dụng trung và dài hạn. 4
1.1.2.1. Cho vay theo dự án. 4
1.1.2.2. Tín dụng tuần hoàn. 5
1.1.2.3. Tín dụng thuê mua và dịch vụ thuê mua. 6
1.1.3. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn. 7
1.1.3.1. Đối với các DN. 7
1.1.3.2. Đối với nền kinh tế. 8
1.1.3.3. Đối với hoạt động NH. 9
1.2. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 10
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 11
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung dài hạn của NHTM. 15
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25
2.1. Khái quát về SGDI – NHĐT&PTVN. 25
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ và bộ máy của Sở Giao Dịch. 25
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của SGD-I NHĐT&PTVN trong những năm gần đây. 35
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của SGD I NHĐT&PTVN 35
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGDI-Ngân hàng DT&PTVN. 39
2.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của SGD I NHĐT&PTVN. 42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SGD I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 51
3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng trung và dài hạn của sở giao dịch I – NHĐT & PTVN. 51
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cho vay - một chiến lược quan trọng của các Ngân hàng thưng mại. 51
3.1.2. Mở rộng về đối tượng cho vay. 52
3.1.3. Mở rộng về quy mô khoản vay 53
3.1.4. Mở rộng theo phương thức cho vay. 53
3.1.5. Mở rộng theo hình thức cho vay. 55
3.1.6. Đảm bảo an toàn vốn - một yêu cầu trong công tác mở rộng tín dụng trung và dài hạn. 55
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGD I – NHĐT & PTVN. 56
3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính, huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. 56
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay trung và dài hạn. 56
3.2.3. Đổi mới chính sách tín dụng 57
3.2.4. Đổi mới chính sách khách hàng. 60
3.2.5. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ vốn vay và quá trình trả nợ vay, xử lí nợ quá hạn, nợ khó đòi đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn. 61
3.2.6. Tăng cường đội ngũ cán bộ có tay nghề và trình độ nghiệp vụ cao. 63
3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ 64
3.2.8. Củng cố mô hình mạng lưới tiếp cận khách hàng công tác tiếp thị 65
3.3. Một số kiến nghị. 67
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 67
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 68
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng ĐT &PT Việt Nam 69
KẾT LUẬN 71
78 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 1 Ngân Hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/1998 của Tổng Giám đốc NHĐT&PTVN, về việc thành lập bộ máy của Sở Giao dịch như sơ đồ trên.
Sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động của SGD.Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tích chất tương đối các phòng đều có quan hệ hữu cơ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau.
Nói tóm lại, mỗi phòng trong SGD là độc lập tưng đối, chuyên môn hoá trong lĩnh vực của mình để thực hiện tham mưu cho ban Giám đốc các kế hoạch và chính sách kinh doanh của từng lĩnh vực, nghiệp vụ. Các phòng thống nhất với nhau qua mục đích chung đó là cùng đóng góp vào quá trình tối đa hoá lợi nhuận cho Sở giao dịch và hoàn thành tốt các nhiệm vụ NHĐT&PT VN giao.
* Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
- Ban giám đốc SGD: chịu trách nhiệm trước đảng uỷ hội đồng quản trị và tổng giám đốc của NHĐT&PTVN và mọi hoạt động của SGD theo nghĩa vụ và quyền hạn được quy định, giám đốc chịu sự quản lý nhà nước về thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng nhân dân, có trách nhiệm thực hiện các quyết định của thống đốc NHNNVN.
- Phòng giao dịch: trực thuộc sở giao dịch, trực tiếp nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư thực hiện nghĩa vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng khác.
- Phòng nguồn vốn kinh doanh: Tổ chức quản lý và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của sở giao dịch để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng quy định của pháp luật, và thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh theo phân công của hội sở chính.
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: có chức năng thực hiện công việc kiểm tra kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo chấp hành đúng pháp luật và các quyết định của ngân hàng. Phản ánh đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quý, năm, báo cáo kịp thời các biểu hiện sai phạm, những rủi ro tiềm ẩn, những rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đặc biệt là rủi ro tín dụng.
- Phòng thanh toán quốc tế: là trung tâm thanh toán đối ngoại của SGD trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế của sở cũng như của chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp đồng thời là trung tâm chuyển tiếp cho các chi nhánh trong hệ thống.
- Phòng điện toán: có chức năng thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của SGD, tham mưu cho giám đốc về chiến lược phát triển công nghệ thông tin cơ sở.
- Phòng kế hoạch tài chính: Nhiệm vụ chính là thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời mọi hoạt độngkinh doanh và các nhiệm vụ phát sinh tại sở giao dịch cũng như tại hội sở chính. Là đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của SGD. Thực hiện các chỉ tiêu tài chính tại hội sở chính và kiểm tra giám sát việc thực hiện tại các đơn vị trực thuộc SGD theo các văn bản quy định của bộ tài chính và ngành.
- Phòng giao dịch khách hàng: là đầu mối tổ chức và thực hiện chính sách khách hàng của SGD với nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xác định thị phần của SGD để tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng, định hướng phát triển trên nền khách hàng bền vững nhằm phục vụ kinh doanh của sở.
- Phòng tín dụng: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng VND và ngoại tệ. Hiện nay sở giao dịch có 3 phòng tín dụng đó là phòng tind dụng 1,2,3.
- Phòng tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ quản lý và đào tạo cán bộ trong ngân hàng cũng như thực hiện tuyển dụng cán bộ mới vào làm việc tại ngân hàng. Đồng thời thực hiện đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ đang làm việc tại ngân hàng trên cơ sở đánh giá cho điểm.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHĐT&PTVN trong thời gian qua.
* Hoạt động huy động vốn.
Trong năm 2005 số dư huy động đạt 7569500 triệu đồng, Sở Giao Dịch đã cố gắng duy trì và giữ vững được vốn với doanh số giao dịch lớn hàng ngày, huy động vốn bình quân đầu người của sở lớn hơn so với toàn ngành. Không ngừng tiếp cận, mở rộng số khách hàng có tiềm năng tiền gửi thanh toán để khai thác kênh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp, ổn định cơ cấu và hạ giá thành đầu vào. Bên cạnh công tác chủ động duy trì thị phần và mở rộng khách hàng, sở thực hiện tốt công tác huy động chứng chỉ tiền gửi ,triển khai sản phẩm mới nâng tổng số khách hàng lên hơn 23000 thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính vì vậy đến 2007 sở giao dịch đã huy động được hơn 13620606 triệu đồng. Có thể nói rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng lớn năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng gần gấp 2 lần nguồn vốn huy động năm 2005. Tấc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng nhanh năm 2006 so với 2005 mức tăng trưởng đạt 33.57%, mức tăng trưởng của năm 2007 so với 2006 là 34.71%. Để đạt được mức tăng trưởng này ngân hàng đã có những chính sách khuyến khích các cá nhân và các tổ chức kinh tế gửi tiền như chính sách lãi suất bậc thang hay áp dụng các hình thức khuyến mại với giải thưởng hấp dẫn khi cá nhân tổ chức gửi tiền vào ngân hàng. Qua đó có thể thấy được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ngày càng cao, được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1: Huy động vốn của SGD I NHĐT&PTVN trong 3 năm 2005-2007
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
I. Huy động vốn
7569500
6.49
10110926
33.57
13620606
34.71
1. Tiền gửi TCKT
4407585
18.95
7284959
65.28
11821213
62.27
- TG không kỳ hạn
844839
-17.17
1645390
94.76
3427093
108.28
- TG có kỳ hạn
3562746
32.67
5639569
58.29
8394120
48.48
2. Tiền gửi dân cư
3048831
-8.09
2791400
-8.44
1764826
-36.78
- TG tiết kiệm
2168426
-1.83
2290055
5.61
1601104
-30.08
- Kỳ phiếu
230878
-49.92
122200
-47.07
27605
-77.41
- CC TG, trái phiếu
649527
0.35
379145
-41.63
136117
-64.10
3. Huy động khác
113084
31.64
34567
-69.43
34567
0.00
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I Năm 2005-2007)
Qua bảng số liệu trên ta có thể biểu hiện sự tăng trưởng của hoạt động huy động vốn qua các năm như sau:
Biểu 1: Hoạt động huy động tại SGD I năm 2005-2007
* Hoạt động cho vay và đầu tư.
Trong những năm vừa qua ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô hoạt động huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau thông qua hoạt động huy động vốn này ngân hàng đã thực hiện hoạt động cho vay nhằm thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay, và các khoản phí mà người vay phải trả cho ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng thông qua việc mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng quy mô cho vay, mở rộng hình thức cho vay thông qua những chính sách đó mà hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng tăng về quy mô cũng như doanh số, được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2: Hoạt động cho vay của SGD I năm 2005-2007
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
II. Tín dụng
4813816
13.96
5000752
3.88
5185044
3.69
1. Cho vay ngắn hạn
1724458
101.50
1959934
13.66
2301894
17.45
2. Cho vay TDH
1012621
-24.73
623713
-38.41
980303
57.17
3. Cho vay đầu tư
1396026
24.68
1894594
35.71
1521822
-19.68
4. Cho vay KHNN
374866
-27.28
256478
-31.58
138071
-46.17
5. Cho vay ủy thac,ODA
30584
-21.12
266034
-13.02
242954
-8.68
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I Năm 2005-2007)
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng gia tăng về doanh số, năm 2005 ngân hàng đã thực hiện cho vay với nền kinh tế là 4813816 triệu đồng, đến 2006 là 5000752 triệu đồng, đến 2007 là 5185044 triệu đồng và. Có thể thấy rằng hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng gia tăng về doanh số đồng nghĩa với việc ngân hàng đã huy động có hiệu quả nguồn của nền kinh tế.
Chất lượng tín dụng của Sở Giao Dịch là tốt vì qua các năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ liên tục giảm và nằm trong giới hạn cho phép, cho thấy công tác thu nợ đạt được kết quả tốt và hoàn thành kế hoạch được giao.
Trong cơ cấu tín dụng, các khoản tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cho vay theo kế hoạch của nhà nước và cho vay theo chỉ định của chính phủ tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Xu hướng trong những năm tới cần tiếp tục nâng cao tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm thiểu các khoản cho vay theo chỉ định của chính phủ – các khoản cho vay có độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận không cao.
Biểu 2: Hoạt động cho vay của SGD I năm 2005-2007
Tấc độ tăng trưởng hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm vừa qua có xu hướng tăng chậm trong đó phải kể đến là tấc độ tăng trưởng của năm 2006 so với 2005 đối với các khoản cho vay ngắn hạn là 13.66%, trong khi đó tấc độ tăng của năm 2007 so với 2006 chỉ là 17.45%. Tấc độ tăng trưởng trong cho vay dài hạn của ngân hàng trong năm 2006 so với 2005 có xu hướng giảm 38.41% trong khi đó năm 2007 so với 2006 tăng là 57.17%.
* Hoạt động thanh toán.
Công tác thanh toán quốc tế: doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt 451 triệu USD bằng 101,2% với 2006, đạt 96,09% kế hoạch năm 2007. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 233 triệu USD. Chuyển tiền đi và chuyển tiền đến ( mậu dịch ) trong năm 2007 tăng lên 120% so với năm 2006 là 10500 món nhưng doanh số lại giảm chỉ đạt được 125,8 triệu USD.
Sở giao dịch Đã soạn thảo và hoàn tất quá trình hạch toán chuyển tiền nhanh (Western Union) đã được Ban lãnh đạo duyệt và đưa vào áp dụng.
Năm 2006 Sở không ngừng cải tiến quy trình, tác phong giao tiếp để phục vụ khách hàng tốt nhất, phát triển các dịch vụ hiện có đồng thời mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, như nhờ thu hàng xuất, thanh toán liên ngân hàng, VCB – money Phát triển thu dịch vụ và mở rộng thị phần cũng như uy tín trên địa bàn. Tổng thu dịch vụ 27.4 tỷ đạt 18,4% tổng doanh thu toàn đơn vị. Đặc biệt hiện nay ngân hàng cũng đã mở rộng thêm những dịch vụ như: homebanking, phonebanking, trả lương tự động...
* Các hoạt động khác.
- Hoạt động dịch vụ.
Năm 2005 thu ròng từ hoạt động dịch vụ của năm là 25.6 tỷ đạt 101,48% kế hoạch. Đến năm 2006 thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ là 49.512 tỷ tăng 93.41% so với năm 2005 đến 2007 đạt 58.397 tỷ đồng. Các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán trong nước, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ đã có tăng trưởng và phát triển mạnh cụ thể thông qua thu nhập từ thu phí của ngân hàng như sau:
Bảng 3: Hoạt động thu phí dịch vụ.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Phí dịch vụ
1740
4619
9714
2. Phí bảo lãnh
80
117
1300
3. Thanh toán trong nước
266
346
265
4. Thanh toán quốc tế
927
2803
4436
5. Dịch vụ ngân quỹ
42
85
127
6. Thu khác
6
10
14
7. Kinh doanh ngoại tệ
419
1258
1772
Tổng
3480
9238
17628
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2005-2007)
Qua bảng thu phí của ngân hàng qua các năm ở trên có thể thấy rằng việc thu phí dịch vụ các năm có sự tăng trưởng khá nhanh năm 2005 thu từ phí dịch vụ là 3.48 tỷ đồng trong khi đó thi đến năm 2006 tăng lên 9.238 ty đồng tăng 165.46% so với năm 2005. Đến năm 2007 tăng lên 17.628 tỷ đồng tăng 90.08% so với năm 2006. Có thể thấy rằng hoạt động dịch vụ của ngân hàng trong thời gian vừa qua được khách hàng tin tưởng và sử dụng để đạt được kết quả đó chính là sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
- Công tác bảo lãnh : công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt. Doanh số bảo lãnh năm 2007 đạt 1808,45 tỷ, số dư bảo lãnh quy đổi là 1964,6 tỷ tăng 80% so với 31/12/2006, tăng 6% so với kế hoạch. Thu từ phí dịch vụ bảo lãnh là 1.3 tỷ đồng.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của SGD-I NHĐT&PTVN trong những năm gần đây.
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của SGD I NHĐT&PTVN
Trong năm 2005 SGD I NHĐT&PTVN đã thực hiện cho vay đối với nền kinh tế là 2737079 triệu VNĐ trong đó cho vay trung và dài hạn là 1012621 triệu VNĐ chiếm 36.99% tổng mức cho vay. Đến năm 2006 doanh số cho vay trung và dài hạn là 623713 triệu VNĐ chiếm 24.15% tổng mức cho vay. Năm 2007 doanh số cho vay là 980303 triệu VNĐ chiếm 29.87%. Có thể thấy rằng doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm mạnh đặc biệt là trong năm 2006 mặc dù năm 2007 có tăng lên so với năm 2006 xong doanh số vẫn còn kém so với năm 2005. Qua bảng số liệu này có thể thấy được hoạt động cho vay trung và dài hạn của SGD giảm chứng tỏ ngân hàng đã hạn chế cho vay trung và dài hạn đối với nền kinh tế do các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả dẫn đến không trả được nợ vay. Đặc biệt khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới càng làm cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt hơn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến một số doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả từ đó làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tình hình cho vay trung và dài hạn được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4: Hoạt động tín dụng trung và dài hạn SGD I năm 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
Tỷ trọng
Tuyệt đối
Tỷ trọng
Tuyệt đối
Tỷ trọng
II. Tín dụng
2737079
100
2583647
100
3282197
100
1. Cho vay ngắn hạn
1724458
63.01
1959934
75.85
2301894
70.13
2. Cho vay TDH
1012621
36.99
623713
24.15
980303
29.87
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I Năm 2005-2007)
Tấc độ tăng trưởng hoạt động cho vay trung và dài hạn của SGD I trong những năm vừa qua có xu hướng giảm mạnh trong năm 2005 giảm 24.73% so với năm 2004, đến năm 2006 tấc độ tăng trưởng giảm 38.41% so với năm 2005 có thể thấy rằng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng giảm mạnh chứng tỏ chất lượng tín dụng trung và dài hạn ngày càng xấu đi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự giảm của tín dụng trung và dài hạn ngoài nguyên nhân khách quan do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ còn phải kể đến những nguyên nhân chủ quan như: trình độ thẩm định dự án của cán bộ thẩm định chua cao dẫn đến cho vay không đúng đối tượng gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đến năm 2007 tấc độ tăng trưởng tuy được cải thiện tăng 57.17% tuy nhiên doanh số vẫn thấp hơn rất nhiều so với năm 2005. Hiện nay SGD tập trung cho vay đối với dự án: công ty bánh kẹo hải hà vay 10 tỷ VNĐ đầu tư vào dây chuyền sản xuất, tài sản cố định, cũng như cho vay đối với công ty cổ phần vận tải bắc hà với dự án mua otô vận tải phục vụ khách công cộng trên một số tuyến đường của hà nội với số tiền là 36.7 tỷ VNĐ.
Biểu 3: Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại SGD I năm 2005-2007
Bảng 5: Tấc độ tăng trưởng cho vay trung và dài hạn trong năm 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
II. Tín dụng
2737079
24.34
2583647
-5.60
3282197
27.03
1. Cho vay ngắn hạn
1724458
101.5
1959934
13.66
2301894
17.45
2. Cho vay TDH
1012621
-24.73
623713
-38.41
980303
57.17
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I Năm 2005-2007)
Trong năm 2006 doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của SGD I với ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay chiếm 54% đến năm 2007 tỷ trọng chỉ còn 53% trong khi đó ngành công nghiệp năm 2006 chiếm 10% sang năm 2007 tăng lên 15% còn lại ngành xây dựng và các ngành khác giảm qua các năm.
Bảng 6: Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế năm 2006-2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
1. Công nghiệp
62371.3
10
147045.5
15
2. Xây dựng
87319.82
14
117636.4
12
3. TM&DV
336805
54
519560.6
53
4. Ngành khác
137216.9
22
196060.6
20
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2005-2007)
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGDI-Ngân hàng DT&PTVN.
* Tình hình dư nợ.
Trong năm 2006 SGD I NHĐT&PTVN có tổng dư nợ là 3776.4 tỷ VNĐ đến năm 2007 tổng dư nợ là 4066.4 tỷ VNĐ có thể thấy rằng dư nợ cho vay trung và dài hạn của sở giao dịch ngày càng tăng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng trung và dài hạn của sở giao dịch ngày càng phát triển không những thế nguồn huy động vốn ngắn hạn cũng được sử dụng cho vay trung và dài hạn mức tối đa bằng 20% tổng huy động nguồn ngắn hạn. Trong khi đó tổng dư nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 2940.0 tỷ VNĐ đến năm 2007 đạt 3976.7 Tỷ VNĐ có thể thấy rằng dư nợ cho vay trung và dài hạn lớn hơn rất nhiều so với dư nợ ngắn hạn chứng tỏ trong thời gian vừa qua ngân hàng rất chú trọng tới những khoản cho vay có thời gian từ 1 năm trở lên đồng thời chất lượng tín dụng trung và dài hạn không ngừng được nâng cao thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2006 là 0.81% trong khi đó đến năm 2007 chiếm 0.0003% có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2007 giảm rất nhanh một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ quá hạn giảm là hoạt động thẩm định đầu tư của ngân hàng rất có hiệu quả, không những thế chiến lược tín dụng trung và dài hạn trong những năm vừa qua được ngân hàng đánh giá là hoạt động quan trọng trong chiến lược tín dụng của mình. Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 7: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2006-2007 tại SGD I NHĐT&PTVN.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1. Ngắn hạn
2940.0
3976.7
2. Trung và dài hạn
3776.4
4066.4
(Nguồn: Báo cáo thường niên SGD I)
Biểu 4: Tình hình dư nợ tại SGD I năm 2006-2007
* Tình hình nợ quá hạn.
Nợ xấu (theo điều 7/QĐ493), và nợ xấu là một trong những khoản nợ mà ngân hàng không mong muốn vì khoản nợ này làm cho hiệu quả tín dụng của ngân hàng giảm, làm ngân hàng có thể bị mất vốn hoặc không có khả năng thu hồi vốn đã cho vay nguyên nhân của những khoản nợ này có thể do khách hàng hoặc do chính bản thân ngân hàng tạo nên. Tuy nhiên trong hoạt động của mình ngân hàng không ngừng giảm thiểu tối đa tỷ lệ này nhằm làm tăng hiệu quả tín dụng của mình. Trong năm 2006 nợ xấu là 213.74424 Tỷ đồng chiếm 5.66% trong tổng dư nợ, đến năm 2007 là 142.324 tỷ đồng chiếm 3.5% trong tổng dư nợ. Nợ quá hạn năm 2006 là 30.58884 tỷ đồng chiếm 0.81% trong tổng dư nợ, năm 2007 là 0.012199 tỷ đồng chiếm 0.0003% tổng dư nợ. Qua các con số ở trên chúng ta có thể thấy được nợ xấu và nợ quá hạn của SGD I giảm mạnh qua các năm đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn giảm rất mạnh năm 2006 là 0.81% đến năm 2007 chỉ còn lại 0.0003% trong tổng dư nợ chứng tỏ chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao trong thời gian vừa qua đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng cao. Với mục tiêu coi hoạt động tín dụng trung và dài hạn là một trong những mảng tín dụng quan trọng của ngân hàng, trong thời gian vừa qua ngân hàng đã có những chính sách tín dụng nhằm mở rộng hoạt động cũng như nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của mình như: mở rộng các hình thức, phương thức cho vay, xác định hợp lý thời hạn cho vay, cũng như việc nâng cao chất lượng thẩm định trước khi quyết định cho vay. Các chỉ tiêu về tình hình nợ xấu và nợ quá hạn được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
Bảng 8: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn năm 2006-2007 tại SGD I.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Tuyệt đối
Tỷ lệ
1. Nợ xấu
213.74424
5.66%
142.324
3.500%
2. Nợ quá hạn
30.58884
0.81%
0.012199
0.0003%
(Nguồn: Báo cáo thường niên SGD I)
Để có thể thấy rõ hơn tình hình nợ xấu và nợ quá hạn của SGD I NHĐT&TPVN thông qua biểu đồ dưới đây:
Biểu 5: Nợ xấu và nợ khó đòi của SGD I năm 2006-2007
* Tỷ lệ Nợ khó đòi.
Tỷ lệ nợ khó đòi là một trong những chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm hiện nay vì tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả, nếu tỷ lệ này lớn có thể đua ngân hàng tới bờ vực phá sản. Trong những năm vừa qua tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã cố gắng hạn chế tới mức tối đa tỷ lệ này vì nó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng, tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của chính ngân hàng. Năm 2006 tỷ lệ nợ khó đòi của sở là 0.34% trong tổng dư nợ trung và dài hạn đến năm 2007 chỉ còn là 0.00014% có thể thấy rằng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng không ngừng được cải thiện.
2.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của SGD I NHĐT&PTVN.
a. Thành tựu đạt được về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của SGD I NHĐT&PTVN.
Trong những năm qua, trước tình hình kinh tế, hội của đất nước tăng trưởng và phát triển, những đổi mới trong cơ chế quản lý, điều hành đất nước. SGD I NHĐT&PT đã có những định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước, về mọi mặt kinh doanh của NH nói chung và công tác tín dụng trung và dài hạn nói riêng đáp ứng được yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân NH.
Tại SGD I NHĐT&PTVN, các phòng tín dụng đã chủ động xây dựng chưng trình công tác theo hướng bám sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với chi nhánh nhằm huy động sức mạnh của toàn ngành giúp các chi nhánh vươn lên tạo một thế đứng vững chắc, trên địa bàn, nhờ vậy nên năm 2007 hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ như: Bằng sự nỗ lực cuả toàn hệ thống, căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch hoạt động kinh doanh nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng, năm 2005 sở giao dịch 1 đã huy động được 7569500 triệu đồng, đến 2007 sở giao dịch đã huy động được hơn 13620606 triệu đồng, nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng lớn năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng gần gấp 2 lần nguồn vốn huy động năm 2005.
SGD I NHĐT&PTVN luôn luôn xác định nhiệm vụ của một NH quốc doanh và huyết mạch của nền kinh tế, công cụ của NH quốc doanh Việt Nam góp phần tích cực kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, đã tổ chức vốn bằng nhiều hình thức sáng tạo để thu hút nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư, như phát hành kỳ phiếu bảo đảm giá trị theo vàng. Tiết kiệm cho vay xây dựng nhà ở, phát hành trái phiếu... Thực hiện phương châm vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng, thông qua các hình thức huy động nên đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Mặt khác SGD I NHĐT&PTVN thực hiện nghiêm chỉnh các quy luật về lãi suất, tỷ giá hối đoái. SGD I NHĐT&PTVN trong những năm đổi mới phát huy truyền thống xây dựng và trưởng thành đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nước nhà. Hoạt động cho vay của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Trong năm 2005 ngân hàng đã thực hiện cho vay với nền kinh tế là 4813816 triệu đồng, đến 2006 là 5000752 triệu đồng, đến 2007 là 5185044 triệu đồng. SGD I NHĐT&PTVN đã cho vay hoặc làm đại lý thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành cho hàng nghìn dự án đầu tư phát triển như: 14 nhà máy dệt, 58 nhà máy xi măng, 34 mỏ than, 62 nhà máy gạch (trong đó 47 nhà máy gạch Tuynen). . . . Từ chỗ phần lớn cho vay các dự án Nhà nước hàng năm đã chuyển sang phục vụ đầu tư các dự án tự tìm kiếm theo các chương trình, mục tiêu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước, của các Bộ, các Ngành, các địa phương. Bám sát các mục tiêu, triển khai kịp thời có kết quả chương trình, giải pháp phục vụ nền kinh tế trọng điểm, chương trình kích cầu qua đầu tư theo nghị quyết 07/CP của Chính Phủ, nhất là chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, chương trình phục vụ phát triển miền núi Tây Nguyên, các biện pháp phục vụ kịp thời các tỉnh bị thiên tai bão lụt.
NHĐT&PTVN liên tục tăng trưởng với mức bình quân cao (28%/năm). Các chỉ tiêu cơ bản đều tăng trưởng như: tổng tài sản, huy động vốn tín dụng... thị phần, kinh doanh có hiệu quả, có lãi an toàn trong hoạt động NH, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày một nâng cao theo đòi hỏi của cơ chế thị trường.
Sự nghiệp đổi mới của NHĐT&PTVN bắt đầu từ những năm 1986 và thực sự đổi mới từ khi có hai Pháp lệnh về NH ra đời. Đặc biệt là giai đoạn 1995 đến nay, hoạt động SGD I NHĐT&PTVN được đổi mới về cơ bản và tăng trưởng liên tục. Đến năm 2007 những chỉ tiêu chủ yếu đạt được đó là:
- Tổng tài sản đạt 17461602 triệu đồng, 23.48% so với năm 2006
- Huy động vốn đạt 13620606 triệu đồng, gần gấp 2 lần nguồn vốn huy động năm 2005.
- Nợ quá hạn từ mức 0.81% năm 2006 đến 2007 giảm xuống còn 0.0003% trên tổng dư nợ.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 271730 triệu đồng tăng 46.99% so với năm 2006, tăng gấp 3 lần so với năm 2005.
Bảng 9: Kết quả đạt được của SGD I trong năm 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
1. thu dịch vụ ròng
25600
4.48
49512
93.41
58397
17.93
2. lợi nhuận trước thuế
93659
11.69
184858
97.37
271730
46.99
3. tổng tài sản
11180720
2.10
14141538
26.48
17461602
23.48
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I năm 2005-2007)
Biểu 6: Tổng tài sản của SGD I qua các năm 2005-2007
Kết quả kinh doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước đầy đủ, thu nhập và phúc lợi cho người lao động từng bước được cải thiện. Với phương châm “hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của NHĐT&PTVN”, SGD I NHĐT&PTVN luôn bám sát mục tiêu và lãnh đạo theo hướng cẩn trọng, bền vững thể hiện trong mọi chủ trương, chính sách, chương trình, quy chế, quyết định xử lý nghiệp vụ của các cấp quản trị, điều hành của mọi cán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2434.doc