Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN 3

1.1. Những vấn đề lý luận chung 3

1.1.1. Khái niệm và phân loại 3

1.1.1.1. Các định nghĩa 3

1.1.1.2. Phân loại cảng biển 4

1.1.2. Vai trò, chức năng của cảng biển 5

1.1.3. Đặc điểm của cảng biển và đầu tư phát triển cảng biển 6

1.2. Sự cần thiết của nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng Việt Nam 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN NAY 16

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CẢNG BIỂN VIỆT NAM 16

2.1. Về nguồn vốn đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam 17

2.1.1. Một số nét khái quát về nguồn vốn đầu tư cảng biển Việt Nam 17

2.1.2. Vốn ngân sách Nhà nước 26

2.1.3. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 28

2.1.4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 30

2.2. Về đầu tư các hạng mục của hệ thống cảng biển 31

2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống cảng biển 31

2.2.2. Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ và khai thác cảng 35

2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 38

2.3. Đầu tư phát triển cảng biển phân theo cơ cấu vùng kinh tế 39

2.3.1. Đầu tư phát triển cảng biển vùng KTTĐ miền Bắc 40

2.3.2. Đầu tư phát triển khu vực KTTĐ miền Trung 42

2.3.3. Đầu tư phát triển cảng biển vùng KTTĐ miền Nam 43

2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cảng biển trong thời gian qua. 44

2.4.1. Kết quả hoạt động ĐTPT hệ thống cảng biển 44

2.4.1.1. Về vốn đầu tư thực hiện 44

2.4.1.2. Về cơ sở hạ tầng cảng biển 44

2.4.1.3. Về năng lực phục vụ tăng thêm 49

2.4.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam 54

2.4.2.1. Mức đóng góp cho Ngân sách 54

2.4.2.2. Tạo công ăn việc làm 54

2.5. Những tồn tại trong xây dựng hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay 56

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THỰC TIỄN 60

3.1. Hoàn thiện quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam 60

3.1.1. Hiện trạng quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam 60

3.1.2. Định hướng quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam 67

3.2. Giải pháp kêu gọi đa nguồn vốn đầu tư hạ tầng cảng biển 71

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý cảng biển 73

3.3.1. Xây dựng mô hình quản lý và khai thác cảng biển hiệu quả 73

3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác: 77

KẾT LUẬN 79

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cấp cải tạo cầu cảng, luồng lạch, kho bãi, hiện đại hoá phương tiện, nâng cao chất lượng làm hàng…nhằm nâng cao năng lực phục vụ thu hút được các tàu có trọng tải lớn phục vụ cho các khu công nghiệp đang ngày càng phát triển ở khắp cả nước. Bảng 2.6: Đầu tư nâng cấp một số cảng chuyên dụng Tên cảng Vị trí tỉnh Tổng vốn đầu tư (tỷ) Năng lực thông qua (tr T) Cỡ tàu vào cảng (DWT) Cảng than Hòn Gai Quảng Ninh 12 1,0-1,2 15.000 Cảng dầu B 12 Quảng Ninh 15 1,5-2,0 30.000 Cảng dầu Thượng Lý Hải Phòng 7 0,4 3.000 Cảng dầu Mỹ Khê Đà Nẵng 8,5 0,5 3.000 Cảng xăng dầu Petec TP. HCM 6,5 0,6 30.000 Cảng xăng dầu Nhà Bè TP. HCM 17 3,0 30.000 Cảng dầu khí Vietxo Petro Bà Rịa-Vũng Tàu 12 0,4-0,6 10.000 Cảng xi măng Sao Mai-Cát Lái TP. HCM 6 0,5-1,0 20.000 Cảng xi măng Chinh Phong Hải Phòng 8,5 0,4-0,6 10.000 Cảng xi măng Nghi Sơn Thanh Hoá 7,5 0,5 30.000 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ► Đầu tư xây dựng cảng tổng hợp nước sâu Việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu đang là nhu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện nay, các cảng biển nước sâu đang được triển khai theo quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt như sau: Bảng 2.7: Đầu tư xây dựng một số cảng Cảng Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Độ sâu (m nước) Cỡ tàu vào cảng (thiết kế) (Nghìn DWT) Cái Lân 1.409 13 50 Đà Nẵng 2.000 10-17 50 Dung Quất 1.890 13 200 Phú Mỹ 564 12 50 Bến Đình - Sao Mai 325 6.5-7 30 Cái Mép - Thị Vải 2.530 15 80 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ► Đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Đất nước không có cảng trung chuyển quốc tế, các doanh nghiệp hàng hải không có được lợi thế và cơ may để có thể chủ động mở rộng tầm hoạt động kinh doanh, thâm nhập vào thị trường vận tải biển thế giới. Sức cạnh tranh của nền kinh tế bị thách thức không chỉ một lần, bởi cả khâu đầu vào và đầu ra đều chịu thua thiệt. Vì vậy, đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế là một yêu cầu cấp thiết của ngành GTVT nước ta nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, với những tiến bộ vượt bâc của KHCN và xu hướng toàn cầu hoá, cách mạng hoá, cơ cấu, hình thức vận tải biển đã có những thay đổi đáng kể, đã xuất hiện những con tàu với trọng tải hàng trăm ngàn tấn và các cảng trung chuyển quốc tế có chức năng thu gom hàng hoá trong khu vực và phân loại và chuyển sang các loại tàu chuyên tuyến với mục đích hàng hoá được vận chuyển khắp mọi nơi trong thời gian nhanh nhất, chi phí rẻ nhất, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, ngành Hàng hải đã chủ trương nghiên cứu, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại Việt Nam trên khu vực vịnh Vân Phong – Khánh Hoà với quy mô cho tàu trọng tải 50 000 – 10 0000 DWT, khả năng hàng hoá thông qua 2,5 – 3 triệu TEU vào năm 2010 và 4 – 4,5 triệu TEU vào năm 2020. Theo báo cáo tiền khả thi, việc đầu tư xây dựng sẽ được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu đến 2005 sẽ đầu tư 2 cầu cảng sâu 16m, trị giá khoảng 105 triệu USD, giai đoạn 2 sẽ phát triển các cầu tàu và các KCN, các khu kinh tế mở. Tính tổng mức đầu tư dự kiến cho tất cả các cầu tàu khoảng 3-4 tỷ USD với khả năng xây dựng 30,2 km cầu tàu. Cùng với việc đầu tư vào xây dựng cảng, đầu tư cho xây dựng các kiến thiết cơ bản khác cũng rất quan trọng. Bao gồm kho, bãi để hàng, các trung tâm quản lý giám sát cảng, văn phòng ban quản lý cảng, trụ sở điều hành cảng vụ…Trong giai đoạn ngành hàng hải bắt đầu phát triển thì việc đầu tư cho các cở sở hạ tầng ban đầu là rất cần thiết. Nói đến đầu tư cảng biển, chúng ta không thể không kể đến việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cảng. Đó là các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không nối với các cảng. Thời gian qua, đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nhất là các tuyến đường nối với cảng đều được quan tâm đầu tư. - Cụm cảng Cái Lân - Hải Phòng: đã được đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đường quốc lộ quan trọng nối cảng với các thành phố lớn và vùng phụ cận như quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18 với quy mô từ 2 – 4 làn xe; tuyến vận tải đường sông quốc gia nối liền với các cảng như tuyến Hải Phòng – Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Việt Trì, đây là những tuyến vận tải sông chính của đồng bằng Bắc Bộ chiếm hầu hết khối lượng vận tải sông phía Bắc; đường sắt có tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Kép – Bãi Cháy và đang có kế hoạch xây dựng tuyến nôi Yên Viên - Phả Lại đi tiếp cảng Cái Lân; về hàng không có sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay nội địa Cát Bi. - Cụm cảng Đà Nẵng – Chân Mây – Dung Quất: Các cảng này có vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm đất nước gần các trục giao thông quốc gia như quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và đường Hồ Chí Minh. Các tuyến quốc lộ 49 nối các huyện phía Tây Thừa Thiên Huế với cảng Chân Mây và Thành phố Huế cũng được nâng cấp cải tạo đạt cấp IV – 2 làn xe. - Cụm cảng TP. Hồ Chí Minh: Đây là cụm cảng nằm sâu trong nội địa gắn liền với khu công nghiệp và khu chế xuất của TP. HCM, vì nằm trong khu vực thành phố nên các tuyến đường bộ nối vào cảng (nằm ngoài phạm vi thành phố) khá thuận lợi do bản thân TP. HCM là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng. Các tuyến đường đều được đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo từ 4 đến 6 làn xe như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, quốc lộ 20, quốc lộ 51, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam… 2.2.2. Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ và khai thác cảng Nhận thức được vai trò quan trọng của áp dụng công nghệ cho khai thác và quản lý cảng, cảng biển Việt Nam đã bước đầu chú trọng đầu tư thiết lập một hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ bốc xếp hàng hoá, thiết bị bảo quản và đóng gói hàng hoá, hệ thống thông tin phục vụ cảng… Một số cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Cái Lân, cảng VICT…đã có trang thiết bị hiện đại phục vụ cho bốc xếp hàng hoá. Có nhiều loại máy móc thiết bị mới, năng suất cao được đưa vào sử dụng để có thể xếp dỡ các loại hàng hoá, hàng container, hàng rời, ôtô…Số lượng các loại xe cẩu, xe nâng, tàu lai, xe xúc…và thiết bị đóng gói hàng tự động ngày một tăng lên do các cảng chú trọng đầu tư nhằm nâng cao năng lưc phục vụ, Cảng VICT có thiết bị tiên tiến nhất với 3 dàn cẩu Giantry với công nghệ xếp dỡ container hiện đại và hệ thống quản lý chất lượng áp dụng trong lĩnh vực khai thác và quản lý cảng, đã đựơc trao tặng danh hiệu cảng container châu Á. Dù vậy, nhìn chung hệ thống trang thiết bị của cảng Việt Nam còn cũ kỹ lạc hậu, thời gian sử dụng đã lâu và không được đầu tư đổi mới. Hầu hết các cản Việt Nam chủ yếu sử dụng thiết bị bốc xếp thông thường, thô sơ hoặc cần cẩu tàu là chính. Vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị phục vụ cảng còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư phát triển cảng. Có thể so sánh lượng vốn đầu tư cho thiết bị với vốn đầu tư xây lắp và các kiến thức cơ bản khác để thấy rõ tỷ trọng này: Bảng 2.8: Vốn đầu tư cho cảng biển theo hạng mục đầu tư Đơn vị: tỷ đồng Năm Xây lắp Các thiết bị cơ bản khác Thiết bị phục vụ cảng Tổng 2001 578,5 212 166,2 956,7 2002 1012 265,3 150,2 1427,5 2003 1357,6 556,8 188,78 2103,18 2004 1783,4 968,1 504,59 3256,04 Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam Biểu đồ 2.3: Đầu tư cảng biển theo hạng mục đầu tư Cùng với quá trình phát triển, đa số các cảng đã chú trọng đến đầu tư mua sắm, hiện đại hoá các thiết bị phục vụ cho khai thác kinh doanh cảng nhằm nâng cao năng suất cảng cũng như tăng khả năng cạnh tranh của các cảng, thu hút các tàu lớn cập bến. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng cùng những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật tin học, công nghệ điện tử, công nghiệp sản xuất các vật liệu chế tạo thép, hợp kim…đã và đang là những yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí nói chung, công nghiệp sản xuất trang thiết bị xếp dỡ nói riêng phát triển rất nhanh. Áp dụng công nghệ thông tin vào khai thác và quản lý cảng đang là một yêu cầu quan trọng đối với các cảng biển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cần thiết phải xây dựng hoàn thiện hệ thống số liệu thống kê (cơ sở dữ liệu) của cảng; hệ thống kiểm soát và thông tin quản lý bằng áp dụng Hệ thống thông tin quản lý cảng (HTTQLC – Port MIS). Hệ thống số liệu thống kê cũng là yếu tố thông tin cơ bản nhất để xây dựng các chính sách quản lý và phát triển cảng. Hệ thống thông tin quản lý sẽ cho phép các cảng biển Việt Nam: - Nâng cao hiệu quả khai thác các thiết bị / CSHT hiện có. - Thông tin kịp thời cho khách hàng để giúp khách hàng khai thác có hiệu quả phương tiện của họ khi vào cảng. - Cung cấp số liệu cho lập quy hoạch phát triển cảng. - Giám sát năng suất của thiết bị và lao động để kiểm tra được chi phí xếp dỡ. Vi tính hoá thực sự là một công việc cần thiết không chỉ đối với các bến cầu cảng với vốn đầu tư lớn, nơi cần những quyết định nhanh chóng và cả việc thu nhập, xử lý chyển tải thông tin đa dạng về việc vận chuyển hàng ngàn container mà thậm chí cho cả việc bốc xếp hàng rời, hàng bách hoá. Đặc biệt là hàng container sẽ rất khó kiểm soát nếu không có hệ thống mạng LAN trong cảng. Các hệ thống kế toán thương mại và hạch toán hiệu quả phù hợp với các điều kiện đặc thù của từng địa phương là một bộ phận không thể thiếu được của công việc quản lý cảng có hiệu lực. Cảng biển Việt Nam đang ngày càng hiện đại trong công nghệ áp dụng công nghệ thông tin cho khai thác và quản lý cảng, khoảng 1/3 số cảng như cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, VICT, Sài Gòn…là cảng có khả năng và đã đang xây dựng hệ thống mạng LAN nối giữa các lực lượng quản lý tại cảng, các cảng khác đều có đầu tư mua sắm máy tính và đang ngày càng một hiện đại hoá. 2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đầu tư hệ thống cảng biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố của đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng…như đã đề cập trên đây. Nhưng yếu tố mang tính chất quyết định lại chính là con người. Năng lực phục vụ của cán bộ công nhân viên phục vụ cảng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cảng. Vì vậy, đầu tư cho nguồn nhân lực phục vụ cảng biển là một nội dung không thể thiếu trong việc đầu tư cảng biển. Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cụ thể đó là chi phí cho đào tạo và đào tạo lại. Chi phí này bao gồm: Vốn đầu tư chi cho đào tạo tại các trường đại học và trung học hàng hải qua các hình thức tài trợ nhằm đào tạo những cán bộ, công nhân phục vụ cảng trong tương lai,chi phí tổ chức đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, công nhân đã và đang phục vụ cho cảng như chi phí thuê chuyên gia, chi phí tổ chức các khoá đào tạo cập nhật công nghệ mới, chi phí cho việc cử cán bộ, công nhân đi học tập ở nước ngoài…, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ công tác đào tạo (trường học, trung tâm đào tạo…) và các chi phí khác. Về mặt cơ sở hạ tầng dịch vụ cho giáo dục đào tạo, tuy hiện nay chưa có trường đại học hay trung học nào chuyên đào tạo cán bộ, công nhân phục vụ cảng nói riêng song hiện có 2 trường Đại học và 2 trường trung học Hàng hải với những phương tiện giảng dạy hiện đại đã thực hiện tốt chức năng đào tạo cán bộ và công nhân cho ngành hàng hải nói chung và cho cảng biển nói riêng, đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hải quốc tế, phù hợp với công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca. Riêng trường trung học Hàng hải số 2 mới được đưa vào sử dụng đã và đang góp phần đào tạo một nguồn nhân lực cho ngành. Trong những năm gần đây, cùng với việc đầu tư vào cảng biển Việt Nam , Nhật Bản cũng thường xuyên mở các lớp đào tạo về kỹ năng quản lý dự án, quản lý cảng, chuyển giao công nghệ…nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân lực cảng. Ngành Hàng hải cũng tích cực hợp tác với các tổ chức hàng hải quốc tê, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức này để dào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, tìm kiếm các nguồn tài trợ để đưa cán bộ quản lý, tìm kiếm các nguồn tài trợ để đưa cán bộ ra nước ngoài học tập, nghiên cứu cập nhật kiến thức về thông tin công nghệ mới trong vận hành và quản lý khai thác cảng biển. 2.3. Đầu tư phát triển cảng biển phân theo cơ cấu vùng kinh tế Có thể xem xét hoạt động đầu tiên phát triển hệ thống cảng biển phân theo 3 vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Khoảng 90% vốn đầu tư phát triển cảng biển đã thực hiện là đầu tư vào các khu vực KTTĐ Bắc, Trung, Nam và tập trung chủ yếu cho các dự án lớn như xây dựng cảng Cái Lân, cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn I, II, mở rộng cảng Tiên Sa – Đà Nẵng, khôi phục cảng Sài Gòn, xây dựng và nâng cấp phát triển cảng Cửa Lò…Chưa kể các cầu cảng được đầu tư bằng vốn của các chuyên ngành than, xi măng, dầu khí…và một số dự án được đầu tư bằng nguồn vốn FDI, chủ yếu được đầu tư tập trung ở khu vực KTTĐ miền Nam, Sài Gòn và Vũng Tàu - Thị Vải. Bảng 2.9: Đầu tư cho một số cảng biển chính ở 3 vùng KTTĐ KHU VỰC CẢNG Giai đoạn 2000 - 2004 Cỡ tàu (nghìn DWT) Ttq/năm (trT) Vốn đầu tư (đến 2004) (trUSD) I. Cụm cảng miền Bắc 1. Cảng Hải Phòng 10 7-8 166 2. Cảng Cái Lân 30-40 3,5-4 140 II. Cụm cảng miền Trung 1. Cảng Chân Mây 20 0,5-1 1,67 2. Cảng Đà Nẵng 30 2,34 10 3. Cảng Dung Quất (1 bến) 10 0,37-0,5 5,4 III. Cụm cảng miền Nam 1. Cảng Sài Gòn 30 15 40 2. Cảng Bến Nghé 30 1,5-2 7,5 3. Cảng VICT 20 2,5-3 30 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3.1. Đầu tư phát triển cảng biển vùng KTTĐ miền Bắc - Vùng KTTĐ miền Bắc có 25 cảng; tổng số m dài cầu bến là 5.055,7m; trong đó có 19 cảng tổng hợp; tổng số m dài cầu bến tổng hợp là 4.227,7m. Thời gian qua, vung KTTĐ miền Bắc đã được chú trọng đầu tư nhằm xây dựng và cải tạo các cảng quan trọng có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn. Có thể kể đến một số công trình dự án đầu tư vào các cảng quan trọng như: a) Dự án xây dựng cảng Cái Lân: Dự án được phê duyệt với tổng mức đầu tư tạm tính 1.409 tỷ đồng (Số quyết định 483/TTg ngày 20/05/1996). Công suất đạt 2,78 triệu T/năm, có 7 bến/1.461m dài (tàu 10.000 – 40.000 DWT cập), luồng tàu 31 km tính từ cửa biển Hòn Sâm. Hiệp định vay OECF (L/A No VNIII – 1 ngày 29/3/1997) 10.273 triệu Yên Nhật + vốn vay trong nước 262 tỷ đồng để xây dựng mới 3 bến/680m. Đưa vào khai thác đồng bộ 4 bến/746m dài (tàu 10.000 – 40.000 DWT). Tiến độ dự án ban đầu dự kiến 1996-2000. Tiến độ dự án không thực hiện được, một mặt do các vấn đề vướng mắc quan điểm về môi trường vùng vịnh Hạ Long giữa JBIC và UNESCO, mặt khác do thủ tục đấu thầu 1 gói kéo dài. Vì vậy, dự án phải kéo dài đến 2003 mới kết thúc. Năm 2003, cảng Cái Lân có công suất thiết kế 2,8 triệu tấn/năm., có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 5 vạn DWT và công suất dự kiến đạt 17 triệu tấn/năm vào năm 2010. Một thành công đặc biệt của công trình này là lần đầu tiên đã áp dụng thành công các công nghệ xây dựng cảng biển mới như: công nghệ thùng chìm, phá đá ngầm bằng phương pháp nổi mìn vi sai phi diện. Ngoài nguồn kinh phí của dự án, trong vòng 3 năm từ 2000 – 2003, cảng đã đầu tư trên 40 tỷ đồng mở thêm một bến tạm dừng cùng 8.000 m² bãi chứa hàng; tự trang bị 2 cần cẩu chân để sức nâng từ 5 -25 T và một loại xe nâng hàng, xe xúc lật và dự kiến tiếp tục đầu tư 70 tỷ đồng cho việc tăng cường thiết bị bốc xếp hàng hoá trong thời gian tới. b) Dự án nâng cấp cảng Hải Phòng: Giai đoạn 1: Dự án được duyệt với tổng mức 40 triệu USD (vay OECF 3.975 triệu Yên Nhật), về cầu cảng chỉ xây dựng thêm 01 cầu/150m dài làm hàng container tại khu chùa Vẽ, phần còn lại là mua sắm trang thiết bị bốc xếp và tàu lai. Công suất sau xây dựng 6,2 triệu T/năm toàn cảnh. Hiệp định vay OECF L/A No VNI – 17 ngày 28/01/2001. Giai đoạn II: Dự án được duyệt với tổng mức đầu tư 126 triệu USD. Việc thực hiện dự án giai đoạn II với nội dung rất quan trọng là cải tạo nâng cấp luồng tàu ra vào cảng (thiết kế và xây dựng tuyến luồng mới Kênh Tráp - Lạch Huyện, nạo vét luồng đạt độ sâu -5,7m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào cảng biển an toàn; xây dựng hệ thống kẻ chỉnh trị để hạn chế sa bồi); mở rộng cảng (xây thêm 2 cầu tàu mới nối liền với cầu tàu hiện có về phía hạ lưu khu cảng Chùa Vẽ; xây dựng kho bãi xếp hàn liền bến và các công trình phụ trợ khác), mua sắm thêm trang thiết bị chuyên dụng xếp dỡ container và tàu nạo vét để phục vụ nhu cầu nạo vét thường xuyên; phát triển hệ thống quản lý bằng vi tính. Thời gian thực hiện dự án từ 2001 đến năm 2004. 2.3.2. Đầu tư phát triển khu vực KTTĐ miền Trung Vùng KTTĐ miền Trung có 19 cảng với tổng số m dài cầu bến là 2.570m, trong đó có 15 cảng tổng hợp với tổng số m dài cầu là 2.17m. Trong tổng số m dài cầu bến có 1.476m cầu có năng lực tiếp nhận được loại tàu từ 20.000 – 30.000 DWT (toàn bộ ở khu Tiên Sa ở cảng Đà Nẵng). - Dự án cảng Chân Mây: TTCP có quyết định giao UBND Thừa Thiên Huế xây dựng 01 bến đầu tiên. Tổng mức đầu tư 163 tỷ đồng. Bến số 1 đảm bảo cho tàu 20.000 DWT ra vào dễ dàng: 180m dài Thời gian xây dựng: 1999 – 2005 Hiện nay vẫn còn đang xây dựng. - Dự án mở rộng cảng Tiên Sa – Đà Nẵng: Quyết định đầu tư số 723/ QĐ – TTg mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 1: Tổng mức đầu tư tạm duyệt: 1.363 tỷ đồng Xây dựng đê chắn sóng: 250m dài Cải tạo 2 cầu nhô hiện có; mua sắm trang thiết bị bốc xếp; xây dựng 14km đường và 529m cầu dài đường bộ vào cảng. Tiến độ xây dựng: 1999 – 2005 Hiệp định vay JBIC Nhật Bản L/A No VNVI – 6 ký ngày 30/3/1999. Dự án hiện đang triển khai đúng tiến độ. - Dự án xây dựng cảng chuyên dùng cho nhà máy lọc dầu Dung Quất: + Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng 1 bến tạm dài 160m, công suất 370.000 tấn/ năm, cho tàu 10.000 DWT để phục vụ việc xây dựng NMLD Dung Quất và KCN Dung Quất. Vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 4 – 5 triệu USD. + Giai đoạn 2: Đầu tư xây dựng thêm 3 bến chính phục vụ cho NMLD Dung Quất, với công suất thiết kế lớn khoảng 12 triệuT, cho tàu 100.000 DWT – 200.000 DWT. Dự án đang được thực hiện và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. 2.3.3. Đầu tư phát triển cảng biển vùng KTTĐ miền Nam - Khôi phục cảng Sài Gòn: Quyết định đầu tư số 60/TTg ngày 24/1/1998 Tổng mức đầu tư: : 40 triệu USD Trong đó vay ADB: 30 triệu USD Thời gian xây dựng: 1999 – 2003 Nội dung: Phục hồi nâng cấp toàn bộ hạ tầng khu vực cảng Nhà Rồng – Khánh Hội 1.744m dài cầu bến theo tiêu chuẩn tàu 10.000 – 20.000 DWT cập và làm hàng. Dự án kéo dài tiến độ đến năm 2003 thì đưa vào khai thác. - Dự án mở mở rộng khu Tân Thuận cảng Sài Gòn: Trong giai đoạn 1999 – 2001 đã đưa 791m dài bến cho tàu container 25.000 – 30.000 DWT cập + 126m bến sà lan 500T. - Cảng Bến Nghé (thuộc TP. HCM): Xây dựng thêm 493m bến cho tàu container 15.000 – 30.000 DWT đưa vào khai thác. - Cảng liên doanh VITC: Đưa 305 m bến mới + trang bị bốc xếp hàng hiện đại cho tàu container 20.000 DWT làm hàng. - Các cảng khu vực TP. HCM: Có các bến đầu tư trong năm 2002 – 2003: - Cảng rau quả (tàu hàng 15.000 DWT): 3 bến phao x 210m - Cảng Lotus (tàu hàng 16.000 DWT): 150 - Cảng Cát Lái (tàu hàng 15.000 DWT): 152m - Cảng xăng dầu Nhà Bè (01 bến Sà Lan 600T + 01 bến tàu dầu 30.000 DWT) - Cảng Liên doanh Phú Đông (tàu hàng 25.000 DWT): 146m - Cảng Vikowochimex (tàu hàng 15.000 DWT): 162m - Cảng XM Sao Mai (tàu hàng 20.000 DWT): 206m - Cảng Gò Dầu A ( sà lan 300T): 20m - Cảng gas Phước Thái (03 bến cập tàu 2.000 – 3.000 DWT) - Cảng Gò Dầu B (tàu hàng 12.000 DWT) : 120m Sà lan 500T 40m - Cảng dầu điện Phú Mỹ (tàu 10.000 DWT) : 175m - Cảng dịch vụ Phú Mỹ (tàu 10.000 DWT) : 175m - Cảng dịch vụ dầu khí PYSC hạ lưu (tàu 10.000 DWT) : 460m 2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cảng biển trong thời gian qua. 2.4.1. Kết quả hoạt động ĐTPT hệ thống cảng biển 2.4.1.1. Về vốn đầu tư thực hiện Khối lượng vốn cho đầu tư XDCB ngành Hàng hải trong giai đoạn 2001 – 2004 đạt khoảng 7764, 25 tỷ đồng trong đó vốn trong nước là 3393,32 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 4370,93 tỷ đồng. Như vậy, so với chỉ tiêu kế hoạch đầu tư cho XDCB trong 5 năm 2001 – 2005 là 14102,3 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước là 6460, 3 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 7642,0 tỷ) thì tổng mức đầu tư cho ngành hàng hải chỉ đạt 55,06% (trong nước đạt 52,53%, nước ngoài đạt 57,19%). Tổng số vốn đầu tư trong 4 năm 2001 – 2004 vào ngành Hàng hải tính riêng cho đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua Cục Hàng hải Việt Nam là: 1615,667 tỷ đồng. Trong đó, vốn nước ngoài là: 938,5 tỷ đồng và vốn trong nước là: 677,167 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra thì trong 4 năm 2001 – 2004, tổng mức đầu tư cho Cục Hàng hải Việt Nam đã đạt 34,22% (Nước ngoài: 58,62%; Trong nước: 21,69) so với kế hoạch 5 năm đề ra. Vốn đầu tư phát triển cảng biển thông qua Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2004 là 2381,5 tỷ đồng trong đó vốn trong nước là 1025 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1356,4 tỷ đồng. So với chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của Tổng công ty là 4727,9 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước là 2178,5 tỷ đồng, vốn nước ngoài là: 2549,4 tỷ đồng), tổng mức đầu tư trong 4 năm đạt 50,37% (trong nước: 47,05%, nước ngoài:53,20%). 2.4.1.2. Về cơ sở hạ tầng cảng biển Tính đến năm 2004, ngành Hàng hải đã xây dựng được 119 cảng biển với tổng chiều dài toàn tuyến mép bến là 25,617 km (tăng 29 cảng biển so với năm 2000), đầu tư xây dựng 10 khu chuyển tải, tổng diện tích đất dành cho kho bãi và hoạt động của cảng trên 10 triệu m². Bước đầu hiện đại hoá các phương tiện xếp dỡ, quy hoạch và sắp xếp lại kho bãi, xây dựng và nâng cấp thêm các cầu cảng. Bảng 2.10:Cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam năm 2003 Cảng Diện tích kho bãi (m²) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất bình quân Tỷ lệ sử dụng công suất Chiềm dài cầu cảng (m) Kho mái Kho bãi Năng lực Thực tế T/m cầu tàu 9 cảng vinamarine + 20 cảng khác (2003) 1310350 1854911 1995 1045,880 3200 63% 12987 Các cảng VPA – 40 cảng (2003) 1689541 1897545 106000 64000 3000 50% 21000 Toàn bộ cảng biển (2003) 3843949 4183296 228000 113000 1300-3000 50-60% 25617 Nguồn: Viện kinh tế - Bộ GTVT Một số cảng đã và đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới như: Cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Đà Nẵng, cảng Nha Trang, cảng Cần Thơ…Đặc biệt là trong năm 2004, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đã được hoàn thành và bắt đầu được đưa vào sử dụng. Đây là lần đầu tiên một cảng biển được xây dựng đồng bộ với trang thiết bị bốc dỡ hiện đại cho phép tàu 4 vạn tấn vào làm hàng thực hiện chuyển giao thành công công nghệ tiên tiến của Nhật Bản trong xây dựng cảng biển. Các cảng biển đã và đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng: - Cảng Cái Lân: Xây dựng mới 3 cầu cảng 5,6,7 cho hàng tổng hợp container với tổng chiều dài 680 cho tàu trọng tải 40.000 DWT. Nâng tổng công suất thông qua cảng hiện nay (bao gồm cả bến số 1) là 3,5 – 4 triệu tấn/ năm (kể cả hàng container). - Cảng Hải Phòng: Đang triển khai dự án cải tạo và nâng cấp luồng tàu cho tàu 10.000 DWT, xây dựng 2 bến container tại Chùa Vẽ, nâng công suất toàn cảng Hải Phòng lên 11,8 – 15,6 triệu tấn/ năm vào năm 2010. - Cảng Nghi Sơn: Hoàn thành xây dựng 01 bến dài 160 m cho tàu 10.000 DWT, công suất thông qua 0,5 triệu T/năm. - Cảng Cửa Lò: Đang được đầu tư mở rộng và nâng cấp bến và luồng tàu thông qua 1,5 triệu T/năm. Hiện đang triển khai xây dựng bến số 2 cho tàu 45.000 DWT. - Cảng Hòn La - Quảng Bình: Đang triển khai xây dựng 01 bến chuyên dụng cho tàu 10.000 DWT, công suất 60.000 tấn năm, phục vụ xuất nhập khẩu cho nhà máy xi măng Thanh Hà (vốn ngân sách địa phương) - Cảng Chân Mây - Thừa Thiên Huế: Đã hoàn thành xây dựng 01 bến cho 30.000 DWT, công suất 500.000 T/năm (vốn ngân sách địa phương). - Cảng Tiên Sa – Đà Nẵng: Được nâng cấp bằng nguồn vốn trong nước để xây dựng bến số 5, hiện đang sử dụng vốn ODA để đầu tư sủa chữa bến bãi, xây dựng đê chắn sóng giai đoạn 1, công suất thông qua 2,34 triệu T/năm vào năm 2005, tiếp nhận tàu 30.000 DWT. - Cảng Dung Quất: Mới đầu tư xây dựng 01 bến dài 160 m, công suất 370.000 tấn năm, cho tàu DWT để phục vụ việc xây dựng NMLD Dung Quất và KCN Dung Quất. Còn cảng chuyên dùng xuất nhập khẩu xăng dầu đang được xây dựng theo dây chuyền cônng nghệ của NMLD Dung Quất - Cảng Kỳ Hà: phục vụ khu kinh tế mở Chu Lai, hiện mới xây dựng xong cho 1 bến cho tàu 10.000 DWT, đang xây dựng thêm 01 bến cho tàu 30.000 DWT. Công suất thông qua 300.000 T/năm. - Cảng Nha Trang – Khánh Hoà: Đã hoàn thành xong việc cải tạo và nâng cấp cho tàu 10.000 DWT và xây dựng mới 01 bến mới cho tàu 20.000 DWT. Công suất thông qua 0,85 triệu T/năm. - Cảng Sài Gòn: Đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp bằng vốn ADB, có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 – 30.000 DWT, công suất thông qua 15 triệu T/năm. - Cảng Cần Thơ: Đã hoàn thành cải tạo và nâng cấp có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 DWT, công suất thông qua 2,7- 3,5 triệu T/năm. Tính cho đến nay, hệ thống cảng biển Việt Nam đã được chú trọng rất nhiều để nâng cao số lượng bến, cầu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư, tăng tính cạnh tranh của cảng biển Việt Nam. Bảng 2.11: Hệ thống cảng biển Việt Nam Tên cảng Số lượng bến (bến) Số lượng cầu (cầu) Tổng chiều dài cầu (m) Quảng Ninh 6 11 1802 Hải Phòng 21 43 5630 Thái Bình 1 4 209 Nam ĐỊnh 1 2 200 Thanh Hoá 3 4 418 Nghệ An 4 10 1000 Hà Tĩnh 2 3 270 Quảng Bình 3 3 295 Quảng Trị 1 2 128 Thừa Thiên Huế 3 4 525 Đà Nẵng 13 28 3731,4 Quảng Ngãi 2 2 160 Quy Nhơn 3 6 124

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21647.doc
Tài liệu liên quan