Chuyên đề Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần lắp máy và xây dựng điện

Việc đóng BHXH, BHYT cho nhân viên, công ty chấp hành đầy đủ theo đúng luật lao động và các quy định của Nhà nước về nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT cho cán bộ nhân viên, Công ty cũng thực hiện trích quỹ lương để đóng BHXH, BHYT theo đúng quy định của nhà nước. Chế độ bảo hiểm được 100% cán bộ nhân viên tích cực tham gia và hưởng ứng. Đây là công cụ giúp người lao động yên tâm hơn trong công tác và nó cũng giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần lắp máy và xây dựng điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia. Hình thức tổ chức có thể là thi đấu nội bộ hay kết hợp với giao lưu thi đấu với bên ngoài. Đôi khi, một vài tổ chức còn thành lập các hội thể thao chuyên để thi đấu với bên ngoài. + Chương trình dã ngoại: Nhằm sử dụng quan hệ hiểu biết lẫn nhau, mở rộng quan hệ, các tổ chức thường cung cấp các cuộc du lịch, tham gia hàng năm, có thể cả gia đình các nhân viên cùng tham gia để mở rộng quan hệ xã hội. + Chăm sóc người già và trẻ em: để giúp các nhân viên an tâm làm việc, một số tổ chức mở các lớp mẫu giáo để trông trẻ, hay giúp đỡ chăm sóc bố mẹ già để các nhân viên an tâm công tác. + Dịch vụ nhà ở và giao thông đi lại.. Phụ cấp: Phụ cấp là khoản tiền mà các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động trả thêm cho người lao động. Nó có nghĩa vụ bổ sung cho tiền lương cơ bản, bù đắp thêm phần nào đó cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà khi tính lương các tổ chức, doanh nghiệp chưa tính. Phụ cấp tuy không lớn nhưng nó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với tổ chức. Phụ cấp còn góp phần tạo ra sự công bằng giữa những người lao động với nhau. Người lao động đảm nhận trách nhiệm công việc cao hay làm việc trong môi trường khó khăn độc hại sẽ được mức phụ cấp ưu đãi hơn người làm việc trong điều kiện bình thường. 1.3.2. Công cụ phi tài chính 1.3.2.1. Điều kiện làm việc Điều kiện làm việc là 1 yếu tố ảnh hưởng lớn tới động lực lao động của người lao động. Khi trình độ công nhân, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng đảm bảo được yêu cầu công việc thì sẽ kích thích người lao động làm việc tốt hơn. Họ cảm thấy mình được quan tâm, được chăm sóc từ đó sẽ cố gắng lao động hăng say và phát huy được tính sáng tạo trong công việc. Khi họ được lao động trong môi trường an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe thì họ sẽ gắn bó với công việc hơn, làm tốt hơn. Để thực hiện tốt điều đó, thì người quản lý có nhiệm vụ tạo cho người lao động một môi trường lao động lành mạnh, ít ô nhiễm, cung cấp đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc. 1.3.2.2. Mối quan hệ trong công việc Mối quan hệ trong lao động hay bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa người lãnh đạo với người lao động, giữa những người lao động với nhau. Đây chính là nhu cầu xã hội của người lao động trong quá trình làm việc, đây được coi là yếu tố liên quan chủ yếu giúp người lao động hoàn thành tốt công việc của mình vì họ có thể trao đổi kinh nghiệp làm việc, có thể nêu ý kiến giúp công việc hoàn thiện hơn. Ngược lại, nếu mối quan hệ này xấu đi sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công ty, nội bộ nhân viên hay xảy ra xích mích, công nhân cảm thấy chán nản do đó công việc bị đình trệ và hiệu quả không cao. 1.4. Một số học thuyết về tạo động lực làm việc 1.4.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow Theo nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow, nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không là động cơ thúc đẩy nữa. Cũng theo Maslow thì nhu cầu của cong người được chia thành 5 loại và được xếp hạng như sau: Nhu cầu vật chất (sinh lý): là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống của con người như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở. ..A.Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì các nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được người lao động làm việc. Trong tháp nhu cầu của A.Maslow thì nhu cầu này được xếp ở tầng thấp nhất. Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu về sự an toàn cho bản thân, sự ổn định cuộc sống cũng như nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc làm, mất tài sản. Nhiều người lao động sau nhu cầu đảm bảo vê vật chất thì họ cũng cần thỏa mãn các nhu cầu cao hơn, nhưng mỗi người có cách thể hiện nhu cầu an toàn khác nhau: có người mong muons làm việc trong môi trường đảm bảo về y tế, môi trường làm việc ổn định, đảm bảo về mặt tài chính, đảm bảo các trợ cấp, phúc lợi xã hội cần thiết. Loại nhu cầu này được xếp ở cấp độ thứ hai sau nhu cầu về sinh lý Nhu cầu xã hội: là những nhu cầu được quan hệ với những người khác để trao và nhận tình cảm, sự quý mến hay sự chăm sóc của mọi người. Đây chính là nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình hay các nhu cầu hội nhập vào cuốc sống xã hội. Nhu cầu này cho thấy con người cần nhu cầu giao tiếp để phát triển. Trong tháp nhu cầu thì nhu cầu này ở mức độ thứ ba xếp sau nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và tôn trọng. Theo Maslow, khi con người bắt đầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì học có xu thế tự trọng và muốn người khác tôn trọng. Loại nhu cầu này dẫn tới sự mong muốn đạt được quyền lực, uy tín, địa vị, lòng tự tin, cơ hội thăng chức. Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành, phát triển, được biến các khả năng, tiềm năng của mình thành hiện thực hoặc nhu cầu đạt được các thành tích mới, nhu cầu được sáng tạo, thể hiện mình trong xã hội. A.Maslow coi đây là nhu cầu bậc cao nhất trong tháp nhu cầu của ông. Nhu cầu này cũng thể hiện sự khát vọng, nỗ lực để đạt được mong muốn của bản thân. Khi họ làm được những công việc nào đó theo sở thích và thành công thì họ mới cảm thấy hài lòng. Những người đạt tới nhu cầu này là những người có thể làm chủ được chính bản thân mình và có khả năng chi phối người khác. Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu vật chất Hình : Tháp nhu cầu của A.Maslow 1.4.2. Học thuyết công bằng Học thuyết này được John Stacy Adams công bố lần đầu tiên vào năm 1963. Học thuyết này đề cập tới nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử đúng đắn và công bằng trong tổ chức. Theo học thuyết này, mỗi các nhân thường so sánh: sự cống hiến của bản thân mình, kết quả nhận được của mình với sự cống hiện của người khác và kết quả nhận được của người khác. Họ luôn mong đợi được hưởng như nhau khi có những cống hiến như nhau, vì vậy về công tác khen thưởng hay trả lương thì nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn tới sự công bằng giữa những đóng góp của các cá nhân, quan tâm tới thâm niên, kinh nghiệm công tác để có những quyết định đúng đắn. Thí dụ: nếu người lao động có cảm nhận họ được trả lương thấp thì những cố gằng tiếp theo của họ sẽ bị giảm, còn nếu người lao động cảm nhận họ được trả cao hơn so với những cống hiến của họ thì một số sẽ có cố gắng hơn ngược lại, sẽ có những người cảm thấy ngượng và sẽ giảm đi sự cố gắng của họ. 1.4.3. Học thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg Herzberg đưa ra lý thuyết về sự thỏa mãn công việc và việc tạo động lực. Theo học thuyết này, sự thỏa mãn hay không thỏa mãn đối với công việc được chi thành 2 nhóm: Nhóm yếu tố duy trì: là những yếu tố thuộc về môi trường tổ chức như: các chính sách và chế độ quản trị của công ty, sự giám sát công việc, tiền lương, các quan hệ con người, điều kiện làm việc. Theo Herzgerg, nếu các yếu tố này mang tính chất tích cực sẽ có tác động ngăn ngừa sự không thỏa mãn trong công việc và để tạo động lực lao động cho người lao động, sự thỏa mãn công việc cho họ một cách hiệu quả thì ngoài những yếu tố duy trì còn cần yếu tố khác Nhóm yếu tố thúc đẩy: là các yếu tố then chốt tạo nên sự thỏa mãn công việc như: sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong của công việc, sự thăng tiến, trách nhiệm lao động. Ông cũng cho rằng, khi các yếu tố này được thỏa mãn thì mới có thể tạo nên động lực và sự thảo mãn trong công việc. Do đó, các nhà quản lý muốn tạo động lực cho người lao động thì phải chú ý kết hợp hài hòa hai nhóm yếu tố đó. 1.4.4. Học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke Edwin Locke chỉ ra rằng, các mục tiêu cụ thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn. Ý đồ làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ yếu của động lực lao động và theo ông khi đặt mục tiêu người ta thường chọn: Mục tiêu rõ ràng và có thể chấp nhận được vì vậy có thể hiểu cần làm gì và không thể làm gì Mục tiêu có tính thách thức, khi đó con người sẽ được kích thích và không buồn chán Mục tiêu khả thi vì con người không muốn gặp thất bại Nếu nhu người đặt mục tiêu không lôi cuốn những người thực hiện tham gia vào mục tiêu đó, thì động lực sẽ giảm hơn là những người thực hiện mục tiêu tham gia vào việc đặt mục tiêu. Do vậy, khi tạo động lực làm việc cho người lao động các nhà quản lý cần phải có mục tiêu cụ thể cũng như cần thu hút người lao động vào việc đặt mục tiêu. Bên cạnh đó, E.Locke cho rằng khi con người thực hiện nhiệm vụ nào đó thì họ cần phải có được những thông tin phản hồi ( từ phía người lao động cũng như từ phía cấp quản lý) để tìm cách sửa chữa những mặt chưa tốt và phát huy những mặt đạt được. 1.4.5. Học thuyêt tăng cường tích cực của Burrhus Frederic Skinner Theo học thuyêt này, nhà quản lý có thể có những tác động tích cự làm thay đổi hành vi của người lao động: Những hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặp lại Những hành vi không được thưởng (bị phạt) sẽ có xu hướng không được lặp lại Khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thưởng (phạt) càng ngắn thì tác động của công tác thưởng (phạt) đến hành vi của người lao động càng cao. Công tác phạt thường mang lại hiệu quả thấp hơn so với thưởng vì phạt ngời tác dụng loại trừ các hành vi mà nhà quản lý không mong muốn nó cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cự. Vì vậy nhà quản lý cần quan tâm nhiều đến những người có thành tích lao động tốt và thực hiện công tác thưởng hợp lý và kịp thời. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG ĐIỆN 2.1. Khái quát chung về công ty 2.1.1. Sự ra đời và phát triển. Xí nghiệp Cơ khí điện – Công ty xây lắp điện I được thành lập theo quyết định số 1326 – NL/TCCB-LĐ ngày 14 – 11 – 1989 của Bộ Năng Lượng với tiện thân là đội thí nghiệp Công ty xây lắp Đường dây và trạm I Hà nội. Ngày 30 tháng 6 năm 1993 Xí nghiệp Cơ khí điện được Bộ Năng Lượng ký quyết định số 566 NL/TCCB-LĐ đổi tên thành Xí nghiệp Cơ khí và Xây dựng điện, là đơn vị thành viên của Công ty Xây lắp điện I – Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam. Năm 1999, trên cơ sở xắp xếp lại cơ cấu ngành nghề của Chính phủ, Bộ Công nghiệp ra quyết định số 24/1999 ngày 11/5/1999 thành lập công ty lắp máy (INCO) và TCT Xây dựng công nghiệp Việt Nam có quyết định số 33/QĐ- HĐQT ngày 9/8/1999 chuyển xí nghiệp cơ khí và Xây dựng điện – Công ty xây dựng điện – Công ty Lắp máy. Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng điện được xếp hạng doanh nghiệp hạng 2 theo quyết định số 2485/QĐ-TCCB ngày 01/9/2000 của Bộ Công nghiệp. Năm 2004, Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng điện thực hiện việc chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần theo Nghị định 64/2002 NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ. Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng điện đơn vị thành viên của Công ty lắp máy được cổ phần hóa theo quyết định số 2191/QĐ-TCCB ngày 23/8/2004 của Bộ Công nghiệp thành Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện. Quyết định số 145/2004/QĐ-BCN ngày 23/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hóa Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng điện. Ngày 25/01/2005 xí nghiệp tổ chức Đại hội đồng cô đông thành lập Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện và quyết nghị các nội dung sau: + Thành lập Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện với thời gian hoạt động 50 năm. + Điều lệ công ty. + Hội đồng quản trị Công ty + Ban kiểm soát Công ty + Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc + Công ty chính thức hoạt động từ ngày 25/02/2005 và kế thừa toàn bộ Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng điện. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG ĐIỆN Tên giao dịch quốc tế: Installation and Electric construction Joint stock Company. Tên viết tắt: IEC Địa chỉ: Km số 9+200 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: (04)8.543.025 – 8.545.508. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tổ chức- Lao động- Hành chính Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Phòng kĩ thuật – Công nghê Phòng vật tư Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 1. Tổng Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ công ty, thông qua bộ phận tham mưu giúp việc gồm các phó tổng giám đốc. 2. Phòng tổ chức- Lao động- Hành chính Chức năng: Quản lý công tác tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương, thanh tra bảo vệ và quản trị hành chính văn phòng. Nhiệm vụ: - nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình bộ máy quản lý và mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. - Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên phù hợp với định hướng và quy chế đào tạo cảu Công ty. - Thực hiện các nghiệp vụ về quản trị nhân sự, BHXH, BHYT và giải quyết các chế độ liên quan tới người lao động trong công ty. - Xây dựng quy chế quản lý tiền lương, tuyển dụng, sử dụng lao động và quy định về công tác quản lý hành chính văn phòng của Công ty. - Lập kế hoạch trang bị, giám sát việc bảo quản, sử dụng dụng cụ hành chính và trang bị bảo hộ lao động. - Chịu trách nhiệm thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo quản và sử dụng con dấu của công ty và quản lý hồ sơ nhân viên. - Phối hợp cùng phòng Kỹ thuật – công nghệ tổ chức đào tạo, thi nâng bậc lương, kiểm tra sát hạch an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 3. Phòng kế hoạch kinh doanh Chức năng: - Xây dựng chiến lược phát triển công ty ngắn hạn và dài hạn - Củng cố duy trì và mở rộng thị trường xây lắp điện. Nhiệm vụ: - Tìm kiếm việc làm, phát triển thị trường, tham gia đấu thầu các dự án. Xây dựng và kiểm tra đôn độc các đơn vị thực hiện kế hoạch. Thanh quyết toán và thu hồi các công trình. - Nghiê cứu đề xuất các phương án thực hiện đầu tư các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực mới. - Lập kế hoạch và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm. - Lập kế hoạch thi công, kế hoạch đầu tư máy móc thiêt bị, xây dựng co bản cho các dự án của công ty. - Công tác thanh quyết toán thu hồi vốn. 4. Phòng Tài chính kế toán: Chức năng: Quản lý toàn bộ vốn, tài sản theo quy định của pháp luật và quy định của Công ty phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. - Tổ chức ghi chép sổ sách và lập báo các tài chính theo quy định của pháp luật và phục vụ yêu cầu quản trị của Công ty. Nhiệm vụ: - Lập và thực hiện kế hoạch tài chính, đảm bảo cân đối vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Quản lý công nợ, phối hợp cùng phòng KHKD và các đơn vị trực thuộc trong công tác thu hồi vốn. - Thực hiện việc huy động vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các đối tượng. - Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động tham ô lãng phí vi phạm chế độ tài chính kế toán. - Bảo quản, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, chứng từ, sổ sách theo quy định của Pháp luật. 5. Phòng kĩ thuật – Công nghê Chức năng: - Quản lý, giám sát, chỉ đạo và nghiệp thu kĩ thuật thi công, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn lao động. - Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu, đề xuất phương án trang bị máy móc, dụng cụ thi công phù hợp với điều kiện thi công chuyên ngành xây lắp và sản xuất và chế tạo sản phẩm. Nhiệm vụ: - Tư vấn, thiết kế các công trình thủy lợi, giao thông, công trình điện cấp điện áp ≤ 35kV, dây chuyền công nghệ cho sản xuất phụ kiện và các dịch vụ khác. - Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, bảo dưỡng, thay thế các DCTC phù hợp công việc trên tuyến. Kiểm tra định kỳ, xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm, trình Tổng giám đốc quyết định xử lý vi phạm gây mất mát, hỏng hóc xe máy, dụng cụ thi công. - Kiểm tra chất lượng vật tư- vật liệu phục vụ cho công trình, chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan chức năng trong công tác thiết kế cấp phối bê tong, kết quả ép bê tông, kéo uốn, cốt thép… - Nghiên cứu áp dụng khoa học công nghê, cải tiến kỹ thuật trong công tác xây lắp chuyên ngành và chế tạo sản phẩm. 6. Phòng vật tư Chức năng: - Quản lý cung ứng vật tư thiết bị - Quản lý, điều phối vận tải Nhiệm vụ: - Lập cam kết nguồn vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác lập hồ sơ thầu. - Tiếp nhận mua sắm, quản lý, tổ chức lưu kho bãi và cấp phát vật tư, thiết bị cho công trình. Đảm bảo chất lượng, số lượng và đúng nguồn. - Hàng hóa, sản phẩm khi xuất kho phải có hóa đơn xuất được ký duyệt của lãnh đạo công ty. Nghiêm cấm vận chuyển hàng hóa không có phiếu xuất kho. - Quản lý và điều phối vận tải chuyên chở vật tư thiết bj cho các đơn vị thi công. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác quản lý thu mua vật tư, thiết bị đối với công trình khoán gọn cũng như vật tư công ty giao cho các đơn vị tự mua. - Mua sắm, cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho các đơn vị đúng thời hạn - Lập kế hoạch trung đại tu sửa chữa lớn các phương tiện vận tải và xe xích. Bảo dưỡng, bảo quản định kỳ các dụng cụ thi công trong phạm vi Công ty quản lý. 2.1.3. Đặc điểm về lao động của công ty Công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện với đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm kỹ sư, cử nhân kinh tế, kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề đảm nhận các công trình công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các công trình xây dựng dân dụng…. Cơ cấu lao động phân theo giới tính Bảng 1: Cơ cấu lao động phân theo giới tính Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 150 62.76 183 63.32 Nữ 89 37.24 106 36.68 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động tại công ty) Dựa vào bảng trên cho thấy rằng lao động phân theo giới tính thì số lượng nam luôn cao hơn số lượng nữ giới. Điều này có thể dể hiểu vì do tính chất của công việc tại công ty là lắp máy và xây dựng điện nên thường nhân viên phải đi công tác xa tại những nơi có công trình của công ty thực hiện. Do vậy công việc này phù hợp với nam giới nhiều hơn. Cơ cấu lao động phân theo trình độ Bảng 2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Trên đại học (9/239) 3.77% (9/289) 3.14% Đại học (134/239) 56.07% (155/289) 53.63% Cao đẳng/ trung cấp (96/239) 40.18% (125/289) 43.25% (Nguồn: Phòng tổ chức lao động tại công ty) Bảng trên cho thấy trình độ chuyên môn của công ty ở mức khá. Đại đa số nhân viên công ty đều tốt nghiệp trên đại học trở nên chiếm gần 60% chỉ có khoảng hơn 40% tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp. 2.1.4. Phạm vi hoạt động và năng lực thi công Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện là đơn vị xây lắp các công trình đường dây và các trạm biến áp có cấp điện áp đến 500kV. Chuyên gia công chế tạo, sản xuất các sản phẩm gia công cơ khí như: Cột thép, xà thép, dàn TBA phục vụ cho các công trình điện đến cấp điện áp 500kV. Công ty hoạt động kinh doanh trên toàn quốc và nước ngoài theo luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong những năm qua công ty chủ yếu khai thác thị trường trên các tỉnh miền Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình…. Và một số tỉnh trên địa bàn miền Trung: Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế… Công ty với đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm kỹ sư, cử nhân kinh tế, kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề cao chuyên đảm nhiệm xây lắp các công trình công nghệ có quy mô vừa và nhỏ, các công trình xây dựng dân dụng… Trong nhiều năm qua, công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như: công trình đường dây tải diện siêu cao áp ĐZ 500kV mạch I, ĐZ 500kV mạch II, các TBA có cấp điện áp đến 220kV, thủy điện vừa và nhỏ, các công trình đường dây 220kV, 110kV… Nhờ đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ công nhân kỹ thuật các chuyên ngành, xắp xếp và củng cố tổ chức bộ máy hoạt động trong Công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng đã trúng thầu xây dựng nhiều công trình xây dựng về điện có giá trị lớn, đã đóng góp vào mạng lưới điện quốc gia. Tất cả các công trình do Công ty đảm nhiệm thi công đều được các chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ. 2.1.6. Các ngành nghề kinh doanh Xây lắp các công trình ĐZ và TBA có cấp điện áp đến 500kV và các công trình điện. Xây dựng, lắp đặt, bảo trì các công trình công nghiệp, dân dụng, bưu điện, công nghê thông tin, đường giao thông, thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ. Thí nghiệp và hiệu chỉnh các thiết bị điện. Gia công chế tạo kết cấu thép, chế tạo lắp ráp tủ, bảng điện cao, trung, hạ thế, các phụ kiện phục vụ chuyên nghành xây lắp điện. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà đất. Sản xuất các cấu kiện bê tong đúc sẵn. Tư vấn giám sát thi công, đền bù giải phóng mặt bằng. Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho các khu công nghiệp chế biến. 2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 180.107.339.027 79.060.224.307 52.771.349.726 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 3 Doanh thu thuần 180.107.339.027 79.060.224.307 52.771.349.726 4 Giá vốn hàng bán 165.311.862.300 64.867.319.272 43.118.784.272 5 Lợi nhuận gộp 14.795.476.727 14.192.905.035 9.652.565.454 6 Doanh thu hoạt động tài chính 158.625.873 237.222.372 57.121.158 7 Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) 848.579.585 550.611.422 1.127.547.634 8 Chi phí bán hàng 0 0 0 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.329.561.482 9.244.735.918 6.464.751.865 10 Lợi nhuận thuần 3.775.961.533 4.634.780.067 2.117.387.113 11 Thu nhập khác 2.438.173.464 831.134.695 485.000.000 12 Chi phí khác 550.096.398 913.778.404 0 13 Lợi nhuận khác 1.888.077.066 82.643.709 485.000.000 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.664.038.599 4.552.136.358 2.602.387.113 15 Chi phi thuế TNDN hiện hành 991.206.755 637.299.090 364.334.196 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế 4.672.831.844 3.914.837.268 2.238.052.917 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 47.252,04 39.587,14 26.291,99 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010) Theo số bảng kết quả HĐKD trên ta có thể thấy lợi nhuận thuần = tổng doanh thu – chi phí. Lợi nhuận thuần năm 2007 là 2.117.387.113. Lợi nhuần thuần năm 2008 là 4.634.780.067. Lợi nhuận thuần năm 2009 là 3.775.961.533 2.2 Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty 2.2.1. Khuyến kích về tài chính 2.2.1.1. Tiền lương Quỹ lương của công ty được xac định theo hướng dẫn tại văn bản số 3208/LĐTBXH- TL ngày 19/10/2001 của Bộ LĐTB & XH và các văn bản hướng dẫn khác được áp dụng đối với các Doanh nghiệp Nhà nước. Quy chế tiền lương của công ty tuân thủ theo những quy định chung của Nhà nước về tiền lương trả cho người lao động. Tiền lương là một khoản thu nhập chính của người lao động, nó giúp họ đảm bảo được cuộc sống cho mình cũng như gia đình vì thế mà tiền lương chi phối tới nhiều hành vi của người lao động. Tiền lương cũng là công cụ kinh tế quan trọng nhất trong việc tạo động lực cho người lao động, việc thực hiện công cụ “tiền lương” như thế nào ảnh hưởng rất lớn tới duy trì động lực làm việc của người lao động. Quỹ lương chính dùng để tri trả trực tiếp cho người lao động trực tiếp trong tháng. Tiền lương = Hệ số lương * Mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu là 650.000đ Hệ số lương phân theo vị trí công tác. Đối với cán bộ chuyên viên làm công việc hưởng hệ số lương từ 3.2 trở lên, sau 3 năm kể từ khi hưởng 100% hệ số lương ấy thì được xét tăng lương một lần. Cụ thể là tăng thêm 0.1 đến 0.3 / 1 bậc/ 1 lần. Công ty thực hiện chi trả lương thông qua các phòng ban để họ trực tiếp thanh toán với nhân viên của mình - Ứng tiền lương một lần từ ngày 18 đến 22 hàng tháng. - Quyết toán lương từ ngày 15 đến 20 tháng đầu của quý tiếp theo Hàng năm, công ty dành một phần quỹ lương kinh doanh trong năm để lập quỹ lương dự phòng theo quy chế tài chính của công ty nhằm bù đắp tiền lương cho người lao động khi việc kinh doanh gặp khó khăn, điều hòa tiền lương giữa các đơn vị, trợ cấp cho những lao động nghỉ việc trước tuổi theo quy định của nhà nước. Như vậy, việc xác định quỹ lương của công ty được xác định theo đúng hướng dẫn của nhà nước nghĩa là có dựa trên pháp luật và có cơ sở , tạo được tâm lý yên tâm cho người lao động để họ tập trung vào làm việc tạo năng suất lao động sẽ cao, hoạt động sản xuất đạt kết quả hơn. Bảng 4: Hệ thống thang lương, bảng lương theo vị trí công việc tại công ty STT CHỨC DANH HSL THEO VỊ TRÍ CÔNG VIỆC 1 Giám đốc 12 2 Phó giám đốc 8 2 Kế toán trưởng 6 3 Trưởng phòng 6 4 Phó phòng 5 5 Trưởng BCHCT 5 6 Nhân viên loại 1 4 7 Nhân viên loại 2 3,2 8 Nhân viên loại 3 2.5 9 Nhân viên loại 4 2.1 10 Nhân viên phục vụ 1.9 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động tại công ty) Nhân viên loại 1 những vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Loại 2 những công việc loại 1 nhưng mức yêu cầu thấp hơn. Loại 3 là những vị trí không đòi hỏi về trình độ chuyên môn cao, Loại 4 là những vị trí thử việc hoặc có thâm niên công tác tại công ty dưới 1 năm. Nhìn vào bảng lương theo vị trí công tác tại công ty ta có thể thấy hệ số lương cao nhất là G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26758.doc
Tài liệu liên quan