Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh

MỤC LỤC

 

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH 2

1.1.Thực trạng về tình hình hoạt động của công Ty 2

1.1.1-Qúa trình hình thành và phát triển. 2

1.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh 8

1.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại một số lĩnh vực chủ chốt của công ty 9

1.1.3.1 Công trình thuỷ lợi 9

1.1.3.2-Công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước 10

1.1.3.3-Công trình điện 11

1.1.3.4- Các công trình giao thông 13

1.2-Thực trạng công tác đấu thầu tại công ty 17

1.2.1-Đấu thầu là gì? 17

1.2.2. Quá trình tham gia dự đấu thầu của công ty 17

1.2.3- Công tác lập hồ sơ dự thầu 22

1.2.3.1: Phần I 22

1.2.3.2- Phần II: Thuyết minh các giải pháp kỹ thuật 25

1.2.3.3 – Giá dự thầu 27

1.2.4- Những kết quả công ty đạt được 33

1.2.4.1 Đặc điểm của hình thức đầu thầu mà công ty tham gia 33

1.2.4.2 Đặc điểm của các công trình mà công ty trúng thầu 34

1.2.4.3- Tỷ lệ thắng thầu 36

1.3- Thực trạng về hiệu quả công tác đấu thầu của công ty 37

1.3.1-Khái niệm về hiệu quả đấu thầu. 37

1.3.1.1-Hiệu quả là gì? 37

1.3.1.2-Hiệu quả đấu thầu là gì? 38

1.3.2.Cách tính hiệu quả đấu thầu- xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả đấu thầu 41

1.3.2.1- Lợi ích trung bình của một công trình trúng thầu 41

1.3.2.2-Số công trình trúng thầu 41

1.3.2.3- Chi phí trung bình của một công trình trúng thầu. 42

1.3.2.4-Số công trình tham dự thầu không hợp lý 42

1.3.2.5-Yếu tố môi trường 42

1.3.2.6- Yếu tố bản thân doanh nghiệp 44

1.3.3. Thực trạng hiệu quả thầu tại công ty. 44

1.3.3.1 Bảng hiệu quả công tác đấu thầu. 44

1.3.3.2- Đánh giá bảng trên 44

1.4-Đánh giá chung 45

1.4.1-Những thành tựu 45

1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại 46

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU 50

2.1-Hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 50

2.1.1.Định hướng phát triển chung 50

2.1.2.Phương hướng trong công tác đấu thầu 50

2.2-Đánh giá những cơ hội thách thức đối với công ty thông qua mô hình ma trận SWOT. 52

2.3 - Các giải pháp 54

2.3.1-Giải pháp làm tăng lợi ích trung bình của công trình trúng thầu. 54

2.3.2-Giải pháp nâng cao số công trình trúng thầu 54

2.3.2.1- Giải pháp nâng cao năng lực 54

2.3.2.2-Chú trọng công tác lập HSDT 68

2.3.3- Giải pháp làm giảm chi phí dự thầu 68

2.3.4- Giải pháp hạn chế số công trình dự thầu không hợp lý 70

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

docx77 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh đã và đang tham gia vào rất nhiều các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh, điển hình có thể kể đến l à KCN Yên Phong… Phần lớn các công trình mà công ty thực hiện đều do đấu thầu mang lại. Qua quá trình tìm hiểu, em thấy công ty đã đạt được những kết quả như sau: 1.2.4.1 Đặc điểm của hình thức đầu thầu mà công ty tham gia Trong những năm qua, công ty liên tục thực hiện đấu thầu dưới hai hình thức: cạnh tranh rộng rãi và chỉ định thầu. Đối với hình thức cạnh trạnh rộng rãi, tuy yêu cầu khắt khe và sự cạnh trạnh giữa các công ty ngày càng lớn nhưng số lượng các công trình trúng thầu ngày càng tăng, điều đó thể hiện khả năng cạnh trạnh cao trên thị trường.Từ đó đã tạo uy tín cho nhà thầu đối với khách hàng Bảng 13: Tổng hợp các công trình trúng thầu( 2002-2006) năm Hình thức 2002 2003 2004 2005 2006 1. Cạnh tranh rộng rãi 11 12 14 10 16 2.Chỉ định thầu 0 1 0 0 0 Nguồn: phòng KH-KT 1.2.4.2 Đặc điểm của các công trình mà công ty trúng thầu -Về giá trị: Hầu hết các công trình mà công ty thực hiện đều có giá trị nhỏ, chủ yếu dưới 5 tỷ đồng Bảng 14: Danh mục các công trình mà công ty đang thực hiện Tên hợp đồng Giá trị hợp đồng( nghìn đồng) Tên đơn vị ký hợp đồng Thời gian 1. Cải tạo nâng cấp trạm bơm Ngọc Quan huyện Lương Tài Tỉnh Bắc Ninh 1.709.404 Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống 16/04/06 2. Cải tạo mở rộng trụ sở làm việc BCH Quân sự tỉnh Bắc Ninh 1.810.240 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh 30/7/06 3.Nhà 3 tầng, nhà đặt máy phục hồi chức năng và ô xi cao áp bệnh viện điều dưỡng tỉnh Bắc Ninh 3.309.662 Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh 20/7/06 4.Xây dựng trụ sở chi cục thuỷ lợi Bắc Ninh 2.405.223 Chi cục QLĐĐ và PCLB tỉnh Bắc Ninh 1/6/06 5.Nhà lớp học 4 tầng trường THPT số 3 Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh 4.626.000 BQL dự án sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh 30/10/06 6.Kênh và công trình trên kênh tưới trạm bơm Song Giang huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh 1.896.265 Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Nam Đuống 20/6/06 7. Nhà lớp học, phòng thí nghiệm 4 tầng trường THPT số 2 huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh 9.752.000 BQL dự án sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh 10/12/06 8. Nhà làm việc chính đảng uỷ HĐND UBND xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Băc Ninh 2.263.914 UBND xã Tam Sơn 31/8/06 9.Tổng cộng 27.772.707 Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực công ty +Về địa bàn: công ty chủ yếu tiến hành xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, ngoài ra, trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Lạng Sơn,…Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã tạo được chỗ đững trong thế giới xây dựng cả nước nói chung và giới xây dựng Bắc Ninh nói riêng. Bảng 15: Tổng hợp các công trình xây dựng theo địa bàn STT Địa bàn Số lượng Tỉ lệ 1 Bắc Ninh 47 73,45% 2 Bắc Ninh 4 6,25% 3 Nam Định 1 1,56% 4 Lạng Sơn 7 10,94% 5 Điện Biên 1 1,56% 6 Hải Phòng 1 1,56% 7 Phú Thọ 1 1,56% 8 Tuyên Quang 1 1,56% 9 Hải Dương 1 1,56% +Về lĩnh vực: Lĩnh vực đấu thầu của công ty rất đa dạng, không chỉ tiến hành xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, mà công ty còn tiến hành xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp,… Bảng 16:Tổng hợp các công trình theo lĩnh vực (2002-2006) STT Lĩnh vực Số lượng % Gía trị (Triệu đồng % 1 XD DD-CN 28 43,75% 75.071 2 Thuỷ lợi 17 26,56% 41.622 3 Giao thông 11 17,19% 44.455 4 Địên 8 12,5% 34.205 1.2.4.3- Tỷ lệ thắng thầu Bảng 17: Tỷ lệ thắng thầu Năm Số gói thầu tham dự Trúng thầu Gía trị bình quân (tỷ đồng) Tỷ lệ trúng thầu số lượng giá trị(tỷ đồng) 2002 18 11 30,465 2,770 61% 2003 21 13 32,991 2,538 62% 2004 24 14 40,641 2,903 58% 2005 16 10 39,573 3,957 63% 2006 24 16 45,809 2,863 67% Tổng 103 64 189.479 2.961 62% 1.3- THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY 1.3.1-Khái niệm về hiệu quả đấu thầu. 1.3.1.1-Hiệu quả là gì? Phạm trù hiệu quả phải luôn gắn với tương quan so sánh giữa kết quả đạt đựơc với những chi phí bỏ ra để đạt được những kết quả đó và bản chất của hiệu quả là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động, phán ánh trình độ sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra. Trên thế giới còn tồn tại nhiểu quan điểm khác nhau về bản chất của vấn đề hiệu quả - Quan điểm 1: đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả. Đây là quan điểm cổ điển và bộc lộ ngày càng nhiều hạn chế không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thật vậy, kết quả là những gì đạt được sau 1 quá trình nhất định. Kết quả đó có thể là những đại lượng cân, đo đong, đếm được và cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng,hoàn toàn có tổ chức định tính. Thế nhưng kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. -Quan điểm 2: Hiệu quả là đại lượng so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói rộng ra, nó là đại lượng so sánh giứa kết quẩ của đầu ra với chi phí đầu vào. Hiệu quả= Kết quả đầu ra- chi phí đầu vào Quan điểm này cũng gặp phải khó khăn khi sử dụng đủ hiện vật để xác định hiệu quả, đó là giữa đầu vào và đầu ra không cùng một đơn vị đo lường. -Quan điểm3: Hiệu quả là quan hệ tỉ lệ giữa phần phát triển thêm của kết quả so vớ phần phát triển thêm của chi phí Hiệu quả= Kết quả/ chi phí Quan điểm này này còn có thể đánh giá chung được trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp.Yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành doanh nghiệp. Quan điểm này cũng đánh giá tốt nhất được trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “ động”. Theo quan điểm này có thể tính toán được hiệu quả trong sự vận động và biến đổi không ngừng, không phụ thuộc vào quy mô, tốc độ biến động khác nhau của chúng. 1.3.1.2-Hiệu quả đấu thầu là gì? Phần trên ta đã tìm hiểu thế nào hiệu quả, thế nào là đấu thầu, nhưng vấn đề chính ta cần tìm hiểu ở đây là thế nào là hiệu quả đấu thấu. Trong chuyên đề này, khi xem xét đến hiệu quả đấu thầu, ta xem xét đến liệu những lợi ích mà đấu thầu mang lại có đủ bù đắp cho những chi phí bỏ ra để thực hiện cuộc đấu thầu đó hay không a- Lợi ích của đấu thầu. Khi nói đến lợi ích mà đấu thầu mang lại, trước tiên người ta xem xét đến lợi ích tính bằng tiền, tức là những phần tiền thu được từ hoạt động đấu thầu. Trong HSDT khi tham gia đấu thầu, công ty đã dự tính trước phần lãi mà họ sẽ thu được( chính là phần thu nhập chịu thuế tính trước hay phần lãi định mức trong giá dự toán xây lắp). Phần lãi này được tính bằng tỉ lệ phần trăm chi phí trực tiếp và chi phí chung tạo ra công trình. Trong HSDT gói thầu “ xây lắp cổng hàng rào nhà máy ô tô, cơ khí Thanh Xuân”, phần lãi mà doanh nghiệp ước tính khi trúng thầu là 39,4388 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thực tế phần lãi mà công ty thu được khi thực hiện công trình thường khác so với lãi mà họ dự kiến, đó là do công tác lập HSDT của công ty chưa lường trước được hết những biến động giá cả trên thị trường của vật liệu xây dựng,… Bên cạnh những lợi ích có thể lượng hoá được, đấu thầu còn mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích mà không thể tính được bằng tiền như: tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty, tiếp cận được với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, có được kinh nghiệm, tiếp cận được những quyết định về mua sắm của các cơ quan quản lý nhà nước, mở rộng thị trường,… Trong chuyên đề này, khi xét đến lợi ích của đấu thầu ta chỉ xét đến lợi ích có thể lượng hoá được. Bảng 18: Bảng tổng hợp lợi ích Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 Tổng lợi ích 1,5184 1,8284 1,493 3,2576 Số công trình trúng thầu 13 14 10 16 Lợi ích trung bình 0,1168 0,1306 0,1493 0,2036 Nguồn: phòng TC- KT b-Chi phí đấu thầu Chi phí cho công tác đấu thầu là chi phí từ khi có được thông tin gói thầu đến khi hoàn thành xong công tác đấu thầu. Tương ứng với các giai đoạn trong đấu thầu, chi phí tham dự thầu cũng chia theo 7 giai đoạn - Chi phí để có được thông tin về gói thầu. Thông tin về đấu thầu công ty có thể lấy từ nhiều nguồn: + Từ báo chí, đài truyền hình +Từ các bộ quản lý +Từ chính các nhà thầu +Từ thông tin nội bộ Đây là các khoản chi phí rất khó tính toán. Các khoản này người ta không tính trực tiếp khi nó phát sinh mà được dự tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định -Chi phí mua HSMT: Chi phí do bên mời thầu đưa ra thường là 400.000 VNĐ/ 1 HS -Chi phí lập HSDT: Đây là chi phí chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng chi phí tham dự thầu( tính đến giai đoạn thông báo kết quả dự thầu) Để lập được một bộ HSDT người ta phải lập các đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Việc lập này là do nhân viên phòng kế hoạch -kỹ thuật tiến hành nên khi tính chi phí người ta khó tách riêng với chi phí trả cho nhân viên của phòng này. -Chi phí khảo sát thiết kế: được tính vào chi phí khi lập HSDT. Khi tiến hành xem xét có nên tham gia đấu thầu hay không người ta phải tiến hành khảo sát về : khu đất sẽ xây dựng công trình, về độ sụt lún, về giải toả mặt bằng để từ đó đưa ra thiết kế và tiến độ cho phù hợp. -Chi phí cho việc thương thảo ký hợp đồng -Chi phí cho giai đoạn hậu đấu thầu Ta không tính đến chi phí xây dựng trong chi phí này bởi vì chi phí xây dựng chỉ là một khoản mà công ty thay chủ công trình trả trước. Sau khi quyết toán ,bên mời thầu sẽ thanh toán theo giá trị quyết toán được duyệt và trên cơ sở giá trúng thầu. Ta nói đến chi phí trong giai đoạn này là nói đến các khoản chi phí: + Chi phí phát sinh do không dự kiến trước như: giá nguyên vật liệu tăng + Chi phí phát sinh do làm sai thiết kế + Chi phí cho đền bù do không hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ Bảng 19:Tổng hợp chi phí Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 Tổng chi phí 1,3 1.37 1,323 1,302 Số công trình tham dự 21 24 16 24 Chi phí trung bình 0,0619 0,057 0,08268 0,05425 Nguồn: phòng TC- KT 1.3.2.Cách tính hiệu quả đấu thầu- xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả đấu thầu Hiệu quả đấu thầu= lợi ích/chi phí Trong đó: Lợi ích = Giá trị trung bình trúng thầu x Số công trình trúng thầu Chi phí = Chi phí trung bình tham dự thầu x Số công trình tham dự thầu Từ công thức tính trên ta thấy rầng nếu lợi ích trung bình của một công trình đấu thầu tăng, số công trình trúng thầu tăng, chi phí trung bình giảm thì đều làm tăng hiệu quả đấu thầu. Lợi ích và số công trình trúng thầu có tác động cùng chiều với hiệu quả còn chi phí thì lại tác động ngược chiều. Từ đó, ta xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác đấu thầu như sau: 1.3.2.1- Lợi ích trung bình của một công trình trúng thầu Ta có: lợi ích trung bình của một công trình trúng thầu =tỷ lệ % x giá trị công trình. Ở đây, tỷ lệ % là do Nhà nước quy định nên ta coi đó là yếu tố không thể tác động, công ty muốn tăng hiệu quả thì phải tác động vào giá trị công trình. Theo công thức trên ta thấy, một sự tăng lên trong giá trị trúng thầu sẽ làm cho lợi ích đấu thầu của công ty tăng lên, chính vì vậy qui mô trúng thầu có quan hệ tỉ lệ thuận với lợi ích đấu thầu của công ty 1.3.2.2- Số công trình trúng thầu Cũng giống như qui mô, số gói thầu trúng thầu tăng lên sẽ làm tăng lợi ích đấu thầu của công ty, vì vậy nó cũng có quan hệ tỉ lệ thuận với lợi ích đấu thầu của công ty. Tuy nhiên, giữa hai vấn đề này lại có quan hệ với nhau. Do nhu cầu về vốn của công ty có hạn nên trong các quyết định công ty phải luôn có sự đánh đổi về thời gian và chi phí. Đối với những gói thầu lớn thường có thời gian dài, chi phí lớn nên trong một năm sẽ thực hiện được rất ít gói thầu, thậm chí trong nhiều năm mới thực hiện xong một công trình. Còn đối với những gói thầu nhỏ thì thường đòi hỏi vốn ít và thời gian thực hiện nhanh chóng nên trong năm sẽ thực hiện được nhiều gói thầu. Chính vì thế khi tăng qui mô lại vô tình làm giảm số gói thầu trúng thầu. Để có thể làm tăng hiệu quả đấu thầu thì công ty phải nghiên cứu, so sánh giữa hai biện pháp để có thể có được kết quả tối ưu. 1.3.2.3- Chi phí trung bình của một công trình trúng thầu. Trong mọi lĩnh vực, chi phí luôn có quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả. Trong đấu thầu cũng vậy, mỗi sự tăng lên của chi phí đều làm giảm hiệu quả. Vì vậy, mục tiêu của mỗi công ty trong quá trình đấu thầu là giảm chi phí tới mức thấp nhất có thể. 1.3.2.4-Số công trình tham dự thầu không hợp lý Theo công thức trên thì số lượng các gói thầu tham dự có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả công tác đấu thầu tuy nhiên công ty không thể hạn chế tham gia tất cả các gói thầu bởi vì hoạt động đấu thầu là hoạt động cơ bản của công ty. Chính vì vậy không thể nói số công trình tham dự thầu có ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu mà chính sự không lựa chọn kỹ khi quyết định đấu thầu mới là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu của công ty. Trên đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả đấu thầu, ngoài ra trong quá trình tìm hiểu về hoạt động của công ty, em còn thấy một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu của công ty, không trực tiếp mà là gián tiếp. 1.3.2.5-Yếu tố môi trường Khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến bản thân 1 vấn đề, người ta phải xem xét xem vấn đề đó tồn tại trong môi trường nào. Đối với một công ty xây dựng, môi trường mà nó tồn tại là môi trường vô cùng phức tạp, có những ảnh hưởng tốt cũng như không tốt đến bản thân công ty đó. Môi trường mà ta xem xét trong chuyên đề này bao gồm: -Nhà nước -Nhà đầu tư -Đối thủ cạnh tranh a-Nhà nước Nhà nước là người đưa ra và hướng dẫn thi hành luật đấu thầu. Trong công tác đấu thầu, nhà thầu ngoài việc thực hiện tốt các quy định của luật đấu thầu ra còn phải thực hiện các điều luật có liên quan.Chính vì vậy mà các văn bản luật không sát thực tế hay còn có sự chưa thống nhất với nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu của nhà thầu. Ví dụ như trong định mức chi phí mà Nhà nước quy định cho nhà thầu áp dụng lập giá dự toán còn chưa phù hợp với thực tế. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rấ nhiều mặt hàng đa dạng về chủng loại, các MMTB hay các ML được nhập ngoại nhiều, công suất máy lớn, kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó, các định mức chi phí do Nhà nước quy định chưa đa dạng theo chủng loại hàng hoá. Hầu hết, các định mức này được lập trên cơ sở định mức các máy móc thiết bị của Nga. Do vậy, trong quá trình lập giá, nhà thầu đã phải rất linh hoạt thì mới có thể đưa ra được mức giá hợp lý mà vẫn theo đúng quy định của nhà nước. b- Bên mời thầu Bên mời thầu là người có công trình, là người muốn chọn người tốt nhất để thực hiện những công trình của mình. Đáp ứng những yêu cầu của bên mời thầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu chính lẫn tiêu đầu tiên để lựa chọn nhà thầu. Chính vì vậy, HSMT của bên mời thầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trúng thầu của các nhà thầu. Nó cũng như đề thi trong một cuộc thi, dù thí sinh có làm bài tốt đến đâu nhưng lạc đề thì cũng bỏ đi hay thí sinh giỏi nhưng đề bài không hay,không phù hợp thì cuộc thi đó cũng có chất lượng không cao. Chính vì thế cho nên hoàn thiện các bộ HSMT là một vấn đề vô cùng quan trọng để nâng cao khả năng trúng thầu của các nhà thầu. c- Các đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh là những yếu tố ảnh hưởng trực tiêp đến khả năng thắng thầu của các nhà thầu. Giữa họ có mối quan hệ ngược chiều với nhau, người này thắng thầu thì người kia thất bại. Chính vì thế, để thắng được thầu thì công ty cần phải hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh. Cần tạo mối quan hệ tốt với họ để dù có không được thầu thì công ty vẫn có thể liên doanh hay ta có cơ hội trở thành các nhà thầu phụ 1.3.2.6- Yếu tố bản thân doanh nghiệp Yếu tố trực tiếp và quyết định nhất định nhất đến khả năng thắng thầu của một công ty chính là nội lực của công ty đó. Công ty đó có nguồn lực tài chính ra sao,nhân sự như thế nào, có kinh nghiệm nhiều hay ít, đó chính là những tiêu chí để chấm điểm doanh nghiệp trong đấu thầu. Yếu tố nội lực quyết định đến 90% khả năng thắng thầu của công ty. Dù cho các quyết định của Nhà nước có đơn giản và phù hợp, các đối thủ cạnh tranh không quá gay gắn, HSMT có rõ ràng mà doanh nghiệp không có năng lực thì cũng không thể quyết định đến khả năng thắng thầu của đơn vị 1.3.3. Thực trạng hiệu quả thầu tại công ty. 1.3.3.1 Bảng hiệu quả công tác đấu thầu. Bảng 20: Hiệu quả công tác đấu thầu Chỉ tiêu Năm Lợi ích trung bình(triệu đồng) Số công trình trúng thầu Chi phí trung bình(triệu đồng) Số công trình tham dự thầu Hiệu quả đấu thầu 2003 116,8 13 61,9 21 1,168 2004 130,6 14 57 24 1,33 2005 149,3 10 82,68 16 1,1285 2006 203,6 16 54,25 24 2,5 Nguồn: Phòng KH- KT 1.3.3.2- Đánh giá bảng trên -Về lợi ích trung bình: trong những năm vừa qua, lợi ích trung bình của các công trình trúng thầu tăng liên tục. Năm 2004, lợi ích đấu thầu tăng 13,8 triệu/1công trình, chiếm 11,8%, đến năm 2005, giá trị đó lại tăng 18,7 triệu/1 công trình, chiếm14,3%. Năm 2006 là năm chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về lợi ích trung bình, so với năm 2005, lợi ích trung bình về đấu thầu tăng 54,3 triệu/1 công trình, chiếm36,37%. Trong những năm gần đây, hiệu quả đấu thầu của công ty đều đạt mức lớn hơn 1, trong đó: Năm 2003, hiệu quả đấu thầu của công ty đạt 1,168. Đến năm 2004, hiệu quả đấu thầu có tăng so với năm 2003, trong đó lợi ích trung bình và số công trình trúng thầu đều tăng trong khi chí phí trung bình giảm Sang năm 2005, ta chứng kiến một hiện tượng bất thường là số công trình trúng thầu cũng như số công trình tham dự thầu thấp hơn 2003 và 2004 nhưng chi phí đấu thầu lại cao nhất trong các năm. Điều đó chứng tỏ trong công tác đấu thầu của công ty còn nhiều vấn đề, việc quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ. Năm 2006, có thể nói là một năm khá thành công trong hoạt động đấu thầu của công ty. Hiệu quả đấu thầu đạt 2,5- một con số cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Trong sự gia tăng đó có cả sự tăng trong lợi ích và số công trình trúng thầu cùng với việc giảm chi phí đấu thầu( số công trình tham dự thầu của năm 2006 bằng năm 2004 nhưng số công trình trúng thầu lại tăng nhiều hơn 2 công trình trong khi chi phí đấu thầu thì thấp hơn nhiều). 1.4-ĐÁNH GIÁ CHUNG 1.4.1-Những thành tựu Trong những năm qua, nhìn một cách tổng thể thì hoạt động đấu thầu của công ty đạt hiệu quả trong đó: -Tỷ lệ thắng thầu của công ty ngày càng cao chứng tỏ công ty đã được thị trường chấp nhận và tin tưởng. -Địa bàn đấu thầu ngày càng được mở rộng, không chỉ trong tỉnh mà còn tiên ra các tỉnh khác - Quy mô ngành nghề cũng ngày càng mở rộng , ngày càng đa dạng hơn, không chỉ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp mà còn trong các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, điện,… Sở dĩ công ty có được những kết quả như vậy là do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất là do công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao. Trong kế hoạch phát triển của mình, công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo con người. Công ty cử một số cán bộ đi học các lớp đào tạo chuyên môn do Bộ xây dựng tổ chức nhằm nâng cao năng lực như: các lớp đào tạo chuyên viên, giám sát,…Ngoài ra, công ty còn mở các lớp học ngoại ngữ chuyên ngành cho các cán bộ công ty, với chế độ ưu đãi về tiền lương, về ngày nghỉ…Các cán bộ công nhân viên trong công ty đã có thêm động lực làm việc, đóng góp cho sự phát triển đi lên của công ty. Những điều kiện thuận lợi như vậy đã làm cho công tác đào đấu thầu tại công ty ngày một trưởng thành, trụ vững trong công trình Thứ hai, do công ty chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là 1 trong những yếu tố đầu vào của các công ty xây dựng. Chính vì vậy, khi đánh giá năng lực của công ty người ta nhìn vào năng lực máy móc thiết bị của công ty đó Thứ ba, do chiến lược phát triển của công ty Trong chiến lược phát triển của mình, công ty luôn chú trọng đến việc đa dạng hó sản phẩm, đa dạng hoá địa bàn hoạt động. Phương châm hoạt động của công ty đó là “ không nên bỏ tất cả trứng vào 1 cái giỏ”. Việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp công ty chia sẻ được rủi ro khi công việc ở 1 ngành gặp khó khăn Hiện nay, công ty đã mơ rộng địa bàn hoạt động, trụ sở chính ở Bắc Ninh, công ty còn có các chi nhánh ở Bắc Giang,Lạng Sơn, và mở rộng hoạt động trên 8 lĩnh vưuc Nhờ chiến lựơc phát triển như vậy nên công ty đã tầng bước chiếm được lòng tin của nhân dân trong tỉnh cũng như nhân dân các tỉnh lân cận Bên cạnh những thành tưu đạt được, trong hoạt động đấu thầu của công ty vẫn gặp phải một số khó khăn. 1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại Thứ nhất, công ty đã bỏ qua một đối tượng có nhu cầu cao là xây dựng nhà dân . Hầu như tấ cả các công trình có giá trị nhỏ dưới 100 triêu hay vài trăm triệu đều do “ cai xây dựng” nhận thầu. Cai xây dựng là người có vốn, có lao động, sống trong dân và hiểu được dân. Hầu như ở vùng nào cũng tồn tại cai xây dựng.Họ nhận những công trình nơi họ sinh sống, thuê chính những người trong vùng làm những công việc không thường xuyên. Những người này khi nào có việc thì làm , khi không thì họ ở nhà làm những công việc khác. Đó là thực trạng khá phổ biến ở các vùng nông thôn Bắc Ninh nói riêng cũng như các vùng khác trong cả nước nói chung. Bỏ qua đối tượng này, là một tổn thất không nhỏ đối với công ty. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tiếp xúc giữa công ty và nhân dân còn kém tức là hoạt động tìm hiểu thị trường còn thiếu đã bỏ lỡ một đoạn thị trường tiềm năng Thứ hai ,giá trị các công trình của công ty còn thấp chủ yếu là dưới 5 tỷ đồng. Số lượng các công trình có giá trị lớn trên 5 tỷ chỉ đếm trên đầu ngón tay Bảng 21: Danh mục các công trình có giá trị lớn Tên công trình Giá trị ( tỷ đồng) Năm 1, Đường Lê Thái Tổ -Bắc Ninh 5,968 2004 2, Đường Phì Nhừ- Sa Dung- Tỉnh Điện Biên 8,597 2005 3, San nền, móng tường rào công ty thiết bị đo điện 9,278 2005 4.Nhà lớp học 4 tầng trường THPTsố 2 huyện Lương Tài- Bắc Ninh 9,752 2006 Nguồn: phòng KH-KT Sở dĩ quy mô các gói thầu của công ty còn nhỏ là do công ty còn quá thiếu kinh nghiệm. Được thành lập từ năm 1997( khi tách tỉnh), uy tín của công ty trong các lĩnh vực xây dựng còn khiêm tốn, công ty chưa tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư lớn bởi họ cho rằng công ty chưa đủ vốn, lao động, kinh nghiệm để thực hiện những công trình quan trọng có giá trị cao.Thực tế cho thấy, những công trình lớn có giá trị hàng trăm tỷ đều do các công ty xây dựng có tính chất quốc gia đảm nhiệm bởi họ có vốn, lao động và quan trọng hơn cả là họ đã tạo được niềm tin trong mắt các nhà đầu tư và các tổ chức cho vay vốn. Thứ ba, vẫn còn tình trạng bán thầu trong công ty tức là tình trạng một số nhân viên của công ty làm HSDT trên danh nghĩa công ty nhưng sau khi trúng thầu lại bán hợp đồng cho người khác. Chính tình trạng trên đã góp phần làm tăng chi phí tham dự thầu cho công ty mà lại không mang lại hiểu quả gì, chi phi tăng nhưng doanh thu không tăng tất yếu sẽ làm giảm hiểu quả của công tác đấu thầu. Tình trạng trên đã tồn tại lâu trong công ty nhưng vẫn chưa có hướng khắc phục. Hi vọng rằng trong một tương lai gần, tình trạng sẽ sớm được giải quyết để những người làm việc chân chính tin tưởng hơn và phấn đấu hơn cho sự nghiệp của công ty. Chính sự quản lý chưa chặt chẽ đối với công tác tham dự thầu là nguyên nhân để tình trạng còn tồn tại trong công ty. Thường thì HSDT do phòng kế hoạch – kỹ thuật lập ra rồi mang đi đấu thầu nhưng họ chưa có một bản danh sách cụ thể ngay khi lập HSDT để trình lên đối tượng quản lý cấp trên. Họ cũng chưa có biện pháp để phát hiện và xử lý các hành vi trên nên đã làm cho tình trạng này ngày càng gia tăng Thứ tư, trong vấn đề quản lý xây dựng các công trình trúng thầu. Các công trình sau khi trúng thâu công ty sẽ giao lại cho các đội thi công để họ thực hiện .Công ty có tất cả 3 đội xây dựng, 3 đội thuỷ lợi, 6 đội xây lắp, 1 đội thi công cơ giới, mỗi đội sẽ đảm nhiệm việc thi công trong các lĩnh vực khác nhau.Nhiều khi công việc của đội này quá nhiều mà đội kia lại ngồi không. Thực tế đặt ra là công ty chưa có kế hoạch phân công công việc một cách hợp lý giữa các đội thi công. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành của các công trình xây dựng. Bên cạnh vấn đề nhân công vấn đề tài chính cũng là một vấn đề thường trực đối với công ty. Bởi làmột nhà thầu, khi nhận thầu các công trình công ty phải bỏ ra hầu như toàn bộ tiền để tiến hành hoạt động thi công,bên mời thầu chỉ ứng trước một khoản tiền rất nhỏ nên làm thế nào để luôn có đủ vốn là một bài toán rất khó đối với công ty nói riêng và các công ty xây dựng khác nói chung. Và người giải được bài toán này là người sẽ luôn thành công trong công việc của mình. Trong thực tế quá trình xây dựng, có nhiều lúc công ty phải tạm dựng thi công công trình này để tập trung hoàn thành công trình khác do quá thiếu vốn và lao động. Vấn đề quan trọng nhất đặt ra đối với công ty trong tình hình hiện này là phải có kế hoạch huy động và phân bổ vốn , lao động một cách hợp lý. Thứ năm, tình trạng trượt thầu vô lý: Tình trạng này xảy ra là do sự vô ý của bên mời thầu hay sự cố ý của các đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến cho dù HSDT có tốt đến đâu thì cũng trượt thầu. +Do bên mời thầu: bên mời thầu là người có công trình theo ý của mình và họ đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh.docx
Tài liệu liên quan