Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả dụng vốn trong công ty TNHH Phúc Hà

 MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I : Vốn và hiệu quả sử dụng vốn cuả doanh nghiệp 3

1.Khái niệm về vốn 3

2.Phân loại vốn 5 3.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 11

4.Hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 12

Chương II : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

TNHH PHúc Hà 22

I .Khái quát về công ty TNHH Phúc Hà 22

1. Quá trình hình thành công ty 22

2. Bộ máy tổ chức 22

3. Đặc điểm kinh doanh của công ty 23

 II. Thực trạng sử dụng vốn tại côngty TNHH Phúc Hà 24

1. Tình hình kinh doanh của công ty 24

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Phúc Hà 28

3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 39

Chương III :Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

tại công ty TNHH Phúc hà 42

 

1. Định hướng phát triển trong thời gian tới của

công ty TNHH Phúc Hà. 42

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty . 44

3. Kiến nghị 49

Kết Luận 50

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả dụng vốn trong công ty TNHH Phúc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trên vốn kinh doanh. +Mức sinh lợi vốn: Lợi nhuận thuần từ HĐKD Mức sinh lợi vốn = x 100% Tổng vốn Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của nó không thể tách rời ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh cũng như đặc điểm của riêng nó.Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng chịu tác động của các yếu tố đó một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. 4.2.1 Các yếu tố khách quan a)Môi trường tự nhiên: Bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên có tác động đến doanh nghiệp, như thời tiết, môi trường … Ngày nay khoa học càng phát triển thì sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên này càng giảm đi, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng ít hơn, trừ các doanh nghiệp hoạt động mang tính thời vụ hoặc các doanh nghiệp khai thác… b)Môi trường kinh tế: Là tổng thể các biến số kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như tình trạnglạm phát, thất nghiệp,tăng trưởng kinh tế,lãi suất, tỷ giá, tình trạng cạnh tranh…Các yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. c)Môi trường pháp lý: Là hệ thống các chế tài pháp luật, các chủ trương chính sách…liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là tất yếu và cần thiết nhưng tác động của nhà nước chỉ được thực hiện thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, không can thiệp trực tiếp mà giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng của môi trường pháp lý thể hiện ở chỗ nó đưa ra các qui tắc buộc doanh nghiệp phải tuân theo, nó bảo vệ những lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Nếu môi trường pháp lý thuận lợi sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. d)Môi trường chính trị kinh tế xã hội: Khách hàng của doanh nghiệp luôn tồn tại trong một môi trường văn hoá xã hội vì vậy môi trường này ảnh hưởng đến quyết định sản xuất sản phẩm nào cũng như chọn công nghệ sản xuất nào cho phù hợp. Do đó hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng chịu tác động của yếu tố này. e)Môi trường kỹ thuật công nghệ: Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp phải thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. 4.2.2 Các nhân tố chủ quan a)Lực lượng lao động Lực lượng lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn được xem xét trên hai yếu tố là số lượng và chất lượng lao động, trình độ của lao động ảnh hưởng đến việc tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nếu chất lượng lao động cao sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển… Do đó hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao. b)Đặc điểm của sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp hoạt động ỏ các lĩnh vực khác nhau sẽ có đặc điểm, chu kỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, đặc điểm sản phẩm khác nhau do đó hiệu quả sử dụng vốn khác nhau. 4.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp : Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là kết quả tổng thể của hàng loạt các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đóxuất phát từ: Tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở bất cứ quy mô, lĩnh vực nào đều cần thiết có một lượng vốn nhất định. Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, đầy đủ và kịp thời. Do đó việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp có thể chớp được thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp giúp giảm được chi phí sử dụng vốn, điều đó có tác động lớn đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong cơ chế bao cấp trước đây, doanh nghiệp không phát huy được khả năng trong việc sử dụng vốn do vốn được nhà nước cấp phát hoặc được vay ưu đãi. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu vốn, vì vậy vốn trở thành động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp và việc huy động, quản lý sử dụng đã trở thành một yêu cầu bức bách. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Giúp cho doaanh nghiệp đạt được những mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp, nâng cao mức sống cho người lao động. Đồng thời làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước. Chương ii thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Phúc Hà I . khái quát về công ty TNHH phúc hà Quá trình hình thành công ty -Hoàn cảnh ra đời: công tyTNHH Phúc Hà là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày 21.12.1998. Công ty phúc hà ra đời trong điều kiện nền kinh tế đang trong thời kỳ mở cửa. Các doanh nghiệp tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh có sự quản lý của nhà nước. Trước khi thành lập công ty, đây chỉ là một đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, không phát huy hết khả năng kinh doanh của mình. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với đường lối thông thoáng của nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân được tham gia vào nền kinh tế một cách bình đẳng và phát huy được tiềm năng của đơn vị mình. Công ty TN HH Phúc hà được thành lập đã mở hướng cho công ty kinh doanh thuận lợi , đóng góp thêm một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước. -Chức năng hoạt độngcủa công ty: Là một công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là kinh doanh hàng hoá nên công ty có chức năng hoạt động như một công ty thương mại, công ty tham gia vào các hoạt động mua bán trên thị trường, làm đại lý, kinh doanh xuất nhập khẩu, nhận ký gửi hàng hoá. 2.Bộ máy tổ chức Là một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên bộ máy tổ chức của công ty khá đơn giản. Ban giám đốc: Giám đốc phụ trách toàn bộ hoạt động của công ty. Phòng kế toán: Là phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Đồng thời kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của công ty theo pháp luật. Giúp giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ cho hoạt động kinh mang lại hiệu quả. Phòng kinh doanh: Là phòng có chức năng tổ chức kinh doanh và khai thác thị trường, tìm hiểu thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của thị trường để từ đó giúp ban giám đốc có những định hướng trong kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao. Cửa hàng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng. Cửa hàng tổ chức bán buôn và bán lẻ cho một phần lớn dân cư và các công trình nhà nứơc. 3)Đặc điểm kinh doanh củacông ty Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên phần lớn doanh thu của công ty thu từ hoạt động bán hàng. Mặt hàng của công ty kinh doanh là các thiết bị, vật tư về ngành nước. Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, mặt hàng ống nước cũng đóng góp một phần đáng kể cho lĩnh vực xây dựng. Khách hàng của công ty bao gồm các công ty xây dựng, các cửa hàng kinh doanh nhỏ và lẻ... Các mặt hàng của công ty bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng được nhập khẩu. Một trong những ưu thế của công ty là hầu hết các mặt hàng được cung cấp trực tiếp qua các nhà sản xuất. Đồng thời công ty luôn giữ chữ tín trong hoạt động kinh doanh nên công ty luôn nhận được sự ưu đãi từ phía bạn hàng. II .Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Phúc Hà 1)Tình hình kinh doanh của công ty Trong thời gian, kể từ khi thành lập nhờ sự năng động sáng tạo và nhậy bén, công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường và khai thác nhiều chủng loại hàng phong phú về chất lượng và cả số lượng, lên công ty đã được kết quả khả quan, tổng tài sản của công ty tăng liên tục trong các năm. Doanh thu tăng, lên lợi nhuận tăng lên đáng kể. Hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt khiến tình hình tài chính của công ty cải thiện một cách đáng kể. Tổng tài sản và nguồn vốn tăng liên tục. Các năm 2001 và 2002 tổng tài sản là 1.775 triệu và 8.082 triệu. Trong đó tài sản cố định năm 2001 chiếm 294 triệu và năm 2002 là 870 triệu. bảng1 Kết quả kinh doanh công ty TNHH Phúc Hà qua các năm Đơn vị tính:triệu đồng S TT Chỉ tiêu Năm So sánh 2000 2001 2002 01/00 02/21 1 Doanh thu 13.454 22.163 36.629 +164.73% +165.27% 2 Lợi nhuận trướcthuế 15.4 38.1 74.8 +247.4% +196.3% 3 Tỷ suất Ln/Dt (%) 0.115 0.172 0.204 Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Phúc Hà Ln : Lợi nhuận trước thuế Dt : doanh thu Kết cấu tài sản thay đổi đáng kể, tài sản lưu động luôn chiếm trên 80% tổng tài sản. Năm 2002 doanh thu thuần đạt 36.629 triệu đồng tăng 14.466 triệu đồng so vói năm 2001. Tốc độ tăng lớn hơn năm 2001 ( tăng 65,3%so với tốc độ 64,7% năm 2001). Nói chung hoạt sản xuất của công ty vẫn luôn có lãi. So với năm 2001 lợi nhuận trước thuế tăng 22,7 triệu đồng, đạt 38,1 triệu đồng, năm 2002 lợi nhuận trước thuế đạt 74,8 triệu đồng, mức tăng là 36,7 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2001 là 0,172 và năm 2002 là 0,204. Tức là cứ 100 đồng doanh thu thu được 0,172 và 0,204 đồng lời nhuận. Tỉ suất lợi nhuận tăng đều qua các năm. Mặc dù doanh thu lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp do chi phí kinh doanh lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được kết quả tốt khiến tình hình tài chính của công ty được cải thiện hơn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở trong bảng 2. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 tổng tài sản tăng so với năm 2000 và năm 2002 tăng 455,3% so với năm 2001. Giá trị tổng tài sản tăng từ1415 triệu đồng lên 8082 triệu đồng gấp hơn 5,7 lần, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những phân tích cụ thể sự hợp lý của việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty sẽ được đề cập trong những phần sau. ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về tỷ suất tài trợ năm 2000 chỉ tiêu này là 21,6% đến năm 2001 giảm xuống còn 19% và năm 2002 lại tăng lên là 69,1 % sở dĩ như vậy là do năm 2001 vốn chủ sở hữu tăng chậm nhưng đến năm 2002 lại tăng lên rất nhiều. Như vậy doanh nghiệp đã có một bước tiến mạnh trong việc huy động vốn. Về tỷ suất đầu tư, công ty duy trì ở mức dưới 20%. Năm 2000 tỷ suất này là16,96% tức tài sản có định chiếm tới 16.96% tài sản cố định và tỷ lệ này giảm vào năm2001 xuống còn 16,56% và giảm năm 2002 còn 10,76%. Như vậy doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí khấu hao trong kinh doanh. Về tỷ suất tài trợ tài sản cố định vốn chủ sở hữu lúc nào cũng đáp ứng được. Đây là một lợi thế trong kinh doanh do doanh nghiệp là một công ty có tính chất thương mại. Công ty không phải huy động vốn vay để tài trợ cho tài sản cố định, do đó không phải trả lãi suất. Về tỷ trọng nợ phải trả thì năm 2000 và năm 2001 khá cao. Năm 2000 chiếm 78,3% và năm 2001 là81% nhưng đến năm 2002 thì tỷ lệ giảm còn 30,88% do huy động được nguồn vốn góp lớn, như vậy công ty đã có một bước tiến vượt bậc trong công tác huy động vốn. Hầu hết hoạt động kinh doanh của công ty đều được duy trì từ nguồn vốn tự tài trợ. Tỷ suất thanh toán nợ ngắn hạn năm 2001 giảm so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 tăng mạnh. Việc thanh toán các khoản luôn thuận lợi do các khoản nợ ít, nguồn vốn hình thành chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. Đặc biệt năm 2002 tiền mặt trong quỹ đạt 3954 triệu chiếm 54% trong tổng số tài sản lưu động. Việc thường xuyên duy trì tiền mặt trong quỹ giúp công ty gặp nhiều thuận lợi trong công tác thanh toán. Đây là một thế mạnh của công ty mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được. Việc công ty có khả năng thanh toán tốt sẽ tạo uy tín cho công ty trong hoạt động kinh doanh. Những chỉ tiêu trên được phản ánh qua bảng sau đây: Trang 27 Bảng2 Tình hình tài chính của Công ty TNHH Phúc Hà Chỉ tiêu đv Năm Chênh lệch 01/00 Chênh lệch 02/01 2000 2001 2002 Stiền % Stiền % 1 ∑ tài sản Tr đ 1.485 1775 8082 360 25,4 6297 455,3 2 Tài Sản lưu động Trđ 1481 7212 306 26 5731 487 3 Vốn = tiền Tr đ 625 715 3954 90 14,4 3239 553 4 Tài sản cố định Tr đ 240 294 870 54 22,5 576 296 5 ∑ nguồn vốn Tr đ 1415 1775 8082 360 25,4 6307 455,3 6 Nợ phải trả Tr đ 1109 1439 2496 330 29,7 1057 73,5 7 Nợ ngắn hạn Tr đ 855 1103 2496 248 29 1393 226,3 8 Vốnchủ sở hữu Tr đ 306 336 5586 30 9,8 250 1662,5 9 Tỷ suất tài trợ (8)/(5) % 27,6 19 69,1 10 Tỷ suất đầu tư (4)/(1) % 16,566 10,76 11 Tỷ lệ(6)/(1) % 78,3 81 30,88 12 Tỷ suất TT NH (2)/(7) % 137,4 134,2 288,9 13 Tỷ suất thanh toán tức thời 3/7 % 73 40,3 158,4 14 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định 8/4 % 127,5 114,3 642,0 Nguồn: Bảng cân đối kế toán côngtyTNHH Phúc Hà Ngoài ra ta xét chỉ tiêu: Vốn lưu động thuần = Tài sản lưu động- Nợ ngắn hạn Hoặc Vốn lưu động thuần = Vốn dài hạn – Tài sản cố định Bảng 3: Vốn lưu động ròng của công ty TNHH Phúc Hà Chỉ tiêu 2000 2001 2002 TổngTSLD 1175 1481 7212 Nọ ngắn hạn 855 1103 2496 Vố lưu động ròng 320 378 4716 Nguồn : Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Phúc Hà Vốn lưu động thuần của doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu về vốn trong kinh doanh. Vốn lưu động năm 2000 là 320 triệu đến năm 2001 là 378 triệu và năm 2002 là 4716. Như vậy nguồn vốn đã tăng nên đáng kể đặc biệt là năm 2002. Qua phân tích trên đây ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hoàn toàn thuận lợi. Một số chỉ tiêu phản ánh tình trạng không ổn định trong doanh nghiệp. Hoạt động quản lý vốn và sử dụng vốn còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Do vậy, cần đi sâu phân tích để thấy những mặt cần được phát huy và những hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả. 2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH PHúc hà 2.1 Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với doanh nghiệp kinh doanh việc đầu tư vào tài sản cần phải có chính sách hợp lý để có thể đạt hiệu quả cao. Bảng 4 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHHPhúc Hà Stt Chỉ tiêu đơn vị 2000 2001 2002 1 Doanh thu Tr đ 13.454 22.163 36.629 Lợi nhuận tr thuế ,, 15,4 38,1 74,8 3 Lợi nhuận sau thuế ,, 10,5 25,9 50,6 4 Tổng tài sản ,, 1415 1775 8082 5 Vốn chủ sở hữu 306 336 5586 6 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản % 950.8 1248.6 453.2 7 Doanh lợi vốn chủ sở hữu % 3,43 7,7 0,9 Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH phúc hà Năm 2001 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1248,6% tăng cao hơn so với mức 950,8% của năm 2000. Nhưng năm 2002 lại giảm xuống còn 453,2%. Nó cho biết một đồng tài sản đem lại cho công ty 124,8 đồng doanh thu năm 2001 và 9,5 đồng doanh thu năm2001 nhưng đến năm 2002 chỉ còn 4,5 đồng. Doanh lợi vốn chủ hữu đều tăng trong năm 2001 nhưng lại giảm trong năm 2002. Số lợi nhuận tương ứng kiếm được từ vốn chủ sở hữu tương ứng là 3,43 đồng(2000) 7,7 đồng (2001) và 0,9 đồng (2002). Qua phân tích sơ bộ trên đây ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty không hoàn toàn thuận lợi. Một số chỉ tiêu phản ánh tình trạng không ổn định trong công ty. Hoạt động quản lý vốn và sử dụng vốn còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Do vậy, cần đi sâu phân tích để thấy những mặt được cần phát huy và những hạn cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả. Như đã phân tích, nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể trong năm 2001 nhưng lại tăng nhanh trong năm 2000. Năm 2000 vốn chủ sở hữu là 306 triệu, 2001 là 336 triệu, năm 2002 lên tới 5586 triệu. Tăng gấp 16,5 lần so với năm 2001. Điều này là một thuận lợi đáng kể cho công việc kinh doanh. Bảng 5:Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phúc Hà Đơn vị :triệu đồng . Stt Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Vốn dài hạn -Vốn chủ sở hữu -Nợ dài hạn 698 306 392 716 380 336 5586 5586 2 TSCD và đầu tư dài hạn 240 294 870 3 Vốn lưu động thường xuyên (1) –(2) 458 422 4716 Nguồn : Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Phúc Hà Như vậy nguồn vốn luôn đáp ứng được nhu cầu về tài sản cố định. Điều này là một thuận lợi cho công ty. Hơn nữa là một công ty kinh doanh việc mua sắm tài sản cố định luôn phải hợp lý, nếu không việc thực hiện khấu hao sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh. Ngoài ra trong hoạt đông kinh doanh, công ty cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động thường xuyên để hoạt động kinh doanh được thuận lợi. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn công ty cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty TNHH Phúc Hà trong 3 năm qua như sau: Bảng 6 :Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Đơn vị: triệu đồng . St Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Nợ ngắn hạn 855 1103 2496 2 Các khoản phải thu 130,5 133,18 1520,5 3 Hàng tồn kho 987 1317 1663 4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên -262.5 -347,18 -687.5 Nguồn : Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Phúc Hà . Bảng trên cho thấy rằng các khoản phải thu và hàng tồn kho phụ thuộc ít vào nguồn vốn vay ngắn hạn. Như vậy công ty không mất nhiều chi phí về các khoản lãi phải trả cho hoạt động đi vay. Qua phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty đã cho ta thấy được thuận lợi về vốn của công ty trong hoạt động kinh doanh. Điều đó đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ gặp thuận lợi. Tuy nhiên, hàng tồn kho chiếm khá lớn, chiếm 84% năm 2000 về vốn lưu động, 89% về vốn lưu động năm 2001, vànăm 2002 chiếm 23% vốn lưu động. Công ty cần phải xem xét lại cơ cấu nguồn vốn để có thể phát huy nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận cao hơn. 2.2Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Tình hình và cơ cấu tài sản cố định: TSCĐlà hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy để đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu tài sản cố định. Cơ cấu tài sản cố định cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các trang thiết bị của công ty. Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định của công tyTNHH Phúc Hà biểu hiện trong hai bảng sau: Bảng 7 : Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định Đơn vị: triệuđồng . Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 N G GTCL NG GTCL NG GTCL Nhà cửa, vật kiến trúc 198 260 211 718 598 Phương tiện vận tải 98,5 74,5 105,6 85,6 303 243 Tổng cộng 338,5 272,5 365,6 296,6 1021 841 Nguồn : Bảng báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ công ty TNHH Phúc Hà . Bảng 8 :Tỷ trọng nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định. Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 NG GTCL NG GTCL NG GTCL Nhà cửa, vật kiến trúc 70,9 72,6 70,8 71 70,1 71 Phương tiện vận tải 29,1 27,4 29,2 29 30 17,1 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 Với hoạt động chủ yếu là kinh doanh thương mại lên công ty có cơ cấu tài sản rất đặc trưng nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn trung bình ở mức 70% chiếm 2/3 giá trị tài sản cố định. Kinh doanh đòi hỏi phải có phương tiện vận tải nên luôn luôn chiếm 1/3 trên tổng tài sản cố định. Như vậy tỷ trọng nhà cửa kiến trúc là khá cao do tài sản cố định bao gồm trụ sở, cửa hàng văn phòng giao dịch không tham gia trực tiếp vào trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy công ty cần có phương hướng cân đối lại tỷ trọng của tài sản cố định. 2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 9 : Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định Stt Chỉ tiêu Năm %tăng ,giảm 01/00 %tăng giảm 02/01 2000 2001 2002 1 Doanh thu thuần 13.454 22.163 36.629 64.7% 65.2% 2 LN trước thuế 15,4 38,1 74,8 1475% 96,3% 3 NG bình quân TSCĐ 238 284 864 19,3% 204,2% 4 VCĐ bình quân 240 294 870 22,5% 195,9% 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(3) Đvt: Đồng 56,5 78 42,3 22,5% -45.7% 6 Sức sinh lợi của TSCĐ (2)/(3) Đv: đồng 0,06 0,13 0,086 116,6% -33.8% 7 Suất hao phí TSCĐ (3)/(1) 0,017 0,0128 0,023 -24,6% 76.9% 8 Hiệu suất sử dụng VCĐ(1)/(4) 56,05 75,38 42,1 34,4% -44.1% 9 Hiệu quả sủ dụng VCĐ (2)/(4) 0,064 0,129 0,085 101% -35% Để đánh giá quả hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta không chỉ căn cứ vào tính hiệu quả trong sử dụng vốn cố định mà còn phải đánh giá năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản có định… So với năm 2000 năm 2001 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và sức sinh lời của tài sản có định đều tăng và do đó suất hao phí tài sản cố định giảm đi. Năm 2000 cứ một đồng nguyên giá tầi sản tạo ra được 56,5đồng doanh thu, tưong ứng tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận. Đến năm 2001 các con số tương ứng là 78 đồng và 0,13 đồng. Suất hao phí tscĐ giảm 24.6% trong năm 2001. Đến năm2002 thì có sự sụt giảm trong hiệu suất sử dụng cũng như sức sinh lợi của tscđ, đồng thời kéo theo gia tăng suất hao phí TSCĐ. Đặc biệt sức sinh lời của TSCĐ giảm 33,8% từ 0,13 xuống còn 0.086, chứng tỏ trong năm 2002 nguyên giá bình quân tăng mạnh trong khi lợi nhuận lại giảm đi. Điều này là dễ hiểu vì trong năm 2002 công ty đã đầu tư vào tscđ làm nguyên gía bình quân tăng nên 204,2% nên năng lực sử dụng của tài sản cố định tăng nên khiến cho doanh thu tăng 65,2% nhưng sức sinh lời của tài sản lại giảm xuống. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ đặc điểm của ngành kinh doanh. Năm 2002 do công ty bán được nhiều hàng nên doanh thu tăng nhưng lọi nhuận tạo ra từ đồng vốn đầu tư lại giảm xuống. Điều này do chi phí cao và cộng thêm chi phí phải khấu hao tscđ. Về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty: Các chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng năm 2001 nhưng lại giảm 2002. Do sự gia tăng tscđ trong năm 2001 không đáng kể nhưng năm 2002 thì tăng quá nhanh trong khi lợi nhuận tăng chậm. Năm 2002 hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm mạnh nên hiệu quả vốn cố định giảm rất lớn. Cứ một đồng vốn cố định bình quân tạo ra được 0,085 đồng lợi nhuận, so với mức 0,129 năm 2001 thì tỷ suất này đã giảm tới34% Năm 2002 công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào tscđ nên hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại giảm xuống. Nguyên nhân chính là do các tscđ chưa phát huy được năng lực kinh doanh trong khi vẫn phải tính khấu hao. Do hiệu suất sử dụng tscđ giảm đi. Tương tự như vậy năm 2001 và 2002 doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn làm tăng vốn cố định bình quân trong khi doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận lại tăng chậm. Do đó khiến cho hiệu suất sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Thực tế cho thấy gần đây các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt, để có thể bán được hàng các doanh nghiệp tìm cách hạ giá bán, thậm chí chấp nhận bán hoà hoặc lỗ. Công ty Phúc hà không nằm ngoài số đó. Tuy nhiên với bối cảnh kinh tế như hiện nay thì trong tuơng lai việc đầu tư vào Tài sản cố định sẽ thu lại được kết quả tốt cho kinh doanh. Bởi vì cơ sở hạ tầng tốt sẽ là tiền đề để mở rộng kinh doanh, phát huy những thế mạnh của công ty. Trên đây là những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Phúc Hà. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, một trong những hoạt động doanh nghiệp phải quan tâm quản lý là vấn đề bảo toàn vốn cố định và đầu tư đổi mới tài sản cố định của doanh nghiệp sao cho hợp lý với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3.1 Cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp: Vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản của công ty . Năm 2000 tài sản lưu động có giá trị là 1175 triệu đồng, chiếm 83% tổng tài sản. Năm 2001 tài sản lưu động lưu động tăng nên tỷ trọng tài sản lưu động giảm xuống còn 83,3% tổng tài sản. Năm 2002 giá trị tài sản lưu động tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tương đối khiến tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lên tới 89% tổng tài sản của công ty. Xu hướng này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình kinh doanh đang tăng mạnh. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản cao như vậy có thể gây mất cân đối trong cơ cấu tài sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty. Trong năm 2001, tiền và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi hàng tồn kho lại tăng khiến cho vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 26,04%. Các khoản phải t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28783.doc
Tài liệu liên quan