Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3

1.1. Cho vay của NHCSXH đối với vấn đề giải quyết việc làm. 3

1.1.1.Giới thiệu về NHCSXH. 3

1.1.2. Cho vay của NHCSXH. 4

1.1.3. Vai trò từ hoạt động cho vay của NHCSXH đối với giải quyết việc làm. 10

1.1.3.1. Cho vay của NHCSXH khuyến khích người lao động làm việc có kế hoạch và nâng cao ý thức sản xuất kinh doanh. 12

1.1.3.2. Cho vay của NHCSXH giúp cho người lao động tiếp cận được với khoa học công nghệ và phương pháp làm ăn hiệu quả. 12

1.1.3.3 Cho vay của Ngân hàng giúp cho người lao động tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 13

1.1.3.4. Cho vay của Ngân hàng tạo môi trường kinh tế cho người lao động tự tin tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh. 13

1.2. Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH. 14

1.2.1 Khái niệm hiệu quả cho vay giải quyết việc làm. 14

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH. 15

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng. 15

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính. 16

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hỗ giải quyết việc làm. 18

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan. 18

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan. 21

1.3. Kinh nghiệm quốc tế đối với hoạt động cho vay GQVL. 24

1.3.1. Kinh nghiệm của nước Mỹ trong cho vay GQVL. 24

1.3.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc. 25

1.3.3. Kinh nghiệm của bản thân Việt Nam. 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CỦA NHCSXH – CHI NHÁNH HÀ NỘI 30

2.1. Khái quát về NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội. 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH – chi nhánh Hà Nội. 30

2.1.2 Cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức. 32

2.1.2.1. Cơ chế vận hành. 32

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự 35

2.1.3. Phạm vi và nội dung hoạt động của NHCSXH TP Hà Nội: 36

2.2. Tình hình hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội trong 3 năm qua (2006-2008): 38

2.2.1. Nguồn vốn huy động: 38

2.2.2. Công tác tín dụng: 40

2.2.3. Về công tác tài chính kế toán 46

2.2.4. Về cơ sở vật chất phương tiện, trụ sở làm việc 46

2.2.5. Về công tác đào tạo cán bộ 46

2.2.6. Về công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ 47

2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. 47

2.3.1 Cơ cấu nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm 47

2.3.2 Quy trình xây dựng, thẩm định, cho vay dự án giải quyết việc làm 48

2.3.3 Thực trạng hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội từ năm 2006 – 2008. 50

2.3.3.1. Phân tích thực trạng cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội từ năm 2006 – 2008 theo các chỉ tiêu định tính. 50

2.3.3.1.1 Doanh số cho vay và dư nợ trong 3 năm 2006-2008: 50

2.3.3.1.2. Số lao động được thu hút thêm của các dự án 52

2.3.3.2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH TP Hà Nội theo các chỉ tiêu định tính. 54

2.4 Đánh giá hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. 55

2.4.1 Những kết quả đạt được 55

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. 56

2.4.2.1. Hạn chế. 56

2.4.2.2. Nguyên nhân. 59

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NHCSXH – CHI NHÁNH HÀ NỘI 62

3.1 Định hướng đối với công tác cho vay GQVL. 62

3.2. Giải pháp 64

3.2.1. Tiếp tục, củng cố hoàn thiện công tác xây dựng, tổ chức các Phòng giao dịch, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự của toàn Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. 64

3.2.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng và mở lớp hướng dẫn chủ dự án lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. 65

3.2.3. Đa dạng hoá các phương thức tạo lập nguồn vốn 66

3.2.3.1 Tranh thủ sự đầu tư, tài trợ của các tổ chức quốc tế. 66

3.2.3.2 Huy động trên thị trường vốn. 66

3.2.4. Tập trung cho vay có trọng điểm , khuyến khích các dự án có nhu cầu vay lớn và thu hút nhiều lao động xã hội. 66

3.2.5. Thông qua các văn bản liên tịch ủy thác cho vay GQVL xây dựng mối quan hệ mật thiết hơn nữa với các cấp Chính quyền địa phương, các chính sách cao 67

3.2.6. Nâng cao sự hiểu biết của người dân và các tổ chức kinh tế về Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. 67

3.3 Một số kiến nghị. 68

3.3.1 Kiến nghị đối với NHCSXH VN. 68

3.3.1.1. Kiến nghị đối với NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội. 68

3.3.1.2. . Kiến nghị đối với NHCSXH trung ương. 70

3.3.2 Kiến nghị đối với UBND TP Hà Nội. 71

3.3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô 71

3.3.2.2 Tăng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố Hà Nội. 72

3.3.2.3 Tạo điều kiện cho Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội hoạt động tốt hơn nữa. 72

3.3.3 Kiến nghị đối với các Hội đoàn thể, Chính quyền các phường xã. 72

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghèo vẫn chưa thể trở thành một NHCSXH thực thụ, chưa chủ động đáp ứng nhu cầu vốn cho tất cả các đối tượng chính sách, thậm chí còn gây cản trở không nhỏ đến hoạt động tín dụng thương mại của NHNo&PTNT Việt Nam. Một nguyên nhân nữa hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo của quốc gia, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc a cũng hết sức quan trọng khiến cho việc ra đời của một NHCSXH thực thụ trở nên tất yếu đó là: hiện tượng tín dụng chính sách, vốn tín dụng chính sách được thực hiện và quản lý chồng chéo theo nhiều kênh khác nhau bởi một số tổ chức tín dụng thương mại được Nhà nước chỉ định mà không có sự phân định rõ ràng thế nào là tín dụng chính sách, thế nào là tín dụng thương mại. Điều này khiến cho nguồn NSNN dành cho cho vay ưu đãi bị sử dụng lãng phí, phân tán. Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, một bộ phận lớn dân cư còn sống trong khó khăn, thiếu thốn thì hiện tượng lãng phí vốn ưu đãi cho người nghèo là hết sức vô lý. Chính phủ cần tạo lập một tổ chức tín dụng thống nhất và chuyên trách sao cho có thể hoàn thành được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Chính phủ đã đề ra. Dựa trên những lí luận và thực tiễn được đúc rút trong 7 năm hoạt động của NH Người nghèo, ta có thể khẳng định rằng: Sự ra đời của NHCSXH là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; cùng ngày Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH và ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH. Theo đó NHCSXH có Hội sở chính đặt tại thủ đô Hà nội. Có cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành tại Hội sở chính gồm: - Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc. - Ban kiểm soát. - Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. - Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. NHCSXH có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, có con dấu, có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng trong nước và ngoài nước. Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ra đời của NHCSXH và đến ngày 11/03/2003 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam đã chính thức khai trương đi vào hoạt động tại Thủ đô Hà Nội. Ngày 14/01/2003 Hội đồng quản trị NHCSXH ra Quyết định số 18/QĐ-HĐQT về việc thành lập chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội. Chi nhánh NHCSXH TP Hà nội là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của NHCSXH . Lúc có quyết định thành lập, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội thực chất mới chỉ có một vài cán bộ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội chuyển sang. Sau một thời gian chuẩn bị về trụ sở, công cụ phương tiện làm việc, bộ máy nhân sự, cán bộ. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Thành uỷ, UBND TP Hà nội, ngày 11/4/2003 Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội đã khai trương đi vào hoạt động. Trụ sở của Chi nhánh tại 31.Ngô Thì Nhậm-Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội. Sau 6 năm hoạt động, đến nay toàn Chi nhánh Hà Nội đã có 134 cán bộ nhân viên công tác tại Trụ sở chính và 13 phòng giao dịch quận, huyện. Cơ sở vật chất dần được củng cố và nâng cấp. Từ 1/8/2008 các cơ quan hành chính Hà nội (cũ) và Hà Tây đã thực hiện việc sát nhập theo Nghị quyết 15/NQ-QH, nhưng đối với Chi nhánh NHCSXH Hà Nội việc sát nhập đang chờ quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vì vậy nội dung trong chuyên đề này về số liệu là của Chi nhánh Hà nội theo địa giới hành chính cũ và có thêm huyện Mê Linh mới được sát nhập về. 2.1.2 Cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức. 2.1.2.1. Cơ chế vận hành. - Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; cơ cấu tổ chức gồm Hội sở chính, các chi nhánh tỉnh, thành phố và các Phòng giao dịch (PGD) tại các quận, huyện; quản trị điều hành NHCSXH là Hội đồng quản trị (HĐQT) và Tổng Giám đốc; tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị (BĐD HĐQT). Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH theo điều 21.5 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH ban hành tại quyết định 16/2003/QĐ-TTG quy định: “Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng ban Tùy theo tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần nhân sự và quyết định thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị”. Ban đại diện Hội đồng quản trị chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội quyết định thành lập và kiện toàn lại cơ cấu các thành viên khi có sự thay đổi cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trưởng Ban đại diện HĐQT là các đồng chí Phó Chủ tịch UBND, các thành viên là lãnh đạo các Sở Lao động TBXH, Kế hoạch đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức Hội đoàn thể và NHCSXH Thành phố. - Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội (chi nhánh Hà Nội) là đơn vị thành viên của NHCSXH Việt Nam được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịnh HĐQT; sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện ban đầu (Trụ sở làm việc, tài sản, công cụ lao động, tổ chức cán bộ...) Ngày 11/4/2003, Chi nhánh đã khai trương đi vào hoạt động. Sau 6 năm hoạt động, chi nhánh Hà Nội đã có Hội sở chi nhánh (trực tiếp cho vay tại 2 địa bàn quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm) và 12 phòng giao dịch (PGD) quận, huyện với 138 cán bộ nhân viên; tổ chức giao dịch tại 188 điểm giao dịch xã, phường trên tổng số 232 xã, phường toàn Thành phố; 2.797 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo địa bàn dân cư được các tổ chức chính trị xã hội thành lập với gần 70.000 hộ gia đình được vay vốn chương trình hộ nghèo, Giải quyết việc làm, Học sinh sinh viên, Nước sạch vệ sinh môi trường và các đối tượng chính sách khác. - Thực hiện văn bản 2064/NHCS-KHNV và văn bản 2064A/NHCS-TD về tổ chức và hoạt động của tổ giao dịch lưu động tại xã, Chi nhánh Hà Nội đã tổ chức giao dịch lưu động tại 188 xã, phường trên tổng số 232 xã, phường toàn thành phố (các xã, phường gần trụ sở Ngân hàng (dưới 3 Km) được giao dịch trực tiếp tại phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện). Tại các điểm giao dịch NHCSXH đặt tại UBND xã, phường thực hiện công khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, công khai lãi suất cho vay, danh sách các hộ được vay vốn. để Chính quyền, tổ chức Hội đoàn thể và nhân dân biết và kiểm tra. - Thực hiện quy trình ủy thác cho vay, các tổ chức Hội ở cơ sở (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên) đã thành lập trên 3.000 Tổ TK&VV để bình xét các hộ có nhu cầu cần vay và đủ điều kiện vay trình UBND xã, phường xác nhận. Đến nay thực hiện văn bản 1617/NHCS-TD của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiện toàn lại các Tổ TK&VV theo địa bàn thôn, bản, cụm dân cư. Số tổ sau khi kiện toàn là 2.797 tổ của 4 tổ chức Hội đoàn thể trên địa bàn Thành phố Theo điều 19, điều 20 về tổ chức và hoạt động của NHCSXH thì bộ máy tổ chức của NHCSXH Thành phố Hà Nội hiện tại được tổ chức như sau: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng CSXH TP Hà Nội Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH TP Giám đốc Các Phó Giám đốc Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Hành chính Tổ chức Phòng Tin học 13 Phòng giao dịch quận, huyện trực thuộc. 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự Tổng số nhân viên, cán bộ của Chi nhánh là 138 người. Trong đó: + Số lao động đinh biên : 104 người + Số lao động hợp đồng ngắn hạn: 34 người * Các phòng ban có mối quan hệ khá khăng khít với nhau mà trung tâm của mối quan hệ chính là Phòng Kế hoạch - nghiệp vụ vì phòng này triển khai các nghiệp vụ của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, lên kế hoạch cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn huy động được. Hoạt động của phòng hiệu quả thì cũng có nghĩa là nhiệm vụ của Chi nhánh về cơ bản là hoàn thành: thực hiện tốt việc cấp tín dụng ưu đãi cho Hé nghèo và các đối tượng chính sách khác với mục tiêu đạt hoặc vượt chỉ tiêu do cấp trên đặt ra. * Về mặt chất lượng của cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Thực tế cho thấy, do mới tách ra hoạt động độc lập từ NHNo&PTNT nên nhân sự đa số là cán bộ trẻ, kinh nghiệm thực tế còn ít dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao. * Về chất lượng đội ngũ lãnh đạo : là những đồng chí có kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và công tác quản lý. Họ không những chịu trách nhiệm quản lý mà còn trực tiếp hướng dẫn cho những nhân viên trẻ trong phòng của mình biết được công việc phải làm và làm đúng. Nhờ có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ lãnh đạo Chi nhánh mà hoạt động của NHCSXH TP Hà Nội đã dần đi vào ổn định, về cơ bản là hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao cho. Với tư cách là một NHCSXH hoạt động trên địa bàn Thủ đô, Chi nhánh cũng có một số lợi thế nhất định trong việc tranh thủ được sự quan tâm của các ngành, các cấp, đông đảo nhân dân và những người hảo tâm có thu nhập cao ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên toàn Chi nhánh hoạt động tốt hơn nữa. Để phát huy những mặt lợi đó, Chi nhánh cần nhanh chóng triển khai các điểm giao dịch, kiện toàn bộ máy hoạt động bao phủ toàn địa bàn TP. Ban lãnh đạo của Chi nhánh phải tăng cường công tác phối, kết hợp với Chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương. Để có thể bao quát được tất cả công việc trên, Chi nhánh cần xây dựng được một chiến lược hoạt động trên cơ sở phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. 2.1.3. Phạm vi và nội dung hoạt động của NHCSXH TP Hà Nội: * Về nguồn vốn + Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước bao gồm: - Vốn điều lệ - Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác. - Vốn trích từ một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn. - Vốn ODA được chính phủ giao. + Vốn huy động gồm: - Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% tổng số nguồn vốn huy động bằng đồng Việt nam có trả lãi theo thoả thuận. - Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá trị khác. - Tiền gửi tiết kiệm của người nghèo + Vốn đi vay: - Vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước - Vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt nam - Vay Ngân hàng nhà nước - Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước và các loại vốn khác * Về sử dụng vốn: NHCSXH sử dụng vốn để cho vay các đối tượng sau : - Cho vay Hộ nghèo - Cho vay Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ) - Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - Các đối tượng khác khi có quyết định của thủ tướng chính phủ - Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo hợp đồng ủy thác * Về quản lý tài chính của NHCSXH: Theo quyết định 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH thì có một số đặc điểm riêng biệt khác với các Ngân hàng thương mại như sau: - Ngân hàng CSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. - Có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch do Chính phủ phê duyệt. Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. - Hàng năm NHCSXH được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý. Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần chi phí quản lý được hưởng. - Ngân hàng CSXH có trách nhiệm lập và gửi Bộ tài chính kế hoạch tài chính gồm : - Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của NHCSXH do chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi Bộ tài chính. Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của NHCSXH do cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện. - NHCSXH thực hiện chế độ kiểm tra kiểm toán nội bộ, công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ tài chính và chịu trách nhiệm về số liệu đã công bố. Từ nội dung về phạm vi hoạt động của NHCSXH như trên ta thấy NHCSXH là một định chế tài chính đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nó là Ngân hàng của Chính phủ, có chức năng nhiệm vụ cụ thể được Chính phủ giao là thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được Nhà nước quy định. Tham gia quản trị NHCSXH ở TW là Hội đồng quản trị với 12 thành viên của Chính phủ và các Bộ, ngành. ở địa phương là các ban đại diện Hội đồng quản trị có 10 thành viên do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm trưởng ban đại diện và các thành viên ban đại diện là các cơ quan chuyên môn của UBND và đại diện một số tổ chức Chính trị xã hội trên địa bàn. 2.2. Tình hình hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội trong 3 năm qua (2006-2008): 2.2.1. Nguồn vốn huy động: Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Trong Ngân hàng thương mại thì việc huy động vốn là điều kiện để mở rộng phạm vi tín dụng, tăng thu nhập cho Ngân hàng. Còn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội thì việc huy động vốn có tính chất đặc thù khác: Việc huy động vốn theo lãi suất thị trường chỉ được thực hiện khi đã sử dụng hết các loại nguồn vốn không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp, đồng thời việc huy động vốn theo lãi suất thị trường để cho vay các đối tượng chính sách Nhà nước phải cấp bù lãi suất. Chính vì vậy việc huy động vốn phải được NHCSXH Trung ương tính toán cân đối nguồn vốn huy động của toàn ngành. Trên cơ sở đó phân bổ giao chỉ tiêu kế hoạch huy động cho từng Chi nhánh tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, do địa thế thuận lợi - là trung tâm kinh tế, tập trung đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn, là tiềm năng huy động vốn nên Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội là một trong 3 đơn vị trong toàn ngành có thuận lợi về huy động vốn góp phần trong điều hoà nguồn vốn toàn hệ thống. Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn. (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2008 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổ chức Kinh tế 1.100 1.112 750 755 950 1474 Dân cư 40 42 20 21 25 26 Tổng 1.140 1.154 770 776 975 1500 (Nguồn:Báo cáo tổng kết 5năm 2004-2008 của NHCSXH TP Hà Nội) Từ bảng số liệu ta thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh hằng năm đều thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch được TW giao. Từ năm 2007 và 2008 kế hoạch huy động vốn TW giao thấp hơn năm 2006 và các năm trước ( năm 2007 giảm 370 triệu và năm 2008 giảm 165 triệu so với năm 2006 ) vì nguồn vốn cho vay đã được Ngân sách Nhà nước cấp ổn định và kịp thời hơn. Chi nhánh chỉ thực hiện phần huy động bổ sung cho TW theo kế hoạch giao. Về cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm dần do các ngân hàng thương mại cạnh tranh chay đua tăng lãi suất huy động, mặt khác do giá cả tăng, (chỉ số CPI: 8% so với tốc độ tăng trưởng: 8,4%; tâm lý người dân không muốn tiết kiệm bằng VNĐ -theo báo cáo tổng kết của NHCSXH TP Hà Nội). * Nguồn nhận uỷ thác của địa phương: NHCSXH Thành phố Hà nội hằng năm nhận được nguồn vốn uỷ thác của Ngân sách Thành phố, đây là nguồn vốn từ tăng thu và tiết kiệm chi của Ngân sách được UBND Thành phố thông qua HĐND quyết định chuyển uỷ thác sang NHCSXH Thành phố để cho vay giải quyết việc làm ở các địa bàn quận, huyện theo phân bổ của UBND Thành phố. Ngày 16/9/2005 UBND Thành phố đã có Chỉ thị số 24/2005/CP-UB về việc nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội. Trong đó đã đề nghị UBND các quận, huyện cân đối nguồn tài chính nhằm tăng thu tiết kiệm chi ngân sách, để dành một phần uỷ thác sang các phòng giao dịch NHCSXH các quận, huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Vì vậy, nguồn uỷ thác địa phương hằng năm đã được tăng cường. Năm 2006 là 29 tỷ đồng, năm 2007 là 60 tỷ đồng tăng 31 tỷ đồng so với năm 2006 ( tăng 107% ). Năm 2008 là 105,7 tỷ đồng, tăng 45,7 tỷ đồng (tăng 76%) so với năm 2007. 2.2.2. Công tác tín dụng: - Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể 5 đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi là: hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết việc làm; xuất khẩu lao động; các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) và các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Sau 5 năm, Thủ tướng Chính phủ đã giao NHCSXH thực hiện 5 chương trình tín dụng ưu đãi khác như: chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (quyết định số 62/2004/QĐ-TTg); chương trình mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long (quyết định số 105/2002/QĐ-TTg); cho vay các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (theo quyết định số 31/2007/QĐ-TTg); cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (theo quyết định số 32/2007/QĐ-TTg); cho vay hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010 (theo quyết định số 33/QĐ-TTg). - Đến nay NHCSXH thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và 4 chương trình tín dụng nhận ủy thác tài trợ của nước ngoài. - Trên địa bàn Thành phố, NHCSXH Thành phố Hà Nội hiện đang thực hiện 6 chương trình tín dụng ưu đãi là: Cho vay Hộ nghèo, cho vay Giải quyết việc làm, cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay Nước sạch & vệ sinh môi trường, cho vay Xuất khẩu lao động, cho vay hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn KFW). So với thời điểm mới thành lập chỉ có 3 đối tượng đang vay (Hộ nghèo, Giải quyết việc làm, Học sinh - Sinh viên) với tổng dư nợ nhận bàn giao 99,7 tỷ đồng. Đến nay đã có 6 đối tượng được vay của 6 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ các chương trình cho vay là 647 tỷ đồng. Kết quả được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Kết quả cho vay, dư nợ tín dụng theo các chương trình. Đơn vị: Triệu đồng, hộ vay Năm Đối tượng 2006 2007 2008 Thực hiện Tỷ lệ tăng dư nợ Thực hiện Tỷ lệ tăng dư nợ 1. Hộ nghèo + Doanh số cho vay 28.325 300.000 452.000 + Dư nợ 38.318 352.000 912% 380.000 107% + Số hộ 14.861 40.190 38.122 2.Giải quyết việc làm + Doanh số cho vay 70.158 95.000 132.000 + Dư nợ 83.475 129.500 155% 159.600 123% + Số lao động thu hút 34.359 22.845 14.978 3. Học sinh-sinh viên + Doanh số cho vay 780 11.000 26.340 + Dư nợ 5.482 16.370 298% 39.300 240% + Số HS-SV còn dư nợ 2.377 2.247 5.320 4. Nước sạch VSMT + Doanh số cho vay 18.900 40.300 + Dư nợ 26.000 30 58.400 223% + Số công trình có dư nợ 3.815 7.200 5. Cho vay DN + Doanh số cho vay 5.500 6.000 + Dư nợ 8.320 8.400 101% 6. Cho vay XKLĐ + Doanh số cho vay Y 500 318 + Dư nợ 500 818 163% (Nguồn : Báo cáo tổng hợp 5năm 2004-2008 của NHCXH TP Hà Nội) Nhìn chung sau 3 năm hoạt động, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng được tăng lên. Nguồn vốn cho vay ưu đãi hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch vệ sinh môi trường đã được tăng lên, ngày càng đáp ứng số lượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Tuy nhiên chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn KFW và cho vay các đối tượng đi xuất khẩu lao lao động có thời hạn ở nước ngoài còn thấp do mức vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng. Mức cho vay bình quân đối với một hộ gia đình vay đã được tăng dần lên. Năm 2006 mức cho vay bình quân hộ nghèo là 3,3 trđ/hộ, cho vay giải quyết việc làm là 3,1trđ/hộ. Đến nay mức cho vay bình quân hộ nghèo đã tăng lên là 9,8 trđ/hộ, cho vay giải quyết việc làm là 10,5 trđ/hộ. Đã từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ nghèo sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cuộc sống. Cụ thể từng chương trình cho vay như sau: * Cho vay vốn đối với hộ nghèo: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH TP Hà Nội thể hiện cụ thể qua số liệu sau: doanh số cho vay 3 năm :780.325 triệu đồng; số lượt hộ được vay : 93173 lượt hộ; dư nợ : 380.000 triệu đồng; dư nợ bình quân 1 hộ : 4 triệu đồng/hộ; số hộ thoát nghèo trong 3 năm : 33.255 hộ. Biểu đồ 2.1. Dư nợ tín dụng cho vay hộ nghèo qua 3 năm 2006-2008. Đơn vị : Triệu đồng. (Nguồn : Báo cáo tổng kết 3 năm 2006-2008 NHCSXH TP Hà Nội) Ngoài việc mở rộng địa bàn cho vay ở tất cả các xã, phường, chi nhánh Hà Nội đã tập trung cho vay hộ nghèo ở các địa bàn có nhiều hộ nghèo như 8 xã nghèo huuyện Sóc Sơn vay hơn 10 tỷ đồng trên dư nợ toàn huyện Sóc Sơn là 32,6 tỷ đồng; huyện Đông Anh 24,2 tỷ đồng: huyện Gia Lâm là 22,3 tỷ đồng; huyện Thanh Trì là 22,5 tỷ đồng và huyện Từ Liêm là 23 tỷ đồng. Việc cho vay vốn đối với hộ nghèo là một hình thức giúp người nghèo không phải bằng trọ cấp mà giúp họ có vốn làm ăn, có vay, có trả để phát triển đời sống, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Kết quả là đã giám tỷ lệ hộ nghèo từ 5,5% đầu năm 2006 xuống còn 2,21% năm 2007 và 1,59% năm 2008 theo chuẩn nghèo mới. * Cho vay giải quyết việc làm: Cụ thể số liệu về hoạt động cho vay GQVL : doanh số cho vay 3 năm : 297.188 triệu đồng; số lao động được vay : 72.182 lao động; dư nợ : 159.600 triệu đồng; dư nợ bình quân 1 lao động : 8.5 triệu đồng/lao động. Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng cho vay GQVL qua 3 năm 2006-2008. Đơn vị : Triệu đồng. ( Nguồn : Báo cáo tổng kết 3 năm 2006-2008 của NHCSXH TP Hà Nội) Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã thu hút 105.575 lao động có việc làm và thu nhập ổn định, bình quân hàng năm tạo việc làm ổn định cho 20.700 lao động. Điều này đã góp phần cùng thành phố giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 6% đầu năm 2006 xuống còn 5,6 % năm 2008. * Cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn : Hoạt động cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong 3 năm 2006-2008 đã dạt được những chỉ tiêu cụ thể sau : doanh số cho vay 3 năm : 38.120 triệu đồng; số lượt HSSV vay vốn : 9.944 HSSV- Dư nợ : 39.300 triệu đồng; dư nợ bình quân 1 HSSV : 6,15 triệu đồng/HSSV. Số liệu cụ thể qua từng năm được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3. Dư nợ cho vay HSSV qua 3 năm 2006-2008. (Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm 2006-2008 NHCSXH TP Hà Nội) Thực hiện quyết định số 157/2007/QĐ_TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, NHCSXH TP Hà nội đã phối hợp với các Hội đoàn thể và chính quyền cơ sở tổ chức triến khai công tác cho vay đối với HSSV. Công tác giải ngân cho vay được tiến hành nhanh chóng khẩn trương , đảm bảo không có sv nào phai nghỉ học vì không có tiền đóng học phí hay trang trải chí phí trong quá trình theo học tai các trường. Hiện nay SV được vay vốn theo hai hình thức : - Vay thông qua hộ gia đình : 9,5 tỷ đồng - Vay trực tiếp : 6,8 tỷ đồng. * Cho vay chương trình nước sạch- vệ sinh môi trường: Kết quả đạt được qua 3 năm hoạt động 2006-2008 của chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường ở NHCSXH TP Hà Nội: dư nợ : 58.400 triệu đồng; số công trình vay vốn : 11.015 công trình; dư nợ bình quân 1 công trình : 7,7 triệu đồng; dư nợ cho vay đến 31/12/2008 là 58.400 triệu đồng. Số công trình cho vay là 11.015 công trình đã góp phần cải thiện môi trường xanh – sạch – đẹp hơn. * Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp Chương trình cho vay hỗ trợ doanh nghiệp là chương trình mới được đưa vào 2năm nhưng đã thể hiện một số hiệu quả tích cực, cụ thể như sau: doanh số cho vay 2 năm : 11.500 triệu đồng; dư nợ : 8.400 triệu đồng. Hoạt động cho vay HTDN mới được hình thành đưa vào thực hiện vơí số liệu trong 2 năm gần đây nhưng đây thực sự là một lĩnh vực đáng quan tâm, vì việc hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ kéo theo việc giải quyết nhiều vấn đề khác, đặc biệt là giải quyết vấn đề việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, là một trong những mục tiêu hàng đầu của NHCSXH. Nhất là trong điều kiện khó khăn hiện nay, dư nợ cho vay HTDN dự kiến sẽ tăng cao vào năm tới và tạo ra những hiệu quả cao. * Cho vay hỗ trợ xuất khẩu lao động : - Doanh số cho vay 2 năm : 818 triệu đồng. - Dư nợ : 818 triệu đồng. Với việc mới triển khai hoạt động cho vay HTXKLĐ trong 2 năm qua và do người lao động mới sử dụng số vốn vay nên dư nợ vẫn bằng doanh sổ cho vay, hiện nay so lao động tiếp cận nguồn vốn này vấn còn hạn chế, tính đến năm 2008 mới có 125 người nhưng trong thời gian tới do nhu cầu vẫn cao, nhiều người lao động vẫn muốn sang các nước phát triển nên dư nợ của nghiệp vụ v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2691.doc
Tài liệu liên quan