Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNT Hà Nội

Năm 2005, hoạt động tín dụng của Chi nhánh được tiếp tục mở rộng với phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Đến cuối năm 2005, tổng dư nợ tín dụng đạt 3.518 tỷ đồng, tăng 8.95% so với năm 2004. Mức tăng trưởng này của toàn hệ thống Vietcombank là 15.7%.

Từ 08/08/2005, NHNT Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm mô hình quản lý tín dụng mới áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tách rõ chức năng nhiệm vụ giữa Quan hệ khách hàng và Quản lý rui ro, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh, kiểm soát tốt hơn rui ro cho Ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy trong giai đoạn này mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chưa phải là mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh.

Về cơ cấu tín dụng, cho vay USD chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay VNĐ. Đây là xu hướng từ năm 2003 kể từ khi Ngân hàng có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của thành phố Hà Nội. Cụ thể:

Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đạt 1.807 tỷ động quy VNĐ, chiếm 51.38% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2005 đạt 1.711 tỷ đồng, chiếm 48.63% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2005 là 2.74% tổng dư nợ, tức 96.5 tỷ đồng. Dư nợ quá hạn này tập trung chủ yếu vào các công ty xây dựng do đơn vị chậm trả lãi và gốc và bị chuyển sang nợ quá hạn.

 

doc91 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNT Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với sự tồn tại và phát triển của bản thân Ngân hàng, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy chất lượng tín dụng luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của Ngân hàng. Là kim chỉ nam để Ngân hàng định hướng cho hoạt động cho vay của mình. Quy trình tín dụng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng Ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận, mỗi Ngân hàng phải xây dựng cho mình một Quy trình tín dụng hợp lý nhất làm cơ sở cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng mình. Góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Chi nhánh NHNT Hà Nội (Vietcombank Hanoi) được thành lập ngày 01/03/1985 theo quyết định số 177/NH.QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là thành viên thứ 6 của NHNT Việt Nam. Ra đời trong bối cảnh đất nước đang chuẩn bị những điều kiện chuyển sang một bước ngoặt mới, thực hiện nghị quyết Đại Hội 6 của Đảng, mở cửa phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của thủ đô, giai đoạn này, Chi nhánh NHNT Hà Nội được phân công phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngoại thương du lịch và hoạt động của một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội và ngoài nước. Với số lượng khách hàng ban đầu rất khiêm tốn, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên Chi nhánh đã cố gắng khắc phục khó khăn và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ những năm 1986-1987, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Trước yêu cầu đổi mới cấp bách đặt ra với Ngân hàng, để theo kịp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và ngành Ngân hàng, Chi nhánh NHNT Hà Nội đã nhanh chóng chuyển đổi thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới. Thời gian đầu chuyển đổi, cán bộ nhân viên Chi nhánh NHNT Hà Nội gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ, lo lắng trước cơ chế mới. Toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHNT Hà Nội đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chủ động tìm kiếm khác hàng, nghiên cứu cách thức kinh doanh, tổ chức hoạt động thanh toán và đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Cùng với bước chuyển mình của kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thập kỷ 90 đến nay, Chi nhánh NHNT Hà Nội đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động Ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động , nâng cao chất lượng phục vụ và ngày càng được quy khách hàng tin cậy, đối tác trong và ngoài nước tin tưởng. Trãi qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh NHNT Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí quan trọng của mình, trở thành một trong những Chi nhánh hàng đầu trong hệ thống NHNT Việt Nam và có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội. Với mạng lưới hiện nay gồm có 4 Chi nhánh cấp 2 và 4 Phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn Thành phố, Ngõn hàng đó thu được một số kết quả quan trọng như sau: - Năm 1985 là năm thành lập Chi nhánh NHNT Hà Nội vốn huy động là 53,4 tỷ đồng; dư nợ tớn dụng là 13,9 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2005 huy động vốn của Chi nhánh đạt 8.254 tỷ đồng tăng 28,8% so với năm 2004, gấp 154 lần so với năm đầu thành lập. Dư nợ tín dụng đạt 3.518 tỷ đồng tăng 8.95% so với năm 2004, gấp 250 lần so với năm 1985. Kim ngạch thanh toán xuất khẩu đạt 153,87 triệu USD tăng 33,63% so với năm 2004, gấp 170 lần năm 1985. - Hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng đã được cung cấp cho khách hàng và nền kinh tế, trong đó có phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và thẻ rút tiền mặt tự động. Đến cuối năm 2005, NHNT Hà Nội đã phát hành 58.417 thẻ ATM. Số lượng phỏt hành thẻ tín dụng tính đến cuối năm 2005 là 3.250 thẻ. Số lượng khách hàng giao dịch ở NHNT Hà Nội tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, có 646 pháp nhân và thể nhân quan hệ tín dụng và tên 43 ngàn khách hàng mở tài khoản giao dich tại NHNT Hà Nội. - Từ khi thành lập, NHNT Hà Nội luôn thực hiên đầy đủ nghĩa vụ ngân sách Nhà nước được Tổng cục thuế và UBND Thành phố tặng bằng khen về thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế qua các năm. Với những thành tích cao trong hoạt động, trong những năm qua NHNT Hà Nội đã vinh dự được nhận nhiều danh hiệu thi đua của Nhà nước và các cấp, các ngành tặng cho tập thể và cá nhân cán bộ nhân viên NHNT Hà Nội. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đến ngày 31/12/2005 số lao động Chi nhánh thực hiện là 264 người, trong đó nữ 213 người chiếm 66%, cán bộ trẻ dưới 30 tuổi có 238 người chiếm 74%. Với trình độ lao động như sau: Tiến sỹ: 1 người; Thạc sỹ: 35 người (Trong đó đang nghiên cứu sinh: 2 người); Trình độ đại học: 211 người; Trình độ cao đẳng, trung cấp: 17; Và 70 cán bộ mới được tuyển dụng tháng 12/2005 Như vậy tính đến ngày 31/12/2005 Chi nhánh NHNT Hà Nội có tổng số 322 cán bộ nhân viên với mạng lưới kinh doanh hoạt động gồm: Chi nhánh cấp 1 có: Ban giám đốc, 10 phòng và 1 chuyên môn; 04 Chi nhánh cấp 2: Chi nhánh cấp 2 Thành Công có 3 phòng; Chi nhánh cấp 2 Cầu Giấy có 3 phòng; Chi nhánh cấp 2 Chương Dương có 3 phòng; Chi nhánh cấp 2 Ba Đình có 3 phòng. 05 phòng Giao dịch. Giám dốc P.Giám đốc P.Quản lý rủi ro P.Kế toán và dịch vụ Ngân hàng P.Hành chính ngân quỹ P.Quan hệ khách hàng P.Quan hệ khách hàng CNcấp 2 Thành Công Tổ quản lý vốn Các phòng giao dịch P.dịch vụ khách hàng Cn cấp 2 Chương dương Tổ tín dụng thể nhân P.kiểm tra nội bộ P.Thanh toán XNK P.Giám đốc P.Hành chính ngân quỹ Ph.thanh t toán thẻ P.Kế toán và dịch vụ Ngân hàng P.Quan hệ khách hàng CNcấp 2 Cầu giấy Cncấp 2 Ba Đình P.Hành chính ngân quỹ P.Kế toán và dịch vụ Ngân hàng P.Quan hệ khách hàng Tổ quản lý nợ P.Hành chính ngân quỹ P.Kế toán và dịch vụ P.Tin học p.hành chính nhân sự P.Ngân quỹ P.Kế toán rài chính P.Quan hệ khách hàng Nhìn chung bộ máy tổ chức gọn, cán bộ có trình độ kiến thức cần thiết và phù hợp để đảm bảo công tác chuyên môn. Kỷ luật lao đông nghiêm túc, phong cách phục vụ khách hàng luôn được chú trọng nâng cao. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cán bộ các bộ phận Ban Giám đốc: Có 3 đồng chí, trong đó: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo chung và là người đại diện của Ngân hàng trong các quan hệ với đối tác. Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với NHNT Việt Nam. Một phó giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo chung các phòng kinh doanh phòng nguồn vốn. Một phó giám đốc phụ trách quản lý các phòng: tiền tệ kho quỹ, kế toán thông tin điện toán, kinh doanh đối ngoại, hành chính. Phòng Quan hệ khách hàng (QHKH) Có chức năng và nhiệm vụ: Phát triển kinh doanh, củng cố và mở rộng quan hệ có hiệu quả đối với các khách hàng là Doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý hiện tại cua Chi nhánh. Phòng quản lý rủi ro tín dụng Có chức năng và nhiệm vụ: Rà soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được. Phòng Dịch vụ Ngân hàng Có chức năng và nhiệm vụ: Huy động tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ; Trả tiền kiều hối, moneygram; Mua ngoại tệ của khách vãng lai, bán ngoại tệ theo hộ chiếu, chuyển tiền đi nước ngoài; Nhận gửi và thanh toán sec nhờ thu của cá nhân; Quản lý đại lý thu hồi ngoại tệ; Trực tiếp thu chi tiền mặt của khách hàng gửi, rút tiền tiết kiệm VNĐ, ngoại tệ, kỳ phiếu ngoại tệ, tài khoản ngoại tế cá nhân. Phòng Thanh toán thẻ Có chức năng và nhiệm vụ: Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành. Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ. Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao. Phòng Ngân quỹ Có chức năng và nhiệm vụ: Thu chi kiểm đếm toàn bộ đồng Việt Nam, ngoại tệ của khách hàng có mở tài khoản hoạt động tại Chi nhánh; Giúp các đơn vị nhận biết ngoại tệ thật giả; Tham gia Ban quản lý quỹ ATM; Quản lý kho quỹ của Chi nhánh. Phòng Thanh toán Xuất Nhập khẩu Có chức năng và nhiệm vụ: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, bao gồm: Mở L/C và thanh toán hàng xuất, nhập khẩu; Chuyển tiền đi nước ngoài; Nhờ thu hàng nhập khẩu; Thông báo L/C xuất khẩu; Kiểm tra chứng từ L/C hàng xuất; Thanh toán L/C hàng xuất; Nhận và xử lý L/C hàng xuất; Quản lý mẫu chữ ký của Ngân hàng nước ngoài; Làm các báo cáo thanh toán hàng xuất và nhập; Bảo lãnh trong nước và ngoài nước; Giữ tài khoản ký quỹ L/C hàng nhập; Giữ tài khoản ngoại bảng L/C nhập khẩu và xuất khẩu; Giữ tài khoản ngoại bảng nhờ thu nhập khẩu, xuất khẩu; Giữ tài khoản trung gian tài trợ thương mại; Giữ tài khoản cho vay chiết khấu; Giữ tài khoản bảo lãnh trong nước và nước ngoài. Phòng Kế toán Tài chính Có chức năng và nhiệm vụ: Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền, quản lý tài khoản khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp, quản lý chi tiêu nội bộ Phòng Hành chính - nhân sự Có chức năng nhiệm vụ: Theo dõi công tác nhân sự và công tác hành chính quản trị của Chi nhánh. Phòng Tin học Có chức năng và nhiệm vụ: Quản trị toàn bộ hệ thống mạng của Chi nhánh. Cài đặt các chương trình phần mêm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng theo chỉ đạo của Ban Giám Đốc; Tiếp nhận, cài đặt và hướng dẫn triển khai chương trình khi có các quy trình nghiệp vụ mới; Thay đổi nếu các chương trình chạy có lỗi huặc khi có các thay đổi về mặt nghiệp vụ. Viết một số các chương trình trợ giúp cho các hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh; Nhận, truyền dữ liệu giữa Trung ương và Chi nhánh; Kiểm tra hệ thống truyền thông giữa Chi nhánh cấp 1 với các Chi nhánh cấp 2 và các Phòng Giao dịch, với Vietcombank Trung ương và Ngân hàng Nhà nước; Triển khai xây dựng hệ thống mạng LAN, WAN tại trụ sở Chi nhánh, Chi nhánh cấp 2, Phòng Giao dịch; Là đầu mối quan hệ với Phòng tin học NHNT Việt Nam, các Ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ Tin học. Phòng kiểm tra nội bộ: Biên chế có 6 người: Kiểm tra trưởng chịu trách nhiệm chung, trực tiếp tham gia kiểm tra hoạt động tín dụng - Bảo lãnh; 2 kiểm tra viên chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động tín dụng - Bảo lãnh; 1 cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động huy động vốn, phát hành thẻ và các hoạt động dich vụ Ngân hàng khác; 1 các bộ chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động kế toán - Ngân quỹ; 1 cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động thanh toán XNK. Tổ tín dụng thể nhân Có chức năng nhiểm vụ là thực hiện cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng là thể nhân. Bộ phận quan trọng khác của NHNT Hà Nội là các Chi nhánh và các Phòng Giao dịch trực thuộc: NHNT Hà Nội có 04 Chi nhánh và 04 Phòng Giao dịch. Mỗi Chi nhánh có 3 phòng: Phòng Quan hệ khách hàng; Phòng Kế toán và dịch vụ Ngân hàng; Phòng Hành chính Ngân quỹ. Mỗi phòng thực hiện các chức năng riêng của mình theo quy định được giao. Các Phòng Giao dịch có chức năng và nhiệm vụ: Huy động tiết kiệm động Việt Nam và ngoại tệ; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu VNĐ và ngoại tệ; Dịch vụ thu đổi ngoại tệ và trả tiền kiều hối; Dịch vụ phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank Card, thẻ ATM; Nhận gửi và thanh toán sec nhờ thu của cá nhân; Quản lý các tài khoản tiền gửi cá nhân VNĐ và ngoại tệ; Cho vay thế chấp, cầm cố tài sản. Trong hoạt động hàng ngày, các Chi nhánh các phòng ban luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và hoạt động vì cùng mục đích đổi mới và phát triển “An toàn - Hiệu quả - Bền vững” và tôn chỉ “Luôn vì sự thành đạt của khách hàng”. 2.1.3. Tình hình hoạt động của NHNT Hà Nội năm 2005 Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2001 – 2005), nền kinh tế nước ta và Hà Nội gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của sự biến động giá dầu mỏ, vàng và các loại ngoại tệ mạnh với biên độ cao trong năm, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, chỉ số giá tăng cao, CPI của Hà Nội tăng 9,55% so với chỉ số giá tháng 12 năm 2004. Bên cạnh những khó khăn đó, Hà Nội đã có thêm nhiều kênh huy động vốn làm cạnh tranh thu hút vốn ngày càng quyết liệt, ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên với sự nỗ lực, trong năm 2005 NHNT Hà Nội đã đạt được kết quả khả quan về họat động kinh doanh như sau: Về huy động vốn Mặc dù có những biến động lớn trong năm 2005, công tác huy động vốn của Chi nhánh NHNT Hà Nội vẫn duy trì kết quả tốt, Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 8.254 tỷ đồng, tăng 28.8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này trong toàn hệ thông NHNT Việt Nam đạt 15.8%. Tính đến 2005, thị phần vốn huy động của Vietcombank chiếm 3.65% trên địa bàn Hà Nội. Huy động vốn ngoại tệ chiếm tỷ lệ cao hơn so với đông Việt Nam (Chiếm 51%). Về cơ cấu nguồn vốn, do nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nên nguông vốn huy động bị ảnh hưởng bởi diễn biến lãi suất trên thị trường, nhất là với chiều hướng lãi suất gia tăng năm 2005. Bên cạnh đó nguồn tiền gửi thanh tóan vẫn tăng trưởng ổn định, đạt 1.739 tỷ vào cuối 2005. Các đợt huy động kỳ phiếu của Ngân hàng cũng đạt được kết quả khả quan, góp phần tăng cao nguồn vốn huy động. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNT Hà Nội. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Năm 2003 Nguồn vốn huy động 8.254 6.410 5.320 I. Đồng Việt Nam 4.063 2.835 2.226 Trong đó: Tiền gửi tổ chức kinh tế 1.463 1.025 826 Tiền gửi tổ chức dân cư 2.461 1.483 1.221 Các nguồn khác 139 327 179 II. Ngoại tệ (USD) 4.191 3.575 3.094 Trong đó: Tiền gửi tổ chức kinh tế 409 367 196 Tiền gửi tổ chức dân cư 3.542 3.02 2.707 Các nguồn khác 239 206 191 Về sử dụng vốn Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh được thực hiện theo phương châm an tòan và hiệu quả nhằm đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của Ngân hàng. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời năm 2005 chiếm 98.6% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, trong đó, đầu tư tín dụng chiếm 43%, phần còn lại thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực cho hệ thống NHNT. Nguồn vốn lớn đã đãp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động và vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn năm 2005. Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 % so với năm 2004 Tống sử dụng vốn 8.253.940 128,77 I. Đồng Việt Nam 4.063.480 143,33 - Tổng dư nợ cho vay 1.710.532 107,62 Trong đó: + Dư nợ vốn ngắn hạn 1.202.154 95,56 + Dư nợ vốn trung & dài hạn 425.649 135,62 + Nợ quá hạn 82.730 - - Tiền gửi tại NHNT Trung ương 2.044.963 199,56 - Các khoản khác 307.985 139,42 II. Ngoại tệ (Quy VNĐ) 4.190.460 117,23 - Tổng dư nợ cho vay 1.807.496 110,24 Trong đó: + Dư nợ vốn ngắn hạn 1.319.117 107,48 + Dư nợ vốn trung & dài hạn 474.599 117,23 + Nợ quá hạn 13.870 - - Tiền gửi tại NHNT Trung ương 2.336.721 135,86 - TSCĐ, TSLĐ và Các khoản khác 46.243 21,50 Hoạt động cho vay Năm 2005, hoạt động tín dụng của Chi nhánh được tiếp tục mở rộng với phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Đến cuối năm 2005, tổng dư nợ tín dụng đạt 3.518 tỷ đồng, tăng 8.95% so với năm 2004. Mức tăng trưởng này của toàn hệ thống Vietcombank là 15.7%. Từ 08/08/2005, NHNT Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm mô hình quản lý tín dụng mới áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tách rõ chức năng nhiệm vụ giữa Quan hệ khách hàng và Quản lý rui ro, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh, kiểm soát tốt hơn rui ro cho Ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy trong giai đoạn này mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chưa phải là mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh. Về cơ cấu tín dụng, cho vay USD chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay VNĐ. Đây là xu hướng từ năm 2003 kể từ khi Ngân hàng có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của thành phố Hà Nội. Cụ thể: Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đạt 1.807 tỷ động quy VNĐ, chiếm 51.38% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2005 đạt 1.711 tỷ đồng, chiếm 48.63% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2005 là 2.74% tổng dư nợ, tức 96.5 tỷ đồng. Dư nợ quá hạn này tập trung chủ yếu vào các công ty xây dựng do đơn vị chậm trả lãi và gốc và bị chuyển sang nợ quá hạn. Bảng ba: Số liệu hoạt động tín dụng năm 2005. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Năm 2005 % so với cùng kỳ 2004 Năm 2005 % so với cùng kỳ 2004 31/12/2005 % so với cùng kỳ 2004 I. TD ngắn hạn 10 978 378 114.17 9 854 115.13 3 211 720 149.5 a. Đồng VN 5 632 778 90.75 5 262 047 90.55 1 620 985 129.12 Trong đó nợ quá hạn 766 475 766 430 309 b. Ngoại tệ quy VNĐ 5 345 601 167.27 4 592 221 167.11 1 590 736 195.04 Trong đó nợ quá hạn 293 945 290 706 9 673 II. TD trung & dài hạn 1 305 281 217.22 838 321 226.87 948 281 233.5 a. Đồng VN 504 246 112.77 345 938 102.54 426 727 175.81 Trong đó nợ quá hạn 159 328 159 283 1 047 b. Ngoại tệ quy VNĐ 801 035 521.06 492 383 1525.31 521 554 321.73 Trong đó nợ quá hạn 241 889 241 889 Tổng số 12 283 659 848 175 4 160 002 Công tác Thanh toán Xuất nhập khẩu Năm 2005, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta gặp nhiều khó khăn: Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định về rào cản xuất khẩu ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên do làm tốt công tác khách hàng, công tác phát triển mạng lưới và sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của Chi nhánh, kim ngạch thanh toán Xuất nhập khẩu qua Ngân hàng đạt 482,77 triệu USD tăng 15,9% so với năm 2004. Chi tiết: Bảng bốn: Kết quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu năm 2005. Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2005 % so với năm 2004 Kim ngạch thanh toán NK qua NH 328,9 109,2 Trong đó: Thanh toán L/C 253,37 114, 7 Nhờ thu và chuyển tiền 75,53 105,9 Kim ngạch thanh toán XK qua NH 153,87 133,63 Trong đó: Thanh toán L/C 46,27 152,7 Nhờ thu và chuyển tiền 107,6 126,7 Bảo lãnh: Phát hành bảo lãnh 2,515 Giải tỏa bảo lãnh 3,27 Dư nợ bảo lãnh 9,12 Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng năm 2005 đạt 861 triệu USD, tăng 15,06% so với năm 2004. Lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 11,56 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2004. Nhu cầu ngoại tệ khách hàng mua để trả nợ, nhận nợ vay và thanh toán với nước ngoài rất lớn, trong khi đó, lượng ngoại tệ mua vào từ nguôn của NHNTVN không thể dáp ứng đầy đủ cho nhu cầu cấp thiết đó. Do vậy Ngân hàng đã phải cố gằng rất nhiều trong việc tự lo tìm nguồn mua ngoại tê, kể cả giá cao, áp dụng chính sách linh hoạt, ưu đãi tỷ giá để khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân bán ngoại tệ cho Ngân hàng đảm bảo tăng trưởng tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu, đồng thơi tăng thêm doanh thu cho Ngân hàng. Bảng năm: Số liệu kinh doanh ngoại tệ năm 2005. Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 % so với năm 2004 Doanh số mua vào 430.933 115,19 Mua của tổ chức kinh tế 270.521 152,65 Mua của VCB TW 66.195 119,02 Mua của TCTD 76.380 73,44 Doanh số bán ra 429.823 114,93 Bán cho tổ chức kinh tế 280.675 132,68 Bán cho VCB TW 66.960 214,94 Bán cho TCTD 76.358 76,86 Đơn vị: Triệu đồng Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng thu nhập 245.096 318.626 437.396 Tổng chi 208.397 239.657 370.760 Lợi nhuận 36.699 78.969 66.636 2.2. QUY TRÌNH TÍN DỤNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.2.1. Quy định của NHNT đối với Quy trình cho vay Cùng với quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHNT Việt Nam, căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997. NHNT Việt Nam có những quyết định hướng dẫn cụ thể, chi tiết về điều kiện vay vốn, quy trình nghiệp vụ cho vay để các đơn vị thành viên, các Chi nhánh thực hiện. Cụ thể: Thứ nhất: Về đối tượng và điều kiện vay vốn Đối tượng khách hàng bao gồm: Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam: Pháp nhân là Doanh nghiệp Nhà nước; Hợp tác xã; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện vay vốn quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân Sự. Ngoài ra khách hàng còn là cá nhân; hộ gia đình; tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh. Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài Điều kiện vay vốn: Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hanh vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ trong phạm vi ngành nghề được phép. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đến thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNT Việt Nam Đối với cho vay ngắn hạn: Pháp nhân phải có vốn chủ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh tối thiểu 10%. Hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải có vốn chủ sở hữu tham gia trực tiếp vào phương án tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn thực tế. Đối với cho vay trung và dài hạn: Pháp nhân và cá nhân phải có mức tối thiểu 30% vốn góp vào dự án. Thứ hai: Về thiết lập hồ sơ và thẩm định tín dụng Về hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi tới Ngân hàng các tài liệu cần thiết chững minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của tài liệu gửi cho Ngân hàng. Các văn bản của khách hàng và Ngân hàng lập như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản, các biên bản làm việc và kiểm tra. Những văn bản này phải phù hợp pháp luật và quy định của Ngân hàng. Thẩm định: Ngân hàng phải xem xét, đánh giá hồ sơ pháp lý về khách hàng vay vốn. mục đích vay vốn và sử dụng vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, bảo đảm tiền vay, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, để quyết định việc cho vay. Thứ ba: Về quản lý tín dụng, thu hồi nợ vay, giám sát và sử lý tín dụng Ngân hàng phải quản lý các hạn mức tín dụng, mức cho vay khong có tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng vay vốn ở nhiều chi nhành của Ngân hàng. Ngân hàng quản lý, thu hồi nợ vay, kiểm tra, giám sát vốn vay để đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc tín dụng, phát hiện các vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng. Ngân hàng tiến hàng gia hạn nợ, điều chình kỳ hạn nợ khi khách hàng có yêu cầu, sau đó thu hồi nợ, không thể trả thì chuyển nợ quá hạn. Nếu vẫn không thu được thì Ngân hàng tiến hành sử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện huặc đề nghị phá sản doanh nghiệp. 2.2.2. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp của NHNT Hà Nội Nắm bắt được những xu hướng biến đổi của hoạt động cho vay trong thời gian tới, với mong muốn hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. NHNT Hà Nội đã tiến hành áp dụng một Quy trình tín dụng mới do NHNT Việt Nam xây dựng. Quy trình tín dụng mới này rất khác với Quy trình trước đây Ngân hàng đã áp dụng. Nó góp phần hạn chế những rủi ro do Quy trình tín dụng trước đây không hợp lý tạo nên, tạo nền tảng nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện Quy trình tín dụng mới, Phòng Tín dụng của Ngân hàng thay đổi thành ba phòng: Phòng Quan hệ khách hàng Với nhiệm vụ: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu; Lập, thực hiện và đánh giá việc thực hiện kế hoạch khách hàng; Đầu mối trong quan hệ khách hàng; Xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng và trực tiếp thực hiện cung ứng các sản phẩm tín dụng tới khách hàng, chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối về chất lượng khách hàng; Và các nhiệm vụ khác do TGĐ/GĐ giao. Phòng quản lý rủi ro tín dụng Với nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếp tham gia thẩm định, phê duyệt tín dụng; Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng, bao gồm hoạt động của phòng Quản lý nợ vay; Hỗ trợ, phát triển và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro; Và thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ/GĐ giao. Phòng quản lý nợ vay Với nhiệm vụ: Nhập dữ liệu hệ thông, đảm bảo thông tin trên hệ thống khớp đúng với thông tín trên hồ sơ; Nhận, lưu giữ đầy đủ, an toàn hồ sơ tín dụng; Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến rút vốn; Lập báo cáo định kỳ về hạn mức, dư nợ, ngày đáo hạn, thời điểm kiểm tra sử dụng vốn vay; Thực hiệncác tác nghiệp thu nợ; Và thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ/GĐ giao. Quy trình tín dụng mới được áp dụng từ ngày 08/08/2005 với các bước như sau: Bước một: Đề xuất tín dụng Căn cứ nhu cầu thực tế và nhu cầu tín dụng của khách hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2294.doc
Tài liệu liên quan