CHƯƠNG I 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ LÃI SUẤT 1
1.1.LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1
1.1.1 Khái niệm về lãi suất 1
1.1.2-Các quan điểm về lãi suất 4
1.1.3 Các loại lãi suất 6
1.1.3.1Lãi suất cơ bản 6
1.1.3.2-Lãi suất tái chiết khấu. 6
1.1.3.3-Các loại lãi suất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại 6
1.1.3.4-Lãi suất liên ngân hàng 7
1.1.4 Những nhân tố tác động đến lãi suất 7
1.1.4.1 Mức cung cầu tiền tệ 7
1.1.4.2-Tỷ suất lợi nhuận : 8
1.1.4.3-Lạm phát : 9
1.1.4.4 Sự ổn định của nền kinh tế quốc dân 9
1.1.4.5-Các chính sách của nhà nước 10
1.1.5 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường 11
1.1.5.1 Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 12
1.1.5.2 Lãi suất là công cụ gián tiếp điều hành nền kinh tế vĩ mô. 12
1.2 Vấn Đề Tự Do Hoá Lãi Suất Trong Nền Kinh Tế. 14
1.2.1 Khái niệm tự do hoá lãi suất 14
1.2.2 Bản chất và điều kiện tự do hoá lãi suất 14
1.2.3 Tác dụng của tự do hoá lãi suất: 15
1.3 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT. 17
1.3.1 Chính sách tự do hoá lãi suất của các nước công nghiệp và Asean. 17
1.3.2 Chính sch li suất trong sự điều tiết kinh tế vĩ mô Fed giai đoạn năm 1980 đến năm 1996: 18
1.3.3 Chính sách điều tiết vĩ mô lãi suất của NHTW Pháp 18
1.3.4 Chính sách lãi suất trong sự điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW Nhật Bản 19
1.3.5 Bảng thực hiện chính sách tự do hoá ở một số nước : 20
1.4 BÀI HỌC THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 21
CHƯƠNG II CƠ CHẾ QUẢN LÝ V NHỮNG TC ĐỘNG CỦA QU TRÌNH TỰ DO HĨA LI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 23
2.1 CƠ CHẾ QUẢN LÝ LI SUẤT TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-1988) 23
2.2 Cơ chế quản lý li suất sau thời kỳ đổi mới (1988 - đến nay) 27
2.2.1 Giai đoạn từ 1988 đến 1990 28
2.2.2 Giai đoạn từ 1991 đến 1995 30
2.2.3 Giai đoạn 1996-1999 35
2.3.CƠ CHẾ QUẢN LÍ LÃI SUẤT THỜI KÌ HỘI NHẬP KINH TẾ CAO VÀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH-CƠ CHẾ LÃI SUẤT THỎA THUẬN(2000-NAY): 44
2.3.1.Giai đoạn từ 08/2000-06/2002: 44
2.3.2.Giai đoạn từ 06/2002 đến nay 46
2.4 THỰC TRẠNG TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT TỪ KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ LÃI SUẤT THOẢ THUẬN 56
2.4.1.Lộ trình tự do hoá lãi suất 56
Về nghiệp vụ thị trường mở (TTM) 57
Về thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước 60
2.4.2 THỰC TRẠNG TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT 64
CHƯƠNG 3 68
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT 68
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHO CƠ CHẾ TỰ DO HÓA LI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 68
3.1.1 THỰC HIỆN CƠ CHẾ LÃI SUẤT THỎA THUẬN ĐI ĐÔI VỚI VIỆC ĐIỀU TIẾT CUNG CẦU TIỀN TỆ BẰNG CÁC CÔNG CỤ GIÁN TIẾP NHẰM ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG : 68
3.1.2 TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC NGÂN HÀNG VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ LÃI SUẤT NHẰM THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT . 69
3.1.2.1 Cơ cấu lại mô hình tổ chức hệ thống Ngân hàng thương mại. 69
3.1.3-Định hướng và dự báo cho thời gian sắp tới. 73
3.2-Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tác Đông Của Cơ Chế Tự Do Hóa Li Suất. 75
3.2.1-Ổn định moâi trường kinh tế vĩ moâ 75
3.2.2-Hồn thiện v pht triển thị trường tài chính. 76
3.2.3 HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ. 79
87 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế tự do hóa lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế những năm sau đó.
-Sự ổn định kinh tế đạt được từ 1992, bắt đầu một thời kì của ổn định và tăng trưởng bền vững. Bước sang năm 1993, bằng mọi nổ lực, NHNN cùng các tổ chức kinh tế khác chặn đứng được tỷ lệ lạm phát, ổn định và tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. CSLS trong giai đoạn 1993-1999 là tiếp tục kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và không ngừng cải thiện theo hướng phù hợp hơn với cơ chế thị trường. CSLS trong giai đoạn này đã đóng góp nhiều thành tựu quan trọng.
Bảng 2.2p:Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1993-1999
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Tốc độ tăng trưởng GDP(%)
8.80
8.80
9.50
9.30
8.20
5.80
4.80
Nguồn:Niên giám thống kê
Biểu đơ 5:Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1993-1999
Qua bảng trên cho thấy,rõ ràng tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao và ổn định, đặc biệt năm 1995 tốc độ lên đến đỉnh điểm 9.50%, cùng thời gian này, một số nơi trên thế giới, những khu vực phát triển mạnh nhất và đóng góp đa phần vào nền kinh tế toàn cầu lại rơi vào trạng thái suy thoái hay tăng trưởng thấp. Từ năm 1998 trở đi, tốc độ tăng trưởng có phần suy giảm do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á.
- CSLS hợp lí đã tạo ra một hiệu ứng tốt cho nền kinh tế, thời kì này lạm phát<lãi suất huy động<lãi suất cho vay<tỷ suất lợi nhuận bình quân nên nó thực sự là một đòn bẩy kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được thành lập và đóng góp vào sự tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng của các khu vực này đều rất cao.
Bảng 2.2t:Cơ cấu tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế qua các năm
ĐVT:%
Năm
Thành phần kinh tế
1995
1998
1999
Cả nước
9.50
5.80
4.80
Kinh tế nhà nước
9.40
5.60
2.60
Kinh tế tập thể
4.50
3.50
6.00
Kinh tế tư nhân
9.30
7.90
3.20
Kinh tế cá thể
9.80
3.40
3.60
Kinh tế hổn hợp
12.70
4.10
6.20
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
15.00
19.10
17.60
Nguồn :Niên giám thống kê
- CSLS trong giai đoạn này đã chấp dứt việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, ngược lại NHNN bù đắp bằng cách vay trong nhân dân dưới các hình thức: Phát hành trái phiếu Kho Bạc, tín phiếu, kỳ phiếu, vay nợ nước ngoàiKhối lượng tiền mặt phát hành bổ sung hàng năm chỉ nhằm đáp ứng 2 nhu cầu là tăng trưởng tín dụng và tăng dự trữ ngoại tệ, tạo ra một hệ thống huyết mạch đủ sức thích ứng với sự phát triển có hiệu quả của toàn bộ cơ chế thị trường.
- CSLS góp phần nâng cao tỷ lệ tiết kiệm-đầu tư. Năm 1995 so với năm 1991, khoảng cho vay tăng 4 lần, điều này đã chứng minh rằng đầu tư tăng lên. Tổng dư nợ cho vay tăng là nguồn vốn huy động được tăng lên rất nhiều chứng tỏ CSLS đã góp phần nâng cao tỷ lệ tiết kiệm-đầu tư.
- CSLS đã dần tiến đến tư do hoá lãi suất: CSLS đã chuyển từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương, sau đó chuyển từ cơ chế điều hành khung lãi suất lãi suất quy định trần và sàn lãi suất sang cơ chế điều hành lãi suất trần, CSLS hiện đã xóa bỏ được phân biệt giữa các thành phần kinh tế và đang trên con đường đi đến tìm kiếm một lãi suất cơ bản để chuẩn bị cho sự ra đòi của lãi suất thoả thuận.
°Những tồn tại:
Bên cạnh những thành qua đạt được, CSLS trong giai đoạn này vẫn còn một số hạn chế:
a.Giai đoạn đầu từ 1988 đến 1992:
- Duy trì quá lâu phương pháp điều chỉnh truyền thống trong gần 10 năm, phương pháp chỉ dựa trên cơ sở tính toán giản đơn mang tính chất đối phó theo từng thời kì, chưa tính hết được những yếu tố tác động lên lãi suất, cũng như sự tác động trở lại của lãi suất đối với các chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác từ đó điều hành CSLS có phối hợp đồng bộ nhịp nhàng với các chính sách khác. Không thể phân tích và đưa ra dự báo được lạm phát để hoạch định một CSLS hợp lí mà chỉ điều chỉnh khi lạm phát xảy ra, sự điều chỉnh này khiến ta có cảm giác NHNN điều hành CSLS chạy theo sau lưng tỷ lệ lạm phát, và cũng không điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát (những năm 1989-1990). Có những lúc lạm phát tăng nhưng lại không điều chỉnh tăng lãi suất, có những lúc lạm phát giảm nhưng lại không điều chỉnh lãi suất giảm, đôi khi nền kinh tế thiểu phát, cần phải hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng thì NHNN lại làm ngược lại.
Bảng 2.2r: Tình hình lạm phát và lãi suất trong giai đoạn 1990-1993
Năm
Chỉ tiêu dẫn giải (% năm)
Tỷ lệ lạm phát
Lãi suất huy động bình quân
Lãi suất thực
1990
67.10
35.00
-32.10
1991
67.50
33.00
-34.50
1992
17.50
20.40
2.90
1993
5.20
18.00
12.80
Nguồn:Tổng cục thống kê.
- CSLS không hợp lí : Lãi suất huy động lại cao hơn lãi suất cho vay khiến các NHTM lâm vào tình trạng lỗ và NHNN phải bao cấp trong những năm đầu giai đoạn – đó là đặc thù của thời kì kế hoạch hoá tập trung.
-Trong những năm sau đó, tình trạng này đã được khắc phục nhưng lại không điều chỉnh theo kịp lạm phát nên lãi suất thực âm đã tạo ra hiện tượng tiêu cực cho nền kinh tế: Mọi người, mọi doanh nghiệp đổ xô đi vay không phải để mở rộng sản xuất mà tập trung vốn đầu cơ tích trữ hàng hoá nhằm hưởng chênh lệch giá – vốn tín dụng không được sử dụng đúng mục đích, không mang lại hiệu quả mà gây ra tình trạng rối ren cho nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn, hơn nữa lại không hoàn trả vốn khiến NHTM gặp rất nhiều rủi ro tín dụng, mất cân đối, NHNN lại phải phát hành tiền để bù đắp và lạm phát lại có dịp tăng cao (1991-1992).
- Với CSLS ấn định, quy định chi tiết từng loại lãi suất, từng đối tượng sử dụngkhiến thui chột động lực cạnh tranh giữa các NHTM, giữa các doanh nghiệp, triệt tiêu vai trò quan trọng của lãi suất là đòn bẩy kích thích kinh tế.
b.Giai đoạn 1993-1999:
-NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, do đó cũng chịu ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh, họ cạnh tranh với nhau nhiều nhất là về giá tính dụng – tức lãi suất. Trong giai đoạn này, NHNN đầu tiên chuyển từ CSLS quy định chi tiết sang CSLS khung trần và sàn là một bước tiến bộ song vẫn chưa thật sự cởi trói cho các NHTM, họ không thể cạnh tranh lãi suất với nhau trong hoàn cảnh quy định trần và sàn lãi suất, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng,nhiều dự án không tìm được nguồn tài trợ thích hợp.
-Những năm 1995-1996,CSLS của NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn>lãi suất cho vay trung dài hạn,như vậy làm cho các NHTM dễ dàng từ chối cung cấp tín dụng trung dài hạn mà chỉ tập trung cho hoạt động cho vay ngắn hạn.Mặt khác,mức huy động nguồn vốn trung dài hạn phải thanh toán chi phí lãi suất cao hơn nguồn vốn huy động ngắn hạn trong khi thu nhập lãi suất thì ngược lại.Điều này khiến các NHTM ít quan tâm tới huy động nguồn vốn trung dài hạn cho nên nguồn vốn này bị lãng phí trong nền kinh tế.NHTM ít quan tâm đến cung cấp tín dụng trung dài hạn nên các doanh nghiệp ít có khả năng tìm được nguồn tài trợ đáp ứng cho mục đích đầu tư phát triển,vô hình chung điều này lại cản trở tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo chủ trương của Đảng.
-Chiến lược phát triển đến năm 2000 theo ước tính của các nhà khoa học đòi hỏi huy động dự kiến 45 tỷ USD,trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp và nhân dân là 13 tỷ USD,vốn Nhà Nước la 12 tỷ USD,vốn nước ngoài là 20 tỷ USD
- Song cho đến năm 1995, chiến lược này đã đi được một nữa chặng đường về mặt thời gian nhưng số vốn yêu cầu chưa mấy khả quan do nhiều nguyên nhân: Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước quá chậm, TTCK chưa được thành lập, khi được thành lập ( 07/2000) thì chưa thật sự ổn định và trở thành một kênh huy động vốn trung dài hạn, thực hiện đúng chức năng vai trò của nó. Aûnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á làm hàng loạt các dự án bị ngưng trệ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị sụt giảm mạnhTrong hoàn cảnh như vậy, CSLS đã không giải quyết được vấn đề đúng như vai trò quan trọng của nó.
- Nguyên tắc của lãi suất là lãi suất huy động <lãi suất cho vay<tỷ suất lợi nhuận bình quân, nhưng trong một vài năm trong giai đoạn này, có lúc lãi suất lại cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân làm xuất hiện tình trạng ngưng đầu tư, đình trệ sự phát triển của nền kinh tế. Có một dạo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các NHTM đều hết lòng than vãn rằng không thể cho vay trung dài hạn, nguồn vốn ứ đọng quá lớn trong khi các doanh nghiệp lại kêu ca rằng họ rất khát vốn nhưng không thể xin vay.
2.3.CƠ CHẾ QUẢN LÍ LÃI SUẤT THỜI KÌ HỘI NHẬP KINH TẾ CAO VÀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH-CƠ CHẾ LÃI SUẤT THỎA THUẬN(2000-NAY):
2.3.1.Giai đoạn từ 08/2000-06/2002:
Thời kì từ năm 2000 trở đi là thời kì đổi mới thực sự của CSLS, CSLS do NHNN Việt Nam điều hành rất sát với tín hiệu thị trường vốn. Những gì quy định trong luật NHNN Việt Nam đã được cụ thể hoá. Cụ thể ngày 02/08/2000, NHNN Việt Nam ban hành 4 quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất:
+ Đối với lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ: NHNN bỏ việc quy định lãi suất trần cho vay, chuyển sang xác định và công bố lãi suất cơ bản cộng với tỷ lệ % biên độ dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của các NHTM áp dụng đối với khách hàng có uy tín trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ vay, có rủi ro thấp. Lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD gắn với lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay của các TCTD cao nhất bằng lãi suất cơ bản cộng tỷ lệ % biên độ. NHNN công bố lãi suất cơ bản và biên độ hàng tháng. Trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
+Đối với lãi suất ngoại tệ:
- Cho vay bằng USD: Bỏ việc quy định lãi suất trần cho vay, áp dụng theo lãi suất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Singapore (Sibor). Cho vay ngắn hạn của các TCTD cao nhất bằng lãi suất Sibor 3 tháng cộng biên độ 1.00%năm; Lãi suất cho vay trung dài hạn cao nhất Sibor 6 tháng cộng biên độ 2.50% năm.
-Cho vay bằng ngoại tệ khác: NHTM tự xem xét quyết định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay các loại ngoại tệ này dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng của từng loại ngoại tệ trong nước.
Các NHTM cung cấp thông tin cho NHNN tham khảo bao gồm :VietCombank, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, NHTM Quân Đội, NHTMCP Á Châu, chi nhánh ngân hàng ANZ, Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải, NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Có thể nói, quyết định chuyển sang điều hành CSLS cơ bản là sự đổi mới rất gần với sự tự do hoá lãi suất. Đối với lãi suất ngoại tệ USD, vẫn áp dụng theo qui định trên cho đến ngày 01/06/ thì NHNN cho phép các TCTD ấn định lãi suất cho vay dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu tín dụng bằng ngoại tệ trong nước. Như vậy kể từ ngày, NHNN đã áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất bằng USD hay nói cách khác lãi suất cho vay bằng USD đã được tự do hoá hoàn toàn.
Lãi suất bằng đồng nội tệ vẫn được điều chỉnh bằng lãi suất cơ bản, song lãi suất huy động bằng nội tệ và ngoại tệ cũng đã được tự do hoá hoàn toàn.
Bảng2.3a:Điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN trong năm 2001
(Nguồn :NHNN)
Văn bản
Ngày hiệu lực
Lãi suất cơ bản (%tháng)
241/2000/QĐ-NHNN
02/08/2000
0.750
397/2001/QĐ-NHNN
10/03/2001
0.725
557/2001/QĐ-NHNN
26/04/2001
0.700
1078/2001/QĐ-NHNN
27/08/2001
0.650
1098/2001/QĐ-NHNN
29/11/2001
0.600
547/2002/QĐ-NHNN
20/05/2002
0.600
Lần đầu tiên, NHNN có trong tay khá đầy đủ các công cụ của chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ bản và cũng chưa bao giờ NHNN-theo nhận định của các nhà khoa học, lại vận dụng linh hoạt và đồng bộ các công cụ trên như năm 2001. Cũng trong năm này, các NHTM có dấu hiệu hoạt động ổn định trở lại sau khi bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á. Cũng trong năm 2001, NHNN đã 4 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản theo hướng giảm dần, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng tín dụng, kích thích tăng trưởng và đầu tư mở rộng.
2.3.2.Giai đoạn từ 06/2002 đến nay
Ngày 30/05/2002, NHNN ra quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN quyết định : “TCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam,pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam” .Với quyết định 546/2002/QĐ-NHNN, NHNN Việt Nam kể từ 01/06/2002 đã chính thức điều hành CSLS bằng cơ chế lãi suất thỏa thuận –hay tự do hoá lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ.
Bảng 2.6 : Diễn biến lãi suất thỏa thuận , lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng từ tháng 6/2002 đến tháng 6/2003
Đơn vị %
Tháng
Lãi suất cơ bản
Lãi suất cho vay bình quân thị trường thành thị
Lãi suất cho vay bình quân thị trường nông thôn
Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng
06/2002
0,6
0,65
0,82
0,54
07/2002
0,6
0,68
0,87
0,56
08/2002
0,62
0,68
0,87
0,61
09/2002
0,62
0,68
0,87
0,59
10/2002
0,62
0,7
0,87
0,58
11/2002
0,62
0,7
0,89
0,59
12/2002
0,62
0,7
0,89
0,58
01/2003
0,62
0,72
0,89
0,55
02/2003
0,62
0,72
0,89
0,59
03/2003
0,62
0,75
0,90
0,53
04/2003
0,625
0,79
0,91
0,54
05/2003
0,625
0,79
0,91
0,57
06/2003
0,625
0,79
0,91
0,57
Biểu đồ 6 : Biến động lãi suất thị trường từ tháng 8/2000 đến tháng 6/2003
Về mặt khoa học mà nói,thì đây là một quyết định vô cùng đúng đắn và rất hợp thời, nhất là trong bối cảnh hội nhập cao độ của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tiến trình đi đến tự do hoá tài chính, đảm bảo thực hiện CSLS theo cơ chế thị trường, lãi suất hoàn toàn do cung cầu vốn trên thị trường quyết định, và NHNN chỉ can thiệp định hướng một cách gián tiếp bằng các công cụ.
Xét về bối cảnh lịch sử : Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã có rất nhiều nỗ lực to lớn và kết quả thành công mỹ mãn, chúng ta đã gia nhập ASEAN và trở thành một thành viên quan trọng, chúng ta vừa gia nhập AFTA, ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ, có nhiều hiệp định hợp tác với EU, chuẩn bị gia nhập WTO, rõ ràng là về kinh tế, tài chính nói chung chúng ta đã thực sự hội nhập khu vực với thế giới và các tổ chức quốc tế như IMF, Worldbank, ADBcũng như các quốc gia khác rất tin tưởng.
Xét tình hình kinh tế vĩ mô: Trong suốt thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam ổn định và tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát tốt, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tuy diễn ra hơi chậm so với dự kiến nhưng nói chung là rất tốt, hệ thống NHTM đã được tái cơ cấu lại và rất ổn định.theo các chuyên gia khoa học thì thời điểm để chúng ta tiến hành thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận là hoàn toàn hợp lý.
Thành tựu của cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế đều chịu sự tác động của thị trường, của các quy luật kinh tế : Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của các TCTD cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Đây là tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Sự phù hợp của các chính sách, cơ chế điều hành của NHNN theo diễn biến của thị trường, của tình hình phát triển kinh tế, đặt trong mục tiêu chung và định hướng lớn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đã tạo điều kiện cho hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển. Trong đó, cơ chế điều hành lãi suất đã và đang mang lại những kết quả nhất định. Để có cơ sở phân tích, đánh giá, từ đó hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ của NHNN. Sau nay là đánh giá hiệu quả của cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong thời gian qua:
Những thay đổi về cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả tích cực đối với hoạt động của Ngân Hàng, qua đó tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước.
Những tác động cụ thể như sau :
Điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất thoả thuận ( đối với VND) và theo cơ chế lãi suất thả nổi(đối với USD). Lãi suất (cho vay và huy động) của các TCTD đã phản ánh sát tình hình quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường. Phản ánh đúng bản chất là “giá cả” trong quan hệ tín dụng, quan hệ vốn giữa NHTM-khách hàng và nền kinh tế. Đây là kết quả của cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận, bởi tính khoa học, sự phù hợp với cơ chế thị trường.
Cơ chế này cho phép NHNN phát huy khả năng quản lý, vai trò chủ động linh hoạt trong công tác điều hành chính sách lãi suất, theo “tín hiệu của thị trường”. Hạn chế việc can thiệp hành chính kém hiệu quả.
Tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN sử dụng công cụ điều hành chính sách tiền tệ, để tác động nhanh đến lãi suất trên thị trường theo hướng có lợi cho hoạt động Ngân hàng, cho nền kinh tế xã hội của đất nước.
Đối với các TCTD: Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động tín dụng; cho vay và huy động vốn, tác động đến lợi nhuận khi xem xét đến kết quả kinh doanh, tính toán chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào. Theo đó, lãi suất mang ý nghĩa quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các TCTD. Thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đã mang lại một số hiệu quả đối với các TCTD như sau:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD chủ động xem xét, cân nhắc và tính toán toàn bộ các yếu tố chính sách phí có liên quan trong việc khai thác và sử dụng vốn sao cho có lợi nhất, đưa ra mức lãi suất hợp lý nhất, phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng vẫn đảm bảo chênh lệch dương và bù đắp chính sách phí và có lãi.
+ Cho phép các TCTD chủ động linh hoạt trong quá trình khai thác và sử dụng vốn hiệu quả. Diễn biến của tình hình thị trường, của nền kinh tế và các yếu tố tác động liên quan đến tổng cầu về vốn (như sự tăng trưởng và sự phát triển của nền kinh tế , các đơn vị sản xuất,) đã tác động kích thích tăng tổng cung về vốn. Theo đó, các TCTD tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng và nền kinh tế.
+Mở rộng quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng thơng qua việc đổi mới cơ chế. Trong thời gian vừa qua, quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các chính sách về cho vay đạt được nhiều thành cơng. Việc đổi mới này đã mở rộng quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, về nguyên tắc vay vốn thì quy chế cho vay hiện nay chỉ quy định việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và trách nhiệm hồn trả nợ vay, khơng coi việc đảm bảo tiền vay là nguyên tắc mà chỉ coi là điều kiện vay vốn. Điều kiện vay vốn được áp dụng chung, khơng quy định điều kiện riêng cho các đối tượng khách hàng khác nhau, khơng cĩ điều kiện về vốn tự cĩ. Cũng tại quy chế cho vay, Ngân hàng Nhà nước khơng quy định đối tượng được cho vay cụ thể mà chỉ yêu cầu các tổ chức tín dụng khơng được cho vay đối với một số đối tượng sử dụng vốn vayđể thực hiện các việc pháp luật cấm. Về giới hạn cho vay, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng khơng được vượt quá 15% vốn tự cĩ của tổ chức tín dụng nhưng được cho vay theo quy chế đồng tài trợ hoặc khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
+Hoạt động quản lý nhà nước hướng hoạt động tín dụng vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn. Hoạt động quản lý Nhà nước tiếp tục hướng luồng vốn tín dụng vào các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hoặc các vùng, lĩnh vực quan trọng về mặt xã hội như: Điện, dầu khí, viễn thơng, tín dụng phục vụ nơng nghiệp nơng thơn, xố đĩi giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội miền núi, các vùng đặc biệt khĩ khăn
+Thanh tra, giám sát, kiểm tốn hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng được tăng cường. Ngồi việc quy định nội dung thẩm định, kiểm tra, kiểm sốt nội bộ để tổ chức, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện việc tăng biên chế, củng cố bộ máy thanh tra kết hợp với giám sát từ xa, xếp loại hoạt động của các tổ chức tín dụngnhằm tạo hiệu lực cao trong giám sát thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng của mọi tổ chức tín dụng.
+Ngân hàng Nhà nước cũng đề ra các quy định quản lý hoạt động huy động vốn, chính sách bảo hiểm tiền gửi, dự trữ bắt buộc, quản lý chi trả tiền gửi trong những trường hợp đặc biệt
+Ngân hàng Nhà nước quản lý rủi ro hệ thống, hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại khi gặp khĩ khăn về nguồn vốn, cũng như khả năng thanh tốn. Để quản lý rủi ro hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đã cĩ các quy định nhằm bảo đảm an tồn trong hoạt động ngân hàng. Ví dụ như, quy định về trích lập quỹ dự phịng rủi ro, quy định về tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động Ngân hàng (liên quan đến hoạt động tín dụng) tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu bảo hiểm bắt buộc đối với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, từ việc quy định đối tượng bảo hiểm bắt buộc chỉ là tiền gửi tiết kiệm, nay được mở rộng đối với các khoản tiền gửi cá nhân, các quy định về hạn chế và giới hạn cho vay. Bên cạch đĩ, để đảm bảo hoạt động bình thường của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cịn sử dụng chính sách tái cấp vốn khi cần, khuyến khích các giao dịch vốn trên thị trường nội tệ, ngoại tệ liên ngân hàng, đẩy mạnh hoạt động thị trường mở để tăng giao dịch về vốn đối với các ngân hàng thương mại.
Với những thay đổi trong cơ chế điều hành, trong thời gian vừa qua quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước đã đạt được một số kết quả .
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng đã cĩ những chuyển biến đúng hướng cả về nội dung và phương thức làm cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (trong đĩ chủ yếu là ngân hàng thương mại Nhà nước) ngày càng phát huy được vai trị là địn bẩy đối với sự phát triển của nền kinh tế.
+Thứ nhất, đổi mới cơ bản về cơ chế cho vay đảm bảo thơng thống hơn thể hiện như mở rộng đối tượng cho vay và đối tượng áp dụng thể lệ cho vay, thời hạn cho vay, các loại cho vay và phương thức cho vay được quy định đa dạng hơn, quy chế đồng tài trợ được ban hành để khơng cản trở đối với hoạt động tín dụng trong trường hợp cho vay đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự cĩ của tổ chức tín dụng, cơ chế đảm bảo tiền vay khá đầy đủ, đồng bộ và được áp dụng chung cho mọi tổ chức tín dụng, mọi khách hàng vay vốn để đảm bảo tính cơng bằng.
+Thứ hai, ban hành các quy định đảm bảo an tồn hệ thống, an tồn trong hoạt động tín dụng, về cơ bản các quy định phù hợp với điều kiện hoạt động tín dụng hiện nay.
+Thứ ba, hoạt động tín dụng hướng vào phục vụ tốt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu của chính sách tiền tệ.
+Thứ tư, chức năng của thanh tra Ngân hàng Nhà nước được xác định cụ thể, hoạt động thanh tra, giám sát được tăng cường.
+Chính sách lãi suất thoả thuận đã tạo khả năng phát huy vai trò của cơ chế thị trường, của các quy luật kinh tế khách quan, với những lợi ích đem lại từ những tác động tích cực của quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị và quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4244.doc