MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 8
I. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG 8
1. Đầu tư cơ sở hạ tầng 8
1.1 Khái niệm 8
1.2 Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 9
1.3 Đặc điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 10
1.4 Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển KTXH 12
2. Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng 14
2.1 Khái niệm hiệu quả đầu tư 14
2.2 Nguyên tắc xác định hiệu quả đầu tư 15
2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư 16
II. ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006-2010) 23
1. Giới thiệu Chương trình 135 giai đoạn II 23
1.1 Mục tiêu 23
1.2 Phạm vi và đối tượng Chương trình 24
1.3 Các hợp phần 24
1.4 Nguồn vốn 25
2. Hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng 25
2.1 Đối tượng công trình đầu tư 25
2.2 Chủ đầu tư 26
2.3 Ban quản lý dự án 27
III. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II CỦA HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 32
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA 32
1. Giới thiệu chung về huyện Minh Hóa 32
1.1 Điều kiện tự nhiên 32
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 33
1.3 Nguồn nhân lực 34
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện 35
2.1 Thực trạng các ngành và lĩnh vực kinh tế 35
2.2 Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội 38
2.3 Thực trạng nghèo đói 40
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 41
1. Thực trạng hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng 41
1.1 Tình hình tổ chức quản lý 41
1.2 Công tác triển khai thực hiện 41
1.3 Kết quả thực hiện khối lượng các hạng mục công trình 42
2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 42
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 44
1. Kết quả đầu tư 44
2. Hiệu quả đầu tư 46
3. Những tồn tại vướng mắc 52
3.1 Về cơ chế chính sách 52
3.2 Trong công tác tổ chức, triển khai của các cấp địa phương 52
3.3 Về xác định mục tiêu, cơ cấu đầu tư 53
3.4 Các bước chuẩn bị đầu tư chưa tốt 54
3.5 Năng lực và trình độ thi công của tư vấn và nhà thầu còn yếu 55
3.6 Quy chế dân chủ và công khai, minh bạch chưa được phát huy 55
3.7 Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, ngành chưa sâu sát 56
3.8 Công tác quản lý, khai thác sử dụng và duy tu, bảo dưỡng chưa có cơ chế thực hiện hiệu quả 57
3.9 Huy động sự đóng góp của nhân dân còn quá ít, mục tiêu việc làm chưa tạo được 58
3.10 Lồng ghép các chương trình dự án khác còn bất cập 58
3.11 Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá chưa được xây dựng đầy đủ, có căn cứ khoa học và đáng tin cậy 59
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN III TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 60
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA ĐẾN NĂM 2015 60
1. Mục tiêu chung 60
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 60
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN III TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 64
1. Giải pháp cho Chương trình 135 giai đoạn III 64
1.1 Xác định đúng mục tiêu đầu tư, tập trung trọng điểm 64
1.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK 67
1.3 Thực hiện đồng bộ các giải pháp đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nhận thức cộng đồng 71
1.4 Phát huy tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho Chương trình 72
2. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư 73
2.1 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, nhân dân các xã ĐBKK 74
2.2 Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các cá nhân và đơn vị tham gia thực hiện Chương trình 75
2.3 Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý và thực hiện Chương trình 75
2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 76
2.5 Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá chính xác và lượng hóa hiệu quả hoạt động đầu tư của Chương trình 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.80
PHỤ LỤC.81
83 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 giai đoạn II tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2% tổng dân số toàn huyện), hiện đang sinh sống ở 12 xã và thi trấn. Người dân tộc thiểu số ở huyện Minh Hoá thuộc 3 nhóm dân tộc: Bru-Vân Kiều, Chứt, dân tộc khác và bao gồm 10 tộc người. Các xã vùng cao thuộc tuyến biên giới: Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn là nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống rải rác ở 43 bản với 1.540 hộ , 7.954 nhân khẩu chiếm 87,8% người dân tộc trên toàn huyện. Số người trong độ tuổi lao động có 4.076 người chiếm 45% dân số toàn vùng. Toàn vùng 4 xã biên giới có diện tích tự nhiên là 88.995 ha chiếm 63,1% tổng diện tích toàn huyện.
Huyện có 01 trường dân tộc nội trú, 4 xã vùng dân tộc thiểu số tập trung có cấp học mầm non, cấp tiểu học, cấp THCS. Tổng số học sinh là 2.275 em. Cơ sở vật chất trường lớp học ngày càng được cải thiện, hiện tại có 31 phòng học kiên cố, 26 phòng học tạm. Tuy nhiên một số bản vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có điểm trường; các xã đều có trạm y tế trong đó trạm y tế xã Dân Hoá được xây dựng theo tiêu chuẩn của ngành quy định với 12 phòng chức năng còn lại 03 trạm y tế khác được xây 18 phòng cấp 4 toàn bộ có 24 giường bệnh. Trang thiết bị dụng cụ y tế còn thiếu thốn, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế còn nhiều hạn chế đặc biệt đội ngũ y tá tại các bản vùng sâu, vùng biên giới. Toàn vùng lắp đặt 06 trạm phát lại, 03 trạm truyền thanh không dây, tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt khoảng 45% và phát thanh trên 60%.
Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và UBMTTQ Việt Nam các cấp đã đặc biệt quan tâm giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số trên nhiều mặt và đã có bước tiến bộ đáng kể, bộ mặt bản làng đã có nhiều đổi thay, nhất là hệ thống CSHT thiết yếu (điện, đường, trường, trạm) cơ bản đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt của đại bộ phận đồng bào. Tuy vậy vẫn chưa đủ sức tháo gở những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần đang diễn ra hết sức gay gắt đối với đồng bào. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn rất cao, chiếm 85%.
Thực trạng nghèo đói
10/16 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% trong tổng số hộ ở địa bàn xã, thị trấn là Dân Hoá, Trọng Hoá, Hoá Thanh, Thượng Hoá, Trung Hoá, Minh Hoá, Quy Hoá, Xuân Hoá, Yên Hoá và Hồng Hoá. Có sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số rất cao, chiếm 85% trong tổng số hộ người dân tộc và chiếm 40% trong tổng số hộ nghèo toàn huyện. Hai xã Dân Hoá và Trọng Hoá có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện: 86,6% và 93,2%.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005-2008 của huyện Minh Hóa Báo cáo quy hoạch phát triển KTXH của huyện Minh Hoá đến năm 2015,2020
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực trạng hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng
Tình hình tổ chức quản lý
Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành hướng dẫn cho các địa phương thực hiện đúng tinh thần của Thông tư liên tịch số: 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của Liên bộ về việc hướng dẫn thực hiện CT 135 giai đoạn II, trong việc giao chủ đầu tư, thành lập ban quản lý dự án, ban giám sát, lựa chọn công trình, quy hoạch, kế hoạch, giám sát hoạt động xây dựng, bàn giao khai thác công trình...
Sau 4 năm thực hiện CT 135 giai đoạn II cho thấy các chủ đầu tư đã thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc, quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, từ khi lựa chọn công trình đến khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Công tác triển khai thực hiện
Dự án xây dựng CSHT là 1 trong 4 dự án thành phần của CT 135 giai đoạn II, có nguồn vốn đầu tư lớn nhất. Qua 5 năm thực hiện (2006 - 2010), NSNN đầu tư cho huyện Minh Hóa trong nội dung đầu tư xây dựng CSHT với tổng số vốn là 49.835 triệu đồng (vốn NSTW). Trong 2 năm đầu triển khai CT, bình quân mỗi xã được đầu tư 700 triệu đồng và năm 2008 là 800 triệu đồng.
Xét về cơ cấu vốn đầu tư, do trước đây hệ thống CSHT các xã ĐBKK có rất ít hoặc đã hư hỏng, xuống cấp. Việc đầu tư từ nguồn vốn CT mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ và chưa thể đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ các loại CSHT. Vốn tập trung chủ yếu cho những khâu cần thiết, cấp bách nhất. Tính chung kết quả đầu tư đến năm 2009 và kế hoạch đầu tư năm 2010, tỷ trọng vốn đầu tư các loại công trình được đầu tư là: giao thông 58%, thủy lợi và nước sinh hoạt 4%, trường học 8%, điện 17%, trạm y tế 7%, chợ 3%, nhà văn hóa 3%. Qua số liệu trên có thể thấy đa số nguồn vốn được tập trung cho các công trình đường giao thông, trường học và thủy lợi nhỏ, đây là những loại công trình thiết yếu và có nhu cầu cấp bách nhất, đặc biệt đường giao thông có mức vốn đầu tư cao nhất. Nhìn chung, huyện đã xác định tập trung trước hết cho những công trình cần thiết, bức xúc nhất và huy động đủ nguồn lực đầu tư, không để kéo dài quá 2 năm. Cơ cấu đầu tư các loại công trình hạ tầng đã có sự thay đổi, từ ưu tiên làm đường giao thông, trường học sau đó chuyển một phần sang đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, đời sống, điện sinh hoạt, trạm y tế, nhà văn hóa nên dần đảm bảo tính cân đối, phù hợp với nhu cầu sản xuất và đời sống.
Về tiến độ lập và giao kế hoạch đầu tư, lập và phê duyệt thiết kế, dự toán các công trình hàng năm đều chậm. Do tiến độ thực hiện xây dựng và thanh toán vốn chậm nên nguồn vốn chưa thanh toán tồn đọng khá lớn, thường xuyên có tình trạng vốn chờ công trình.
Kết quả thực hiện khối lượng các hạng mục công trình
Trong 4 năm qua, nguồn vốn CT 135 giai đoạn II đã đầu tư cho huyện Minh Hoá 64 công trình, đến thời điểm này đã có 46 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 18 công trình đang thi công dở dang. Năm 2010 tổng vốn kế hoạch 13.386 triệu đồng/18 công trình chuyển tiếp và 5 công trình xây dựng mới cho 12 xã của huyện, trong đó giao thông 17 công trình, trường học 3 công trình và chợ 1 công trình, trạm y tế 2 công trình và nhà văn hóa 1 công trình. 100% công trình xây dựng mới năm 2010 là công trình giao thông. Hiện tại các công trình đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến 100% công trình sẽ hoàn thành trong năm kế hoạch.
Thực trạng sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
Vốn đầu tư xây dựng CSHT trong CT 135 giai đoạn II 100% là vốn đầu tư phát triển của NSNN. Vốn huy động từ NSĐP và đóng góp của địa phương là không có.
Dự án xây dựng CSHT là 1 trong 4 dự án thành phần của CT 135 giai đoạn II, có nguồn vốn đầu tư lớn nhất. Trong 5 năm CT đã bố trí NSNN cho dự án của huyện là: 49.835 triệu đồng, để đầu tư xây dựng 69 công trình, dự kiến đến hết năm 2009 có 46 công trình đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngoài ra, năm 2008 NSTW phân bổ cho tỉnh một khoản kinh phí là: 2.197 triệu đồng để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình được đầu tư từ nguồn vốn CT 135 trên địa bàn các xã ĐBKK. UBND tỉnh đã phân bổ nguồn vốn trên cho 54 công trình, bình quân mỗi công trình được phân bổ 40 triệu đồng. Theo báo cáo của UBND các huyện và UBND các xã, hiện hầu hết các xã đang tổ chức triển khai thi công, tính đến 31/12/2008 tỷ lệ hoàn thành, giải ngân ước đạt khoảng 50% vốn kế hoạch giao
Bảng 1 – Cơ cấu vốn đầu tư theo loại công trình đầu tư từ năm 2006 – 2010 ở huyện Minh Hóa Báo cáo kết quả thực hiện CT 135 giai đoạn II các năm - Ban Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Bình.
Đơn vị: Triệu đồng
Hạng mục
Số công trình
Tỷ lệ %
Vốn đầu tư
Tỷ lệ %
Tổng số
69
100
49.835
100
Giao thông
37
54
29.218
58
Thủy lợi
2
3
700
1
Trường học
5
8
4.320
8
Nước sinh hoạt
4
6
1509
3
Điện sinh hoạt
12
17
8.604
17
Trạm y tế
5
7
3.884
7
Chợ
1
1
1.600
3
Nhà văn hóa
3
4
1.420
3
.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Kết quả đầu tư
Cùng với kết quả giai đoạn I, CT 135 giai đoạn II đã tạo ra CSHT thiết yếu khá đồng bộ ở các xã ĐBKK ở huyện Minh Hoá. Đặc biệt đã nhanh chóng cải thiện hệ thống trường lớp cho khu trung tâm và những khu vực lẽ thuộc các bản vùng sâu (kể cả trang thiết bị bên trong) góp phần tích cực cải thiện điều kiện dạy và học ở các xã ĐBKK. Đến nay, 100% xã có trường tiểu học, 93% xã có trường THCS; 12/12 xã ĐBKK đã có đường ô tô đến trung tâm tâm xã đi lại thuận tiên, 12/12 xã có điện lưới. CT 135 đã đầu tư nhiều công trình với hình thức rất đa dạng: hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, phục vụ cho nhiều vùng dân cư, đặc biệt là nhiều hồ đập nhỏ xây dựng ở các thôn bản, góp phần tích cực phục vụ định canh định cư, ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc. Nhiều công trình nước sinh hoạt tự chảy được đầu tư như: xã Hoá Thanh, bản Y Leng, Bãi Dinh, (Xã Dân Hoá), La Trọng (xã Trọng Hoá)... nhìn chung các công trình nước sinh hoạt đều phát huy hiệu quả. Trong 4 năm, nguồn vốn CT 135 giai đoạn II đã đầu tư cho huyện Minh Hoá 64 công trình, đến thời điểm này đã có 46 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 18 công trình đang thi công dở dang.
Về giao thông
Hệ thống giao thông là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển KTXH của các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người... vì đó là điều kiện để đưa người nghèo tiếp cận với thị trường, tiếp cận với văn minh bên ngoài. Tuy nhiên như phần trên đã trình bày: hệ thống hạ tầng giao thông các xã ĐKKK trước khi có CT 135 ở tình trạng thiếu và yếu nghiêm trọng. Chính vì thế CT 135 đã tập trung một khối lượng vốn đầu tư lớn cho việc phát triển hạ tầng giao thông các xã ĐBKK, khoảng 29.218 triệu đồng, chiếm 58% vốn đầu tư xây dựng CSHT. Một mặt xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của đồng bào các dân tộc, mặt khác để đáp ứng các điều kiện cơ bản khi tiến hành CT. Vì CSHT mà đặc biệt là hạ tầng giao thông chính là điều kiện tiền đề, tiên quyết để có thể thực hiện các dự án khác của CT. Giao thông có phát triển thì mới thúc đẩy sản xuất, trao đổi hàng hoá, mới có thể phát huy hiệu quả của các dự án khác.
Với sự nỗ lực của toàn tỉnh nói chung và của huyện nói riêng, hệ thống giao thông các xã ĐBKK đã có những bước tiến vượt bậc. Tổng số công trình hạ tầng giao thông mà CT đã thực hiện ở huyện là 37 công trình. Trong đó, đường nông thôn chủ yếu là đường cho xe cơ giới vừa và nhỏ về tới trung tâm các xã hoặc cụm xã, nơi có địa hình khó khăn thì mở đường cho xe cơ giới 2 bánh hoặc xe ngựa thồ.
Về cấp điện
Đối với những xã nghèo ở vị trí có khả năng nối lưới, CT đã đầu tư để xây dựng mới đường dây tải điện để nối điện lưới quốc gia theo cơ chế: Nhà nước hỗ trợ đầu tư đường dây điện cao thế, máy biến áp trung thế và công tơ tổng. Phần còn lại huy động nhân dân cùng góp vốn xây dựng đường hạ thế và kéo điện tới từng thôn, bản. Đối với những xã không có khả năng nối lưới (khoảng 20 xã), CT đã hỗ trợ vốn để nhân dân tự làm các công trình cấp điện tại chỗ như thuỷ điện nhỏ, máy phát điện. Đối với các hộ gia đình thuộc diện ĐBKK, CT hỗ trợ một phần kinh phí để nối điện từ nguồn chung vào đến tận nhà.
Đến cuối năm 2009, CT đã xây dựng được 12 công trình điện với tổng vốn đầu tư 8.604 triệu đồng, đưa mạng lưới điện quốc gia đến các xã ĐBKK góp phần thúc đẩy, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
Về thủy lợi
Kết quả là sau 4 năm thực hiện CT 135 đã xây dựng được 2 công trình thuỷ lợi, với số vốn đầu tư 700 triệu đồng, góp phần đảm bảo tưới tiêu cho trên 60% diện tích đất canh tác. Trong đó: Đối với các xã ĐBKK chưa có công trình thuỷ lợi tưới hoặc đã bị xuống cấp, CT dùng vốn Ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp. Đối với những xã nghèo nằm gần các công trình thuỷ lợi lớn, CT đầu tư xây dựng hệ thống kênh dẫn từ công trình lớn, tạo nguồn nước, hỗ trợ vật tư cùng nhân dân xây dựng hệ thống kênh nội đồng.
Về cấp nước sinh hoạt
CT đã xây dựng và đưa vào sử dụng được hơn 4 công trình cấp nước sinh hoạt với số vốn đầu tư 1.509 triệu đồng, nâng tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch từ 50% năm 2006 lên 80% năm 2009. Mặc dù hạ tầng nước sạch có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống nhưng việc đầu tư cho đối tượng này ở các xã ĐBKK không được coi là trọng tâm. Bởi vì trong điều kiện kinh tế nghèo nàn, nguồn vốn cho hạ tầng hạn hẹp thì các xã buộc phải tập trung vốn đầu tư cho những đối tượng hạ tầng mà có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế như giao thông, thuỷ lợi, điện...
Về trường học
Trong những năm qua CT 135 đã tạo ra những bước tiến đáng kể về hạ tầng giáo dục các xã ĐBKK, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp phát giáo dục. Có 5 công trình trường học được hoàn thành với tổng vốn đầu tư 4.320 triệu đồng.
Về y tế
Hệ thống cơ sở y tế vùng dân tộc và miền núi được củng cố, xây dựng và phát triển. Dự án đã xây dựng được 5 trạm y tế (không kể cải tạo và nâng cấp) với tổng vốn đầu tư khoảng 3.884 triệu đồng .
Về các kĩnh vực khác
CT chỉ đầu tư xây dựng 1 công trình chợ trung tâm xã Hóa Hợp với số vốn 1.600 triệu đồng, chiếm 3% tỷ trọng vốn đầu tư CSHT. Huyện đã xây dựng được 6 công trình nhà văn hóa tại trung tâm xã và thôn bản, với số vốn đầu tư 1.420 triệu đồng.
2. Hiệu quả đầu tư
Phân tích ở trên cho thấy hệ thống CSHT có một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển KTXH. Muốn nền kinh tế phát triển thì hệ thống CSHT phải đi trước một bước. Thực tế cho thấy đầu tư phát triển CSHT trong CT 135 đã mang lại hiệu quả KTXH to lớn. Tuy nhiên CSHT với đặc trưng là một loại hàng hoá công cộng, mọi hoạt động và hiệu quả của nó phải được nhìn nhận dưới góc độ hiệu quả KTXH.
Đầu tư xây dựng CSHT làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi
Nhìn lại hiệu quả của từ CT 135 nói chung và dự án đầu tư CSHT nói riêng cho thấy, các vùng ĐBKK trên địa bàn huyện nhờ được hưởng lợi, đến nay đã có những khởi sắc đáng kể. Tại các xã, thôn bản, hệ thống CSHT ngày càng được hình thành và cải thiện rõ rệt so với trước đây, góp phần làm thay đổi bộ mặt KTXH của huyện miền núi, vùng cao Minh Hóa.
Các công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả tốt, phục vụ thiết thực đến đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất, nhất là các công trình về giao thông, thuỷ lợi. Đây là những yếu tố cơ bản trong giải pháp xoá đói giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Bộ mặt nông thôn miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước thay đổi tích cực, là cơ sở cho sự phát triển KTXH, đảm bảo trật tự an ninh xã hội, phục vụ tốt hơn quá trình hội nhập vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà.
Về giao thông:
Nếu như năm 2005, huyện Minh Hóa còn khoảng 2/12 xã ĐBKK chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, chiếm tỷ lệ 16,67% số xã, thì đến năm 2006 sau khi CT 135 giai đoạn II triển khai, hệ thống giao thông xã ĐBKK đã được cải thiện rõ rệt. Tổng số công trình hạ tầng giao thông mà CT đã thực hiện đến năm 2009 là 26 công trình. Trong 12 xã ĐBKK được đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đã có thêm 2 xã có đường ôtô đến trung tâm xã, nâng số xã có đường ôtô lên 100%. Tỷ lệ đường cơ giới và dân sinh đến trung tâm xã đạt 86,27%.
Các công trình giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại giao lưu phát triển kinh tế- văn hoá, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản, phát triển thị trường hàng hoá ở nông thôn.
Về cấp điện:
Tính đến năm 2009 tất cả các xã của huyện đã có điện lưới quốc gia; tỷ lệ xã thuộc CT 135 có điện là 100%, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 98%. Điện về tới từng xã, từng thôn bản đã tạo điều kiện cho đồng bào phát triển một loạt các DV như truyền thanh, truyền hình, xay xát, chế biến,... Tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đã nâng lên 95%, tỷ lệ số hộ được nghe đài TNVN là 67%. Một mặt phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất, tạo thêm hàng loạt các ngành nghề mới, thực hiện công nghiệp hoá trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc, tạo cơ hội cho họ tiếp cận với thông tin.
Về thuỷ lợi:
CT 135 đã đầu tư nhiều công trình với hình thức rất đa dạng: hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, phục vụ cho nhiều vùng dân cư, đặc biệt là nhiều hồ đập nhỏ xây dựng ở các thôn bản, góp phần tích cực phục vụ định canh định cư, ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc. Nhiều công trình nước sinh hoạt tự chảy được đầu tư như: xã Hoá Thanh, bản Y Leng, Bãi Dinh, ( Xã Dân Hoá), La Trọng (xã Trọng Hoá)... nhìn chung các công trình nước sinh hoạt đều phát huy hiệu quả. Với 2 công trình thuỷ lợi được xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp đã nâng đã giúp đồng bào mở rộng canh tác, trồng các loại cây công nghiệp, nông nghiệp, cây ăn quả, tăng sản lượng lương thực hàng hoá. Trong đó, do tỷ trọng vốn đầu tư phát triển hạ tầng thuỷ lợi chiếm 4% tổng vốn đầu tư phát triển CSHT nên đã tạo sự chuyển biến tích cực về hạ tầng thuỷ lợi song vẫn còn đáp ứng rất ít nhu cầu.
Về cấp nước sinh hoạt:
CT đã xây dựng và đưa vào sử dụng được 4 công trình cấp nước sinh hoạt với số vốn đầu tư 1.509 triệu đồng, nâng tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch từ 50% năm 2006 lên 80% năm 2009. Các huyện, xã vùng cao cực kỳ khó khăn về nước sinh hoạt cũng được cải thiện dần như xã Xuân Hóa đã nâng tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch từ 30% năm 2006 lên 85% năm 2009. Các công trình cấp nước sinh hoạt mang lại cho đồng bào dân tộc vùng khó khăn nước sạch để sinh hoạt hàng ngày, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt hay phải đi cả ngày đường để lấy nước. Qua đó cũng góp phần hạn chế các bệnh dịch do sử dụng nước sông hồ.
Về giáo dục:
Năm 2005 số xã chưa có trường mẫu giáo, nhà trẻ là 14/16 đến năm 2009 đã nâng lên 16/16 xã. Phần lớn các xã và TTCX có trường trung học cơ sở toàn cấp. Các trường Phổ thông trung học cụm xã được xây dựng nhà cấp II kiên cố có đủ ký túc xá cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên.
Trong kết quả chung đó, thông qua CT 135 các địa phương đã đầu tư xây dựng mới 5 trường học, trong đó 93% xã có hệ thống trường học kiên cố, đã cơ bản xoá phòng học tạm, phòng học tranh tre, nứa lá. Cả huyện có 1 trường THPT ngoài ra còn tổ chức các trường bán trú dân lập hoặc trường nội trú từ tỉnh, huyện đến các TTCX. CT 135 đã tạo ra một hệ thống phòng học khá khang trang và đồng bộ (kể cả trang thiết bị bên trong) góp phần tích cực cải thiện điều kiện dạy và học ở địa bàn các xã được đầu tư, thu hút con em đồng bào miền núi và vùng dân tộc đi học ngày càng đông.
Đầu tư xây dựng hạ tầng giáo dục tạo điều kiện cho con em các dân tộc có nhà kiên cố để học tập, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, phát huy tốt khả năng trí tuệ, xoá bỏ những tập tục lạc hậu, tiếp thu nền văn minh khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
Về y tế:
Hệ thống cơ sở y tế vùng dân tộc và miền núi được củng cố, xây dựng và phát triển. Về y tế cộng đồng, các trạm xá, phòng khám đa khoa khu vực đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu, góp phần ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm. 100% số xã đã có trạm y tế. Đến nay huyện đã tăng số giường bệnh phục vụ từ 85 giường năm 2005 lên 140 giường năm 2009. Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ nâng lên từ 12,5% năm 2005 đến 50%.
Các lĩnh vực hạ tầng khác:
Hệ thống chợ: số xã có chợ là 4/16 xã. CT 135 giai đoạn II chỉ đầu tư xây dựng 1 công trình chợ trung tâm xã Hóa Hợp với số vốn 1.600 triệu đồng, chiếm 3% tỷ trọng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng hệ thống chợ còn rất thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp của đồng bào dân tộc.
Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông đã tăng cường tốt hơn. Mạng lưới điện thoại đã đến phần lớn các xã thuộc CT 135, đến nay có trên 95% số hộ được xem truyền hình và 67% số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam. Huyện đã xây dựng được 6 công trình nhà văn hóa tại trung tâm xã và thôn bản, với số vốn đầu tư 967 triệu đồng. Việc xây dựng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở các thôn, bản cũng góp phần tạo điều kiện khôi phục, giữ gìn và phát huy nếp sinh hoạt truyền thống của các dân tộc.
Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo
Các công trình hạ tầng thuỷ lợi, hệ thống điện đã giúp tăng năng lực tưới tiêu hàng chục ngàn ha đất, hàng nghìn ha đất mới được khai hoang, góp phần tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, chuyển đổi cây con, tăng giá trị thu nhập trên một một đơn vị diện tích gieo trồng... Nhờ vậy, các xã ĐBKK đã bước đầu ổn định lương thực và nâng mức sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 157kg/người/năm năm 2005 tăng lên 210kg/người/năm vào năm 2009.
Trước khi có CT 135 giai đoạn II tỷ lệ hộ đói nghèo bình quân trên địa bàn năm 2005 là 69,05%. Mức thu nhập bình quân đầu người của các xã ĐBKK năm 2005 ở mức 2,6 triệu đồng nay tăng lên 4,5 triệu đồng. Hàng năm, các địa phương vẫn phải giải quyết cứu đói cho bộ phận dân cư vào lúc giáp hạt khi gặp thiên tai. Nhờ có CT 135 mà số hộ nghèo đói giảm cơ bản, trên địa bàn CT đã không còn hộ đói kinh niên, tốc độ giảm nghèo khá nhanh, bình quân mỗi năm giảm từ 4-5% hộ nghèo.
Góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các dân tộc vùng ĐBKK trên các lĩnh vực đời sống xã hội: văn hoá, giáo dục, y tế và sức khỏe cộng đồng.
Đầu tư phát triển hạ tầng xã ĐBKK trong CT 135 có tác động mạnh đến giáo dục, y tế, văn hoá vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Về giáo dục: Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục, đầu tư xây dựng trường, lớp bằng nhiều nguồn lực nên đến nay hầu hết các xã CT 135 đều có trường tiểu học và THCS kiên cố, đã tạo điểu kiện thu hút trên 90% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Nhiều xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, có nơi đã phổ cập THCS.
Về y tế: Đến nay hầu hết các xã ĐBKK đã có trạm y tế, đa số thôn bản đã có y tế cộng đồng, góp phần ngăn chặn cơ bản được các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và cải thiện đời sống cho đồng bào. Tình trạng sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em cũng được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm từ 1% năm 2005 xuống còn 0,12% năm 2009. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 35,7% năm 2005 xuống còn 28% năm 2009.
Về thông tin, văn hoá: Sau 4 năm phát triển hạ tầng, CT 135 đã góp phần nâng tỷ lệ xã có điện lên 100% và khoảng 98% dân số trên địa bàn được dùng điện. Vì thế, tỷ lệ đồng bào được tiếp cận với thông tin, các dịch vụ xã hội ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, văn hoá vùng dân tộc và miền núi đã phát triển phong phú hơn, đời sống văn hoá của đồng bào được nâng cao một bước, văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy, nhiều hoạt động văn hoá cũng được khôi phục và phát triển, nhiều lễ hội, nhiều phong trào hoạt động mới được khuyến khích. Đồng thời, sự phát triển của hạ tầng thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông đã đưa số xã được thụ hưởng văn hoá thông tin tăng lên đáng kể; Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ngày càng đến được với đồng bào nhiều hơn, nhanh hơn, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, chống lại âm mưu của bọn phản động, tăng cường định hướng hoạt động cho mọi tầng lớp dân cư.
Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng biên giới của đất nước; tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao niền tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Hầu hết các xã ĐBKK nằm trong CT 135 địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có điều kiện khó khăn về mọi mặt. Trước đây đời sống nhân dân khó khăn, nạn phá rừng làm nương rẫy khá phổ biến, tệ nạn xã hội gia tăng, là nơi bọn phản động lợi dụng tôn giáo truyền đạo trái phép, tuyên truyền phản động, kẻ xấu xúi dục di dân tự do, gây phá hoại nhiều mặt, trong khi tổ chức cơ sở Đảng, hệ thống chính trị, bộ máy quản lý nhà nước ta bộc lộ nhiều mặt yếu kém, người dân thiếu chỗ dựa, giảm lòng tin.
Nhưng khi CT 135 ra đời tình hình trên đã có chuyển biến tích cực, trong đó việc phát triển hạ tầng cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Một mặt, hệ thống CSHT trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc về mọi mặt, giúp họ được thụ hưởng các thành quả của sự phát triển. Măt khác hệ thống hạ tầng gián tiếp tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, giúp nhiều hộ ra khỏi tình trạng nghèo đói kinh niên, qua đó củng cố niềm tin của đồng bào đối với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống hạ tầng đã góp phần nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết, đồng thời mang tiếng nói của Đảng và Nhà nước đến với miền núi, vùng sâu, vùng xa để người dân ở đây có thể nắm được đường lối, chủ trương của Đảng cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với sự nghiệp phát triển KTXH miền núi, vùng sâu, vùng xa.
3. Những tồn tại vướng mắc
Về cơ chế chính sách
Công tác quyết toán công trình còn lúng túng, không đạt tiến độ. Nhiều công trình, dự án chuyển tiếp thi công cầm chừng; hoặc ngừng thi công để chờ điều chỉnh giá và hợp đồng thi công do giá cả thị trường tăng cao.
Tiến độ triển khai thực hiện các CT dự án còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Một trong những nguyên nhân chính là cơ chế thực hiện CT 135 giai đoạn II theo Thông tư 01/2008/TTLT của liên bộ đã gây khó khăn cho các chủ đầu tư trong tiến độ thực hiện. Đó là quy định đấu thầu đối với các công trình có mức vốn từ 300 triệu đến 1.000 triệu đồng (theo quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản thì các công trình này được chỉ định thầu).
Về đơn giá, định mức đầu tư xây dựng cơ bả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong Chương trình 135 giai đoạn II tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng.doc