MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 5
1.1. Vốn của các doanh nghiệp. 5
1.1.1. Khái niệm về vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 5
1.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 7
1.1.3. Các loại vốn của doanh nghiệp. 8
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 16
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 16
1.2.2. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 19
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 25
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐỨC TÂM. 30
2.1. Khái quát về công ty trác nhiệm hữu hạn Đức Tâm. 30
2.1.1. Sự ra đời, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty. 30
2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 34
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty 39
2.2.1. Tình hình về vốn kinh doanh của công ty 39
2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty . 43
2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. 43
2.2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Đức Tâm. 47
2.2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty TNHH 52
2.2.2.4. Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn của công ty . 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐỨC TÂM. 55
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đức Tâm. 55
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Tâm. 56
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 56
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 59
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn . 62
3.2.4. Các giải pháp bổ trợ khác. 62
3.3. Một số kiến nghị. 62
KẾT LUẬN. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả dụng vốn trong công ty TNHH Đức Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu này cho thấy để thu hồi các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày bán chiụ cho khách lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trưóc kế hoạch về thời gian. Ngoài ra để phục vụ cho quá trình phân tích người ta còn sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác như: Tỉ suất tài trợ, tỉ suất đầu tư, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu.. .. ..
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Do vậy, khi phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, cũng như ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả ngăn huy động vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng nhu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm.. .. doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động.. vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập của người lao động tăng lên. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời làm tăng các khoản đóng góp cho Nhà nước.
Như vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế và toàn bộ xã hội. Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chu kỳ sản xuất
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay tăng thêm.
Kỹ thuật sản xuất
Các đặc điểm riêng có về kỹ thuật tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới, máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian về công suất.
Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị nhưng lại phải luôn đối hó với các đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về sản phẩm.
Do vậy doanh nghiệp dễ tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh song đòi hỏi công nhân có tay nghề, chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm giảm lợi nhuận trên vốn cố định.
Đặc điểm của sản phẩm.
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, qua đó quyết định đến lợi nhuận của Việt Nam.
Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu, bia.. thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa máy móc thiết bị dùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá tị không quá lớn, do vậy doanh nghiệp có điều kiện đổi mới. Ngược lại nếu sản phẩm có vòng đời dài, có giá trị lớn như ô tô- xe máy.. .. việc thu hồi vốn sẽ mau hơn.
Tác động của thị trường.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu thị trường sản phẩm ổn định thì sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường. Nếu sản phẩm mang tính thời vụ thì sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, quản lý sử dụng máy móc thiết bị và tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trình độ đội ngũ cán bộ và công nhân sản xuất
+ Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo.
Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành quản lý và sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
+ Trình độ tay nghề của công nhân lao động.
Nếu công nhân sản xuất có tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại.
Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.
- Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết họp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn có hiệu quả thì phải xác định mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản.
- Khâu sản xuất (đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này). Trong giai đoạn này phải xắp xếp dây chuyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc theíet bị có hiệu quả nhất khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời phải có những biện pháp thích ứng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.
Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn.
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán - tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung, cũng như việc sử dụng vốn nói riêng, trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động đến quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp sớm tìm ra những điêmr tồn tại để có biện pháp xử lý giải quyết.
Các nhân tố khác.
Ngoài các nhân tố kể trên còn có rất nhiều các nhân tố khách quan khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cuả doanh nghiệp như:
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Môi trường tự nhiên.
chương 2:
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Tâm.
2.1. KháI quát về công ty trác nhiệm hữu hạn Đức Tâm.
2.1.1. Sự ra đời, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty.
Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Tâm là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên .
Trụ sở chính : Dãy nhà D ngõ 68 khu Hoà Mục phường Trung Hoà Quận cầu giấy Thành Phố Hà Nội.
Tên giao dịch : Duc Tam company limited
Tên viết tắt : DT co.ltd
Điện thoại : 04.5564804
Fax : 04.5564805
Công ty mới được đăng ký thành lập từ ngày 27/12/2002.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất , buôn bán dược phẩm ( theo QĐ số 4739/2002/QĐ-BYT ngày 27/11/2002 của bộ y tế)
Buôn bán trang thiết bị y tế , hoá mỹ phẩm .
Buôn bán trang thiết bị , máy móc đIện tử , tin học , viễn thông.
Sản xuất và mua bán hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm).
Dịch vụ vân tảI hang hoá và vận chyển hành khách .
Lữ hành nội địa.
Đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế.
Đại lý bán lẻ xăng dầu, nhiên liệu rắn ,khí đốt.
Kinh doanh bất động sản .
Dịch vụ kinh doanh nhà hàng , khách sạn, đầu tư khu vui chơI giảI trí.
Do là doanh nghiệp mới được thành lập nên hiên nay công ty mới kinh doanh :Sản xuất ,buôn bán dược phẩm ,là chính.
Cơ cấu tổ chức của công ty.
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 45 người.
Bộ máy tổ chức của công ty đã qua nhiều lần cải tiến song chủ yếu vẫn dựa vào nguyên tắc của cơ cấu trực tuyến chức năng. Với mô hình này công ty đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng và đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Đứng đầu công ty là giám đốc ,dưới giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban cố vấn cho giám đốc trong công tác quản lý và đưa ra quyết định tối ưu nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Đức Tâm.
Giám Đốc
Phòng TCHC
Phân xưởng chế biến
Các đại lý bán lẻ trên địa bàn
Phòng kinh doanh xuất khẩu
Văn phòng công ty
Phòng kỹ thuật đầu tư.
Phó giám đốc kiêm trưởng phòng TCHC
Phó giám đốc kinh doanh
Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ.
Phũng kế toỏn tài vụ.
Tổng hợp kết quả và hạch toỏn hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo dừi thực hiện cỏc mức lao động ,mức tiờu hao vật tư , nguyờn liệu.
Tổng hợp xuất nhập vật tư, hàng hoỏ và nguyờn nhiờn liệu.
Xõy dựng và thực hiện kế hoạch tài vụ , dảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản lý quỹ tiền mặt.
Phũng kinh doanh.
Xõy dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất , kinh doanh xuất khẩu .
Xây dựng và thực hiện kế hoạch kỹ thuật phục vụ sản xuất .
Khai thác nguồn hàng (mua ), khách hàng ( bán) đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Giúp việc chỉ đạo, đIều đIều hành các đơn vị sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất đã được giám đốc phê duyệt.
Quản lý hệ thống kho hàng , vật tư. Quản lý đIều hành đội xe , xe con , cán bộ , nhân viên làm nhiệm vụ giao hàng hoá , thủ kho hàng hoá.
Phòng tổ chức hành chính.
Thực hiện nghiệp vụ tổ chức bộ máy , cán bộ , lao động, tiền lương đáp ứng yêu cầu sản xuất , kinh doanh thường xuyên và đột xuất.
Xây dựng và thực kế hoạch bảo hộ lao động.
Xây dựng và quản lý các mức lao động , các hình thức trả lương.
Thực hiện giảI quyết các chế độ , chính sách đối với lao động , công tác thi đua khen thưởng , kỷ luật.
Phụ trách công tác hành chính quản trị , văn thư trong công ty .
Quản lý điều hành nhà ăn .
Quản lý điều hành nhiệm vụ công tác bảo vệ.
Bộ máy kế toán tại công ty TNHH Đức Tâm.
Công ty TNHH Đức Tâm áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung.
Theo hinh thức tổ chức công tác kế toán này ,toàn công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán tập trung ở đơn vị chính , còn các đơn vị trực thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng.
Phòng kế toán tập trung chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong toàn thể công ty . Còn các đơn vị trực thuộc phòng kế toán trung tâm chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu , thu nhận và kiêm tra chứng từ ban đầu để định kỳ ( định kỳ ngắn ) ,chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm.
Cơ cấu này tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ kế toán và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng . Đồng thời nó cũng thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với cán bộ kế toán . Hơn nữa có còn thuận tiện cho việc trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán và xử lý thông tin.
2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Trong thời gian, kể từ khi thành lập nhờ sự năng động sáng tạo và nhậy bén, công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường và khai thác nhiều chủng loại hàng phong phú về chất lượng và cả số lượng, lên công ty đã được kết quả khả quan, tổng tài sản của công ty tăng liên tục trong các năm. Doanh thu tăng, lên lợi nhuận tăng lên đáng kể. Hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt khiến tình hình tài chính của công ty cải thiện một cách đáng kể. Tổng tài sản và nguồn vốn tăng liên tục. Các năm 2005 và 2006 tổng tài sản là 53.309 triệu và 54.571 triệu. Trong đó tài sản cố định năm 2005 chiếm 13.344 triệu và năm 2006 là 10.504 triệu.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh công ty TNHH Đức Tâm qua các năm
Đơn vị tính : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2004
2005
2006
05/04
06/05
1
Doanh thu
30.919
50.933
84.177
+164.73%
+165.27%
2
Lợi nhuận trước thuế
280,3
693,46
1361,3
+247.4%
+196.3%
3
4
5
6
Tỷ suất Ln/Dt (%)
Nộp ngân sách nhà nước
Tổng quỹ lương
Thu nhập bình quân
1 người/1 tháng
0.91%
7.923
478,82
1,34
1,36%
12.993
675,24
1,68
1,61%
14.869
1.007
1,94
163,99%
140.12%
125,5%
114,43%
149.72%
115,5%
Nguồn : báo cáo tài chính công ty TNHH Đức Tâm.
Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đức Tâm.
Ln : Lợi nhuận trước thuế
Dt : doanh thu
Kết cấu tài sản thay đổi đáng kể, tài sản lưu động luôn chiếm trên 80% tổng tài sản. Năm 2006 doanh thu thuần đạt 84.177 triệu đồng tăng 33.244 triệu đồng so vói năm 2005. Tốc độ tăng lớn hơn năm 2005 ( tăng 65,3%so với tốc độ 64,7% năm 2005).
Nói chung hoạt sản xuất của công ty vẫn luôn có lãi. So với năm 2005 lợi nhuận trước thuế tăng 280,3 triệu đồng, đạt 693,46 triệu đồng, năm 2006 lợi nhuận trước thuế đạt 1361,3 triệu đồng, mức tăng là 667,84 triệu đồng. Nộp ngân sách nhà nước tăng 163,99% năm 2005 , 114,43% năm 2006 và tăng 1876 triệu đồng so với năm 2005. Đời sống công nhân viên được cảI thiện dần , tổng quỹ lương năm 2006 bằng 149,72% so với năm 2005 , thu nhập bình quân đầu người năm 2006 tăng 115,5% so với năm 2005 và đạt 1,94 triệu/ tháng, Công ty luôn có lãi. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 là 1,36 và năm 2006 là 1,61 Tức là cứ 100 đồng doanh thu thu được 1,36 và 1,61 đồng lời nhuận. Tỉ suất lợi nhuận tăng đều qua các năm. Mặc dù doanh thu lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp do chi phí kinh doanh lớn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được kết quả tốt khiến tình hình tài chính của công ty được cải thiện hơn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở trong bảng 2. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 tổng tài sản tăng so với năm 2004 và năm 2006 tăng 155,3% so với năm 2004. Giá trị tổng tài sản tăng từ 24.116 triệu đồng lên 54.571 triệu đồng gấp hơn 2,7 lần, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những phân tích cụ thể sự hợp lý của việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty sẽ được đề cập trong những phần sau. ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Về tỷ suất tài trợ năm 2004 chỉ tiêu này là 20,51% đến năm 2005 tăng lên 28,57% và năm 2006 lại tăng lên là 28,61% sở dĩ như vậy là do năm 2005 vốn chủ sở hữu tăng nhanh nhưng đến năm 2006 lại tăng lên rất nhiều. Như vậy doanh nghiệp đã có một bước tiến mạnh trong việc huy động vốn.
Về tỷ suất đầu tư, công ty duy trì ở mức dưới 25%. Năm 2004 tỷ suất này là 29,01% tức tài sản cố định chiếm tới 29,01% tài sản cố định và tỷ lệ này giảm vào năm 2005 xuống còn 25,03% và giảm năm 2006 còn 19,25%. Như vậy doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí khấu hao trong kinh doanh.
Về tỷ suất tài trợ tài sản cố định vốn chủ sở hữu lúc nào cũng đáp ứng được. Đây là một lợi thế trong kinh doanh do doanh nghiệp là một công ty tư nhân. Công ty không phải huy động vốn vay để tài trợ cho tài sản cố định, do đó không phải trả lãi suất.
Về tỷ trọng nợ phải trả thì năm 2004 và năm 2005 khá cao. Năm 2004 chiếm 79,50% và năm 2005 là 71,44% nhưng đến năm 2002 thì tỷ lệ giảm còn 71,39% do huy động được nguồn vốn góp lớn, như vậy công ty đã có một bước tiến vượt bậc trong công tác huy động vốn. Hầu hết hoạt động kinh doanh của công ty đều được duy trì từ nguồn vốn tự tài trợ.
Tỷ suất thanh toán nợ ngắn hạn năm 2005 tăng so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 lại giảm. Việc thanh toán các khoản luôn thuận lợi do các khoản nợ ít, nguồn vốn hình thành chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. Đặc biệt năm 2006 tiền mặt trong quỹ đạt 36.067 triệu chiếm 84% trong tổng số tài sản lưu động. Việc thường xuyên duy trì tiền mặt trong quỹ giúp công ty gặp nhiều thuận lợi trong công tác thanh toán. Đây là một thế mạnh của công ty mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được. Việc công ty có khả năng thanh toán tốt sẽ tạo uy tín cho công ty trong hoạt động kinh doanh.
Những chỉ tiêu trên được phản ánh qua bảng sau đây.
Bảng 2: Tình hình tài chính công ty TNHH Đức Tâm.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐV
Năm
Chênh lệch
05/04
Chênh lệch
06/05
2004
2005
2006
S.tiền
%
S.tiền
%
1
Tổng tài sản
Tr. đ
24.116
53.309
54.571
29.193
121,05
1.262
2,37
2
Tài Sản lưu động
Tr.đ
17.121
39.965
44.067
22.844
133.43
4.102
10,26
3
Vốn = tiền
Tr. đ
15.121
35.965
36.067
20.844
137,85
102
0,29
4
Tài sản cố định
Tr. đ
6.995
13.344
10.504
6.349
90,7
3.509
26,30
5
Tổng nguồn vốn
Tr. đ
24.116
53.309
54.571
29.193
121,05
1.262
2,37
6
Nợ phải trả
Tr.đ
19.171
38.080
38.960
18.909
98,63
880
2,31
7
Nợ ngắn hạn
Tr.đ
17.170
34.350
36.960
17.180
100,05
2.610
7,60
8
Vốn chủ sở hữu
Tr .đ
4.945
15.229
15.611
10.284
207,97
283
2,51
9
Tỷ suất tài trợ (8)/(5)
%
20,51
28,57
28,61
10
Tỷ suất đầu tư (4)/(1)
%
29,01
25,03
19,25
11
Tỷ lệ(6)/(1)
%
79,50
71,44
71,39
12
Tỷ suất TT NH (2)/(7)
%
1,01
1,163
1,19
13
Tỷ suất thanh toán tức thời (3)/(7)
%
88,1
105,24
97,65
14
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (8)/(4)
%
70,70
114,13
148,62
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Đức Tâm.
Ngoài ra ta xét chỉ tiêu.
- Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn.
Ta có thể thấy rõ tình hình trên qua biểu đồ sau:
Biểu số 1: Tình hình tài chính của công ty.
Tr.Đồng
Năm
Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ ở trên có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang lại kết quả không cao lám , nó chỉ ở mức trung bình , hiệu quả sử dụng vốn còn thấp và mang lại lợi nhuận ít cho công ty .Do vậy cần đi sâu phân tích chi tiét để thấy được những mặt hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả .
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty
2.2.1. Tình hình về vốn kinh doanh của công ty
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn . Đối với công ty TNHh Đức Tâm là một doanh nghiệp tư nhân do vậy nhu cầu vốn đầu tư cho tài sản lưu động là tương đối lớn vì vậy cần phải sem xét độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chính sách sử dụng vốn có hiệu quả .
Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Tâm.
Đơn vị : Triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
ĐV
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Doanh thu
Tr.đ
30.919
50.933
84.177
2
Lợi nhuận trước thuế
Tr.đ
504,12
693,46
1361,3
3
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
449,5
538,13
1.161,8
4
Tổng tài sản
Tr.đ
24.116
53. 309
54.571
5
Vốn chủ sở hữu
Tr.đ
4.945
15.229
15.611
6
Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản
%
128
96
155
7
Doanh lợi vốn
%
2,1
1,3
1,6
8
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
%
9,1
3,5
7,4
Nguồn: báo cáo tài chính công ty TNHH Đức Tâm.
Năm 2005 hiệu xuất sử dụng tài sản là 0,96 nó cho biết một đồng tài sản đem lại cho công ty 0,96 đồng doanh thu ,nhưng đến năm 2006 hiệu xuấ sử dụng tài sản của công ty là 1,55 điều đó cho thấy năm 2006 công ty đầu tư một đồng vốn thì thu được 1,55 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn của công ty năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 nhưng về doanh lợi vốn của công ty lại hơi thấp cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh công ty chỉ thu được 0,016 đồng lợi nhuận vấn đề này cho ta thấy được đây là một công ty tư nhân kinh doanh với yêu cầu số vốn bỏ ra phải lớn vì chi phí cho giá vốn hàng bán lớn.
Với chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 125,5% thấy rõ trình độ quản lý ,sử dụng vốn của công ty rất tiến bộ so với năm 2005.
Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ ở trên có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang lại kết quả không cao lắm , nó chỉ ở mức trung bình , hiệu quả sử dụng vốn còn thấy và mang lại lợi nhuận ít cho công ty . Do vậy cần đi sâu phân tích chi tiết đẻ thấy được những mặt hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.
Như đã phân tích, nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể trong năm 2006 nhưng lại tăng nhanh trong năm 2005. Năm 2004 vốn chủ sở hữu là 4.945 triệu, 2005 lên tới 15.229 triệu, năm 2006 là 15.611 triệu. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2004. Điều này là một thuận lợi đáng kể cho công việc kinh doanh.
Bảng 5:Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đức tâm.
Đơn vị :triệu đồng .
Stt
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
1
Vốn dài hạn
-Vốn chủ sở hữu
-Nợ dài hạn
9.279
4.945
4.334
18.354
15.229
3.125
19.175
15.611
3.564
2
TSCĐ và đầu tư dài hạn
6.955
13.344
10.503
3
Vốn lưu động thường xuyên (1) –(2)
2.324
5.229
8.672
Nguồn : Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Đức tâm.
Ta có thể thấy rõ tình hình trên qua biểu đồ sau:
Biểu số 2: Nguồn vốn lưu đông thường xuyên của công ty
Triệu đồng
Năm
Như vậy nguồn vốn luôn đáp ứng được nhu cầu về tài sản cố định. Điều này là một thuận lợi cho công ty. Hơn nữa là một công ty kinh doanh việc mua sắm tài sản cố định luôn phải hợp lý, nếu không việc thực hiện khấu hao sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh. Ngoài ra trong hoạt đông kinh doanh, công ty cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động thường xuyên để hoạt động kinh doanh được thuận lợi. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn công ty cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty TNHH Đức Tâm trong 3 năm qua như sau:
Bảng 6 :Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị: triệu đồng .
St
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
1
Nợ ngắn hạn
19.171
38.080
38.960
2
Các khoản phải thu
10.564
18.132
22.369
3
Hàng tồn kho
9.544
21.459
18.736
4
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
-937
-1.511
-2.145
Nguồn : Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Đức tâm.
Bảng trên cho thấy rằng các khoản phải thu và hàng tồn kho phụ thuộc ít vào nguồn vốn vay ngắn hạn. Như vậy công ty không mất nhiều chi phí về các khoản lãi phải trả cho hoạt động đi vay.
Qua phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty đã cho ta thấy được thuận lợi về vốn của công ty trong hoạt động kinh doanh. Điều đó đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ gặp thuận lợi. Tuy nhiên, hàng tồn kho chiếm khá lớn, chiếm 84% năm 2004 về vốn lưu động, 89% về vốn lưu động năm 2005, và năm 2006 chiếm 23% vốn lưu động. Công ty cần phải xem xét lại cơ cấu nguồn vốn để có thể phát huy nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận cao hơn.
2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty .
2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
Tình hình và cơ cấu tài sản cố định:
TSCĐlà hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy để đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu tài sản cố định.
Cơ cấu tài sản cố định cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các trang thiết bị của công ty. Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định của công tyTNHH Đức Tâm biểu hiện trong hai bảng sau:
Bảng 7 : Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định
Đơn vị: triệuđồng .
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
N G
GTCL
NG
GTCL
NG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32127.doc